BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1509/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số
51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 3/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Căn cứ văn bản số 5099/VPCP-KTN ngày 28/7/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc
“Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, phê duyệt Cập nhật
và hoàn thiện Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn Việt Nam”;
Xét đề nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại Tờ trình số 46/TTr-TCĐBVN, ngày
09/5/2011;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Giao
thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung
chủ yếu sau đây:
I.
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
- Giao thông
nông thôn là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông
thôn, cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội
khu vực nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Phát triển
Giao thông nông thôn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển Giao thông nông thôn một
cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc
gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường thôn xã, giữa các vùng chuyên canh sản
xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu với các tụ điểm công nghiệp chế biến, giữa
sản xuất - chế biến và tiêu thụ, kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng,
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu
đi lại của nhân dân.
- Phát huy lợi
thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của từng vùng để phát triển Giao thông nông
thôn, kết hợp giữa giao thông đường bộ và giao thông đường thủy, giữa giao
thông với thủy lợi, nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế trên địa bàn.
- Có chính sách
ưu tiên phát triển Giao thông nông thôn ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới có vị trí quan trọng trong đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhằm tạo động
lực phát triển, giảm chênh lệch giữa các vùng, miền.
- Có cơ chế,
chính sách quản lý, bảo trì hệ thống Giao thông nông thôn một cách hợp lý, hiệu
quả với sự tham gia của các cấp chính quyền và của người dân.
- Huy động tối
đa mọi nguồn lực phát triển Giao thông nông thôn, từ ngân sách Trung ương, ngân
sách địa phương, tiềm năng to lớn của nhân dân, của các nhà tài trợ quốc tế,
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tích cực đưa
khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công
đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn
về kỹ thuật.
- Tổ chức đưa
các loại hình vận tải hành khách, hàng hóa và phương tiện vận tải phù hợp với
điều kiện địa phương vào hoạt động khai thác nhằm tạo thuận lợi cho giao thương
hàng hóa, hành khách khu vực nông thôn.
- Dành quỹ đất hợp
lý để phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn và đảm bảo hành lang an
toàn giao thông, bảo vệ môi trường.
II.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020
a) Về vận tải
- Tổ chức dịch vụ
vận tải hành khách công cộng thuận lợi từ trung tâm huyện về các trung tâm xã,
tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người nông dân sống ở khu vực nông thôn,
góp phần giảm phương tiện cơ giới cá nhân.
b) Về kết cấu
hạ tầng
- Đường bộ:
+ 100% xã có đường
ô tô đến trung tâm xã (đến năm 2015), trừ các xã đặc biệt khó khăn do địa hình
và chi phí đầu tư quá lớn có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại được; các xã ở
các cù lao, hải đảo thì phải xây dựng các bến phà, bến tàu để nối thông được đến
trung tâm.
+ 100% đường huyện,
đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng
hóa đối với đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%.
+ Đưa dần hệ thống
đường Giao thông nông thôn vào cấp kỹ thuật, đường huyện đạt tiêu chuẩn đường tối
thiểu cấp V, đường xã tối thiểu đạt cấp VI theo TCVN 4054:2005.
+ Tối thiểu 50%
các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A, theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92, trở
lên.
+ Tối thiểu 45%
các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận
tiện.
+ Từng bước kiên
cố hóa cầu cống trên đường Giao thông nông thôn; xóa bỏ hết cầu khỉ, đặc biệt ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phát triển
giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- Từng bước bố
trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường
huyện và tối thiểu 45% đường xã được bảo trì.
- Đường sông:
+ Kết hợp với hệ
thống thủy lợi (tưới, tiêu) nâng cấp, cải tạo các tuyến vận tải thủy nội địa.
+ Từng bước xây
dựng các bến, bến ngang, cảng sông (đến năm 2020 đạt bình quân 1 cảng hoặc bến
/ xã) tại các vùng có thể sử dụng vận tải sông phục vụ vận chuyển hành khách,
hàng hóa phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ở hai vùng đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
2.
Tầm nhìn đến năm 2030
Tiếp tục tổ chức,
nâng cao dịch vụ vận tải từ trung tâm huyện về các trung tâm xã, đáp ứng được
nhu cầu đi lại và phát triển của vùng nông thôn.
Hoàn thiện cơ bản
mạng lưới kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được
vào cấp kỹ thuật; được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì theo kế hoạch;
100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A, theo tiêu chuẩn 22 TCN
210-92. Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng.
3.
Chiến lược phát triển đến 2020
a) Về vận tải
+ Phát triển các
loại phương tiện vận tải phù hợp với địa hình, kết cấu hạ tầng giao thông và
nhu cầu đi lại của người dân ở khu vực nông thôn.
+ 100% các huyện
có bến xe khách tại trung tâm, tối thiểu đạt loại 4. Bố trí điểm dừng, đỗ tại
trung tâm xã dọc theo các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải
khách công cộng.
+ 100% các huyện
có bến bãi phục vụ hàng hóa nông nghiệp.
+ Tổ chức các dịch
vụ sửa chữa phương tiện tại các trung tâm huyện.
b) Về phát
triển kết cấu hạ tầng theo vùng
Vùng Trung
du miền núi phía Bắc
- Đường bộ:
+ 100% xã có đường
ô tô đến trung tâm xã (đến 2015), trừ các xã đặc biệt khó khăn do địa hình và
chi phí đầu tư quá lớn có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại được.
+ 100% đường huyện,
tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt
tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
+ Hệ thống cầu cống
trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường
quy hoạch.
+ Tối thiểu 35%
đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.
+ Tối thiểu 35%
đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
+ Từng bước bố
trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường
huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì.
- Đường sông:
+ Cải tạo luồng
lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo
hoạt động hiệu quả, an toàn.
Vùng đồng
bằng sông Hồng
- Đường bộ:
+ 100% đường huyện,
đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện tối thiểu đạt cấp
IV, đường xã tối thiểu đạt cấp VI.
+ Hệ thống cầu,
cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp
đường quy hoạch.
+ Tối thiểu 70%
đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.
+ Tối thiểu 70%
đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
+ Từng bước bố
trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường
huyện và tối thiểu 35% đường xã được bảo trì.
- Đường sông:
+ Nâng cấp cải tạo
một số tuyến đường sông chủ yếu do địa phương quản lý cho các phương tiện có tải
trọng 50 – 100 tấn hoạt động.
+ Cải tạo các
tuyến đường sông do địa phương quản lý chưa được khai thác cho các loại phương
tiện có trọng tải nhỏ hơn 10 tấn hoạt động.
+ Xây dựng hệ thống
bến, bến ngang, cảng đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
Vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
- Đường bộ:
+ 100% xã có đường
ô tô đến trung tâm xã (đến 2015), trừ các xã đặc biệt khó khăn do địa hình và
chi phí đầu tư quá lớn có đường cho xe máy và xe thô sơ đi lại được.
+ 100% đường huyện,
tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt
tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
+ Hệ thống cầu cống
trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường
quy hoạch.
+ Tối thiểu 50%
đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.
+ Tối thiểu 50%
đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
+ Từng bước bố
trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường
huyện và tối thiểu 45% đường xã được bảo trì.
- Đường sông:
+ Cải tạo luồng
lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo
hoạt động hiệu quả, an toàn.
Vùng Tây
Nguyên
- Đường bộ:
+ 100% xã có đường
ô tô đến trung tâm xã (đến 2015).
+ 100% đường huyện,
tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt
tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
+ Hệ thống cầu cống
trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường
quy hoạch.
+ Tối thiểu 50%
đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.
+ Tối thiểu 50%
đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
+ Từng bước bố
trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường
huyện và tối thiểu 40% đường xã được bảo trì.
- Đường sông:
+ Cải tạo luồng
lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo
hoạt động hiệu quả, an toàn.
Vùng Đông
Nam Bộ
- Đường bộ:
+ 100% đường huyện,
đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện tối thiểu đạt cấp
IV, đường xã tối thiểu đạt cấp VI.
+ Hệ thống cầu cống
trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường
quy hoạch.
+ Tối thiểu 70%
đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.
+ Tối thiểu 70%
đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
+ Từng bước bố
trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường
huyện và tối thiểu 45% đường xã được bảo trì.
- Đường sông:
+ Cải tạo luồng
lạch phục vụ vận tải; chú trọng xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng đảm bảo
hoạt động hiệu quả, an toàn.
Vùng đồng
bằng sông Cửu Long
- Đường bộ:
+ 100% xã có đường
ô tô đến trung tâm xã (đến 2015), trừ các xã cù lao chưa xây dựng được cầu đường
bộ phải có bến phà.
+ 100% đường huyện,
tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt
tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
+ Hệ thống cầu cống
trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường
quy hoạch.
+ Tối thiểu 35%
các trục đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên.
+ Tối thiểu 35%
các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận
tiện.
+ Từng bước bố
trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường Giao thông nông thôn: 100% đường
huyện và tối thiểu 50% đường xã được bảo trì.
+ Xóa bỏ 100% cầu
khỉ.
- Đường sông:
+ Cải tạo, nạo
vét luồng lạch, từng bước lắp đặt hệ thống an toàn đảm bảo các phương tiện lưu
thông hiệu quả, an toàn.
+ Xây dựng hệ thống
bến, bến ngang, cảng phục vụ tàu của các doanh nghiệp, hộ gia đình và các xã cù
lao.
III.
GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
1. Giải pháp, chính sách về quản lý nhà nước
Phát triển Giao
thông nông thôn theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; dựa vào Chiến lược phát
triển Giao thông nông thôn trên phạm vi cả nước, vùng kinh tế được phê duyệt,
các địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng
và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Giao thông nông thôn trên địa
bàn mình quản lý.
Tăng cường năng
lực quản lý Giao thông nông thôn từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp
huyện, cấp xã; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã cả
về kiến thức quản lý và kỹ thuật.
2. Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển Giao thông nông
thôn
Huy động tối đa
mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình
thức khác nhau như vốn từ Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; từ các dự
án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; đóng góp của nhân dân, cộng
đồng xã hội bằng tiền, vật tư, lao động,…, để đầu tư phát triển Giao thông nông
thôn.
3. Giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ
Sử dụng vật liệu
sẵn có tại địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới,
tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để xây dựng phát
triển Giao thông nông thôn.
4.
Giải pháp, chính sách về bảo trì
Xác định rõ và
phân chia trách nhiệm quản lý, bảo trì Giao thông nông thôn giữa các cấp (tỉnh,
huyện, xã); nâng cao nhận thức, tạo lập thói quen quản lý bảo trì Giao thông
nông thôn.
Xây dựng các quy
định, quy chế cụ thể về quản lý, bảo trì Giao thông nông thôn.
5.
Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường năng
lực, nhân lực cho cán bộ trực tiếp quản lý Giao thông nông thôn, có chương
trình đào tạo, tập huấn hàng năm cho cán bộ quản lý Giao thông nông thôn các cấp.
Có chính sách tiền
lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc
thù, đặc biệt là công tác quản lý, bảo trì Giao thông nông thôn ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng địa hình khó khăn.
6.
Giải pháp, chính sách về đảm bảo an toàn giao thông
Hoàn thiện hệ thống
pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông tại địa phương. Nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường
công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi tham
gia giao thông.
Phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông và hành lang an
toàn đường bộ.
Nâng cao chất lượng
đào tạo, sát hạch, quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm
định và quản lý phương tiện cơ giới khu vực nông thôn.
Tăng cường công
tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
7.
Giải pháp, chính sách về bảo vệ môi trường
Hoàn thiện các
tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn, các quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng,
khai thác các công trình giao thông và khai thác vận tải. Tăng cường công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường.
Nâng cao chất lượng
giám sát và quản lý bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
từ khâu lập quy hoạch và đánh giá tác động môi trường từ khâu lập dự án đầu tư.
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án
xây dựng công trình và cơ sở công nghiệp giao thông vận tải khu vực nông thôn
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Các công trình
Giao thông nông thôn và phương tiện vận tải hoạt động khu vực nông thôn phải có
tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
8.
Giải pháp, chính sách về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển
Giao thông nông thôn
Có cơ chế, chính
sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà thầu nhỏ, tư nhân tham gia
xây dựng, quản lý, bảo trì Giao thông nông thôn và cung cấp các dịch vụ khu vực
nông thôn.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Bộ Giao thông
vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương công bố rộng rãi Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; định kỳ cập nhật, đề xuất, điều chỉnh cho phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Trên cơ sở
Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển
Giao thông nông thôn của địa phương mình phù hợp với Chiến lược này; hàng năm
có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải và các Bộ liên quan về tình hình
triển khai, thực hiện.
Điều 3. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban chỉ đạo TW Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới;
- Cơ quan Trung ương và đoàn thể;
- Công báo, Website của Chính phủ;
- Bộ GTVT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Tổng cục ĐBVN, các Cục ĐTNĐ,
QLXD&CLCT;
- Lưu: VT, KHĐT (5b)
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|