BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
46/2011/TT-BCT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP LẬP, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM
ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT CHI PHÍ ĐỊNH MỨC HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA
MỤC TIÊU
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP
ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Điện lực
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt
chi phí định mức hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định
phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt chi phí định mức hàng
năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.
2. Thông tư này áp dụng
đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Đơn vị phát điện.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này
các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị phát điện
là đơn vị được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao quản lý
và vận hành một hoặc nhiều nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu cùng bậc
thang.
2. Năm N là năm dương lịch tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12
cùng năm.
3. Năm N-1 là năm liền trước năm N và là năm tiến hành xây dựng chi phí định mức của
nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu cho năm N.
4. Năm N-2 là năm liền trước năm N-1.
5. Nhà máy thủy điện
chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thủy điện hạch toán
phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có chức năng phát điện và các chức năng
khác như chống lũ, tưới tiêu, … thuộc danh sách do Bộ Công Thương ban hành (sau
đây viết tắt là nhà máy).
Chương 2.
PHƯƠNG PHÁP LẬP
TỔNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU
Điều
3. Nguyên tắc xác định tổng chi phí định mức hàng năm
Tổng chi phí định mức
hàng năm của khối nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được xây dựng trên
nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết của các
nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.
Điều
4. Phương pháp xác định tổng chi phí định mức hàng năm của nhà máy
1. Tổng chi phí định
mức năm N (CN) của nhà máy được xác định theo công thức sau:
CN = CKH + CLVDH + CVL + CTL
+ CSCL + CMN + CK + DCN-2
Trong đó:
CKH: Tổng
chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng);
CLVDH: Tổng
chi phí trả lãi vay dài hạn và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N
cho đầu tư tài sản nhà máy (đồng).
CVL: Tổng
chi phí vật liệu năm N (đồng);
CTL: Tổng
chi phí tiền lương năm N (đồng);
CSCL: Tổng
chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);
CMN: Tổng
chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);
CK: Tổng
chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).
DCN-2: Lượng
điều chỉnh chi phí năm N-2 (đồng) được điều chỉnh vào tổng chi phí định mức năm
N của nhà máy (đồng), được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 5 Thông
tư này.
2. Tổng chi phí khấu
hao năm N (CKH) của nhà máy được xác định theo quy định về thời gian
sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số
203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn thay thế,
bổ sung sau này.
3. Tổng chi phí lãi
vay dài hạn và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N (CLVDH)
được xác định theo các hợp đồng tín dụng cho đầu tư các tài sản nhà máy.
Đối với các khoản lãi
vay ngoại tệ phải trả trong năm N, chi phí trả lãi vay được xác định tương ứng với
tỷ giá ngoại tệ bình quân được áp dụng trong phương án giá điện năm N.
4. Tổng chi phí vật
liệu năm N (CVL) được xác định theo công thức sau:
CVL
= AGN,KH x ĐVL
Trong đó:
AGN,KH: Tổng điện năng
giao nhận năm N của nhà máy, xác định theo kế hoạch vận hành tối ưu theo chi
phí tối thiểu toàn hệ thống điện năm N do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
(kWh);
ĐVL: Định mức chi phí vật
liệu của nhà máy tính bằng đồng/kWh, là chi phí vật liệu để sản xuất một kWh điện
năng tại điểm giao nhận điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách
nhiệm xây dựng, ban hành định mức chi phí vật liệu phù hợp với đặc điểm kinh tế
kỹ thuật, trang thiết bị của nhà máy để làm cơ sở tính toán chi phí định mức
hàng năm của nhà máy, báo cáo Cục Điều tiết điện lực tình hình thực hiện chi
phí vật liệu thực tế hàng năm so với định mức được ban hành.
5. Tổng chi phí tiền lương
Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL)
bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương.
Tổng chi phí tiền lương được xác định
theo quy định tại Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của
Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở
hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế, các thông tư hướng dẫn, thay thế,
bổ sung sau này và các quy định khác có liên quan.
Các chi phí có tính chất lương như
chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công
đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Tổng chi phí sửa chữa lớn
Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)
của nhà máy được xác định theo tổng dự toán sửa chữa lớn cho các hạng mục đến hạn
sửa chữa lớn trong năm N.
7. Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài
Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của
năm N (CMN) là tổng các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị
về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm: tiền nước, điện thoại, sách báo; chi
phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán; chi phí thuê tài sản; chi
phí bảo hiểm tài sản; chi phí xử lý bồi lắng lòng hồ và chi phí cho các dịch vụ
khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành
nhà máy điện năm N.
Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của
năm N được xác định theo nhu cầu các dịch vụ mua ngoài dự kiến cho năm N trên
cơ sở chi phí thực tế thực hiện đã được kiểm toán năm N-2 (tại các hợp đồng dịch
vụ mua ngoài và chi phí dịch vụ mua ngoài) và chi phí ước thực hiện năm N-1.
8. Tổng chi phí bằng tiền khác
Tổng chi phí bằng tiền khác năm N
(CK) là các chi phí gồm: công tác phí, tàu xe đi phép; chi phí hội
nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải
tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng
cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động,
vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng
hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh
thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc
làm, chi phí tuyển dụng; tiền thuê đất; trả lãi vay các khoản vay ngắn hạn cho
các hoạt động thường xuyên; chi phí thuế tài nguyên sử dụng nước và phí môi trường
rừng xác định theo quy định của pháp luật có liên quan; các khoản chi phí bằng
tiền khác cho năm N.
Tổng chi phí bằng tiền khác năm N
được xác định theo chi phí dự kiến cho năm N trên cơ sở các chi phí thực tế thực
hiện đã được kiểm toán năm N-2 và chi phí ước thực hiện năm N-1. Trong đó,
riêng chi phí thuế tài nguyên sử dụng nước và phí môi trường rừng năm N (CT)
được xác định theo công thức sau:
CT
= (TMT + TTN) x AGN,KH
Trong đó:
AGN,KH: Tổng điện năng
giao nhận kế hoạch năm N của nhà máy, xác định theo kế hoạch vận hành tối ưu
theo chi phí tối thiểu toàn hệ thống điện năm N do cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt (kWh);
TMT: Phí môi trường rừng
của nhà máy điện (đồng/kWh), xác định theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và
các văn bản sửa đổi, bổ sung sau này;
TN: Mức thuế tài nguyên
sử dụng nước cho sản xuất điện (đồng/kWh), xác định như sau:
TTN
= tTN x GTN
Trong đó:
tTN: Thuế suất thuế tài
nguyên (%);
GTN: Giá tính thuế tài
nguyên (đồng/kWh).
Thuế suất thuế tài nguyên và giá
tính thuế tài nguyên xác định theo quy định tại Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12
ngày 19 tháng 4 năm 2010 ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên, Nghị định
số 50/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên và các văn bản sửa đổi, bổ
sung sau này.
Điều 5. Phương
pháp xác định lượng điều chỉnh chi phí hàng năm
1. Chi phí định mức hàng năm được
xem xét điều chỉnh khi có phát sinh chi phí trong các trường hợp sau:
a) Phát sinh chênh lệch chi phí thực
tế hợp lý, hợp lệ năm N-2 (căn cứ vào báo cáo tài chính) so với chi phí
tính toán được duyệt cho năm N-2 gồm: chi phí khấu hao; chi phí lãi vay
dài hạn; chi phí tiền lương; chi phí sửa chữa lớn; chi phí dịch vụ mua ngoài;
chênh lệch tỷ giá thực hiện; chênh lệch chi phí thuế tài nguyên sử dụng nước và
phí môi trường rừng năm (do tổng điện năng giao nhận thực tế khác với tổng điện
năng giao nhận kế hoạch và do thay đổi chính sách thuế tài nguyên sử dụng nước
và phí môi trường rừng của Nhà nước);
b) Khắc phục hậu quả do thiên tai
và xử lý sự cố bất khả kháng.
2. Lượng điều chỉnh chi phí năm (DCN-2)
được điều chỉnh vào tổng chi phí định mức năm N của nhà máy được xác định theo
công thức sau:
DCN-2
= (∆CN-2 + SVN-2) x (1 + IN-1)
Trong đó:
∆CN-2: Tổng chênh lệch
chi phí thực tế hợp lệ so với chi phí được duyệt năm N-2 được xác định theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này (đồng);
SVN-2: Tổng chi phí phát
sinh hợp lý cho khắc phục thiên tai, xử lý sự cố bất khả kháng trong năm N-2 (đồng);
IN-1: Lãi suất trung
bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam, kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho
khách hàng doanh nghiệp vào ngày 31 tháng 7 năm N-1 của 4 ngân hàng thương mại
(Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cộng 3%.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày xảy
ra sự cố bất khả kháng, Đơn vị phát điện có trách nhiệm báo cáo về các sự kiện
và dự toán chi phí phát sinh để khắc phục, trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê
duyệt và báo cáo Cục Điều tiết điện lực theo dõi thực hiện.
Chương 3.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH
VÀ PHÊ DUYỆT TỔNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA
MỤC TIÊU
Điều 6. Hồ sơ
trình duyệt chi phí định mức
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách
nhiệm lập hồ sơ trình duyệt chi phí định mức hàng năm (năm N) của từng Đơn vị
phát điện gồm:
1. Tờ trình phê duyệt chi phí định
mức năm N của Đơn vị phát điện.
2. Năm (05) bộ thuyết minh và các bảng
tính chi phí định mức năm N của Đơn vị phát điện, gồm các nội dung chính:
a) Báo cáo tình hình thực hiện của
năm N-2, thực tế thực hiện đến ngày 30 tháng 6 của năm N-1, ước thực hiện đến hết
ngày 31 tháng 12 năm N-1 gồm các nội dung sau:
- Phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà máy bao gồm: sản lượng điện năng sản xuất,
giao nhận hàng tháng, tình hình vận hành nhà máy;
- Báo cáo tình hình thực hiện các
chi phí của nhà máy điện gồm: chi phí thực hiện, chi phí vật liệu, chi phí tiền
lương, chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
và các chi phí phát sinh khác;
- Báo cáo vốn chủ sở hữu của khối
nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu gồm: Vốn chủ sở hữu ước tính đến hết
ngày 31 tháng 12 năm N-1 và dự kiến đến hết ngày 31 tháng 12 năm N: thuyết minh
và bảng tính chi tiết tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu năm N-1 và năm N của từng
nhà máy.
b) Thuyết minh và tính toán tổng
chi phí vốn cho phép năm N của Đơn vị phát điện bao gồm:
- Tổng chi phí khấu hao năm N: Bảng
tổng hợp trích khấu hao tài sản cố định năm N và bảng tính chi phí khấu hao
theo từng loại tài sản cố định của từng nhà máy trong năm N;
- Tổng chi phí trả lãi vay dài hạn
phải trả năm N: bảng tính lãi các khoản vay dự kiến phải trả trong năm N của từng
nhà máy.
c) Thuyết minh và bảng tính tổng
chi phí vận hành và bảo dưỡng của Đơn vị phát điện gồm: Bảng tính tổng chi phí
vật liệu, tổng chi phí tiền lương, dự toán chi phí sửa chữa lớn cho từng hạng mục
thiết bị đến hạn sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí dịch vụ
mua ngoài và chi phí bằng tiền khác cho từng nhà máy (theo số liệu thực tế thực
hiện năm N-2, ước thực hiện năm N-1 và dự kiến cho năm N);
d) Thuyết minh và bảng tính tổng lượng
điều chỉnh chi phí năm N-2 được điều chỉnh vào chi phí định mức của từng nhà
máy điện cho năm N;
đ) Thuyết minh, bảng tổng hợp tính
toán tổng chi phí định mức năm N cho Đơn vị phát điện;
e) Các tài liệu kèm theo, gồm:
- Danh mục và dự toán sửa chữa lớn
cho từng hạng mục tài sản cố định đến hạn sửa chữa lớn năm N của từng nhà máy
điện;
- Báo cáo tài chính năm N-2, gồm: bảng
cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
báo cáo thuyết minh của từng Đơn vị phát điện;
- Quyết định của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam phê duyệt quyết toán chi phí khắc phục sự cố lớn hoặc sự cố bất khả
kháng trong năm N-2;
- Kế hoạch trả gốc vốn vay và lãi
vay bao gồm ngoại tệ, nội tệ theo các hợp đồng tín dụng;
- Các tài liệu liên quan khác trong
thuyết minh tính toán các chi phí.
Điều 7. Trình tự,
thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt chi phí định mức
1. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm,
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập chi phí định mức áp dụng cho năm
tới (năm N) của từng Đơn vị phát điện theo phương pháp quy định tại Chương II của
Thông tư này trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt chi phí định mức, Cục Điều tiết điện
lực có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trình duyệt. Trường hợp hồ sơ
không đủ điều kiện để thẩm định, Cục Điều tiết điện lực gửi văn bản yêu cầu Tập
đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung hoặc sửa đổi các nội dung trong hồ sơ.
3. Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm,
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phê duyệt chi phí định mức của các Đơn vị
phát điện.
4. Nội dung quyết định phê duyệt
bao gồm: chi phí định mức của các Đơn vị phát điện và các thông số đầu vào làm
cơ sở cho điều chỉnh chi phí hàng năm gồm tỷ giá ngoại tệ bình quân, mức thuế
tài nguyên sử dụng nước cho sản xuất điện.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách
nhiệm của Cục Điều tiết điện lực
1. Thẩm định, phê duyệt chi phí định
mức hàng năm của Đơn vị phát điện.
2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện Thông tư.
Điều 9. Trách
nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1. Chỉ đạo các Đơn vị phát điện lập
tổng chi phí định mức hàng năm của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu
theo phương pháp quy định tại Điều 4 của Thông tư này và tổng hợp trình Cục Điều
tiết điện lực để thẩm định, phê duyệt.
2. Hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam có trách nhiệm xác định giá trị phần vốn chủ sở hữu và đề xuất tỷ suất lợi
nhuận của các nhà máy để đảm bảo tổng chi phí phát điện và giá phát điện bình
quân trong phương án giá bán điện hàng năm ở mức hợp lý không vượt quá mức tỷ
suất lợi nhuận cho phép toàn Tập đoàn trong phương án giá điện hiện hành.
3. Căn cứ vào chi phí định mức được
duyệt hàng năm, giao chi phí định mức hàng tháng cho các Đơn vị phát điện để đảm
bảo Đơn vị phát điện có khả năng thực hiện các hoạt động sản xuất điện.
Điều 10. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 6 tháng 2 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, trường
hợp phát sinh vướng mắc, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ
Công Thương (Cục Điều tiết điện lực) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương;
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Lưu: VT, ĐTĐL, PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Quốc Vượng
|