ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
82/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 10 tháng 04 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
ĐẨY
MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày
08/11/2016 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại Hội nghị lần thứ năm
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XV; Kế hoạch số 189/KH-UBND
ngày 14/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày
25/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể, trường học giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên
25% ở hai huyện A Lưới và Nam Đông giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020, gồm những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao nhận thức và thay đổi hành
vi của người nghèo về giảm nghèo bền vững nhằm góp phần thực hiện mục tiêu
chung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
thông qua việc cải tiến chất lượng và hiệu quả công tác truyền thông, làm cho
người nghèo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc thoát nghèo; đồng thời nâng cao vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp trong việc tổ chức truyền
thông giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu trên 80% hộ nghèo, hộ cận
nghèo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc thoát nghèo.
- 100% người nghèo được tiếp cận
thông tin và được hưởng đầy đủ
các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại địa phương.
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo
và truyền thông ở các cấp được nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông, hiểu biết
về chính sách giảm nghèo và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể,
trường học được phân công giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% ở hai huyện A Lưới và Nam Đông có kế hoạch, phương án và thực hiện các hoạt
động hỗ trợ.
- Hàng năm, xây dựng từ 01 - 02 phóng
sự phản ánh về hiệu quả, tác động của Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa
bàn tỉnh; hàng tháng có các tin, bài viết về giảm nghèo trên hệ thống thông
tin, báo chí cấp tỉnh và địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Các cơ quan, tổ chức đoàn thể thực
hiện chính sách giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở.
- Tất cả người dân, trong đó đặc biệt
quan tâm đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ mới thoát nghèo, hộ có nguy cơ nghèo mới, những hộ có khả năng giúp đỡ hộ
nghèo.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện: Thực hiện việc truyền thông, thông tin tuyên truyền đầy đủ, kịp thời,
hiệu quả về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về
giảm nghèo bền vững tới toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh
thường xuyên, liên tục trong cả giai đoạn 2017-2020.
II. NỘI DUNG, HÌNH
THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung truyền
thông:
a) Tuyên truyền chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 14/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân công các sở, ban, ngành,
đoàn thể, trường học giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên
25% ở hai huyện A Lưới và Nam Đông giai đoạn 2016-2020; các văn bản, hướng dẫn
của Trung ương, địa phương liên quan đến Chương trình giảm
nghèo bền vững.
b) Thông tin, tuyên truyền về phong
trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía
sau” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh”.
c) Tuyên truyền về những thành quả đạt
được, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sau 05 năm triển khai
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015; đồng thời
tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, giải pháp và tổ chức thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
d) Thông tin, tuyên truyền về những
gương điển hình tiên tiến, gương người
tốt việc tốt và mô hình sản xuất tiêu biểu trong giảm
nghèo bền vững; những sáng kiến và mô hình tiêu biểu về gìn giữ và bảo vệ môi trường.
e) Tuyên truyền, phổ biến về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, về chuẩn nghèo
theo phương pháp tiếp cận đa chiều, các tiêu chí đánh giá,
cho điểm, công bố danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo.
g) Kịp thời phản ánh những khó khăn,
vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Chương
trình giảm nghèo bền vững ở các địa
phương trong tỉnh.
2. Hình thức
tuyên truyền
a) Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin, truyền thông:
Đa dạng các hình thức tuyên truyền:
Xây dựng chuyên mục, phóng sự chuyên đề, tọa đàm, phỏng vấn về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững. Tập trung biểu dương những địa phương, đơn vị, cá
nhân điển hình làm tốt công tác giảm
nghèo, những mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, những kinh nghiệm hay
trong huy động các nguồn lực giảm nghèo, đồng thời phản
ánh những vướng mắc, khó khăn cần
tháo gỡ trong thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững.
b) Tuyên truyền trên các ấn phẩm:
- Tuyên truyền trên bản tin của các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh: tăng cường đăng nội dung các tin, bài, hình ảnh
về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của trung
ương, địa phương về giảm nghèo bền vững; những
kết quả thực hiện, những điển hình làm tốt, các hoạt động
nổi bật trong thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền trên các pano, khẩu hiệu,
áp phích, tờ rơi, tập gấp; xây dựng kỷ yếu, phim tài liệu...
với những nội dung về các văn bản, chính sách, các hoạt động
liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường...
trong giảm nghèo bền vững.
c) Tuyên truyền thông qua các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, hội thi, hội nghị, hội thảo:
- Tổ chức sáng tác các tác phẩm văn học
nghệ thuật, nhiếp ảnh, thơ ca, hò vè...với chủ đề về giảm nghèo bền vững và phổ
biến rộng rãi đến công chúng; lồng ghép nhiều hoạt động như tổ chức các hội thi,....
d) Tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp, hội nghị, các buổi tư vấn, đối thoại chính sách giảm
nghèo:
- Lựa chọn các mô hình nông nghiệp và
phát triển kinh tế hiệu quả bền vững để phổ biến, hướng dẫn và tập huấn cho người
dân cách làm ăn và tăng thu nhập, từ đó tăng tính chủ động vươn lên thoát nghèo. Áp dụng phương pháp “bắt tay chỉ
việc”, “người không nghèo chia sẻ với người nghèo”; tổ chức
tập huấn kỹ thuật triển khai các mô hình, giới thiệu các mô hình giảm nghèo
thành công cho các cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở để thực hiện truyền thông cho người dân trên địa bàn.
- Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền
thông, đối thoại các chính sách giảm nghèo và kỹ năng làm việc cho cán bộ giảm
nghèo cấp huyện, xã, thôn và đội ngũ truyền thông nòng cốt xã/thôn (gồm cán bộ hội
phụ nữ, đoàn thanh niên, trưởng thôn, bí thư chi bộ, người dân có khả năng, uy
tín ở xã/thôn); lồng ghép nội dung truyền thông giảm nghèo vào các cuộc họp ở
cơ sở; tổ chức học tập kinh nghiệm giữa các hộ gia đình; phát động thi đua giảm
nghèo bền vững giữa các xã, thôn.
+ Lựa chọn những hộ thoát nghèo điển hình tại xã/thôn để xây dựng
phóng sự hoặc viết câu chuyện về gương điển hình đưa lên phóng sự truyền hình
hoặc trang báo địa phương.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí tuyên truyền hàng năm được
trích từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và huy động từ các nguồn
hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể,
các địa phương và các cơ quan truyền thông tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch
này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Sở Thông
tin và Truyền thông theo dõi, giám sát tình hình triển
khai kế hoạch tuyên truyền của các cơ quan Báo, Đài, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội
trong tỉnh; hướng dẫn thủ tục và cấp phép theo thẩm quyền xuất bản ấn phẩm phục
vụ công tác tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo bền vững.
3. Sở Văn
hóa - Thể thao phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức các hoạt động liên
hoan văn nghệ, các hội thi, hội diễn... nhằm tuyên truyền,
cổ vũ, động viên nhân dân nhằm giảm nghèo bền vững.
4. Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục
liên quan về Chương trình giảm nghèo bền vững; thường xuyên cập nhật, đưa tin
các hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và các địa
phương; xây dựng chuyên mục đối thoại, tọa đàm về thực hiện Chương trình giảm
nghèo bền vững.
5. Báo Thừa
Thiên Huế duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục về giảm nghèo bền vững trên
báo giấy và báo điện tử. Thường xuyên cập nhật, đưa tin các hoạt động của Ban
Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và các địa phương về giảm nghèo
bền vững.
6. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành
viên phối hợp, lồng ghép tuyên truyền về giảm nghèo bền vững; chỉ đạo đơn vị, cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện
tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng công cuộc giảm nghèo bền vững, đặc biệt là người nghèo
vươn lên thoát nghèo.
7. Hội Văn
học Nghệ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức sáng
tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, nhiếp ảnh, thơ ca, hò vè... về giảm nghèo
bền vững, phổ biến rộng rãi đến người
dân trên địa bàn tỉnh.
8. Cổng
thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử Sở Lao động- Thương binh và Xã
hội thường xuyên cập nhật các cơ chế chính sách của trung
ương, tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững, theo dõi
đưa tin, bài về hoạt động của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh
và các địa phương về giảm nghèo bền vững.
9. UBND
thanh phố Huế, các thị xã và các huyện:
- Căn cứ tình hình thực tế tại địa
phương và các nội dung tại Kế hoạch này chủ động xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn;
- Hàng năm phải tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, xây dựng các tiêu chí phấn đấu
cho năm sau phù hợp với tình hình địa phương;
- Chỉ đạo UBND các xã phường, thị trấn,
các đơn vị triển khai phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức
giảm nghèo bền vững cho từng hộ nghèo cụ thể thuộc;
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. UBND
thành phố Huế, các thị xã và các huyện, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể
liên quan chủ động xây dựng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020 của đơn vị, địa
phương mình trước ngày 25/4/2017; định kỳ sáu tháng (trước ngày 20/6), năm (trước
ngày 30/11) báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện thông qua Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh có trách
nhiệm đôn đốc, kiểm tra, báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND tỉnh về tình
hình triển khai thực hiện kế hoạch.
3. Trong
quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo về UBND
tỉnh để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH;
- Văn phòng quốc gia về giảm
nghèo;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị nêu tại mục IV;
- Lưu: VT, XH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Khắc Đính
|