ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, MẠI DÂM, HIV/AIDS NĂM 2012
Năm 2012, trên địa bàn Thủ đô diễn
ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng, là năm thứ 2
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Thành phố lần thứ XV, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS giai
đoạn 2011-2015. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã
hội, vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực công tác đảm
bảo An ninh chính trị, giữ gìn TTATXH.
Quán triệt và thực hiện các Chỉ
thị, Nghị quyết của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố về nhiệm vụ xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Chỉ thị về đảm bảo
ANTT trên địa bàn Thủ đô năm 2012, Kế hoạch phòng, chống ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế
hoạch công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS năm 2012 trên địa bàn Hà
Nội với những nội dung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu cụ thể như sau:
I. MỘT SỐ MỤC TIÊU,
CHỈ TIÊU CƠ BẢN PCMT, MẠI DÂM, HIV/AIDS
1. Về phòng chống
ma túy
1.1. Tiếp tục kiềm chế, tiến tới
làm giảm tội phạm ma túy, giảm phát sinh người nghiện ma túy trên địa bàn, phấn
đấu cuối năm giảm 10% số người nghiện tăng mới so với số người nghiện tăng
trong năm 2011.
1.2. Tăng cường đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy, điều tra, bắt giữ xử lý hình sự 3.000 vụ án phạm tội về
ma túy (trong đó có 60% vụ án mua bán, vận chuyển; xác lập và khám phá 200
chuyên án). Đưa xét xử 100% vụ án ma túy đã có quyết định truy tố (trong đó,
xét xử lưu động 1.300 vụ, án điểm 415 vụ).
1.3. Tập trung đấu tranh, giải
quyết dứt điểm 03 tụ điểm,18 điểm phức tạp về tệ nạn ma túy còn ở địa bàn xã,
phường, thị trấn (đến thời điểm tháng 12/2011), đồng thời chủ động có kế hoạch
phòng ngừa, không để hình thành tụ điểm, điểm phức tạp mới.
1.4. Tổ chức cai nghiện mới dưới
nhiều hình thức cho 3.000 người nghiện ma túy, trong đó, cai nghiện bắt buộc
mới cho 2.500 người; cai nghiện tự nguyện tại trung tâm là 500 người; Tiếp tục
triển khai cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định
94/2010/NĐ-CP tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
1.5. Tiếp tục triển khai thực hiện
thí điểm Đề án điều trị cho người nghiện ma túy bằng Methadone tại 6 đơn vị (đã
được Thành phố duyệt năm 2010) cho 911 người.
1.6. Thực hiện quản lý sau cai
nghiện ma túy (theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP cho 3.482 người, trong đó, quản
lý sau cai nghiện vào mới tại Trung tâm cho 1.600 người; số 2011 chuyển sang
quản lý 1.882 người; Hỗ trợ, tư vấn quản lý sau cai tại nơi cư trú cho 2.455
người, trong đó quản lý sau cai nghiện năm 2012 là 1.395; số 2011 chuyển sang
quản lý là 1.060 người.
Dạy nghề tại Trung tâm cho 1.200
người đang cai nghiện và 300 người quản lý sau cai nghiện; Tiếp tục duy trì
hoạt động của 577 Đội hoạt động xã hội tình nguyện, 74 Câu lạc bộ sau cai B93
các xã, phường, thị trấn.
1.7. Triển khai thực hiện có hiệu
quả Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 09/7/2010 của UBND Thành phố về xây dựng xã,
phường, thị trấn “không có tệ nạn ma túy”, đảm bảo cuối năm tăng 5% số phường,
xã, thị trấn không có tệ nạn ma túy và giảm 30% số phường, xã, thị trấn trọng
điểm và phức tạp.
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực
hiện các biện pháp phòng, chống ma túy trong trường học. Phấn đấu năm 2012,
toàn Thành phố có 98% - 100% trường học (thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo quản
lý) đạt “không có tệ nạn ma túy” (không có học sinh đang học mắc nghiện ma
túy, hoặc tham gia hoạt động tội phạm về ma túy).
2. Về phòng chống
tệ nạn mại dâm
2.1. Triệt phá 180 vụ môi giới,
chứa, tổ chức hoạt động mại dâm. Thu gom 800 lượt người bán dâm, người bán dâm
nghiện ma túy, người bán dâm tại khu vực công cộng. Xét xử 150 vụ án mại dâm.
2.2. Giải quyết xóa 5 tụ điểm tệ
nạn mại dâm (còn tại thời điểm tháng 12/2011). Duy trì không để tái hoạt động
trở lại đối với 14 tụ điểm mại dâm công cộng đã giải quyết năm 2009, 2010 và
năm 2011.
2.3. Quản lý, chữa trị, giáo dục
cho 550 người bán dâm và người bán dâm nghiện ma túy, trong đó: tiếp nhận mới
là 250 người bán dâm; Tổ chức dạy nghề tại Trung tâm số II cho 100 người; Tái
hòa nhập cộng động từ 250 người. Hỗ trợ tạo việc làm tại cộng đồng cho 30 phụ
nữ hoàn lương.
2.4. Triển khai chuyên đề chỉ đạo
điểm về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại 78 xã, phường, thị trấn. Xây dựng 85%
số xã, phường, thị trấn đạt không có tệ nạn mại dâm (không có người bán dâm,
không có cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động mại dâm, không có tụ điểm mại dâm
công cộng).
3. Về phòng chống
HIV/AIDS
3.1. Tăng cường công tác thông tin,
giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS đến các tầng lớp nhân dân, làm
thay đổi hành vi, góp phần kiềm chế, tiến tới giảm người nhiễm HIV mới.
3.2. Tiếp tục duy trì và khống chế
tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2012; giảm các ca
nhiễm HIV mới, giảm các trường hợp tử vong do HIV/AIDS.
3.3. Đảm bảo 50% số đối tượng nguy
cơ cao được tư vấn xét nghiệm HIV và 3% người dân độ tuổi từ 15-49 được tư vấn
xét nghiệm HIV; 80% số người nghiện chích ma túy được tiếp cận và hướng dẫn sử
dụng bơm kim tiêm sạch; 70% số người bán dâm được tiếp cận với chương trình bao
cao su. 1.000 người sử dụng ma túy tham gia vào chương trình điều trị Methadone.
3.4. 70% người lớn nhiễm HIV đủ
tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc
ARV; 95% trẻ nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với dịch vụ điều
trị bằng thuốc ARV. 85% người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì điều trị bậc 1
sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV.
3.5. 65% huyện có tình hình dịch
HIV trung bình và cao có dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được lồng ghép
trong hệ thống y tế hiện hành; 100% cán bộ thi hành công vụ gặp tai nạn rủi ro
nghề nghiệp được điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc ARV.
3.6. 70% phụ nữ mang thai (PNMT)
được tư vấn xét nghiệm HIV; 60% PNMT được làm xét nghiệm HIV; 90% PNMT nhiễm
HIV có sinh con và con của họ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con bằng thuốc ARV; 80% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc và
nhận các can thiệp phù hợp sau sinh.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Tiếp tục quán triệt và triển
khai đến các cấp ủy, chi bộ, đảng viên, cán bộ chủ chốt các cấp chính quyền,
các ngành, đoàn thể, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị số 21-CT/TW ngày
26/3/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 18/4/2008; Chỉ thị số
05-CT/TU ngày 27/9/2006 của Thành ủy; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/01/2009;
Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 08/7/2009 của UBND Thành phố về Tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong tình hình
mới. Đồng thời tham mưu cho UBND và Ban chỉ đạo Thành phố sơ kết năm thứ 4 thực
hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị.
2. Tập trung chỉ đạo các sở, ban,
ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp
công tác phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS như nêu tại mục III, Kế hoạch
này (Tăng cường tuyên truyền phòng ngừa; Đẩy mạnh đấu tranh với tội phạm ma
túy, mại dâm; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, phục
hồi, quản lý sau cai; Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động chuyên môn về phòng
chống HIV/AIDS).
3. Tiếp tục chỉ đạo các cấp chính
quyền, các ngành, đoàn thể liên quan nhất là cấp cơ sở triển khai thực hiện có
hiệu quả các Nghị định, Thông tư, Đề án, Dự án, Nghị quyết Liên tịch, Kế hoạch
liên ngành, chuyên đề, mô hình, phong trào, cuộc vận động phòng, chống ma túy,
mại dâm, HIV/AIDS theo chỉ đạo của Chính phủ của UBQG và của các Bộ ngành, đoàn
thể Trung ương, đồng thời tổ chức sơ, tổng kết đánh giá, rút ra bài học, kinh
nghiệm, nguyên nhân tồn tại, biện pháp khắc phục để tiếp tục triển khai nhân
rộng.
4. Định kỳ hoặc đột xuất, có kế
hoạch mở các đợt cao điểm tập trung đấu tranh tấn công trấn áp các loại tội
phạm và tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội, kết hợp với biện pháp hành chính lập hồ
sơ đưa người nghiện, người hoạt động mại dâm đi cơ sở chữa bệnh tập trung, đồng
thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát hành chính địa bàn công cộng, giáp ranh,
phòng ngừa không để hình thành tụ điểm phức tạp.
5. Tăng cường và nâng cao trách
nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền, trong việc kiểm
tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm, các cơ sở kinh
doanh, sản xuất, cung ứng, phân phối tân dược liên quan đến ma túy, chất gây
nghiện, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy, trồng cây có chứa chất ma túy…
Phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở lợi dụng hoạt động vi phạm pháp luật.
6. Tiếp tục rà soát hệ thống các
văn bản pháp quy, cơ chế chính sách về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS
của Hà Nội đã ban hành để tham mưu cho Thành phố xây dựng ban hành một số văn
bản chỉ đạo, cơ chế, chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tiễn của Hà Nội,
nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ,
chỉ tiêu Thành phố giao.
7. Tiếp tục duy trì tổ chức giao
ban định kỳ, hội nghị sơ, tổng kết của BCĐ Thành phố với BCĐ các quận, huyện,
thị xã, đồng thời chỉ đạo các đơn vị cụm trưởng năm 2012, duy trì hoạt động
giao ban Cụm định kỳ, triển khai thực hiện những nội dung nhiệm vụ đề ra tại
Quyết định số 09/QĐ-BCĐ ngày 16/4/2009 của BCĐ Thành phố, đồng thời định kỳ,
đột xuất tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống ma túy, mại
dâm, HIV/AIDS của các quận, huyện, thị xã.
8. Củng cố, kiện toàn, bổ sung,
thay thế thành viên BCĐ phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm
các cấp, đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ
chuyên môn cho cán bộ chủ chốt các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể, các
lực lượng ở cơ sở, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới.
9. Xây dựng kế hoạch giao mục tiêu,
chỉ tiêu phân bổ kinh phí chương trình phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS
năm 2012, triển khai đến các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận,
huyện, thị xã tổ chức thực hiện có hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra,
hướng dẫn các đơn vị quản lý, cấp phát, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu
quả, đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
III. CÁC GIẢI PHÁP
CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN
1. Tập trung thực
hiện kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 08/11/2011 của UBND TP về tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS, góp phần kiềm chế, tiến tới làm giảm người nghiện ma túy, người nhiễm
HIV mới, với hình thức, nội dung, đối tượng và biện pháp cụ thể sau:
1.1. Về hình thức và biện pháp
tuyên truyền:
- Tăng cường tuyên truyền bề
rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó, tăng cường
tuyên truyền bằng hình ảnh trên truyền hình, sử dụng có hiệu quả hệ thống loa
đài truyền thanh, bảng tin, trạm tin phường, xã thị trấn, đẩy mạnh việc đưa các
vụ án phạm tội về ma túy, mại dâm ra xét xử lưu động tại địa bàn.
- Đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền chiều
sâu thông qua hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, các tổ
chức xã hội trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức
như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi,
giao lưu tuyên truyền, sinh hoạt Câu lạc bộ v.v.
- Tăng cường tiếp cận tuyên truyền trực
tiếp thông qua hoạt động tiếp cận tư vấn của hội viên các đoàn thể,
Tình nguyện viên (Đội Hoạt động xã hội tình nguyện), Đội Thanh niên tình nguyện
“thắp sáng niềm tin”, nhóm “giáo dục đồng đẳng”, cộng tác viên làm công tác
phòng, chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS.
1.2. Về đối tượng tuyên truyền: Tập
trung tuyên truyền cho số người có nguy cơ mắc nghiện, nhiễm HIV/AIDS; tuyên
truyền cho học sinh, sinh viên, học viên trong các trường học, cán bộ, công
nhân, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhân
viên tiếp viên các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện… học viên
trong các Trung tâm của Thành phố; người nghiện, người quản lý sau cai nghiện ở
cộng đồng.
1.3. Về nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền phổ biến các quy
định của Luật về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm;
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Thành ủy, cũng như chính sách,
chế độ của Nhà nước, của Thành phố về công tác phòng, chống ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS.
- Tuyên truyền về tác hại của các
loại ma túy, nghiện ma túy, hoạt động mại dâm, nhiễm HIV/AIDS, kết hợp với tư
vấn biện pháp phòng tránh, tuyên truyền về các mô hình phòng, chống ma túy có
hiệu quả, đồng thời làm tốt công tác vận động những người có nguy cơ cao đi xét
nghiệm xác định nghiện ma túy, nhiễm HIV để có biện pháp cai, chữa trị phục hồi
sớm.
2. Tập trung đấu
tranh, trấn áp mạnh bọn tội phạm ma túy, mại dâm, giải quyết dứt điểm các tụ
điểm phức tạp về tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm trên địa bàn, chủ động phòng ngừa
không để hình thành tụ điểm hoặc tái phức tạp.
2.1. Triển khai thực hiện đồng bộ các
biện pháp công tác nghiệp vụ cơ bản, trong đó, coi trọng công tác nắm tình
hình, rà soát, điều tra cơ bản, làm tốt công tác quản lý nhân, hộ khẩu, đăng
ký, khai báo tạm trú, kết hợp với biện pháp phát động quần chúng nhân dân tham
gia tố giác tội phạm.
2.2. Chỉ đạo lực lượng chức năng,
triển khai đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ, phát hiện và lập án đấu
tranh, triệt xóa các điểm hoạt động tội phạm ma túy, mại dâm trên địa bàn, đảm
bảo thực hiện đạt chỉ tiêu thành phố giao (điều tra khám phá 3.000 vụ án ma
túy, 180 vụ án mại dâm, đồng thời tập trung lực lượng, đấu tranh triệt xóa,
giải quyết dứt điểm các điểm, tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma túy, mại dâm (còn
trên địa bàn đến tháng 12/2011).
2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các ngành chức năng quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, tăng cường kiểm
tra, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở dịch vụ có điều kiện, cơ sở dịch vụ
nhạy cảm, các cơ sở kinh doanh tân dược, hóa chất có hành vi vi phạm pháp luật
về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, thông qua kiểm tra, đề xuất, kiến
nghị biện pháp chấn chỉnh những sơ hở thiếu sót trong việc cấp phép, quản lý,
kiểm tra, xử lý v.v.
2.4. Tham mưu cho BCĐ Thành phố xây
dựng kế hoạch mở các đợt cao điểm, tập trung đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy,
mại dâm, tăng cường lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện tập trung, đồng
thời tăng cường kiểm tra các địa bàn công cộng, khu vực giáp ranh phức tạp, thu
gom người nghiện, gái mại dâm lang thang ở địa bàn công cộng, phân loại xử lý
đưa vào Trung tâm để quản lý, phòng ngừa không để hình thành tụ điểm phức tạp,
gây bức xúc dư luận.
3. Tăng cường
lập hồ sơ, đưa người nghiện ma túy, người mại dâm đi cai, chữa trị nghiện tập trung,
nâng cao chất lượng quản lý sau cai trong Trung tâm và ở cộng đồng, hạn chế và
làm giảm tỷ lệ tái nghiện.
3.1. Thường xuyên kiểm danh, kiểm
diện người nghiện ma túy, rà soát xác định người nghi nghiện để tổ chức xét
nghiệm phát hiện người nghiện mới, thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, bổ
sung, lập hồ sơ quản lý, nắm chắc di biến động người nghiện ma túy, gái mại dâm
trên địa bàn, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm…
3.2. Rà soát phân loại, xác định
người nghiện ma túy có đủ điều kiện đi cai nghiện ở hình thức nào thì lập hồ
sơ, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ở hình thức đó cho phù hợp (theo
điều 26 luật phòng, chống ma túy), trong đó, chú trọng hình thức, biện pháp cai
nghiện bắt buộc tại Trung tâm với thời gian dài, góp phần làm giảm tội phạm và
tệ nạn ma túy do người nghiện gây ra.
3.3. Tăng cường kiểm tra địa bàn
công cộng, thu gom người nghiện ma túy, gái hoạt động mại dâm, mại dâm nghiện
ma túy lang thang lập hồ sơ, duyệt đưa vào Trung tâm GD-LĐ-XH theo Nghị định
43/CP của Chính phủ, góp phần tạo môi trường xã hội lành mạnh ở khu dân cư, làm
giảm phức tạp trên địa bàn.
3.4. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh và
nâng cao chất lượng thực hiện Đề án điều trị cho người nghiện ma túy bằng
Methadone tại 6 quận, huyện (đã được Thành phố phê duyệt năm 2010), cho 911
người nghiện.
3.5. Triển khai thực hiện có hiệu
quả Nghị định số 94/2009/NĐ-CP và các Thông tư về công tác quản lý sau cai tại
Trung tâm và tại nơi cư trú, trong đó, quản lý sau cai nghiện vào mới tại Trung
tâm cho 1.600 người; số năm 2011 chuyển sang quản lý 1.882 người; Hỗ trợ, tư
vấn quản lý sau cai tại nơi cư trú cho 2.455 người, trong đó quản lý sau cai
nghiện năm 2012 là 1.395; số 2011 chuyển sang quản lý là 1.060 người.
3.6. Tiếp tục duy trì các hình
thức, mô hình quản lý sau cai ở cộng đồng, trong đó củng cố, kiện toàn, nâng
cao chất lượng hoạt động của mô hình Câu lạc bộ sau cai nghiện (B93), nhóm giáo
dục đồng đẳng phòng, chống AIDS. Duy trì hình thức phân công cho hội viên các
đoàn thể, tình nguyện viên phối hợp với gia đình quản lý, tư vấn, giúp đỡ người
sau cai, gái hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, phòng tái nghiện, tái phạm.
4. Đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các hoạt động chuyên môn về phòng, chống
HIV/AIDS
4.1. Thông tin giáo dục và
truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS:
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho
đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường,
thị trấn; giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS cho cán
bộ, công chức, viên chức của các ban ngành, đoàn thể tại Thành phố, trong đó
tập trung vào các đối tượng ưu tiên.
- Tổ chức các chiến dịch truyền
thông nhân các sự kiện trong năm, đặc biệt vào Tháng hành động quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS; Tiếp tục triển khai các mô hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tại cộng đồng, phong trào Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng
dân cư và các mô hình khác.
4.2. Can thiệp giảm tác hại
dự phòng lây nhiễm HIV
- Thực hiện truyền thông trực tiếp
cho nhóm nguy cơ ma túy, mại dâm, quan hệ tình dục đồng giới nam về kiến thức
về dự phòng lây nhiễm HIV, chương trình phân phát Bơm kim tiêm sạch, bao cao
su, các kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD)… Duy trì
và phát triển hoạt động phân phát miễn phí Bơm kim tiêm sạch, dụng cụ tiêm
chích vô trùng, bao cao su. v.v.
- Tiếp tục duy trì và thiết lập mới
điều trị bằng Methadone tại 06 cơ sở điều trị Methadone tại 6 quận, huyện; Quản
lý việc cấp phát, sử dụng thuốc Methadone tại các cơ sở triển khai, định kỳ
giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở điều trị.
4.3. Hỗ trợ, điều trị
HIV/AIDS
- Củng cố và mở rộng các xét nghiệm
hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS: Triển khai xét nghiệm cho người
nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV. Từng bước thực hiện được xét nghiệm đo tải lượng
virus trong theo dõi điều trị bằng thuốc ARV.
- Mở rộng việc điều trị thay thế
bằng Methadone cho các trường hợp người nhiễm HIV là người tiêm chích ma túy
đang điều trị bằng thuốc kháng HIV. Tổ chức tư vấn xét nghiệm và điều trị dự
phòng cho 100% trường hợp cán bộ bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp.
4.4. Dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con
- Tăng cường tập huấn và nâng cao
chất lượng dịch vụ tư vấn về kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại các cơ sở cung
cấp dịch vụ, chăm sóc điều trị HIV/AIDS: - Cung cấp thuốc ARV để dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, giao
ban giữa các cơ sở sản khoa và các cơ sở nhi khoa trong việc theo dõi chăm sóc
tiếp tục trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.
- Đào tạo và đào tạo lại cho nhân
viên y tế từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường về các can thiệp phòng lây
nhiễm HIV từ mẹ sang con.
4.5. Tăng cường năng lực cho
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
- Đầu tư trang thiết bị cho Trung
tâm phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo các hoạt động chuyên môn theo quy định. Tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS.
- Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở, cấp ngành, tổ chức Hội thảo, hội nghị công bố đề tài nghiên cứu
về lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS.
5. Nâng cao vai
trò của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể cơ sở (BCĐ xã, phường, thị trấn),
chủ trì, triển khai thực hiện có hiệu quả các chuyên đề, Đề án, mô hình phòng,
chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, trong đó tập trung triển khai, chỉ đạo
thực hiện một số chuyên đề đề án sau:
1. Triển khai thực hiện Đề án về
“xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”, tập trung chỉ đạo
điểm làm giảm tội phạm và tệ nạn ma túy tại các phường, xã, thị trấn
trọng điểm và phức tạp (của lực lượng Công an các cấp); phấn đấu cuối năm đạt
mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như nêu tại mục I, của Kế hoạch này.
2. Thực hiện chuyên đề: Chuyên đề
chỉ đạo điểm về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại 78 phường, xã, thị trấn; chuyên
đề về xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh “không có tệ nạn mại dâm” theo
Nghị quyết liên tịch số 01 của Trung ương.
3. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Mô
hình Đội hoạt động xã hội Tình nguyện; mô hình Câu lạc bộ B93 (của BCĐ
phường, xã, thị trấn); nhóm giáo dục đồng đẳng phòng chống HIV/AIDS (của ngành
y tế); Đội Thanh niên tình nguyện “thắp sáng niềm tin” (của Thành đoàn). v.v.
4. Phong trào phòng
chống ma túy “Từ gia đình” (của Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh);
phong trào thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, lồng ghép với cuộc vận động xây
dựng gia đình, dòng họ, tổ liên gia, tổ dân phố, khu phố, cụm dân cư, xóm, thôn
đạt văn hóa gắn với tiêu chuẩn “không có tệ nạn ma túy” (của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc).
III. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM
Giao cho Ban chỉ đạo phòng, chống
AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố, tham mưu cho UBND Thành
phố tổ chức quán triệt chỉ đạo BCĐ các cấp, các ngành triển khai thực hiện đạt
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu công tác phòng, chống ma túy, mại
dâm, HIV/AIDS (như đề ra trong kế hoạch này), đồng thời phân công trách nhiệm
cho các ngành, đoàn thể, Ban chỉ đạo các quận, huyện triển khai thực hiện những
nội dung nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Công an Thành
phố:
1.1. Chỉ đạo lực lượng Công an các
cấp thực hiện tốt vai trò chức năng của Cơ quan Thường trực về phòng chống ma
túy. Tham mưu cho UBND, Ban chỉ đạo Thành phố xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa các
mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp, chỉ tiêu công tác phòng, chống ma túy (như nêu
tại Kế hoạch này) để triển khai, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên
quan, BCĐ các quận, huyện, thị xã và cấp cơ sở tổ chức thực hiện.
1.2. Căn cứ Kế hoạch đấu tranh,
phòng ngừa tội phạm ma túy của Bộ Công an và những nội dung mục tiêu, nhiệm vụ,
biện pháp, chỉ tiêu đề ra tại Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy, mại dâm trên địa bàn Hà Nội, chỉ đạo lực lượng công an
các cấp, triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo tăng cường lập hồ sơ, đưa
người nghiện ma túy, gái hoạt động mại dâm đi cai, chữa trị tập trung theo chỉ
tiêu Thành phố giao.
1.3. Trong từng thời gian, tùy tình
hình diễn biến của tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn Thành phố và thực hiện
chỉ đạo của Bộ Công an, chủ động tham mưu cho BCĐ Thành phố, xây dựng Kế hoạch,
mở các đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội, lập hồ
sơ đưa người nghiện đi cai, góp phần làm giảm tội phạm, giảm phức tạp trên địa
bàn Thành phố.
1.4. Tham mưu cho UBND Thành phố,
BCĐ Thành phố, rà soát các văn bản pháp quy về phòng, chống ma túy của Thành
phố đã ban hành, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho thành phố xây
dựng, ban hành văn bản, cơ chế chính sách về công tác phòng, chống ma túy phù
hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong tình
hình mới.
1.5. Chỉ đạo Công an quận, huyện,
thị xã phối hợp với các ngành chức năng, chỉ đạo, hướng dẫn Công an cơ sở triển
khai thực hiện Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn “không có tệ nạn ma túy”
theo Kế hoạch thực hiện số 94/KH-UBND ngày 09/7/2010 của UBND Thành phố.
1.6. Phối hợp với các ngành chức
năng, tham mưu cho UBND cùng cấp, xây dựng kế hoạch giao mục tiêu, nhiệm vụ,
phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy năm 2011
cho các ngành, đoàn thể, các đơn vị cơ sở liên quan tổ chức thực hiện, đồng
thời phối hợp kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị cấp phát, quản lý, sử dụng kinh
phí chương trình có hiệu quả.
2. Sở Lao động
Thương binh và Xã hội
2.1. Thực hiện tốt vai trò là cơ
quan thường trực, giúp UBND, BCĐ các cấp, về lĩnh vực phòng chống mại dâm, cai
nghiện ma túy, quản lý sau cai. Tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng, triển
khai kế hoạch đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu về công tác phòng,
chống tệ nạn mại dâm triển khai đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, BCĐ các quận,
huyện, thị xã để tổ chức thực hiện.
2.2. Chủ trì, phối hợp với các
ngành chức năng, các đoàn thể, BCĐ các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn
các cấp cơ sở triển khai thực hiện các Nghị định, Thông tư, Quy chế, Nghị quyết
liên tịch, Kế hoạch Liên ngành của Trung ương; Mô hình Đội hoạt động xã hội
tình nguyện; Chuyên đề chỉ đạo điểm về phòng, chống mại dâm cấp phường; Mô hình
Câu lạc bộ sau cai B93, đồng thời tổ chức sơ, tổng kết đánh giá thực hiện các
Nghị định, chuyên đề, mô hình trên, rút ra bài học kinh nghiệm, nguyên nhân tồn
tại, biện pháp khắc phục v.v…
2.3. Định kỳ, hàng tháng, quý có kế
hoạch phân bổ chỉ tiêu, số lượng người nghiện ma túy, gái hoạt động mại dâm của
từng quận, huyện, thị xã được đưa vào Trung tâm GD-LĐ-XH của Thành phố phù hợp
với điều kiện của từng đơn vị, tạo thuận lợi cho BCĐ các quận, huyện, thị xã
thực hiện hoàn thành chỉ tiêu được giao.
2.4. Chỉ đạo hướng dẫn các Trung
tâm GD-LĐ-XH, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các ngành chức năng
của các quận, huyện, thị xã để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số
94/2009/NĐ-CP của Chính phủ, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục học viên
trong Trung tâm, chủ động có phương án phòng ngừa, không để xảy ra vụ việc học
viên gây rối, trốn tập thể…
2.5. Tham mưu cho UBND Thành phố,
BCĐ Thành phố, rà soát các văn bản pháp quy, về phòng, chống mại dâm, cai
nghiện và quản lý sau cai của Thành phố đã ban hành, để tham mưu xây dựng, ban
hành văn bản mới cho phù hợp. Phối hợp với các ngành chức năng, phân bổ nguồn
kinh phí chương trình phòng, chống mại dâm năm 2011 cho các đơn vị tổ chức thực
hiện, đồng thời định kỳ, đột xuất phối hợp kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sử
dụng kinh phí có hiệu quả, đúng mục đích.
3. Sở Y tế
3.1. Thực hiện tốt vai trò, chức
năng của cơ quan thường trực về lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS. Tham mưu cho
UBND thành phố xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp,
các chỉ tiêu về công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 (đề ra tại Kế hoạch
này), triển khai, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, BCĐ các cấp cơ sở, các
cơ sở y tế trực thuộc, tổ chức thực hiện.
3.2. Chủ trì, phối hợp với các
ngành chức năng, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, đôn đốc các
ngành, đoàn thể (thành viên) và BCĐ các cấp cơ sở, các cơ sở y tế trực thuộc tổ
chức triển khai thực hiện các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị quyết, Kế
hoạch liên tịch; Liên ngành của Trung ương về phòng, chống HIV/AIDS.
3.3. Phối hợp với các ngành chức
năng, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng triển khai thực hiện Đề
án thí điểm điều trị cho người nghiện ma túy bằng Methadone tại 6 quận, huyện,
thị xã (đã được thành phố phê duyệt năm 2010), định kỳ tổ chức sơ kết, đánh
giá, kiến nghị đề xuất UBND Thành phố để có biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh cho
phù hợp, đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu thành phố giao.
3.4. Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về lĩnh vực y, dược. Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng,
tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất, quản lý, phân phối thuốc
tân dược gây nghiện, tiền chất. Phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi
vi phạm pháp luật, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định tại
Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001 của Chính phủ về “kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước”.
3.5. Chỉ đạo các đơn vị y tế quận,
huyện, xã, phường, thị trấn, phối hợp với các lực lượng cơ sở, tổ chức xét
nghiệm phát hiện người nghiện ma túy cho người nghi nghiện, nghi tái nghiện
(quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống ma túy). Định kỳ hàng quý tổ chức
khám, điều trị cho học viên các Trung tâm.
3.6. Tham mưu cho UBND Thành phố,
BCĐ Thành phố, rà soát các văn bản pháp quy về phòng, chống HIV/AIDS của Thành
phố đã ban hành, để tham mưu xây dựng, ban hành văn bản mới phù hợp với tình
hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành
trong tình hình mới. Phân bổ nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS
năm 2011 cho các đơn vị tổ chức thực hiện, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn các
đơn vị sử dụng kinh phí có hiệu quả.
4. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: Căn cứ nội dung mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp đề trong Kế hoạch này, có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các đơn vị cơ sở
trực thuộc triển khai các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong
cơ quan, đơn vị trực thuộc, ngoài ra, phối hợp với các ngành liên quan, các cấp
chính quyền nhất là cấp xã, phường, thị trấn, thường xuyên rà soát địa bàn,
phát hiện và xử lý kịp thời việc trồng các cây có chứa chất ma túy, đồng thời
tuyên truyền cho nhân dân về cách nhận biết các cây có chứa chất ma túy, các
quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước về xử lý việc trồng
các cây có chất ma túy.
5. Sở Công
thương: Căn cứ nội dung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề trong Kế hoạch
này, có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc triển khai các hoạt
động phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ngoài
ra, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp với
các lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp
thời các cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập trái phép các loại hóa chất có liên
quan đến tiền chất ma túy. Tham mưu cho UBND Thành phố triển khai thực hiện các
quy định tại Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001 của Chính phủ về “Kiểm
soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước” và theo chỉ đạo
Bộ chủ quản.
6. Cục Hải quan
Thành phố: Chỉ đạo các đơn vị đội, trạm hải quan, lực lượng chống
buôn lậu phối hợp với các ngành liên quan, tăng cường kiểm tra kiểm soát tại
các khu vực cửa khẩu thuộc các tuyến hàng không, bưu điện, chú ý trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu hàng hóa, gửi quà biếu, quà tặng liên quan đến ma túy, thuốc tân
dược, hóa chất, tiền chất… phát hiện và phối hợp với lực lượng chức năng điều
tra các vụ vận chuyển, buôn bán ma túy qua cửa khẩu.
7. Đề nghị Viện
Kiểm sát, Tòa án (Thành phố và quận, huyện) phối hợp chặt chẽ với cơ quan
điều tra cùng cấp, tăng cường công tác truy tố, xét xử các vụ án phạm tội về ma
túy, mại dâm; đẩy mạnh việc đưa các vụ án ma túy ra xét xử lưu động tại xã,
phường, thị trấn để tuyên truyền, răn đe phòng ngừa chung (thực hiện chỉ tiêu
mục tiêu xét xử 100% vụ án về ma túy đã có quyết định truy tố, trong đó, và đưa
xét xử lưu động 1.300 vụ, án điểm 415 vụ án ma túy).
8. Các ngành Tư
pháp, Thông tin - Truyền thông; Văn hóa Thể thao va Du lịch, Chỉ đạo các
đơn vị cơ sở trực thuộc, triển khai các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS trong cơ quan, đơn vị trực thuộc (bao gồm tuyên truyền phổ biến pháp
luật, xét nghiệm phát hiện người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS), ngoài ra, chỉ
đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp với các cơ quan báo, đài, tổ chức các
hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tệ nạn ma
túy lồng ghép với các chuyên đề khác.
9. Ngành Giáo dục
và Đào tạo: Chủ trì, thực hiện chuyên đề “phòng, chống ma
túy trong trường học”. Chỉ đạo các trường học, các cơ sở giáo dục trực
thuộc quán triệt triển khai thực hiện phối hợp với các ngành chức năng, chính
quyền cơ sở triển khai thực hiện Thông tư số 31/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục
& Đào tạo về “Công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân” trên địa bàn Hà Nội và tổ chức các hoạt động phòng chống
HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên trong các trường
học, cơ sở giáo dục trực thuộc sở. Phấn đấu cuối năm 2012, có 98-100% số trường
đạt “không có tệ nạn ma túy” (không có học sinh mắc nghiện ma túy, hoặc học
sinh tham gia hoạt động phạm tội về ma túy).
10. Đề nghị Ban
Tuyên giáo Thành ủy: Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo các
ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã. Tham mưu cho đảng ủy ngành, cho thường
trực quận, huyện ủy tổ chức quán triệt, tuyên truyền cho Đảng viên, cán bộ chủ
chốt cấp ủy, chính quyền các cấp, triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị
của Bộ Chính trị, của Thành ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Chỉ thị của
UBND thành phố về công tác phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy,
mại dâm trong tình hình mới. Chỉ đạo cấp ủy, chi bộ cơ sở đưa nội dung, nhiệm
vụ công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS vào Nghị quyết nhiệm kỳ và
định kỳ của cấp ủy, chi bộ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tiếp tục chỉ đạo
triển khai thực hiện chuyên đề “Chi bộ Đảng, Cụm dân cư lãnh đạo công tác phòng,
chống ma túy, HIV/AIDS”, đồng thời thực hiện rà soát thống kê, báo cáo tình
hình con đảng viên nghiện ma túy (theo tinh thần Chỉ thị số 21-CT/TW
ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị).
11. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố: Chỉ đạo, hệ thống Mặt trận Tổ quốc
các cấp, các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tích cực
tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy, tiếp tục triển khai thực hiện Kế
hoạch “Phát động toàn dân tham gia vận động cai nghiện và quản lý sau cai,
tái hòa nhập cộng đồng” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiếp tục thực hiện và nhân
rộng các mô hình “gia đình”, “dòng họ”, “khu dân cư”, “tổ dân phố”, “khu phố”,
“xóm”, “thôn, làng, xã”, văn hóa “không có tệ nạn ma túy”.
12. Hội Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh Thành phố: Chỉ đạo các chi hội cơ sở triển khai thực
hiện phong trào “phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội từ gia đình”.
Trước hết, chỉ đạo hội viên chi hội cơ sở phối hợp với lực lượng công an, các
đoàn thể khác tiến hành rà soát lên danh sách những người có nguy cơ mắc
nghiện, nghi nhiễm HIV ở địa bàn, báo cáo BCĐ phường, xã, thị trấn để chỉ đạo
tập trung tuyên truyền phòng ngừa, đồng thời làm tốt công tác vận động người có
nguy cơ cao đi xét nghiệm nhằm phát hiện sớm người nghiện ma túy, nhiễm
HIV/AIDS để có biện pháp cai, chữa trị sớm. Phân công cho hội viên hoặc tổ, chi
hội của phường, xã, thị trấn đảm nhận quản lý, giúp đỡ trực tiếp từ 1 - 2 người
nghiện sau cai (là con hội viên hoặc ở cộng đồng) không tái nghiện.
13. Thành đoàn
Hà Nội: Chỉ đạo hệ thống Đoàn các cấp, nhất là cấp cơ sở, triển khai
thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT của Bộ Công an và Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh
thiếu niên” giai đoạn 2010-2015. Tiếp tục chỉ đạo Đoàn phường, xã, thị trấn
củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng Đội thanh niên tình nguyện “Thắp sáng
niềm tin” (đối với đơn vị đã triển khai), đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng
dẫn các địa phương (chưa triển khai), khẩn trương triển khai Đội thanh niên
tình nguyện “thắp sáng niềm tin” cấp xã và tổ chức tập huấn cho cán bộ đoàn cơ
sở, thành viên Đội Thanh niên Tình nguyện về kiến thức pháp luật phòng, chống
ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, cũng như kỹ năng phương pháp tuyên truyền. Phân công
đoàn viên, Đội viên Đội Thanh niên tình nguyện cấp xã đảm nhận quản lý, giúp
đỡ, vận động người nghiện, người sau cai ở cộng đồng (ở độ tuổi Đoàn) phòng
ngừa, hạn chế tái nghiện, tham gia Đội thanh niên tình nguyện …
14. Liên đoàn Lao
động Thành phố: phối hợp chỉ đạo hệ thống liên đoàn lao động quận,
huyện, Tổ chức Công đoàn của các sở, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, khu công
nghiệp trực thuộc, tham mưu cho thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các
hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân viên chức
lao động tham gia (tuyên truyền phổ biến pháp luật, xét nghiệm phát hiện người
nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS) gắn với thực hiện phong trào xây dựng “nếp
sống văn hóa công nghiệp”, xây dựng tổ, đội, phân xưởng, doanh nghiệp “không có
tệ nạn ma túy”.
15. Các sở, ban,
ngành, đoàn thể khác: trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của
mình được quy định trong các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, đối tượng được phân công quản lý
và những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đề ra trong Kế hoạch này, xây
dựng kế hoạch cụ thể của ngành, đoàn thể mình, chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực
thuộc triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS
năm 2011 như đề ra tại kế hoạch này.
16. Đề nghị các
cơ quan báo, đài của Hà Nội, đài Phát thanh và Truyền hình Hà
Nội, chỉ đạo đội ngũ phóng viên, cộng tác viên tăng cường xuống cơ sở viết bài,
làm phim, mở chuyên mục, tăng thời lượng đăng, phát sóng tuyên truyền trên báo
đài, nhất là tuyên truyền bằng hình ảnh cảnh báo về hiểm họa, tác hại của tệ
nạn ma túy, mại dâm và dịch HIV/AIDS đối với cá nhân, gia đình, xã hội v.v.
17. Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các ngành, đoàn thể cùng
cấp, Ban Chỉ đạo các phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện các nội dung
nhiệm vụ, biện pháp, chỉ tiêu công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS
năm 2012 mà Ban Chỉ đạo Thành phố và các sở, ngành, đoàn thể thành phố đã chỉ
đạo (như nêu tại Kế hoạch này), trong đó, tập trung thực hiện những giải
pháp chính như nêu tại mục II Kế hoạch này.
- Ngoài ra, chỉ đạo các ngành, đoàn
thể cùng cấp hỗ trợ phối hợp BCĐ xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các
Kế hoạch, Nghị quyết Liên tịch, Liên ngành, các chuyên đề, mô hình, phong trào,
cuộc vận động … phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS (như nêu tại Kế hoạch
này), trong đó, tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn chủ trì (lực lượng
Công an làm nòng cốt), triển khai chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng xã, phường,
thị trấn “không có tệ nạn ma túy” theo Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 09/7/2010
của UBND thành phố, phấn đấu cuối năm 2012, đạt các mục tiêu chỉ tiêu cụ thể
sau:
1. Tăng từ 5% trở lên số xã,
phường, thị trấn “không có tệ nạn ma túy” so với số phường, xã,
thị trấn đạt “không có tệ nạn ma túy” năm 2011. Giảm 30% số xã, phường, thị
trấn phức tạp về tệ nạn ma túy so với số phường, xã, thị trấn
phức tạp được phân loại xác định đầu năm 2012, (hạ xuống mức ít tệ nạn ma túy).
2. Giảm 30% số phường, xã, thị trấn
trọng điểm so với số được phân loại, xác định tại thời điểm tháng
01/2012, (mỗi loại 1,2,3 giảm 10%) (loại 01 hạ xuống loại 2; loại 2 hạ xuống
loại 3; loại 3 hạ xuống mức “có phức tạp”).
3. Triển khai chuyên đề chỉ đạo
điểm về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại 78 xã, phường, thị trấn. Xây dựng 85%
số xã, phường, thị trấn đạt không có tệ nạn mại dâm (không có người bán dâm,
không có cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động mại dâm, không có tụ điểm mại dâm
công cộng).
* Về Kinh phí chương trình: Giao
các Cơ quan thường trực (Công an thành phố, Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và
Xã hội) phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, căn cứ tổng mức kinh
phí chương trình PCMT, mại dâm, HIV/AIDS năm 2012 được Hội đồng nhân dân, UBND
Thành phố phê duyệt, quyết định, tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch
phân bổ kinh phí cho các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các cấp triển
khai thực hiện các mục tiêu chỉ tiêu được giao, đồng thời định kỳ, kiểm tra
hướng dẫn, đôn đốc việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.
IV. TỔ THỨC THỰC
HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể
liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, căn cứ nội dung nhiệm vụ, chỉ tiêu
được giao nêu tại Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa những mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS
của sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã mình cho phù hợp, báo cáo cấp
ủy, thường trực quận, huyện ủy để chỉ đạo và tổ chức quán triệt triển khai đến
các đơn vị cơ sở thực hiện.
2. Giao Cơ quan thường trực thành
phố (Công an thành phố), phối hợp với các sở, ngành thường trực, tham mưu cho
UBND và Ban chỉ đạo Thành phố chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị liên quan, quán triệt
triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch
này. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBQG. Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND,
UBND thành phố theo quy định. Đồng thời tham mưu cho UBND thành phố kịp thời
khen thưởng, động viên các đơn vị có thành tích xuất sắc, phê bình đơn vị không
hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra bức xúc dư luận báo chí phản ánh.
3. Đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn
thể thành phố, UBND, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị cơ
sở triển khai thực hiện kế hoạch này, đồng thời chấp hành chế độ báo cáo, thống
kê định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 01 năm, báo cáo BCĐ Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban QG PC AIDS, PCTN MT, MD;
- TT Thành ủy, HĐND;
- Chủ tịch UBND TP;
- Ban VH-XH HĐND TP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành viên BCĐ;
- Các quận, huyện, thị xã;
- CVP, PVP Đỗ Đình Hồng;
- VHXH, TB;
- Lưu: VT, Sơn VX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
BIỂU
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA ÁN MA TÚY, XÉT XỬ, METHADONE VÀ ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO
TRUNG TÂM NĂM 2012
(Kèm
theo kế hoạch số 19 ngày 16/02/2012 của UBND Thành phố)
TT
|
ĐƠN
VỊ
|
Chỉ
tiêu năm 2012
|
Đấu
tranh (XLHS)
|
Cai
nghiện bắt buộc
|
Chỉ
tiêu Methadone
|
XX
án ma túy
|
Xét
xử án mại dâm
|
Lưu
động
|
Án
điểm
|
Tổng
số
|
Lưu
động
|
Án
điểm
|
1
|
Hoàn Kiếm
|
215
|
140
|
|
80
|
30
|
3
|
2
|
1
|
2
|
Ba Đình
|
240
|
135
|
|
110
|
25
|
2
|
1
|
1
|
3
|
Hai Bà Trưng
|
350
|
250
|
229
|
150
|
25
|
3
|
1
|
1
|
4
|
Đống Đa
|
350
|
250
|
250
|
130
|
25
|
4
|
2
|
1
|
5
|
Thanh Xuân
|
130
|
110
|
|
50
|
55
|
2
|
1
|
1
|
6
|
Cầu Giấy
|
100
|
90
|
|
47
|
6
|
10
|
5
|
2
|
7
|
Tây Hồ
|
100
|
90
|
|
35
|
12
|
4
|
2
|
1
|
8
|
Long Biên
|
220
|
110
|
35
|
105
|
15
|
5
|
3
|
2
|
9
|
Hoàng Mai
|
270
|
200
|
|
140
|
15
|
7
|
4
|
2
|
10
|
Gia Lâm
|
70
|
85
|
|
40
|
20
|
10
|
4
|
2
|
11
|
Thanh Trì
|
95
|
110
|
|
60
|
15
|
2
|
1
|
1
|
12
|
Từ Liêm
|
70
|
90
|
152
|
45
|
15
|
9
|
3
|
2
|
13
|
Sóc Sơn
|
35
|
80
|
|
20
|
10
|
7
|
2
|
1
|
14
|
Đông Anh
|
40
|
85
|
|
20
|
5
|
11
|
3
|
2
|
15
|
Mê Linh
|
35
|
40
|
|
20
|
10
|
4
|
3
|
1
|
16
|
Hà Đông
|
120
|
50
|
102
|
55
|
20
|
9
|
3
|
2
|
17
|
Sơn Tây
|
60
|
40
|
143
|
30
|
13
|
3
|
1
|
1
|
18
|
Ba Vì
|
40
|
50
|
|
15
|
8
|
5
|
1
|
1
|
19
|
Phúc Thọ
|
30
|
30
|
|
5
|
5
|
2
|
1
|
1
|
20
|
Đan Phượng
|
30
|
50
|
|
11
|
7
|
4
|
2
|
1
|
21
|
Thạch Thất
|
30
|
35
|
|
10
|
8
|
2
|
1
|
1
|
22
|
Quốc Oai
|
30
|
30
|
|
11
|
10
|
12
|
5
|
2
|
23
|
Chương Mỹ
|
40
|
90
|
|
15
|
8
|
5
|
3
|
2
|
24
|
Thanh Oai
|
35
|
40
|
|
18
|
8
|
3
|
1
|
1
|
25
|
Ứng Hòa
|
30
|
35
|
|
10
|
7
|
2
|
1
|
1
|
26
|
Mỹ Đức
|
40
|
60
|
|
15
|
8
|
3
|
1
|
1
|
27
|
Hoài Đức
|
30
|
40
|
|
10
|
7
|
2
|
1
|
1
|
28
|
Thường Tín
|
35
|
45
|
|
18
|
8
|
2
|
1
|
1
|
29
|
Phú Xuyên
|
30
|
40
|
|
10
|
7
|
2
|
1
|
1
|
30
|
PC47
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
31
|
Tòa án TP
|
|
|
|
15
|
8
|
8
|
5
|
3
|
32
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
3000
|
2500
|
911
|
1300
|
415
|
147
|
65
|
41
|