Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 37/2011/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 97/2010/NĐ-CP

Số hiệu: 37/2011/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Nguyễn Quân
Ngày ban hành: 27/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn; đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, trừ tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá hoặc thi tuyển.


Nội dung này được quy định tại Thông tư số 37/2011/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Đồng thời, chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn; đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền là chủ thể kinh doanh đã sử dụng trước các chỉ dẫn thương mại một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, được người tiêu dùng biết đến uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ mang chỉ dẫn thương mại đó.

Thông tư này có hiệu lực vào ngày 10/02/2012.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 37/2011/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 97/2010/NĐ-CP NGÀY 21/9/2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ);

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính);

Căn cứ Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 97/2010/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định 128/2008/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 (sau đây gọi tắt là Nghị định 103/2006/NĐ-CP sửa đổi);

Căn cứ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 (sau đây gọi tắt là Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi);

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ văn bản nhất trí của các bộ quản lý các lĩnh vực liên quan: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể một số nội dung liên quan đến việc thi hành một số điều của Nghị định 97/2010/NĐ-CP,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 2 Nghị định 97/2010/NĐ-CP bị xử phạt hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

a) Thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Chương II Nghị định 97/2010/NĐ-CP;

b) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

c) Thực hiện hành vi vi phạm trong thời hiệu xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan quy định tại Điều 2 Nghị định 97/2010/NĐ-CP bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân có đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính; tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan trong quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

b) Cơ quan, cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính, kiểm tra, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

c) Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp; cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

d) Tổ chức, cá nhân có chức năng thực hiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

đ) Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu, nộp, trích chuyển tiền phạt, tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý hoạt động kinh doanh, quảng cáo, in ấn, mạng thông tin điện tử nơi đã xảy ra hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;

e) Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan khi nhận được văn bản kết luận hoặc quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

g) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoặc quyền, lợi ích liên quan trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ xác minh hành vi vi phạm, hàng hóa vi phạm hoặc trong thực hiện văn bản kết luận, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

3. Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được hiểu là văn bản kết luận về hành vi vi phạm, văn bản thông báo kết quả xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trên cơ sở ghi nhận thoả thuận của các bên.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực thi hành khác, tuân theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về hiệu lực văn bằng bảo hộ, văn bản kết luận của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được hiểu là quyết định cấp, từ chối cấp văn bằng bảo hộ; quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính

a) Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP trong trường hợp vi phạm có một hoặc các tình tiết sau đây:

(i) Vi phạm lần đầu với quy mô nhỏ được hiểu là vi phạm lần đầu trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hàng hóa vi phạm có số lượng đến 10 đơn vị sản phẩm và tổng giá trị đến dưới 3.000.000 đồng; và có tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP;

(ii) Do cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

b) Hình thức phạt tiền được áp dụng khi hành vi vi phạm không thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo và tuân theo nguyên tắc sau đây:

(i) Trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt ở mức trung bình của khung phạt tiền.

(ii) Trường hợp có một hoặc các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt dưới mức trung bình đến mức tối thiểu của khung phạt. Một số tình tiết giảm nhẹ được hướng dẫn như sau:

- Vi phạm do không biết và không có căn cứ để biết về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có liên quan theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là trường hợp vi phạm do bị lừa dối hoặc do không được cung cấp thông tin về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có liên quan hoặc do người khác gây ra mà người vi phạm không biết.

- Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, ví dụ:

+ Người vi phạm đã ngừng sản xuất, ngừng bán hàng vi phạm khi có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Người vi phạm đã tự nguyện thu hồi hàng vi phạm, thông báo cải chính, xin lỗi, tự nguyện bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

(iii) Trường hợp có một hoặc các tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt từ trên mức trung bình của khung tiền phạt đến mức tối đa của khung tiền phạt. Một số tình tiết tăng nặng được hướng dẫn như sau:

- Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 2 Điều 6 Nghị định 128/2008/NĐ-CP được hiểu là:

+ Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị phát hiện hoặc chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt;

+ Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi các bên đã thỏa thuận về biện pháp giải quyết vụ vi phạm và được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận.

- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được hiểu là người vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm, không thực hiện biện pháp ngăn chặn, giảm bớt tác hại như ngừng sản xuất, ngừng bán hàng vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm.

2. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Biện pháp tịch thu và xử lý hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 37 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

b) Biện pháp đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm. Việc đình chỉ được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả

a) Biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP có thể thực hiện bằng một hoặc kết hợp nhiều phương thức, ví dụ như: tháo, cắt, xoá, mài để loại bỏ các dấu hiệu vi phạm ra khỏi hàng hoá, giấy tờ giao dịch kinh doanh, biển hiệu, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo sao cho không còn các yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện là tang vật vi phạm.

b) Biện pháp buộc thu hồi tên miền, thay đổi tên doanh nghiệp có yếu tố vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:

(i) Biện pháp buộc thu hồi tên miền được áp dụng khi bên yêu cầu xử lý vi phạm và bên bị yêu cầu xử lý vi phạm không đạt được thoả thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP và bên bị yêu cầu xử lý vi phạm không chấm dứt hành vi chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền vi phạm. Biện pháp buộc thu hồi tên miền được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi tên miền là Trung tâm Internet Việt Nam.

(ii) Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp được áp dụng khi bên bị yêu cầu xử lý vi phạm không tiến hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp vi phạm theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp. Biện pháp buộc thay đổi tên doanh nghiệp được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi tên doanh nghiệp là cơ quan đăng ký kinh doanh.

c) Biện pháp buộc tái xuất quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu giả mạo về sở hữu công nghiệp, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa.

Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi.

Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc tái xuất gồm các chức danh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan.

d) Đối với hàng hóa vi phạm, nguyên vật liệu, phương tiện sản xuất hàng hoá vi phạm, tang vật, phương tiện vi phạm không thuộc đối tượng bị buộc phải tiêu huỷ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá và các tình tiết, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của vụ việc để quyết định biện pháp xử lý hàng hoá, trên cơ sở tham khảo đề xuất, ý kiến của chủ thể quyền, người yêu cầu xử lý vi phạm và tổ chức, cá nhân vi phạm.

Các biện pháp xử lý có thể là cho phép tổ chức, cá nhân vi phạm tận dụng hàng hóa, nguyên vật liệu sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm để làm nguyên liệu sản xuất hàng hoá khác; cho phép tổ chức, cá nhân hoàn thiện sản phẩm, đưa sản phẩm vào lưu thông hợp pháp sau khi đã được phép của chủ thể quyền; cho phép bán đấu giá để sung công quỹ, làm từ thiện, phúc lợi xã hội, với sự đồng ý của chủ thể quyền; hoặc các biện pháp khác theo đề nghị và thoả thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi.

đ) Trong trường hợp không thể loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc việc loại bỏ không đảm bảo triệt để ngăn chặn hành vi vi phạm hoặc không thể áp dụng được các biện pháp xử lý khác thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

Kinh phí tiêu huỷ yếu tố vi phạm, phương tiện, hàng hóa vi phạm do tổ chức, cá nhân vi phạm chi trả. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm không thể thực hiện được việc tiêu hủy thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Nghị định 128/2008/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có trách nhiệm hoàn trả kinh phí tiêu hủy cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự hoàn trả thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành.

e) Biện pháp thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có quy định tại điểm h khoản 3 Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được áp dụng khi có hóa đơn, chứng từ, tài liệu hợp lệ chứng minh tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện hành vi vi phạm (có số lượng, giá trị hàng hóa vi phạm kèm theo) nhưng hàng hóa vi phạm đã được tiêu thụ tại thời điểm thanh tra, kiểm tra.

Biện pháp thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Số tiền thu lợi bất hợp pháp được nộp vào Kho bạc Nhà nước tương tự như thủ tục nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt hành chính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử phạt có tài khoản tạm thu mở tại Kho bạc Nhà nước thì khoản tiền thu hồi nói trên được nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Định kỳ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm nộp lại cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có

1. Số tiền thu lợi bất hợp pháp là số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp mà có.

Số tiền thu lợi bất hợp pháp để thu về ngân sách nhà nước được xác định theo công thức sau:

Số tiền thu lợi bất hợp pháp = Số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ vi phạm đã tiêu thụ x Lợi nhuận.

- Số lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ = Số lượng hàng hóa vi phạm ghi trên chứng từ, tài liệu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này - Số lượng hàng hóa vi phạm chưa được tiêu thụ phát hiện được tại thời điểm thanh tra, kiểm tra.

Khối lượng dịch vụ vi phạm đã cung cấp được xác định tương tự như công thức xác định số lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ nêu trên.

- Lợi nhuận = Giá hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thành hoặc giá nhập hàng.

2. Căn cứ xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp

a) Số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ vi phạm được xác định căn cứ vào một trong các chứng từ, tài liệu như: sổ sách kế toán; bảng kê khai nộp thuế; hợp đồng mua bán; hóa đơn tài chính; hóa đơn bán hàng; sổ sách theo dõi bán hàng; sổ theo dõi nhập kho, xuất kho; hồ sơ nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu) hoặc các tài liệu có giá trị pháp lý khác.

b) Giá thành, giá nhập hàng, giá hàng hóa, dịch vụ bán ra:

(i) Giá thành được tính dựa trên sổ sách kế toán, sổ sách theo dõi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác của cơ sở sản xuất.

(ii) Giá nhập hàng được tính dựa trên hợp đồng, hóa đơn mua bán hàng, tờ khai nhập khẩu hàng hóa, giấy tờ khai báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ khác có liên quan.

(iii) Giá hàng hóa, dịch vụ bán ra: được tính dựa trên giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, giá ghi trên hóa đơn bán hàng, giấy tờ khai báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu có giá trị pháp lý khác có liên quan.

c) Trường hợp không có thông tin về số lượng, giá cả trên chứng từ, tài liệu hoặc không có các chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a, b khoản 2 Điều này thì số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ vi phạm, giá thành, giá nhập hàng, giá hàng hóa, dịch vụ bán ra có thể được xác định căn cứ vào bản tường trình, cam kết của đối tượng vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại các khoản 2, 3, 6 Điều 28 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Mục 1. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp

Điều 4. Hành vi vi phạm liên quan đến thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Hành vi lợi dụng thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp để thực hiện hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là:

1. Cố ý thực hiện thủ tục đăng ký, yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực hoặc khiếu nại, tố cáo trong thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp mà không có căn cứ pháp lý, nhằm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của người khác.

2. Cố ý thực hiện một cách không trung thực hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc nước ngoài, làm lộ thông tin bí mật hoặc mất cơ hội xác lập quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân trong nước, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp.

Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ, ví dụ:

a) In trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của… ”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ ® (chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

b) In trên sản phẩm, bao bì sản phẩm chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm được bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như: “sản phẩm được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp”, “sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế”, “sản phẩm được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ “P” hoặc “Patent” cùng các chữ số (chỉ dẫn về việc sản phẩm được cấp Patent - Bằng độc quyền sáng chế).

2. Hành vi chỉ dẫn sai về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là hành vi chỉ dẫn không đúng về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nằm ngoài phạm vi bảo hộ của văn bằng.

3. Hành vi chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là:

a) Hành vi chỉ dẫn sai là hành vi ghi trên sản phẩm hàng chữ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” ho ặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự như vậy, bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, nhưng trong thực tế chưa được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

b) Hành vi không ghi chỉ dẫn là hành vi không ghi trên sản phẩm, phương tiện dịch vụ tương ứng chỉ dẫn về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan nếu sản phẩm, dịch vụ được thực hiện theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và việc ghi chỉ dẫn đó là bắt buộc theo quy định pháp luật.

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp

1. Hành vi “đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là:

a) Thực hiện đại diện theo uỷ quyền của cả bên yêu cầu xử lý và bên bị yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong cùng một vụ việc;

b) Là đại diện cho bên thực hiện thủ tục phản đối, yêu cầu huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, xử lý vi phạm trong khi đang là đại diện cho người nộp đơn, chủ văn bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục liên quan đến xác lập, thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

2. Hành vi cố ý cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan quy định tại điểm i khoản 2 Điều 7 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là:

a) Cố tình trì hoãn việc nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đơn yêu cầu xử lý vi phạm và các tài liệu, hồ sơ khác trong quá trình xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của bên được đại diện mà không có lý do chính đáng;

b) Đưa các thông tin không chính xác về tình trạng pháp lý của văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đơn yêu cầu xử lý vi phạm, và các tài liệu, hồ sơ khác trong quá trình xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ văn bằng;

c) Gửi đơn thư khiếu nại việc cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ một cách thiếu căn cứ nhằm làm chậm tiến trình giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người có quyền và lợi ích liên quan.

3. Đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước hoặc xã hội quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là:

a) Đại diện cho các tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền hoặc chưa được phép của chủ thể quyền đăng ký các nhãn hiệu có uy tín, được sử dụng rộng rãi hoặc tổ chức, cá nhân không được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ra nước ngoài; đăng ký sáng chế mật ra nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;

b) Tiết lộ thông tin, tài liệu chưa được phép công bố, thông tin thuộc diện bí mật nhà nước hoặc bí mật kinh doanh của bên liên quan biết được trong quá trình thực hiện dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp

1. Hành vi tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là:

a) Tiết lộ thông tin bí mật, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp cung cấp liên quan đến vụ việc đang giải quyết;

b) Tiết lộ thông tin, tài liệu chưa được phép công bố, thông tin thuộc diện bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền, người yêu cầu giám định cung cấp để thực hiện việc giám định.

2. Hành vi lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là hành vi lợi dụng tư cách tổ chức giám định, giám định viên hoặc việc tham gia hoạt động giám định để tác động, gây ảnh hưởng đến các đối tượng liên quan nhằm thu lợi bất chính.

3. Hành vi cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là hành vi cố ý đưa ra các kết luận giám định không khách quan, không đúng với các thông tin, tài liệu được cung cấp để tiến hành giám định.

Mục 2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Điều 8. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại các điều 10, 11 và 12 Nghị định 97/2010/NĐ-CP

1. Một hành vi bị kết luận là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại các điều 10, 11 và 12 Nghị định 97/2010/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi.

2. Chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và quyền yêu cầu xử lý vi phạm của chủ thể quyền được xác định theo quy định tại Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi Điều 24 Nghị định 97/2010/NĐ-CP. Chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được hướng dẫn cụ thể thêm như sau:

a) Chứng cứ chứng minh chủ sở hữu tên thương mại là các tài liệu, hiện vật chứng minh việc sử dụng đầu tiên và hợp pháp tên thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại các điều 76, 77 và 78 của Luật Sở hữu trí tuệ;

b) Chứng cứ chứng minh chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nắm giữ hợp pháp và đã tiến hành các biện pháp bảo mật thông tin được coi là bí mật kinh doanh theo quy định tại các điều 84 và 85 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ nhưng có nội dung đáp ứng các quy định tại các điều từ 141 đến 144 của Luật Sở hữu trí tuệ thì được coi là tài liệu hợp lệ dùng để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp;

d) Trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quy chế sử dụng nhãn hiệu, giấy phép sử dụng chỉ dẫn địa lý không có nội dung thoả thuận hoặc quy định hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm của người được chuyển quyền sử dụng thì người đó được phép thực hiện thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định 97/2010/NĐ-CP, với điều kiện chủ sở hữu quyền không có văn bản phản đối việc thực hiện thủ tục đó.

Ngoài các tài liệu, chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, chủ thể quyền có thể nộp bản sao tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền và xuất trình bản gốc để đối chứng.

3. Việc xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp làm căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 103/2006/NĐ-CP sửa đổiĐiều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi.

Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi.

4. Một số lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế:

a) Sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét được coi là trùng hoặc tương đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo một điểm nào đó (độc lập hoặc phụ thuộc) của yêu cầu bảo hộ thuộc Bằng độc quyền sáng chế/Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu tất cả các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản được nêu trong điểm đó đều có mặt trong sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét dưới dạng trùng hoặc tương đương, trong đó:

(i) Hai dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật được coi là trùng nhau nếu dấu hiệu đó có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng, cùng cách thức đạt được mục đích và cùng mối quan hệ với các dấu hiệu khác như nêu trong yêu cầu bảo hộ;

(ii) Hai dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật được coi là tương đương với nhau nếu có bản chất tương tự nhau hoặc có thể thay thế cho nhau, có mục đích sử dụng và cách thức để đạt được mục đích sử dụng cơ bản là như nhau.

b) Nếu sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét không chứa ít nhất một dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản nêu trong một điểm nào đó của yêu cầu bảo hộ thì sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét được coi là không trùng/không tương đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo điểm đó.

5. Một số lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp:

a) Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

b) Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài gần như chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.

c) Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

d) Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ, phần mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

6. Một số lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ bao gồm:

(i) Phạm vi bảo hộ về tổng thể, từng thành phần của nhãn hiệu; mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu về tổng thể và với các thành phần có khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đặc biệt thành phần gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng;

(ii) Tính liên quan của hàng hóa, dịch vụ về chức năng, công dụng, thành phần cấu tạo; thực tiễn tập quán mua bán, phân phối, lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; điều kiện, phương thức, địa điểm bày bán, phân phối, tiếp thị, quảng bá, mua bán hàng hóa, dịch vụ;

(iii) Đặc điểm của đối tượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; mức độ chú ý của người tiêu dùng khi lựa chọn, mua bán hàng hóa, dịch vụ;

(iv) Những tiêu chí khác như: thực tiễn sử dụng và bảo hộ các nhãn hiệu tương tự cho cùng loại hàng hóa; ảnh hưởng của các yếu tố khác thúc đẩy sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ;

(v) Chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn đối với người tiêu dùng có thể được sử dụng để hỗ trợ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu nhưng không phải là điều kiện bắt buộc trong việc đưa ra kết luận về khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu.

b) Một số lưu ý khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

(i) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng cho hàng hóa, dịch vụ trùng với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

(ii) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì cần phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

c) Một số lưu ý khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng:

(i) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng thì cần phải đánh giá khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng;

(ii) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại tiết (i) điểm c khoản 6 Điều này không có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ nhưng gây ấn tượng sai lệch cho người tiêu dùng về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

(iii) Khi nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ thể quyền phải cung cấp các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đó đã nổi tiếng tại Việt Nam theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ, không phụ thuộc vào việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hay chưa;

(iv) Trước khi quyết định tiến hành thủ tục xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ để xem xét, đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng tại Việt Nam hay không. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể trao đổi ý kiến chuyên môn với Cục Sở hữu trí tuệ và lấy ý kiến hội đồng tư vấn.

Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, thì cơ quan xử lý vi phạm có thể căn cứ vào các tài liệu liên quan để xem xét việc công nhận nhãn hiệu được coi là nổi tiếng tại Việt Nam nếu việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng của các cơ quan nêu trên tại thời điểm yêu cầu xử lý vi phạm còn phù hợp.

7. Một số lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại:

a) Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại, cụ thể như sau:

(i) Chứng cứ chứng minh tên thương mại đó được sử dụng tại khu vực kinh doanh (ví dụ như: được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối) trong lĩnh vực kinh doanh hợp pháp (được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác);

(ii) Thời điểm bắt đầu sử dụng và quá trình sử dụng: tên thương mại đó đã và đang được bạn hàng, khách hàng biết đến thông qua hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh (ví dụ như: tên thương mại đang được sử dụng trên hàng hóa, hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng cáo, tờ khai hải quan, chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác).

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty được coi là chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. Tên doanh nghiệp ghi trong các giấy phép nêu trên chỉ được coi là tên thương mại khi có các tài liệu chứng minh tên doanh nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp và đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định tại các điều 76, 77 và 78 của Luật Sở hữu trí tuệ.

c) Trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây xung đột và phát sinh tranh chấp thì việc xử lý tuân theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 17 Nghị định 103/2006/NĐ-CP sửa đổi, Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP và theo hướng dẫn cụ thể sau đây:

(i) Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ chứng minh thời điểm phát sinh, xác lập quyền tuân theo nguyên tắc quyền đối với đối tượng nào phát sinh, xác lập trước thì được bảo hộ.

Trường hợp các bên liên quan đều có chứng cứ chứng minh quyền của mình được phát sinh, xác lập hợp pháp thì các bên thực hiện các quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ và việc thực hiện quyền không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan;

(ii) Căn cứ vào văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu liên quan, nội dung hợp đồng, thoả thuận hợp pháp giữa các bên để xác định phạm vi bảo hộ đối với đối tượng được đồng thời bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau;

(iii) Trường hợp tên thương mại, nhãn hiệu mang địa danh được sử dụng trước khi chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu mang địa danh tương ứng được cấp văn bằng bảo hộ và các đối tượng này đều đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật, thì việc sử dụng một cách trung thực các đối tượng nói trên không bị coi là hành vi vi phạm theo quy định tại các điểm g, h khoản 2 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.

d) Trường hợp việc sử dụng đồng thời các đối tượng nêu tại điểm c khoản này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng, xã hội và có yêu cầu xử lý vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm yêu cầu các bên liên quan tiến hành thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản giữa các bên về điều kiện, cách thức sử dụng các đối tượng đó theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP. Đối với bên tiếp tục hành vi sử dụng bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác mà không tham gia thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng thỏa thuận đã được ghi nhận thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

8. Một số lưu ý khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:

a) Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với chỉ dẫn địa lý có thể được áp dụng một cách thích hợp tương tự như cách áp dụng căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu được bảo hộ.

b) Sản phẩm, hàng hóa vi phạm có thể là:

(i) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhưng không đáp ứng điều kiện về chất lượng đặc thù mang chỉ dẫn địa lý đó;

(ii) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhưng không được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả trường hợp sản phẩm đó có các thông số tương ứng về chất lượng, quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm;

(iii) Sản phẩm cùng loại mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự chỉ dẫn địa lý được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ và đáp ứng các điều kiện chất lượng đặc thù nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm đó không được tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đó cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý;

(iv) Sản phẩm tương tự mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý và/hoặc gây hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của sản phẩm, bất kể nơi sản xuất sản phẩm đó có thuộc vùng mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không.

9. Một số lưu ý khi xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 11 Điều 11, khoản 10 Điều 12, khoản 7 Điều 14 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi gắn dấu hiệu vi phạm lên sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất thì cơ quan có thẩm quyền xử lý theo hành vi sản xuất.

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện hành vi sản xuất mà chỉ thực hiện hành vi gắn dấu hiệu vi phạm lên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa thì cơ quan có thẩm quyền xử lý theo hành vi gắn dấu hiệu vi phạm.

10. Một số lưu ý khi xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong xuất khẩu hoặc quá cảnh:

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trong xuất khẩu hoặc quá cảnh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp có chứng cứ khẳng định việc khai báo hàng hoá xuất khẩu hoặc quá cảnh là không đúng thực tế và nhằm mục đích đưa hàng hóa đó vào lưu thông tại Việt Nam.

11. Trường hợp tổ chức, cá nhân tái sử dụng, sửa chữa, tái chế sản phẩm, bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được chủ thể quyền đưa ra thị trường để tạo ra sản phẩm khác cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu việc sử dụng đó gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của sản phẩm, chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc các đặc tính của sản phẩm theo quy định tương ứng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp trên sản phẩm đã có thông báo rõ ràng về sản phẩm, bao bì sản phẩm được tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và đã loại bỏ các dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của sản phẩm, chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc các đặc tính của sản phẩm theo quy định tương ứng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định 97/2010/NĐ-CP

1. Hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện tem, nhãn hoặc vật phẩm mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo chưa được gắn lên sản phẩm nhưng có đủ căn cứ để xác định rằng tem, nhãn, vật phẩm đó sẽ được gắn lên sản phẩm để đưa ra thị trường (ví dụ như thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng in ấn, tài liệu khai báo với cơ quan có thẩm quyền, mẫu bao bì, mẫu sản phẩm có gắn tem, nhãn, vật phẩm vi phạm đang tàng trữ, vận chuyển, bày bán).

2. Tem, nhãn, vật phẩm khác quy định tại Điều 13 Nghị định 97/2010/NĐ-CP được hiểu là các loại tem của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu để gắn lên sản phẩm, kể cả tem kiểm tra chất lượng (KCS); nhãn hàng hóa; đề can; bao bì sản phẩm; bộ phận sản phẩm có thể tách rời nhưng không được lưu hành một cách độc lập, trên đó có in, đúc, dập khuôn nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.

Điều 10. Nhập khẩu song song

1. Nhập khẩu song song theo quy định tại tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 97/2010/NĐ-CP là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhập khẩu song song không bị xử phạt vi phạm hành chính. Một số ví dụ về hành vi nhập khẩu song song:

a) Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A ủy quyền cho đại lý của mình là Công ty B tại Việt Nam được phép nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm X tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm X do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

b) Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y đang được bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm G tại Việt Nam. Công ty A cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại Việt Nam, đồng thời cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y tại nước khác. Công ty D mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm G mang kiểu dáng công nghiệp Y do Công ty C sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A, Công ty B và Công ty C.

c) Công ty A là chủ nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T tại nước ngoài. Công ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam và đồng ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại Việt Nam. Công ty C mua và nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T mang nhãn hiệu Z do Công ty A sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài, mặc dù không được sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.

Điều 11. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 14 Nghị định 97/2010/NĐ-CP

1. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn

a) Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chủ thể kinh doanh đã sử dụng trước các chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, được người tiêu dùng biết đến uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ mang chỉ dẫn thương mại đó.

b) Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và các đối tượng sau đây:

(i) "Nhãn hàng hóa" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

(ii) "Khẩu hiệu kinh doanh" là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới.

Ví dụ: Bitis’: “Nâng niu bàn chân Việt”

Cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”;

(iii) "Biểu tượng kinh doanh" là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối được thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh;

(iv) “Kiểu dáng bao bì hàng hóa” là thiết kế, trang trí bao bì hàng hóa, gồm hình dạng, đường nét, hình vẽ, chữ, số, màu sắc, cách trình bày, cách phối hợp màu sắc, cách bố trí, kết hợp giữa các yếu tố nói trên tạo nên ấn tượng riêng hay nét đặc trưng của bao bì hàng hóa.

c) Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu (yếu tố cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn tượng tổng quan đối với người tiêu dùng) trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

Việc sử dụng chỉ dẫn nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ, xuất xứ địa lý, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

d) Chủ thể yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn phải cung cấp các chứng cứ chứng minh:

(i) Chủ thể kinh doanh đã sử dụng chỉ dẫn thương mại một cách rộng rãi, ổn định, được nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến, có thể bao gồm: các thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư; đánh giá của các cơ quan nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn của người tiêu dùng và các thông tin khác thể hiện uy tín của chủ thể kinh doanh gắn với chỉ dẫn thương mại trong hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam;

(ii) Bên bị yêu cầu xử lý đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo;

(iii) Bên bị yêu cầu xử lý tiếp tục sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn mặc dù đã được chủ thể quyền yêu cầu chấm dứt việc sử dụng hoặc thay đổi chỉ dẫn đó.

2. Hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền

a) Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền là chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã sử dụng các đối tượng này một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, được người tiêu dùng trong lĩnh vực liên quan biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó.

b) Hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, trừ tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá hoặc thi tuyển theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 của Luật Viễn thông, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ và được sử dụng để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn và làm thiệt hại đến uy tín hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đó;

(ii) Đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có chứa phần chữ trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam nhưng trên một năm tên miền đó chưa đưa vào sử dụng cho hoạt động cụ thể và có căn cứ chứng minh tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đó đăng ký tên miền.

c) Chủ thể yêu cầu xử lý hành vi đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp phải cung cấp các chứng cứ chứng minh:

(i) Chủ thể quyền đã sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại một cách rộng rãi, ổn định, được người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó (có thể là các thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư; đánh giá của các cơ quan nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn của người tiêu dùng và các thông tin khác thể hiện uy tín, danh tiếng của chủ thể kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó) trong hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam;

(ii) Bên bị yêu cầu xử lý đã sử dụng tên miền trên mạng Internet để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.

Bên bị yêu cầu xử lý tiếp tục sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn thông qua tên miền đó mặc dù đã được chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý thông báo và thỏa thuận với các điều kiện hợp lý nhưng không được chấp thuận;

(iii) Bên bị yêu cầu xử lý đã đăng ký nhưng quá một năm vẫn chưa đưa vào hoạt động tên miền có chứa phần chữ trùng với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được sử dụng rộng rãi và có uy tín, danh tiếng tại Việt Nam và có căn cứ chứng minh bên bị yêu cầu xử lý chỉ đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ đó đăng ký tên miền, mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu công nghiệp thông báo và thỏa thuận với các điều kiện hợp lý nhưng không được chấp thuận;

(iv) Bên bị yêu cầu xử lý không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được bảo hộ của chủ thể quyền.

Chương III

THỦ TỤC NỘP ĐƠN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 12. Đơn và các chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm

1. Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

2. Đối với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn:

a) Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc. Cán bộ nhận hồ sơ ký xác nhận vào bản sao đã được đối chiếu với bản gốc và không cần có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan cấp các giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ đó.

b) Bản giải trình của chủ thể quyền (về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác) cung cấp cho cơ quan xử lý vi phạm được coi là hợp lệ nếu có cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung, thông tin của bản giải trình và chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của chủ thể quyền hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền. Nếu bản giải trình có nhiều trang thì chủ thể quyền phải ký nháy vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai vào các trang (nếu có).

Quy định này cũng được áp dụng tương ứng đối với tài liệu do bên bị yêu cầu xử lý cung cấp.

Điều 13. Nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm

1. Trong một đơn yêu cầu xử lý vi phạm, chủ thể quyền có thể yêu cầu xử lý:

a) Một hoặc nhiều hành vi vi phạm liên quan đến một hoặc nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp do cùng một tổ chức, cá nhân thực hiện;

b) Một hoặc nhiều hành vi vi phạm liên quan đến một đối tượng sở hữu công nghiệp do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện;

c) Trường hợp chủ thể quyền nộp đơn yêu cầu xử lý một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm ở cùng một địa phương thì chủ thể quyền chỉ cần nộp một đơn yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý tại địa phương đó;

d) Trường hợp chủ thể quyền nộp đơn yêu cầu xử lý một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm ở các địa phương khác nhau thì chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý ở từng địa phương hoặc nộp một đơn cho cơ quan trung ương có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm tại các địa phương đó.

2. Trường hợp nhiều cơ quan khác nhau cùng có thẩm quyền xử lý một hành vi vi phạm thì chủ thể quyền có thể lựa chọn một trong số các cơ quan đó để nộp đơn yêu cầu xử lý.

Ví dụ: Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Quản lý cạnh tranh đều có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền. Chủ thể quyền có thể lựa chọn để nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền bằng biện pháp hành chính theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 97/2010/NĐ-CP tại một trong ba cơ quan nêu trên.

3. Trường hợp chủ thể quyền đồng thời nộp đơn yêu cầu nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý cùng một hành vi vi phạm thì cơ quan nào thụ lý đầu tiên sẽ có thẩm quyền giải quyết.

a) Trước khi thụ lý vụ việc, nếu cơ quan tiếp nhận đơn biết được thông tin cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác hoặc Toà án đã thụ lý vụ việc đó thì cơ quan tiếp nhận đơn ra thông báo từ chối thụ lý đơn.

b) Sau khi thụ lý vụ việc nhưng chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, nếu cơ quan thụ lý đơn biết được thông tin cơ quan có thẩm quyền xử lý khác đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc Toà án đang thụ lý vụ việc thì cơ quan thụ lý đơn ra thông báo từ chối tiến hành thủ tục xử lý vi phạm.

c) Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan xử lý vi phạm biết được thông tin cơ quan khác đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thì cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu cơ quan có liên quan phối hợp xử lý và thống nhất để một cơ quan tiến hành thủ tục xử phạt. Trường hợp cơ quan khác đã tiến hành xử lý vi phạm nhưng tại thời điểm thanh tra, kiểm tra vẫn phát hiện tổ chức, cá nhân đang thực hiện hành vi vi phạm đó thì cơ quan xử lý vi phạm tiến hành xử lý vi phạm với tình tiết tăng nặng là tái phạm.

d) Trong quá trình xử lý vi phạm, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan xử lý vi phạm chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền nơi xảy ra vụ vi phạm.

Điều 14. Ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm

Văn bản ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm khi được nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 97/2010/NĐ-CP và lưu ý một số trường hợp sau:

1. Trường hợp văn bản ủy quyền gốc bao gồm nội dung ủy quyền thực hiện thủ tục xử lý vi phạm, bảo vệ, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý vi phạm thì chủ thể quyền nộp bản sao và chỉ dẫn đến bản gốc văn bản ủy quyền đó.

2. Trường hợp văn bản ủy quyền gốc có bao gồm nội dung ủy quyền thực hiện thủ tục xử lý vi phạm, bảo vệ, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thì chủ thể quyền nộp bản sao có xác nhận của cơ quan đang lưu giữ bản gốc văn bản ủy quyền.

Điều 15. Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

1. Trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đã có đầy đủ chứng cứ về hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp, hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền phối hợp với chủ thể quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

2. Trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm chưa có đủ chứng cứ về hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp, hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với sáng chế, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh; đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo. Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể đề nghị bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền về việc gia hạn thời gian trả lời nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo ban đầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 và điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

a) Trường hợp các bên đã có ý kiến giải trình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhưng xuất hiện tình tiết, chứng cứ mới trong vụ việc, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các bên giải trình, phản biện giải trình, cung cấp chứng cứ bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP trong thời hạn tương ứng được quy định trên đây.

Các bên có thể cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm văn bản ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định xử lý vụ việc vi phạm có liên quan hoặc tương tự của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu, lập luận, giải trình của mình và làm rõ các tình tiết của vụ việc;

b) Trường hợp văn bản giải trình của các bên chưa làm rõ được các tình tiết của vụ việc và theo đề nghị của một hoặc các bên thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức làm việc trực tiếp với các bên. Biên bản làm việc ghi nhận ý kiến của các bên được coi là một chứng cứ để giải quyết vụ việc;

c) Trường hợp các bên đạt được thoả thuận về biện pháp giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội thì cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thỏa thuận đó và ra thông báo dừng giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 29 và điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

Điều 16. Cung cấp thông tin xử lý vi phạm

1. Trường hợp có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc xử phạt vi phạm thuộc các cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm cung cấp bản sao biên bản, tài liệu, mẫu vật, ảnh chụp liên quan đến nội dung xử lý vi phạm, với điều kiện việc cung cấp thông tin, tài liệu đó không làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý vụ việc và không thuộc trường hợp bảo mật theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp có đơn yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Điều 26 Nghị định 97/2010/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền xử phạt gửi văn bản kết luận, quyết định xử phạt, thông báo từ chối hoặc tạm dừng xử lý vi phạm cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm theo thủ tục tương tự quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

Điều 17. Phối hợp xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp

1. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp liên quan đến tên doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 97/2010/NĐ-CP hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đưa ra một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản kết luận về việc sử dụng tên doanh nghiệp là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó đánh giá, kết luận tên doanh nghiệp có chứa yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại được bảo hộ hay không; việc sử dụng tên doanh nghiệp đó trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch trong lĩnh vực kinh doanh liên quan có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc cạnh tranh không lành mạnh hay không;

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đổi tên doanh nghiệp vi phạm.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản kết luận về việc sử dụng tên doanh nghiệp là vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản đó cho chủ thể quyền, bên vi phạm và tạo điều kiện cho các bên tự thoả thuận, thương lượng trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được văn bản kết luận này:

a) Trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền ra văn bản thông báo ghi nhận sự thỏa thuận đó và dừng giải quyết vụ việc;

b) Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong thời hạn quy định thì bên yêu cầu xử lý vi phạm gửi văn bản kết luận về việc sử dụng tên doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm theo đơn đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp vi phạm theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2010/NĐ-CP);

c) Trường hợp doanh nghiệp có tên vi phạm không tiến hành thủ tục đổi tên doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định của Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:

a) Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho các bên liên quan và cơ quan đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp đổi tên doanh nghiệp vi phạm theo quy định tại Điều 17 Nghị định 43/2010/NĐ-CP;

b) Trường hợp doanh nghiệp có tên vi phạm không tiến hành thủ tục đổi tên doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan đăng ký kinh doanh căn cứ vào quyết định xử phạt để đưa thông tin việc xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Điều 18. Phối hợp xử lý vi phạm liên quan đến tên miền

1. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 97/2010/NĐ-CP hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đưa ra một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản kết luận về việc tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng; và việc đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền đó bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp hay không;

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tên miền vi phạm.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản kết luận về việc tên miền vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản kết luận đó cho chủ thể quyền, bên vi phạm và tạo điều kiện cho các bên tự thoả thuận, thương lượng trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được văn bản kết luận này.

a) Trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền ra văn bản thông báo ghi nhận thoả thuận đó và dừng giải quyết vụ việc;

b) Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong thời hạn quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc thu hồi tên miền vi phạm” thì sau một năm, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam thực hiện việc thu hồi tên miền. Trình tự, thủ tục thu hồi tên miền được thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, viễn thông, Internet và các quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 19. Phối hợp xử lý vi phạm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường, an toàn xã hội

1. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, an toàn xã hội quy định tại điểm b khoản 3 Điều 24 Nghị định 97/2010/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 97/2010/NĐ-CP hoặc phối hợp với chủ thể quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đưa ra một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản kết luận về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản kết luận về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản kết luận đó cho chủ thể quyền và bên vi phạm và tạo điều kiện cho các bên tự thoả thuận, thương lượng trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được văn bản kết luận này.

a) Trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản thông báo ghi nhận thoả thuận đó và dừng giải quyết vụ việc;

b) Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong thời hạn quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản kết luận vi phạm, văn bản thông báo ghi nhận thỏa thuận của các bên hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực liên quan để phối hợp xử lý vi phạm trong việc xem xét từ chối cấp, gia hạn hoặc đình chỉ giấy phép lưu hành sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Xử lý vụ việc khi đang có tranh chấp

1. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ làm rõ về tình trạng pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là:

a) Thông tin về quyền sở hữu, quyền sử dụng, chuyển giao quyền đối với đối tượng đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;

b) Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan; phạm vi, điều kiện áp dụng các quy định về các trường hợp không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

c) Khả năng chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, thay đổi phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan.

2. Dừng xử lý vụ vi phạm khi có phát sinh tranh chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 97/2010/NĐ-CP:

a) Cơ quan có thẩm quyền xem xét dừng xử lý vụ vi phạm sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm trong trường hợp sau đây:

(i) Khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền trong thủ tục xác lập quyền đã thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, khiếu nại về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm; hoặc quyết định thụ lý của tòa án về vụ việc xâm phạm; hoặc khiếu nại, tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến đối tượng trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm;

(ii) Khi thấy vụ việc có nội dung liên quan đến tranh chấp hợp đồng giữa các bên về quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

b) Thông báo dừng giải quyết vụ việc phải nêu rõ căn cứ, lý do, thời gian dừng giải quyết, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan và được gửi cho bên yêu cầu xử lý vi phạm, bên bị yêu cầu xử lý vi phạm và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại.

3. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể quyền giải trình, cam kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP và xem xét việc tiến hành xử lý dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Bên bị yêu cầu xử lý vi phạm đã nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền thụ lý;

b) Bên bị yêu cầu xử lý vi phạm đã nộp đơn đăng ký bảo hộ đối tượng nêu trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm tại cơ quan xác lập quyền sở hữu công nghiệp nhưng chưa có quyết định cấp văn bằng bảo hộ;

c) Bên yêu cầu xử lý vi phạm yêu cầu tiếp tục xử lý và cam kết trách nhiệm bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định 97/2010/NĐ-CP trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực theo quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền.

4. Từ chối xử lý vi phạm

Trước khi ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm, nếu cơ quan xử lý vi phạm nhận được văn bản thông báo thụ lý đơn của cơ quan có thẩm quyền nêu tại điểm a khoản 2 Điều này thì cơ quan xử lý vi phạm ra Thông báo từ chối xử lý vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

Điều 21. Thu, nộp tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính

Việc thu, nộp tiền phạt; quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và biên lai thu tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính và quy định tại Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 124/2005/NĐ-CP nói trên.

Điều 22. Trách nhiệm hỗ trợ của chủ thể quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm

1. Chủ thể quyền có yêu cầu xử lý vi phạm có thể đề xuất nội dung hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm thông tin, tài liệu, phương tiện đi lại, thiết bị kỹ thuật và kinh phí hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27, khoản 5 Điều 36, khoản 3 Điều 37 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

2. Chi phí hỗ trợ điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói tại khoản 1 Điều này được coi là chi phí hợp lý để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và được hạch toán vào chi phí sản xuất theo quy định tại Điều 32 Nghị định 103/2006/NĐ-CP sửa đổi.

3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm sử dụng kinh phí hõ trợ theo nguyên tắc sau đây:

a) Sử dụng theo đúng nội dung hợp tác, hỗ trợ mà chủ thể quyền có yêu cầu xử lý vi phạm đề xuất với điều kiện các nội dung hợp tác, hỗ trợ đó không trái với quy định pháp luật;

b) Đảm bảo tính minh bạch, không trùng với các chi phí được chi từ ngân sách nhà nước và phải được mở sổ sách kế toán theo dõi riêng;

c) Cuối năm tài chính, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp đễ theo dõi và kiểm soát việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của chủ thể quyền.

Chương IV

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 23. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các vụ việc chưa được xử lý đến ngày Thông tư này có hiệu lực được giải quyết theo quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để kịp thời xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng CP (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, TTra, PC.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

 

 

THE MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 37/2011/TT-BKHCN

Hanoi, December 27, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 97/ 2010/ND-CP OF SEPTEMBER 21, 2010, ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN INDUSTRIAL PROPERTY

Pursuant to the 2005 Law on Intellectual Property; and the 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Intellectual Property Law (below collectively referred to as the Law on Intellectual Property);

Pursuant to the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations; and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (below collectively referred to as the Ordinance on Handling of Administrative Violations);

Pursuant to the Government's Decree No. 97/2010/ND-CP of September 21, 2010, on sanctioning of administrative violations in industrial property (below referred to as Decree No. 97/2010/ND-CP);

Pursuant to the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16. 2008, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (below referred to as Decree No. 128/2008/ND-CP);

Pursuant to the Government's Decree No. 103/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Intellectual Property concerning industrial property; Decree No. 122/2010/ND-CP of December 31, 2010, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 103/2006/ND-CP of September 22, 2006 (below referred to as amended Decree No. 103/2006/ND-CP);

Pursuant to the Government's Decree No. 105/2006/ND-CP of September 22, 2006. detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Intellectual Property concerning the protection of intellectual property rights and the state management of intellectual property; Decree No. 119/2010/ND-CP of December 30, 2010, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 105/2006/ND-CP of September 22, 2006 (below referred to as amended Decree No. 105/2006/ND-CP);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on the written agreements of related line ministries: the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Health;

The Minister of Science and Technology guides in detail a number of contents related to the implementation of a number of articles of Decree No. 97/2010/ND-CP,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects and scope of application

1. Infringers defined in Article 2 of Decree No. 97/2010/ND-CP shall be administratively sanctioned when the following conditions are fully satisfied:

a/ They commit infringements specified in Chapter II of Decree No. 97/2010/ND-CP:

b/ Their infringements are subject to administrative sanctioning under Clause 1, Article 6 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations:

c/ They commit infringements within the statute of limitations for sanctioning specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 10 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Organizations and individuals that file written requests for handling of administrative violations: organizations and individuals with related rights and interests in the course of handling administrative violations in industrial property;

b/ Agencies and officers competent to receive and settle written requests for handling of administrative violations, and examine, inspect and handle administrative violations in industrial properly;

c/ Agencies competent to perform the state management of industrial property; agencies competent to settle disputes over industrial property rights, complaints and denunciations about sanctioning of administrative violations in industrial property;

d/ Organizations and individuals that function to assess industrial property; organizations and individuals that provide industrial property representation services;

e/ The State Treasury, credit institutions and agencies with sanctioning competence that are responsible for collecting, remitting, deducting and transferring fines paid for and illegal profits gained from administrative violations; agencies, organizations and individuals that are responsible for executing and enforcing decisions on sanctioning of administrative violations in industrial property; agencies, organizations and individuals that manage business, advertising and printing activities or electronic information networks in which industrial property infringements occur;

f/ State management agencies in related sectors when receiving written conclusions or sanctioning decisions of agencies competent to handle violations in industrial property;

g/ Organizations and individuals that are responsible for or have related rights and interests in providing documents and evidence for verifying infringements and infringing goods or in implementing written conclusions or decisions on sanctioning administrative violations of agencies competent to handle industrial property infringements.

3. Written conclusions of agencies competent to handle administrative violations in industrial property arc construed as written conclusions on infringements and written notices of infringement handling results which are issued by these agencies on the basis of the agreements of involved parties.

A decision on sanctioning an administrative violation takes effect on the date of its signing, unless it indicates another effective date, in compliance with Clause 4. Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Sanctions and remedies

1. Principal sanctions

a/ Caution shall be imposed under Point a, Clause 1, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP for an infringement involving one or several of the following circumstances:

(i) It is a first-time minor infringement which is understood to be a first-time industrial property infringement involving infringing goods of a quantity of up to 10 items and a value of under VND 3,000,000; and involving other extenuating circumstances specified in Clause 4, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP;

(ii) It is committed by a person who is between full 14 and under 16 years old.

b/ Fine shall be imposed for infringements not subject to caution and on the following principles:

(i) For infringements involving neither aggravating nor extenuating circumstances, the average level of the fine bracket shall be imposed.

(ii) For infringements involving one or several extenuating circumstances specified in Clause 4, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP, a fine ranging from below the average level to the minimum level of the fine bracket shall be imposed. Some extenuating circumstances are guided as follows:

- Infringement committed by a person who does not know and has no condition to know about the status of protection of relevant industrial property rights referred to at Point b. Clause 4, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood to be an infringement due. to deception or non-provision of information on the status of protection of relevant industrial property rights or caused by activities of another person which are unknown to the infringer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The infringer has stopped manufacturing or selling infringing goods at the request of the industrial property rights holder or a competent stale agency;

+ The infringer has willingly recalled infringing goods, made public corrections or apologies or paid compensations for damage caused to the industrial property rights holder.

(iii) For infringements involving one or several aggravating circumstances specified in Clause 4, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP, a fine ranging from above the average level to the maximum level of the fine bracket shall be imposed. Some aggravating circumstances are guided as follows:

- Repetition of the infringement in the same field as specified in Clause 2, Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Clause 2, Article 6 of Decree No. 128/2008/ND-CP is understood as follows:

+ Repeated commission of an industrial property infringement which has neither been detected nor sanctioned while the statute of limitations for sanctioning has not yet expired;

+ Repeated commission of the infringement after the involved parties have agreed on a measure to settle the case of infringement already acknowledged by a competent agency.

- Continued commission of the infringement despite a competent person's request to terminate such infringement under Clause 8, Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations is understood to be the failure of the infringer to stop his/her infringement or lake measures to prevent or mitigate its harms, such as termination of the manufacture or sale of infringing goods at the request of an agency competent to handle the infringement.

2. Additional sanctions

a/ The sanction of confiscation and disposal of goods, material evidence and means used in the commission of the infringement subject to confiscation specified at Point a, Clause 2, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP shall be imposed according to the order and procedures specified in Article 37 of Decree No. 97/2010/ND-CP;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Remedies

a/ Forcible removal of infringing elements specified at Point a. Clause 3. Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP can be carried out by one or several methods, such as disassembly, cutting, erasure and grinding to remove infringing elements from goods, business transaction documents, signboards, packages, means of business or service provision or advertisement media, so that no infringing element can be found on goods and means that are material evidence of the infringement;

b/ Revocation of domain names or change of enterprise names containing infringing elements specified at Point a, Clause 3. Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP shall be carried out as follows:

(i) Revocation of a domain name shall apply when the party requesting the infringement handling and the party against whom the infringement handling is requested fail to reach agreement under Clause 2, Article 29 of Decree No. 97/2010/ND-CP and the latter fails to stop holding the right to use or using the infringing domain name. The revocation of domain names shall be indicated in administrative sanctioning decisions. The agency competent to revoke domain names is the Vietnam Internet Network Information Center.

(ii) Forcible change of an enterprise name shall apply when the party against whom the infringement handling is requested fails to carry out procedures for changing the infringing enterprise name at the request of the business registry office or under a handling decision of the agency competent to handle industrial property infringements. Forcible change of enterprise names shall be indicated in administrative sanctioning decisions. Agencies competent to change enterprise names are business registry offices.

c/ Forcible re-export specified at Point c, Clause 3, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP shall apply to imports containing counterfeit industrial property objects and imported means, raw materials and materials used mainly for manufacturing or trading in these goods after infringing elements are removed from these goods.

Imported raw materials and materials used mainly for manufacturing or trading in goods containing counterfeit industrial property objects shall be identified under Clause 3, Article 29 of amended Decree No. 105/2006/ ND-CP.

Persons competent to apply the remedy of forcible re-export include chairpersons of provincial-level People's Committees, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, and directors of provincial-level Customs Departments.

d/ For infringing goods and raw materials, materials and means used for manufacturing these goods, and material evidence and means used for the commission of infringements which are not subject to destruction under Point d, Clause 3, Article 3 of Decree No. 97/2010/ND-CP, competent agencies shall, based on the nature and characteristics of the goods and specific circumstances of the cases, decide on measures to handle the goods based on recommendations and opinions of rights holders, parties requesting the infringement handling and infringers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ In case infringing elements cannot be removed or the removal cannot effectively prevent infringements and other handling measures cannot be applied, competent agencies shall apply the remedy of forcible destruction under Clause 3, Article 36 of Decree No. 97/ 2010/ND-CP.

Expenses for the destruction of infringing elements, means and goods shall be paid by infringers. In case infringers are unable to conduct the destruction, agencies with sanctioning competence may use state budget funds specified in Article 14 of Decree No. 128/ 2008/ND-CP for the destruction. Infringers shall refund destruction expenses to agencies with sanctioning competence. Infringers that fail to refund destruction expenses shall be forced to do so.

f/ Remittance into the state budget of illicit earnings from the commission of administrative violations specified at Point h, Clause 3, Article 3 of Decree No. 9/2010/ND-CP shall apply when there are valid invoices, vouchers or documents evidencing that infringers have committed infringements (together with the quantity and value of infringing goods) though infringing goods have been sold out by the time of examination or inspection.

Remittance into the state budget of illicit earnings from the commission of administrative violations shall be indicated in administrative sanctioning decisions. Illicit earnings shall be remitted into the state budget according to the procedures similar to those for payment of fines under administrative sanctioning decisions. In case agencies with sanctioning competence have custody accounts opened at the State Treasury, such illicit earnings shall be remitted into these accounts. Periodically, agencies with sanctioning competence shall remit these amounts into the Slate Treasury under law.

Article 3. Determination of illicit earnings from the commission of administrative violations

1. Illicit earnings means sums of money earned from the commission of administrative violations in industrial property.

An illicit earning to be remitted into the state budget shall be determined according to the following formula:

Illicit earning = quantity of infringing goods sold or infringing services provided x profit.

- Quantity of infringing goods sold = quantity of infringing goods indicated in the vouchers or documents specified at Point a. Clause 2 of this Article - quantity of infringing goods unsold and detected at the time of examination or inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Profit = Price of goods sold or services provided - cost price or buying price.

2. Bases for determining illicit earnings

a/ Quantity of infringing goods or volume of infringing services, which is determined based on such vouchers and documents as accounting books, tax returns, purchase-sale contracts, financial invoices, sale invoices, books for monitoring sales: books for monitoring warehousing and ex-warehousing; import dossiers (for imports) or other documents of legal validity.

b/ Cost prices, buying prices, prices of goods sold or services provided:

(i) Cost prices shall be calculated based on accounting books, monitoring books, warehousing bills, ex-warehousing bills or other documents of legal validity of manufacturing establishments.

(ii) Buying prices shall be calculated based on goods purchase contracts and invoices, import declarations or written declarations to competent agencies or other relevant documents.

(iii) Prices of goods sold or services provided shall be calculated based on quoted prices, prices indicated in goods or service purchase and sale contracts, or prices indicated in sale invoices or written declarations to competent agencies or other relevant documents of legal validity.

c/ In case there is no information on quantity or prices on vouchers or documents or there is no voucher or document specified at Points a and b, Clause 2 of this Article, the quantity of infringing goods or volume of infringing services, cost prices, buying prices and prices of goods sold or services provided may be determined based on written reports or commitments of infringers. When necessary, competent agencies may apply measures to inspect, verify or collect evidence specified in Clauses 2. 3 and 6, Article 28 of Decree No. 97/2010/ND-CP.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1: VIOLATIONS OF REGULATIONS ON MANAGEMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY ACTIVITIES

Article 4. Violations of regulations on procedures for the establishment, exercise and protection of industrial property rights

Taking advantage of procedures for the establishment, exercise and protection of industrial property rights to infringe upon the State's interests, public interests or the rights and legitimate interests of other organizations and individuals referred to at Point b, Clause 1, Article 5 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood as:

1. Deliberately carrying out procedures for registration, requesting termination or invalidation or filing a complaint or a denunciation about procedures for the establishment, exercise and protection of industrial property rights without legal grounds, with a view to impeding production or business activities or the establishment, exercise and protection of industrial property rights of others.

2. Failing to carry out or deliberately carrying out in a dishonest or inadequate manner procedures for registration of industrial properly in Vietnam or overseas, disclosing confidential information of or depriving domestic organizations and individuals of opportunities to establish industrial property rights, thus harming the interests of the State, localities or enterprises.

Article 5. Violations of regulations on indications on protection of industrial property rights

1. Providing wrongful indications on the legal status referred to at Point b. Clause 1, Article 6 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood as using information misleading that entities have their industrial property rights protected in Vietnam though in reality they are ineligible for or have not yet obtained the protection, even in case they have filed registration applications but not yet been granted protection titles or have their protection titles cancelled or invalidated or the protection duration has expired, for example:

a/ Printing on goods, goods packages or means of service such indications misleading that these products or services bear a protected mark as "mark registered for exclusive protection", "protected mark", "mark exclusively owned by...", including the use of the symbol ® (the indication that a mark has been granted a mark registration certificate);

b/ Printing on products or product packages such indications misleading that these products enjoy such industrial design or patent protection as "product under industrial design protection", "product under patent protection", "product manufactured from a patented process of...", including the use of the word "P" or "Patent" with numbers (the indication that a product is patented).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Providing wrongful indications or no indication on goods manufactured under licensing contracts referred to at Point c, Clause 1, Article 6 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood as follows:

a/ Providing wrongful indications is inscribing on products the phrase "manufactured under licensing contract of or providing similar indications, whether in Vietnamese or a foreign language, though in reality the industrial property objects have not yet been licensed under law.

b/ Failing to provide indications is failing to inscribe on products or means of service relevant licensing indications if these products or services arc manufactured or provided under licensing contracts and the inscription of such indications is mandatory under law.

Article 6. Violations of regulations on industrial property representation

1. Concurrently representing parties to a dispute over industrial property rights referred to at Point a. Clause 2, Article 7 of Decree No.97/2010/ND-CP is understood as follows:

a/ Performing the authorized representation for both the party requesting the handling of the industrial property infringement and the party against whom the infringement handling is requested in the same case;

b/ Acting as the representative for the party carrying out procedures for objection, request for cancellation or invalidation of the protection title or infringement handling while acting as the representative for the protection title applicant or holder in carrying out procedures for the establishment, exercise and protection of industrial property rights.

2. Deliberately obstructing the normal progress of the establishment, exercise and protection of industrial property rights, causing damage to parties with related rights and interests referred to at Point i, Clause 2, Article 7 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood as follows:

a/ Deliberately delaying the filing of an industrial property registration application, written infringement handling request and other documents and dossiers in the course of establishment, exercise and protection of industrial property rights of the represented party without plausible reasons;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Filing a groundless complaint about the grant of or refusal to grant a protection title in order to delay the settlement process of competent agencies, causing material or spiritual damage to persons with related rights and interests.

3. Industrial property representatives that commit serious errors or violations in the course of practicing representation, causing damage to the interests of the State or the society referred to at Point b, Clause 4, Article 7 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood as follows:

a/ Representing organizations or individuals that are not rights holders or without permission of registered rights holders of well-known and widely used marks or organizations or individuals not empowered to manage geographical indications or register Vietnamese geographical indications overseas; registering confidential inventions overseas without permission of competent agencies;

b/ Disclosing information or documents not yet allowed to be published, information classified as state secret or business secret of related parties which is acquired in the course of providing industrial property representation services.

Article 7. Violations of regulations on industrial property assessment

1. Disclosing secret information acquired in the course of conducting assessment without permission of related parties referred to at Point b, Clause 2, Article 8 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood as follows:

a/ Disclosing secret information or documents related to cases being settled which is/are provided by agencies competent to solicit industrial property assessment or industrial property assessment requesters;

b/ Disclosing information or documents not yet allowed to be published, information classified as state secret or business secret provided by competent agencies or assessment requesters for assessment purposes.

2. Taking advantage of the assessor status and assessment activities for self-seeking purposes referred to at Point a. Clause 3, Article 8 of Decree No. 97/2010/ND-CP is understood as taking advantage of the status of assessing organizations or assessors or the participation in assessment activities to exert influence on related parties for seeking illicit profits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 2: INFRINGEMENTS OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

Article 8. Infringements of industrial property rights referred to in Articles 10, 11 and 12 of Decree No. 97/2010/ND-CP

1. An act shall be concluded as an infringement of industrial properly rights specified in Articles 10, 11 and 12 of Decree No. 97/2010/ND-CP when fully satisfying the conditions specified in Article 5 of amended Decree No. 105/2006/ND-CP.

2. Evidence of the status of industrial property rights holders and their right to request infringement handling shall be determined under Article 24 of amended Decree No. 105/ 2006/ND-CP and Article 24 of Decree No. 97/ 2010/ND-CP. Evidence of the status of industrial property rights holders is further guided as follows:

a/ Evidence of the status of the owner of a trade name is documentary or material evidence proving the first and lawful use of this trade name in the business sector satisfying the protection conditions specified in Articles 76, 77 and 78 of the Law on Intellectual Property;

b/ Evidence of the status of the owner of a business secret is documents proving that an organization or individual lawfully holds and has applied measures to keep confidential information classified as a business secret under Articles 84 and 85 of the Law on Intellectual Property;

c/ An industrial property licensing contract which has not yet been registered with the National Office of Intellectual Property but has contents compliant with the provisions of Articles 141 thru 144 of the Law on Intellectual Properly can serve as a valid documentary evidence of the lawful right to use the licensed industrial property object;

d/ In case an industrial properly licensing contract, mark utilization rules or geographical indication utilization license has no agreement or regulation restricting the licensee's right to request infringement handling, such licensee may request infringement handling under Decree No. 97/2010/ND-CP, on the condition that the rights holder makes no written objection to such request.

In addition to documents and evidence proving the status of rights holders specified in Article 24 of amended Decree No. 105/2006/ ND-CP, rights holders may submit copies of documentary evidence of their status and produce their originals for comparison.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The identification of elements infringing upon industrial property rights complies with Articles 8, 9, 10, 11, 12 and 13 of amended Decree No. 105/2006/ND-CP.

4. Notes be taken when identifying elements infringing upon rights to inventions:

a/ A product/product part/process in question shall be considered identical or similar to a patented product/product part/process defined at a certain point (independent or dependent) of the protection claim of an invention patent/ utility solution patent if all substantial technical specifications (features) stated at that point are present in the product/product part/process in question in an identical or similar form, of which:

(i) Two technical specifications (features) are considered identical if they are of the same nature or for the same utility or have the same obtaining method and the same relationship with other specifications defined in the protection claim;

(ii) Two technical specifications (features) are considered similar if they are of similar natures or interchangeable, and have substantially similar utilities and obtaining methods.

b/ If a product/product part/process in question does not contain at least one substantial technical specification (feature) defined at a certain point of the protection claim, such product/product part/process shall be considered not identical/similar to the patented product/product part/process under that point.

5. Notes to be taken when identifying elements infringing upon rights to industrial designs:

a/ A product/product part in question is regarded as a copy of a patented industrial design if such product/product part has a combination of visual design features (shape) incorporating all fundamental design features of the patented industrial design;

b/ A product/product part in question is regarded as a substantive copy of a patented industrial design if such product/product part has a combination of visual design features incorporating almost all fundamental design features of the patented industrial design and is distinctive only in design features which are not easy to recognize or memorize:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Fundamental design features of a patented industrial design are understood as easily recognizable and memorable design features which are used for distinguishing one industrial design in whole from another. The combination of fundamental design features may be three-dimensional configuration, lines, correlation between three-dimensional and/or lineal features, and colors identified on the basis of photos/drawings or the description of the industrial design attached to the industrial property patent.

6. Notes to be taken when identifying elements infringing upon rights to marks:

a/ Grounds for assessing the confusability of a sign with a protected mark include:

(i) The protection scope of the mark in whole or in part; similarity of the sign to the protected mark in whole and to its distinguishable parts, especially those which are highly impressive to consumers;

(ii) Relevance of goods or services in functions, utilities and ingredients: practices of trading, distribution, selection and use of goods and services; conditions, methods and places for goods or service sale, distribution, marketing, promotion or trading;

(iii) Characteristics of goods or service consumers; level of attention of consumers when selecting or purchasing goods or services;

(iv) Other criteria such as practical use and protection of similar marks for the same goods; impacts of other elements which indicate the relationship of goods or services in question with protected goods or services;

(v) Evidence of confusion consequences on consumers which can be used to support the assessment of the confusabilitv of the use of the sign though it is not mandatory in making conclusions on the confusabilitv of the use of the sign.

b/ Notes to be taken when identifying infringements of rights to marks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) In case of using a sign identical to a mark for similar or relevant goods or services; using a sign similar to a mark for goods or services identical or similar or relevant to goods or services on the list of goods or services bearing the mark identified in a mark registration certificate or an international registration certificate of a mark protected in Vietnam or in the WIPO Official Gazette of International Marks, it is necessary to assess the possibility of such sign to confuse consumers about goods and services bearing the mark.

c/ Notes to be taken when identifying infringements of rights to well-known marks:

(i) In case of using a sign identical or similar to a well-known mark or a sign interpreted or transcribed from a well-known mark for any goods or services, including those which are neither identical, similar nor relevant to goods or services on the list of goods and services bearing well-known marks, it is necessary to assess the possibility of such sign to mislead as to the origin of goods or services or the relationship between the sign user and the well-known mark owner;

(ii) If the use of a sign identical or similar to a well-known mark specified in Item (i), Point c, Clause 6 of this Article is not likely to mislead as to the origin of goods or services but gives a false impression on consumers of the relationship between the sign user and the well-known mark owner, such use is also regarded as infringement of industrial property rights;

(iii) Upon filing a written request for handling of an infringement of rights to a well-known mark, a rights holder shall provide evidence showing that such mark is already well-known in Vietnam according to the criteria specified in Article 75 of the Law on Intellectual Property, regardless of whether has been registered for protection in Vietnam;

(iv) Before deciding to carry out procedures for infringement handling, an agency competent to handle infringements shall base itself on the criteria specified in Article 75 of the Law on Intellectual Property to consider whether a mark is well-known in Vietnam. This agency may exchange expertise opinions with the National Office of Intellectual Property and consult an advisory council.

In case a well-known mark is recognized in Vietnam according to civil procedures or under a recognition decision of the National Office of Intellectual Property, the infringement-handling agency may base itself on relevant documents to consider recognizing such mark as well-known in Vietnam, provided such agency's recognition of the well-known mark is still appropriate at the time of requesting infringement handling.

7. Notes to be taken when identifying elements infringing upon rights to trade names:

a/ The ground for examining elements infringing upon rights to a trade name is the protection scope of such trade name identified on the basis of evidence of the lawful use of such trade name, identifying the business entity, business establishment, business activities and products or services bearing the trade name, specifically as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) The time of starling the use and the process of use: The trade name has been and is known to business partners and customers through goods, services or business activities (for example: it is currently used on goods, sale-purchase contracts, goods orders, business transaction documents, advertisement materials, customs declarations, tax receipts and other transaction documents).

b/ The business registration certificate, investment license, business eligibility certificate for conditional business lines, tax identification number registration or company charter is regarded as evidence of the lawfulness of business activities conducted under the trade name. The enterprise name staled in the above certificate or license may be regarded as a trade name only when there is documentary evidence showing that it is actually used in lawful business activities and satisfies the protection conditions specified in Articles 76, 77 and 78 of the Law on Intellectual Property.

c/ In case the use of a mark, industrial design, copyright, trade name or geographical indication leads to a conflict and gives rise to a dispute, the settlement of such conflict and dispute complies with Article 6 of the Law on Intellectual Property. Article 17 of amended Decree No. 103/2006/ND-CP, Article 29 of Decree No. 97/2010/ND-CP, and the following specific guidance:

(i) Based on documents and evidence proving the time of arising or establishment of rights on the principle that rights to a certain object arising or established earlier will be protected.

In case all involved parties have evidence proving that their rights arise or are established lawfully, they may exercise their rights within the scope and term of protection without infringing upon the State's interests, public interests, rights and legitimate interests of other institutions and individuals, and may not violate other relevant laws;

(ii) Based on the protection title, certificate or certification of a competent agency and relevant documents, contents of lawful contracts or agreements between the parties to identify the protection scope of an object which is protectable concurrently as different intellectual property objects;

(iii) In case a trade name or mark bearing a geographical name is used before the relevant geographical indication or mark bearing the geographical name is granted a protection title and these objects all satisfy the protection conditions specified by law, the bona fide use of such object is not regarded as an infringement under Point g or h, Clause 2, Article 125 of the Law on Intellectual Property.

d/ In case the concurrent use of the objects specified at Point c of this Clause affects the rights and interests of a third party, consumers and the society and there is an infringement handling request, the agency competent to handle infringements shall request the involved parties to reach agreement on and record in writing the conditions for and method of using of these objects according to the procedures specified in Clause 2, Article 29 of Decree No. 97/2010/ND-CP. The party that continues such use which is regarded as an infringement of industrial property rights of another party and does not enter into the agreement or fails to strictly implement the recorded agreement shall be sanctioned under Decree No. 97/2010/ND-CP.

8. Notes to be taken when identifying infringements of rights to geographical indications:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Infringing products or goods may be:

(i) A product of the same type bearing a sign identical to a protected geographical indication and manufactured in a location in the area subject to the protected geographical indication but not satisfying the condition of special quality bearing such geographical indication;

(ii) A product of the same type bearing a sign identical or similar to a protected geographical indication but not manufactured in a location in the area subject to the protected geographical indication, even if such product has corre­sponding parameters of quality, manufacturing process and product management;

(iii) A product of the same type bearing a sign identical or similar to a protected geographical indication, manufactured in a location in the area subject to the protected geographical indication and satisfying the special quality conditions, but its manufacturer is not licensed by the institution managing such geographical indication;

(iv) A similar product bearing a sign identical or similar to a protected geographical indication in order to take advantage of the well-known status and reputation of the geographical indication and/or misleading as to the geographical origin of the product, regardless of whether the manufacturing location of such product is in the area subject to the protected geographical indication.

9. Notes to be taken when identifying infringements of industrial property rights referred to in Clause 11, Article 11; Clause 10.Article 12; and Clause 7, Article 14 of Decree No. 97/2010/ND-CP:

a/ In case an organization or individual affixes an infringing sign on products or goods in the manufacturing process, a competent agency shall handle the infringer for the manufacturing act.

b/ In case an organization or individual does not carry out manufacturing activities but only affixes an infringing sign on products or goods or their packages, a competent agency shall handle the infringer for the act of affixing the infringing sign.

10. Notes to be taken when handling infringements of industrial property rights in exportation or transit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. The reuse, repair or recycling by an organization or individual of a product or product package bearing a mark, trade name or geographical indication already marketed by the rights holder to create another product is also regarded as an infringement of industrial properly rights or an act of unfair competition if such reuse, repair or recycling misleads consumers as to the commercial origin of the product, business entity, business activities or properties of the product as defined in relevant regulations on infringement of industrial property rights and unfair competition.

The provisions of this Clause do not apply in case products bear an explicit notification that they or their packages are reused, repaired or recycled and all signs likely to mislead consumers as to the commercial origin of products, business entities, business activities or properties of products as defined in relevant regulations on infringement of industrial property rights and unfair competition have been removed.

Article 9. Infringements referred to in Article 13 of Decree No. 97/2010/ND-CP

1. Infringements referred to in Article 13 of Decree No. 97/2010/ND-CP include cases in which organizations or individuals detect stamps, labels or articles bearing counterfeit marks or geographical indications which have not yet been affixed on products but there are sufficient grounds to believe that such stamps, labels or articles are to be affixed on products to be marketed (for example, under trading contracts, printing contracts, written declarations to competent agencies, or specimen packages or products affixed with infringing stamps, labels or articles which arc currently stored, transported or displayed for sale).

2. Other stamps, labels or articles referred to in Article 13 of Decree No. 97/2010/ND-CP are understood as stamps of various kinds of manufacturers, distributors or importers to be affixed on products, including quality control stamps; goods labels; decals; product packages; detachable product parts which cannot be independently circulated, on which counterfeit marks or geographical indications are printed, cast or embossed.

Article 10. Parallel importing

1. Parallel importing referred to in Clause 2, Article 28 of Decree No. 97/2010/ND-CP means importation by organizations or individuals of products already marketed overseas by their owners or licensed organizations or individuals, including licensees under compulsory licensing decisions, or persons with prior right to use industrial property objects, without the permission of industrial property rights holders.

2. Organizations and individuals that carry out parallel importing are not administratively sanctioned. Below arc some examples of parallel importing:

a/ Company A is the owner of an invention patent for product X currently under protection in Vietnam. Company A authorizes its agent being company B based in Vietnam to exclusively import and distribute product X in Vietnam. Company C purchases and imports into Vietnam product X manufactured and sold by company A in an overseas market without the permission of companies A and B;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Company A is the owner of mark Z protected for product T in a foreign country. Company A establishes a branch being company B in Vietnam and permits company B to file a registration application for and hold a registration certificate of mark Z for product T in Vietnam. Company C purchases and imports into Vietnam product T bearing mark Z manufactured and sold by company A in an overseas market without the permission of companies A and B.

Article 11. Unfair competition in the field of industrial properly referred to in Article 14 of Decree No. 97/2010/ND-CP

1. Using misleading trade indications

a/ Entitled to request the handling of the act of using misleading trade indications are business entities that have earlier used trade indications stipulated in Clause 2, Article 130 of the Law on Intellectual Property extensively and stably in their lawful business activities in Vietnam, and have their reputation and goods and services bearing those trade indications known to consumers:

b/ Trade indications stipulated in Clause 2, Article 130 of the Law on Intellectual Property include industrial property objects (mark, trade name and geographical indication) and the following objects:

(i) "Goods label" which is a handwritten or printed script, drawing or photo of words, graphics or images directly stuck, printed, attached to, cast, carved or engraved on goods or commercial packages of goods or on other materials affixed on goods or commercial packages of goods, showing fundamental and necessary information on goods to help consumers recognize, choose, consume and use these goods, manufacturers and traders advertise their goods, and functional agencies conduct inspection and control;

(ii) "Business slogan" which is a phrase appearing beside an enterprise name or a mark of an enterprise's product to emphasize the enterprise's business goal or principle or customers targeted by the product.

For example: Bitis': "Nang niu ban chan Viet" (Bitis': "Cosset Vietnamese feet"), or

Ca phe Trung Nguyen: "Khoi nguon sang tao" (Trung Nguyen coffee: "Source of creative inspiration");

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) "Goods package design" which is a design or pattern of goods packages, consisting of shapes, lines, graphics, words, numbers, colors, presentation, color mix, layout or a combination of these elements to create a particular impression or feature of goods packages.

c/ Misleading trade indication is a trade indication containing signs (constituents, presentation, combination of elements, colors and general impression on consumers) identical or confusingly similar to a corresponding trade indication of the rights holder requesting the handling of an unfair competition act which is used for identical or similar goods or services.

The use of such an indication aims to mislead consumers as to the business entity or activities or the commercial origin of goods or services, geographical origin, manufacturing method, properties, quality, quantity or other characteristics of goods or services, or goods or service provision conditions.

d/ An entity requesting the handling of unfair competition in using a misleading trade indication shall provide evidence to prove that:

(i) A business entity has used this trade indication widely and stably and is therefore known to many consumers in Vietnam, with such evidence as information on advertisement, marketing, display and exhibition; sales; quantity of sold products; system of distribution agents, joint ventures and partners; investment scale; evaluations of state agencies and the mass media, consumer picks and other information showing the reputation of the business entity associated with the trade indication in its business activities in Vietnam;

(ii) The party requested to be handled has used the misleading trade indication on goods, goods packages and means of business, service or advertisement;

(iii) The party requested to be handled continues to use the misleading trade indication despite having been requested by the rights holder to terminate such use or to change the indication.

2. Registering for holding the right to use or using domain names

a/ Entities that may request the handling of the act of registering for holding the right to use or using domain names are owners of marks, geographical indications or trade names that have used these objects widely and stably in their lawful business activities in Vietnam and have their well-known status and reputation as industrial property rights holders and their goods or services bearing those marks, geographical indications or trade names known to consumers in relevant sectors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Using Vietnam's national domain name ".vn" with wordings identical or confusingly similar to a mark, trade name or geographical indication currently protected and used for advertisement or introduction of products, offer for sale or sale of identical, similar or relevant goods or services on the website addressed by such domain name; causing confusion and harm to the reputation or material interests of the owner of such mark, trade name or geographical indication:

(ii) Registering for holding the right to use Vietnam's national domain name ".vn" with wordings identical or confusingly similar to a mark, trade name or geographical indication well-known or reputable in Vietnam but such domain name has not yet been used for any specific activities for more than one year and there is a ground to believe that the registration for holding the right to use such domain name is made only for resale for profits or to prevent the owner of such protected mark, trade name or geographical indication from registering the domain name.

c/ Entities requesting the handling of the act of registering for holding the right to use or using domain names which is regarded as an act of unfair competition in industrial property shall provide evidence to prove that:

(i) The rights holder has used a mark, geographical indication or trade name in a widespread and stable manner and has its well-known status and reputation as an industrial property rights holder and its goods or services bearing such mark, geographical indication or trade name known to consumers in Vietnam (possibly information on advertisement, marketing, display and exhibition; sales; quantity of products sold; system of distribution agents, joint ventures and associations; investment scale; evaluations of state agencies and the mass media, consumer picks and other information showing the well-known status and reputation of the business entity, goods or services bearing such mark, geographical indication or trade name) in its business activities in Vietnam;

(ii) The party requested to be handled has used the domain name on the Internet for advertisement or introduction of products, offer for sale or sale of identical, similar or relevant goods or services, causing harm to the reputation or material interests of the owner of the protected mark, trade name or geographical indication.

The party requested to be handled continues to use a misleading mark, trade name or geographical indication through such domain name despite having been notified and offered by the owner of such mark, trade name or geographical indication to reach agreement on reasonable conditions for such use, to which it does not consent;

(iii) The party requested to be handled has registered but failed to activate within one year the domain name with wordings identical to a mark, trade name or geographical indication which is in widespread use and well known and reputable in Vietnam and there is a ground to believe that this party has registered for holding the right to use the domain name only for resale for profits or to prevent the owner of such protected mark, trade name or geographical indication from registering the domain name, despite having been notified and offered by the industrial property rights holder to reach agreement on reasonable conditions for such use, to which it does not consent;

(iv) The party requested to be handled has no rights and legitimate interests related to the protected mark, geographical indication or trade name of the rights holder.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Infringement handling requests and accompanying evidence

1. Infringement handling requests must satisfy the conditions specified in Article 26 of Decree No. 97/2010/ND-CP.

2. Documents and evidence accompanying requests:

a/ Copies of certificates, protection titles and other documents arc considered valid if rights holders produce their originals for comparison or these copies are certified by competent agencies or agencies granting their originals. Dossier-receiving officers shall sign for certification in copies already compared with their originals for which certification of public notary offices or agencies having granted such certificates or titles is not required.

b/ Reports of rights holders (on turnover, reputation, advertisement, widely used evidence, copies of certificates and protection titles in other countries) to infringement-handling agencies are considered valid if these rights holders make commitments to taking legal responsibility for the contents and information of their reports and the reports bear their or their lawful representatives' signatures and seals (if any). For a multi-paper port, the right holder shall initial every page or append a seal (if any) on every two adjoining pages.

This provision also applies to documents provided by parties requested to be handled.

Article 13. Filing of infringement handling requests

1. In an infringement handling request, the rights holder may request the handling of:

a/ One or more than one infringement against one or more than one industrial property object committed by the same organization or individual;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ In case of requesting the handling of one or more than one organization or individual committing infringements in the same locality, the rights holder is required to file only one request with the competent agency in such locality:

d/ In case of requesting the handling of one or more than one organization or individual committing infringements in different localities, the right holder may file a request with the competent agency in each locality or with a central agency competent to handle infringements in these localities.

2. In case different agencies are competent to handle an infringement, the rights holder may choose one of them to file a handling request.

For example: The Inspectorate of the Ministry of Science and Technology, the Inspectorate of the Ministry of Information and Communications and the Vietnam Competition Authority are all competent to handle acts of unfair competition related to domain names. Rights holders may choose one of these agencies to file requests for administrative handling of acts of unfair competition related to domain names according to the order and procedures specified in Decree No. 97/2010/ND-CP.

3. In case a rights holder concurrently files a request with many competent agencies for handling of the same infringement, the agency that accepts the request first shall handle the infringement.

a/ Before accepting a case, if the request-receiving agency knows that another competent agency or a court has accepted this case, it shall notify its refusal to accept the request.

b/ After accepting a case and before inspecting, examining and handling an infringement, if the request-receiving agency knows that another competent agency has inspected, examined and handled the infringement or a court is handling the case, it shall notify its refusal to carry out infringement handling procedures.

c/ After conducting inspection and examination, if the infringement-handling agency knows that another agency has conducted inspection and examination, it shall request the latter to coordinate with it in the handling and agree to let either of them carry out sanctioning procedures. In case another agency has handled the infringement but the infringement-handling agency detects that an organization or individual is still committing this infringement at the time of inspection and examination, it shall handle the infringement with the aggravating circumstance of recidivism.

d/ In the course of infringement handling, if detecting signs of a crime, the infringement-handling agency shall transfer the case dossier to a competent investigative agency in the locality in which the infringement is committed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Powers of attorney for filing of infringement handling requests enclosed with these requests must satisfy the conditions specified in Article 25 of Decree No. 97/2010/ND-CP, with attention paid to the following cases:

1. In case an original power of attorney containing the authorization for carrying out procedures for infringement handling and industrial property rights protection and enforcement has been enclosed with the dossier previously filed with the same infringement-handling agency, the rights holder shall submit a copy and indicate where the original power of attorney is filed.

2. In case an original power of attorney containing the authorization for carrying out procedures for infringement handling and industrial property rights protection and enforcement has been submitted to the National Office of Intellectual Property or another competent agency, the rights holder shall submit a copy certified by the agency keeping the original power of attorney.

Article 15. Examination of infringement handling requests

1. In case an infringement handling request provides sufficient evidence of goods bearing a counterfeit industrial property object or infringing upon rights to a mark, geographical indication or industrial design, a competent agency shall coordinate with the rights holder in inspecting, examining and handling the infringement under Point d. Clause 2, Article 27 of Decree No. 97/2010/ND-CP.

2. In case an infringement handling request provides insufficient evidence of goods bearing a counterfeit industrial property object or infringing upon rights to a mark, geographical indication or industrial design: or for a request for handling an infringement against an invention, layout design, trade name or business secret; or a request for handling an act of unfair competition in industrial property, a competent agency may request the involved parties to provide information and evidence and give explanations within 10 days after the date fixed in the notice. If there is a plausible reason, it may request in writing a competent agency to extend the time limit for reply up to 30 days from the date fixed in the initial notice under Point c, Clause 2 and Point a, Clause 3, Article 27 of Decree No. 97/2010/ND-CP.

a/ In case the involved parties have given explanations at the request of the competent agency but new circumstances and evidence appear in the case, the competent agency may request them to give explanations and counter-explanations and provide additional evidence under Clause 6, Article 28 of Decree No. 97/ 2010/ND-CP within the time limit prescribed above.

The involved parties may provide to the competent agency written expertise opinions of the state management agency in charge of industrial property, written conclusions of industrial property assessment, the dispute settlement decision, decisions on the handling of related or similar infringements of competent agencies, and other documents and evidence to support their requests, arguments and explanations and clarify the circumstances of their case.

b/ In case written explanations of the involved parties cannot help clarify the circumstances of their case and at the request of one party or parties, the competent agency shall work directly with these parties. The minutes of this working session recording opinions of the involved parties shall be regarded as an evidence for settling the case;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Provision of information for infringement handling

1. At the request of industrial property rights holders or persons competent to settle disputes or sanction infringements from other agencies or institutions under Clause 5, Article 28 of Decree No. 97/2010/ND-CP, the agency with infringement handling competence shall provide copies of minutes, documents, samples and photos related to the infringement handling, provided that the provision of such information and documents does not affect the effectiveness of the case settlement and such information and documents are not confidential as prescribed by law.

2. In case of receiving infringement handling requests specified in Article 26 of Decree No. 97/2010/ND-CP, the agency with sanctioning competence shall send written conclusions, sanctioning decisions, or notices of refusal or suspension of the infringement handling to infringement handling requesters according to the procedures specified in Clause 4, Article 33 of Decree No. 97/2010/ND-CP.

Article 17. Coordinated handling of infringements related to enterprise names

1. When receiving a request for handling an act of infringing upon industrial property rights to a mark, geographical indication or trade name or an act of unfair competition in industrial property related to an enterprise name, a competent agency may request the party requested to be handled to provide information, documents and evidence and give explanations under Point a, Clause 3, Article 27 of Decree No. 97/2010/ND-CP, or conduct inspection, examination, verification or collection of evidence. After examining documents and evidence, this agency shall issue one of the following documents:

a/ A written conclusion on whether or not the use of the enterprise name infringes upon industrial property rights, which assesses and concludes whether or not the enterprise name contains elements infringing upon the rights to a protected mark, geographical indication or trade name, and whether or not the use of the enterprise name on goods, means of business or service, signboards or transaction documents in the related business sector is regarded as an act infringing upon industrial property rights or of unfair competition;

b/ A decision on sanctioning of administrative violation according to its competence, stating the forcible change of the infringing enterprise.

2. In case the agency competent to handle infringements issues a written conclusion that the use of the enterprise name constitutes an infringement under Point a, Clause 1 of this Article, it shall send such conclusion to the rights holder and the infringer and create conditions for them to reach agreement or negotiate within 15 days after receiving the written conclusion;

a/ In case the involved parties are able to reach agreement and propose an appropriate measure to settle their case under the intellectual properly law which does not affect the rights and interests of a third party, consumers and society under Clause 2, Article 29 of Decree No. 97/2010/ND-CP, the competent agency shall issue a notice acknowledging the agreement and terminate the settlement of the case;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ In case the enterprise with the infringing name fails to change its name under Point a of this Clause, the business registry office shall notify such to the competent agency to conduct inspection, examination and handling under Decree No. 97/2010/ND-CP.

3. In case the agency competent to handle infringements issues a decision on sanctioning of administrative violation under Point b, Clause 1 of this Article:

a/ It shall send such decision to the involved parties and the business registry office to request the enterprise with the infringing name to change its name under Article 17 of Decree No. 43/2010/ND-CP;

b/ In case the enterprise with the infringing name fails to change its name under Point a of this Clause, the business registry office shall base itself on the sanctioning decision to publish information on the sanctioning of the enterprise on the national enterprise registration portal.

Article 18. Coordinated handling of infringements related to domain names

1. When receiving a request for handling an act of unfair competition related to a domain name, the agency competent to handle infringements may request the party requested to be handled to provide information, documents and evidence and give explanations under Point a. Clause 3, Article 27 of Decree No. 97/2010/ ND-CP, or conduct inspection, examination, verification or collection of evidence. After examining documents and evidence, this agency shall issue one of the following documents:

a/ A written conclusion on whether or not the domain name is identical or confusingly similar to a protected mark or trade name of another entity or a geographical indication which this party has no right to use; and whether or not the registration for holding the right to use or using the domain name is regarded as an act of unfair competition in industrial property;

b/ A decision on sanctioning of administrative violation according to its competence, slating the revocation of the infringing domain name.

2. In case the competent agency issues a written conclusion that the domain name is infringing under Point a, Clause 1 of this Article, it shall send such conclusion to the rights holder and infringer and create conditions for these parties to reach agreement and negotiate within 30 days after receiving such conclusion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ In case the involved parties fail to reach agreement within the prescribed time limit, the competent agency shall inspect, examine and handle the infringement.

3. In case the competent agency issues a decision on sanctioning of administrative violation staling the revocation of the infringing domain name, if the party obliged to execute such decision or a decision on handling of competition case fails to voluntarily do so within one year after such decision takes effect, the competent agency shall send a written request to the Vietnam Internet Network Information Center to revoke the domain name. The order and procedures for revoking domain names comply with the laws on information technology, telecommunications and the Internet and the Ministry of Information and Communications' regulations on management and use of Internet resources.

Article 19. Coordinated handling of infringements related to products and goods which might affect health, the environment and social safety

1. When receiving an infringement handling request or upon detecting an act infringing upon industrial properly rights related to products and goods which might affect health, the environment and social safety specified at Point b, Clause 3, Article 24 of Decree No. 97/2010/ ND-CP, an agency competent to handle with infringements may request the party requested to be handled to provide information, documents and evidence and give explanations under Point a. Clause 3, Article 27 of Decree No. 97/2010/ND-CP, or coordinate with the rights holder in conducting inspection, examination, verification and collection of evidence. After examining documents and evidence, this agency shall issue one of the following documents:

a/A written conclusion on an infringement of industrial property rights;

b/ A decision on sanctioning of administrative violation according to its competence.

2. In case the competent agency issues a written conclusion on an infringement of industrial property rights mentioned at Point a. Clause I of this Article, it shall send such conclusion to the rights holder and infringer and create conditions for them to reach agreement or negotiate within 30 days after receiving such conclusion.

a/ In case the involved parties are able to reach agreement and propose an appropriate measure to settle their case under the intellectual property law which does not affect the rights and interests of a third party, consumers and the society under Clause 2, Article 29 of Decree No. 97/2010/ND-CP, the competent agency shall issue a notice acknowledging the agreement and terminate the settlement of the case;

b/ In case the involved parties fail to reach agreement within the prescribed time limit, the competent agency shall inspect, examine and handle the infringement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Handling of cases involving disputes

1. When a dispute specified in Clause 1, Article 29 of Decree No. 97/2010/ND-CP arises, an agency competent to accept the case may request the state management agency in charge of intellectual property to clarify the legal status of industrial property rights, specifically as follows:

a/ Information on ownership right, use right and transfer or licensing of rights to the object currently subject to a dispute, complaint to denunciation;

b/Scope of protection of relevant industrial property rights; scope of and conditions for application of regulations on cases not regarded as infringements of industrial property rights;

c/ Possibility of terminating or invalidating the protection title or changing the scope of protection of related industrial property rights.

2. Cessation of infringement handling when a dispute specified at Point a. Clause 2. Article 30 of Decree No. 97/2010/ND-CP arises:

a/ The competent agency may consider ceasing the infringement handling after accepting an infringement handling request in the following cases:

(i) When it receives from an agency competent to carry out rights establishment procedures a notice of acceptance of a request for termination or invalidation of a protection title, a complaint about the protection scope of industrial property rights to the object stated in the infringement handling request; or a court's decision on acceptance of an infringement case; or a complaint about or a dispute over industrial property rights to the object stated in the infringement handling request;

(ii) When it finds that the case is related to a contractual dispute between the involved parties over the right to use the industrial property object.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The competent agency shall request the rights holder to give explanations and make commitments under Point b, Clause 1, Article 29 of Decree No. 97/2010/ND-CP and consider handling the infringement based on the following grounds:

a/ The party requested to be handled for infringement has filed a request for termination or invalidation of the protection title but the competent agency has not yet accepted such request:

b/ The party requested to be handled for infringement has filed an application for registration of protection of the object stated in the infringement handling request with the agency establishing industrial properly rights but has not yet obtained a decision on the grant of a protection title;

c/ The infringement handling requester requests further handling and commits to paying compensations under Point b, Clause 2, Article 35 of Decree No. 97/2010/ND-CP in case the decision on sanctioning of administrative violation is modified, cancelled or invalidated under a dispute settlement decision of a competent agency.

4. Refusal to handle infringements

Before issuing a notice of acceptance of an infringement handling request, if the infringement handling agency receives a written notice of request acceptance of a competent agency specified at Point a, Clause 2 of this Article, it shall issue a notice of refusal to handle the infringement under Point a. Clause 1, Article 30 of Decree No. 97/2010/ND-CP.

Article 21. Collection, remittance, management and use of fines paid for administrative violations

The collection, remittance, management and use of fines paid for administrative violations in industrial property and issuance of fine receipts comply with Decree No. 124/2005/ND-CP of October 6,2005, providing fine receipts, management and use of fines for administrative violations and the Ministry of Finance's Circular No. 47/2006/TT-BTC of March 31, 2006, guiding a number of provisions of Decree No. 124/2005/ND-CP.

Article 22. Responsibility of rights holders to support the inspection, examination, verification and handling of infringements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Support funds for the investigation, verification and collection of evidence and disposal of material evidence and means used in industrial property infringements referred to in Clause 1 of this Article shall be regarded as reasonable expenses for the protection of industrial property rights and accounted as production costs under Article 32 of amended Decree No. 103/2006/ND-CP

3. Agencies competent to handle infringements shall use support funds on the following principles:

a/ Using these funds only for cooperation and assistance activities proposed by rights holders that file infringement handling requests, provided that these cooperation and assistance activities are not against the law;

b/ Assuring these funds are transparently used and are not paid for expenses covered by the state budget, and keeping separate accounting books to monitor them;

c/ At the end of a fiscal year, reporting the use of these funds to immediate superior finance agencies for monitoring and control.

Chapter IV

EFFECT

Article 23. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing. Pending cases as of the effective date of this Circular shall be handled under this Circular.

Any problems or difficulties arising the course of implementation should be reported to the Ministry of Science and Technology for timely consideration and settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

MINISTER OF SCIENCE AND TECHNOLOGY




Nguyen Quan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 37/2011/TT-BKHCN ngày 27/12/2011 hướng dẫn Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.486

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.239.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!