BỘ
CÔNG AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
08/2012/TT-BCA
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2012
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh vệ năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 128/2006/NĐ-CP
ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Pháp lệnh Cảnh vệ;
Căn cứ Nghị định số
77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số
151/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về quyền hạn,
trách nhiệm của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Thông tư Quy định về Giấy bảo vệ đặc biệt trong Công an nhân dân như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về Giấy bảo vệ
đặc biệt; thẩm quyền ký, cấp, thu hồi và đối tượng được cấp, sử dụng Giấy bảo vệ
đặc biệt trong Công an nhân dân; trách nhiệm của sỹ quan cảnh vệ; trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện yêu cầu của sỹ quan Cảnh vệ sử dụng
Giấy bảo vệ đặc biệt khi thực hiện công tác cảnh vệ.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với sỹ quan
Cảnh vệ và người có thẩm quyền ký, cấp, thu hồi, quản lý, bảo quản Giấy bảo vệ
đặc biệt trong Công an nhân dân; cơ quan, tổ chức, cá nhân đang hoạt động, sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Giấy bảo vệ đặc biệt là
giấy do người có thẩm quyền cấp cho sỹ quan Cảnh vệ trong Công an nhân dân để
thực hiện công tác cảnh vệ.
2. Sỹ quan cảnh vệ là Tư lệnh
và các Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; sỹ quan bảo vệ tiếp cận các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ quy định tại Pháp
lệnh Cảnh vệ; Chỉ huy Phòng Tổng hợp, Phòng Tham mưu, Phòng Bảo vệ lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Phòng Bảo vệ mít tinh, hội nghị và khách quốc tế, Phòng Kỹ thuật bảo
vệ, Phòng Bảo vệ 180 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
3. Yêu cầu cảnh vệ là yêu cầu
của sỹ quan Cảnh vệ đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi thực hiện công
tác cảnh vệ nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ.
4. Đối tượng cảnh vệ là những
cá nhân, mục tiêu bảo vệ quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh Cảnh
vệ năm 2005.
Điều 4. Nguyên
tắc cấp và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cấp đúng đối tượng.
3. Sử dụng đúng mục đích.
Điều 5. Cách
hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm giả, sửa chữa, tiêu hủy, chiếm
đoạt, mua bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, cấp, thu hồi, sử dụng trái phép Giấy
bảo vệ đặc biệt.
2. Lợi dụng Giấy bảo vệ đặc biệt
vào mục đích cá nhân; sử dụng ngoài mục đích cảnh vệ.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
6. Hình thức của Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Chiều dài: Mười Xentimét (10
cm); chiều rộng: Bảy Xentimét (07 cm).
2. Mặt trước có nền đỏ tươi, xung
quanh có viền vàng. Phía trên có hai dòng chữ theo thứ tự từ trên xuống: “CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và: “SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM”. Dòng chữ:
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 9, kiểu
chữ đứng, đậm; dòng chữ: “SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM” được trình bày bằng
chữ in hoa, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm. Ở giữa có in hình phù hiệu Công an
nhân dân. Phía sau phù hiệu là mũi tên màu vàng chỉ theo hướng từ trái sang phải.
Phía dưới có hai dòng chữ theo thứ tự từ trên xuống: “GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT” và:
“SPECIAL PROTECTION CARD”. Dòng chữ: “GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT” được trình bày bằng
chữ in hoa, cỡ chữ 20, kiểu chữ đứng, đậm; dòng chữ: “SPECIAL PROTECTION CARD”
được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm.
3. Mặt sau có các vân nhỏ in trên nền
xanh nhạt, in chìm hình phù hiệu Công an nhân dân, xung quanh có viền màu xanh.
Phía trên có hai dòng chữ theo thứ tự từ trên xuống: “THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH
VỆ” và “IMMEDIATELY PERFROM PROTECTION COMMAND”. Dòng chữ: “THỰC HIỆN NGAY YÊU
CẦU CẢNH VỆ” được đặt canh giữa, chữ in hoa, cỡ chữ 13,6, kiểu chữ đứng, đậm;
dòng chữ: “IMMEDIATELY PERFROM PROTECTION COMMAND” được đặt canh giữa, chữ in
hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm. Phía dưới bên phải có bốn dòng chữ theo thứ
tự từ trên xuống: “Hà Nội, ngày … tháng … năm…”; “Hanoi, date … month … year…”;
“BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN”; “MINISTER OF PUBLIC SECURITY”. Dòng chữ: “Hà Nội, ngày…
tháng… năm…” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 9, kiểu chữ nghiêng;
dòng chữ: “Hanoi, date… month… year…” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ
8, kiểu chữ nghiêng; dòng chữ: “BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN” được trình bày bằng chữ
in hoa, cỡ chữ 9, kiểu chữ đứng, đậm; dòng chữ: “MINISTER OF PUBLIC SECURITY”
được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 7,5, kiểu chữ đứng, đậm. Có chữ ký của Bộ
trưởng Bộ Công an và đóng dấu của Bộ Công an. Phía dưới bên phải có dòng: “Số:…”
được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 9, kiểu chữ nghiêng. Tem bảo mật của
Bộ Công an được trình bày ở chính giữa.
Điều 7. Thẩm
quyền ký, cấp, thu hồi và thời hạn sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Bộ trưởng Bộ Công an ký Giấy bảo
vệ đặc biệt và ủy quyền cho Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ cấp, thu hồi.
2. Giấy bảo vệ đặc biệt được thu hồi
trong trường hợp sỹ quan Cảnh vệ thôi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ, vi phạm quy định
về quản lý và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt hoặc Giấy bảo vệ đặc biệt hết thời hạn
sử dụng.
3. Thời hạn sử dụng của Giấy bảo vệ
đặc biệt là 5 năm kể từ ngày ký.
Điều 8. Đối tượng
được cấp Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh vệ khi
thực hiện công tác cảnh vệ.
2. Sỹ quan bảo vệ tiếp cận các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ quy định tại
Pháp lệnh Cảnh vệ năm 2005.
3. Chỉ huy Phòng Tổng hợp, Phòng
Tham mưu, Phòng Bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phòng Bảo vệ mít tinh, hội nghị
và khách quốc tế, Phòng Kỹ thuật bảo vệ, Phòng Bảo vệ 180 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh
vệ khi thực hiện công tác cảnh vệ.
Điều 9. Thủ tục
cấp, thu hồi Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Đối tượng được cấp Giấy bảo vệ đặc
biệt quy định tại Điều 8 Thông tư này phải có đề xuất cấp Giấy bảo vệ đặc biệt
trình Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ xem xét, quyết định.
Riêng sỹ quan bảo vệ tiếp cận phải
có đề xuất cấp Giấy bảo vệ đặc biệt và được chỉ huy đơn vị trực tiếp quản lý
xác nhận trước khi trình Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ xem xét, quyết định.
2. Phòng Tham mưu thuộc Bộ Tư lệnh
Cảnh vệ có trách nhiệm tập hợp đề xuất cấp Giấy bảo vệ đặc biệt, lập danh sách,
trình Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ xem xét, quyết định.
3. Trường hợp sỹ quan Cảnh vệ được
cấp Giấy bảo vệ đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ theo kỳ cuộc thì khi hết
kỳ cuộc bảo vệ phải nộp lại Giấy cho đơn vị đã cấp.
Trường hợp Giấy bảo vệ đặc biệt được
cấp cho sỹ quan bảo vệ tiếp cận thi khi sỹ quan bảo vệ tiếp cận thôi thực hiện
công tác cảnh vệ hoặc Giấy bảo vệ đặc biệt hết thời hạn sử dụng thì người được
cấp Giấy phải nộp lại Giấy cho đơn vị đã cấp.
Trường hợp vi phạm quy định về sử dụng
Giấy bảo vệ đặc biệt thì Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ ra quyết định thu hồi. Người
vi phạm có trách nhiệm nộp lại Giấy cho đơn vị đã cấp.
4. Việc cấp, thu hồi Giấy bảo vệ đặc
biệt được thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của bên giao và bên nhận.
Điều 10. Quyền
hạn và trách nhiệm của sỹ quan Cảnh vệ được cấp Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Sỹ quan Cảnh vệ được cấp Giấy bảo
vệ đặc biệt khi thực hiện công tác cảnh vệ có các quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 128/2006/NĐ-CP ngày 27
tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Cảnh vệ.
2. Sỹ quan Cảnh vệ được cấp Giấy bảo
vệ đặc biệt có trách nhiệm:
a) Bảo quản và sử dụng Giấy bảo vệ
đặc biệt đúng mục đích;
b) Đề xuất cấp Giấy bảo vệ đặc biệt
mới 3 tháng trước khi Giấy cũ hết thời hạn sử dụng;
c) Báo ngay thủ trưởng đơn vị trực
tiếp quản lý biết trong trường hợp bị mất Giấy bảo vệ đặc biệt.
Điều 11. Xử lý
vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt
Người thực hiện hành vi vi phạm các
quy định về cấp, thu hồi, quản lý, bảo quản, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành
chính hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Điều 12. Trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của sỹ quan Cảnh vệ sử dụng Giấy bảo vệ đặc
biệt khi thực hiện công tác cảnh vệ; phối hợp với sỹ quan cảnh vệ bảo đảm an
toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
Chương 3.
HIỆU LỰC THI
HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 22 tháng 3 năm 2012.
Điều 14. Tổ chức
thực hiện
1. Tổng cục trưởng các tổng cục, Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện Thông tư.
Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ (để biết);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để biết);
- Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Công báo;
- Lưu: VT, K10, V11, V19.
|
BỘ
TRƯỞNG
Thượng tướng Trần Đại Quang
|