BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
04/2011/TT-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM
ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ- CP ngày 19
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông
tư này Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo
trình giáo dục đại học
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực
kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- UBVHGDTTN, NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận;
-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Như điều 3;
- Bộ Tư pháp (Cục K.tr.VBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 1 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản
này quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo
trình giáo dục đại học, sau đây gọi chung là giáo trình.
2. Quy định
này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng (sau
đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Quy định
này không áp dụng đối với việc tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng
chung cho các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.
Điều 2. Giáo trình dùng trong các cơ sở giáo dục đại học.
1. Giáo trình
phục vụ cho việc giảng dạy, chuẩn bị bài giảng của giảng viên và học tập của
sinh viên đối với các môn học có trong chương trình đào tạo
2. Giáo trình
do cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn đối với trình
độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ
Điều 3. Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình
1. Ngôn ngữ
dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt.
2. Giáo trình
một số môn học của cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình tiên tiến,
chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, chương trình liên kết đào
tạo với nước ngoài và một số chương trình đào tạo khác giảng dạy bằng tiếng nước
ngoài được biên soạn bằng tiếng nước ngoài.
Điều 4. Yêu cầu đối với giáo trình
1. Giáo trình
cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong
chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng
đào tạo.
2. Nội dung
giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến
thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành.
3. Kiến thức
trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận
và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của
khoa học và công nghệ.
4. Những nội
dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có
nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả
theo quy định hiện hành.
5. Cuối mỗi
chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập,
định hướng thảo luận và bài tập thực hành.
6. Hình thức
và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể
của cơ sở giáo dục đại học.
Điều 5. Sử dụng giáo trình
1. Cơ sở giáo
dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình để sử dụng, đảm bảo mỗi
môn học có ít nhất một giáo trình phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và
học tập của sinh viên.
2. Các giáo
trình đã xuất bản, cơ sở giáo dục đại học có thể bán, cho thuê, cho mượn,… để
phục vụ giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên theo Luật xuất bản và các quy định hiện hành.
Điều 6. Kinh phí biên soạn, lựa chọn, thẩm định và duyệt giáo
trình
Thủ trưởng cơ
sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm về kinh phí tổ chức biên soạn, lựa chọn,
thẩm định và duyệt giáo trình theo quy định hiện hành.
Chương II
BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊNH NỘI
DUNG GIÁO TRÌNH
Điều 7. Quy trình tổ chức biên soạn giáo trình
1. Trên cơ sở
đề nghị của Khoa, Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức biên soạn giáo trình để phục vụ
giảng dạy, học tập cho các môn học trong chương trình đào tạo của Khoa.
2. Hội đồng
Khoa học-Đào tạo Khoa đề xuất với Hiệu trưởng thành lập Ban biên soạn giáo
trình hoặc giao nhiệm vụ trực tiếp cho cá nhân nhà khoa học có trình độ, đúng
chuyên môn và kinh nghiệm biên soạn giáo trình.
3. Ban biên
soạn giáo trình hoặc cá nhân nhà khoa học chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo đề
cương chi tiết giáo trình môn học và báo cáo Hội đồng Khoa học-Đào tạo Khoa.
4. Hiệu trưởng
duyệt đề cương chi tiết giáo trình môn học và giao nhiệm vụ cho Ban biên soạn
hoặc cá nhân nhà khoa học thực hiện biên soạn giáo trình.
5. Ban biên
soạn giáo trình hoặc cá nhân nhà khoa học chịu trách nhiệm biên soạn giáo trình
theo đề cương đã được duyệt.
6. Hiệu trưởng
quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình. Hội đồng thẩm định giáo
trình tổ chức thẩm định giáo trình đã biên soạn, báo cáo ý kiến đánh giá của Hội
đồng lên Hiệu trưởng.
7. Căn cứ vào
ý kiến của Hội đồng thẩm định, Hiệu trưởng xem xét, quyết định đưa giáo trình
in ấn, xuất bản.
8. Hàng năm,
trên cơ sở đề xuất của Khoa, Hiệu trưởng xem xét, quyết định việc tiếp thu, chỉnh
lý giáo trình đang sử dụng cho phù hợp với thực tiễn.
Điều 8. Thành phần Ban biên soạn giáo trình
1. Thành phần
Ban biên soạn giáo trình gồm có:
a) Chủ biên
hoặc đồng chủ biên và các thành viên (nếu có). Chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo
trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ
phải có chức danh giáo sư, phó Giáo sư hoặc trình độ tiến sỹ thuộc chuyên ngành
của giáo trình đó.
Đối với giáo
trình trình độ cao đẳng, trong trường hợp không có tiến sĩ cùng chuyên ngành
thì chủ biên hoặc đồng chủ biên tối thiểu phải có trình độ thạc sỹ.
b) Các thành
viên tham gia Ban biên soạn giáo trình phải có chuyên môn phù hợp với nội dung
giáo trình và đang trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ hoặc
các nhà khoa học có uy tín đang tham gia thỉnh giảng tại trường và do Hiệu trưởng
quyết định.
2. Hiệu trưởng
quyết định số lượng thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình hoặc cá nhân
nhà khoa học biên soạn giáo trình.
3. Hiệu trưởng
quy định thành phần, tổ chức và hoạt động của Ban biên soạn giáo trình bằng văn
bản.
Điều 9. Nhiệm vụ và quyền của chủ biên/đồng chủ biên
1. Tổ chức
biên soạn giáo trình theo đúng đề cương giáo trình đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
2. Chịu trách
nhiệm về nội dung khoa học của giáo trình, tiếp thu, sửa chữa nội dung giáo
trình theo góp ý của các nhà khoa học và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định.
3. Đề xuất với
Hiệu trưởng thay thế hoặc bổ sung thành viên tham gia biên soạn giáo trình khi
thấy cần thiết.
4. Được hưởng
các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và các chính sách của cơ sở
giáo dục đại học đối với việc biên soạn giáo trình.
Điều 10. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của tác giả
1. Trách nhiệm,
nghĩa vụ:
a) Tác giả chịu
trách nhiệm về nội dung khoa học của giáo trình, chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên
môn của chủ biên hoặc đồng chủ biên và Hội đồng Khoa học-Đào tạo Khoa trong quá
trình biên soạn giáo trình và về bản quyền tác giả theo quy định hiện hành của
Nhà nước;
b) Tác giả có
nghĩa vụ tuân thủ các phân công công việc của chủ biên, đảm bảo trung thực và
làm việc khoa học đối với phần được phân công viết, đảm bảo thực hiện đúng tiến
độ thời gian, sử dụng ngôn ngữ, văn phong,… thống nhất chung của toàn bộ giáo
trình, thực hiện biểu quyết theo đa số.
2. Quyền lợi:
a) Tác giả được
hưởng các chế độ nhuận bút, bản quyền tác giả theo quy định hiện hành của Nhà
nước;
b) Tác giả được
ưu tiên khai thác những tài liệu, cơ sở dữ liệu các loại của cơ sở giáo dục đại
học;
c) Tác giả được
quyền góp ý về cấu trúc, nội dung của các phần không được phân công viết trong
giáo trình nhưng phải tuân thủ quyết định của chủ biên hoặc đồng chủ biên.
Điều 11. Tổ chức thẩm định giáo trình
1. Hiệu trưởng
quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình để thẩm định giáo trình.
2. Số lượng
thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng quyết định, trong đó có
1 Chủ tịch Hội đồng, 2 phản biện, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên. Tham gia Hội
đồng thẩm định giáo trình phải có ít nhất 02 thành viên ngoài trường, đại diện
cho đơn vị sử dụng lao động.
3. Thành viên
Hội đồng thẩm định phải là những người có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo
trình, là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và kinh nghiệm
giảng dạy đại học.
4. Hội đồng
thẩm định tổ chức thẩm định và đề xuất với chủ biên/đồng chủ biên hoặc cá nhân
các nhà khoa học tham gia biên soạn giáo trình xem xét, chỉnh sửa, hoàn thiện giáo
trình. Hội đồng có thể mời một số thành viên đại biểu ngoài Hội đồng tham dự
phiên họp thẩm định.
5. Quy định về
tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng quy định
bằng văn bản.
Chương III
LỰA CHỌN VÀ DUYỆT GIÁO
TRÌNH
Điều 12. Tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình
Các cơ sở
giáo dục đại học không đủ điều kiện tổ chức biên soạn giáo trình thì Hiệu trưởng
tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình phù hợp với chương trình trình đào tạo để
làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Điều 13. Quy trình lựa chọn, duyệt giáo trình
1. Hội đồng
Khoa học-Đào tạo Khoa đề xuất danh mục các giáo trình cần đưa vào giảng dạy, học
tập theo chương trình đào tạo để trình Hiệu trưởng xem xét, tổ chức lựa chọn
giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo.
2. Hiệu trưởng
thành lập Hội đồng lựa chọn giáo trình, duyệt danh mục giáo trình để đưa vào sử
dụng chính thức trong nhà trường.
3. Căn cứ ý
kiến của Hội đồng lựa chọn giáo trình, Hiệu trưởng xem xét và quyết định chọn
giáo trình đã lựa chọn để phục vụ giảng dạy, học tập.
4. Hiệu trưởng
có trách nhiệm xin phép chủ biên, tập thể tác giả hoặc cá nhân nhà khoa học và
cơ sở đào tạo đã biên soạn giáo trình để được sử dụng giáo trình theo quy định
của pháp luật về quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ.
5. Hiệu trưởng
quy định số lượng thành viên hội đồng và tổ chức hoạt động của Hội đồng lựa chọn
giáo trình bằng văn bản.
Chương IV
KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều 14. Kiểm tra
Bộ Giáo dục
và Đào tạo tổ chức kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về
công tác chỉ đạo, tổ chức biên soạn, lựa chọn, duyệt và thẩm định giáo trình của
đơn vị theo quy định này.
Điều 15. Khen thưởng
Các cơ sở
giáo dục đại học, các cá nhân thực hiện tốt Thông tư này, có nhiều đóng góp
trong việc tổ chức, tham gia biên soạn, nâng cao chất lượng giáo trình được xét
khen thưởng theo quy định của luật thi đua, khen thưởng.
Điều 16. Xử lý khiếu nại
Trong quá
trình sử dụng giáo trình, nếu xảy ra khiếu nại về bản quyền, nội dung khoa học
thì Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học xem xét và xử lý theo quy định hiện hành.