BỘ TÀI CHÍNH-BỘ
TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
136/2012/TTLT-BTC-BTP
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 08 năm 2012
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH VIỆC LẬP DỰ
TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ LÂM
VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
Căn cứ Luật Thi hành
án dân sự;
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số
118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số
17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số
58/2009/NĐ-CP ngày 1/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số
67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản
đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý
tài sản;
Bộ trưởng Bộ Tài chính
và Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch quy định việc lập, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
và kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản như sau:
Điều
1. Quy định chung
1. Thông tư này hướng dẫn
việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan
thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản (sau đây gọi tắt là Tổ quản lý, thanh lý tài sản).
Đối với kinh phí thực hiện
cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp.
2. Nguồn kinh phi bảo đảm
cho hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự gồm:
a) Ngân sách nhà nước.
b) Khoản tiền phí thi
hành án đơn vị được sử dụng và nguồn phí được điều hòa sau khi thanh toán các
khoản theo quy định của Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày
22/9/2010 hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân
sự.
c) Khoản tiền đặt trước của
người từ chối mua tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị
định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản
sau khi trừ các khoản chi phí đấu giá đề nghị được bổ sung vào kinh phí giao thực
hiện chế độ tự chủ của đơn vị.
d) Các nguồn thu khác
theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Theo quy định tại khoản 8 Điều 20 Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của
Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và
tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, kinh phí bảo đảm hoạt động
của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được lấy từ nguồn thu của doanh nghiệp, hợp
tác xã phá sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản được tạm ứng chi từ cơ quan thi
hành án dân sự. Khi thu được tiền từ xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
phá sản, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả các khoản tiền đã tạm ứng để
chi phí cho hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
4. Kinh phí hoạt động của
cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải được sử dụng
đúng mục đích, đúng đối tượng theo tiêu chuẩn chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành, thực hiện chế độ báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định của
pháp luật.
Điều
2. Nội dung chi, mức chi hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
1. Nội
dung chi:
a) Các khoản chi thanh
toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương
(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp), tiền
thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.
b) Chi thanh toán dịch vụ
công cộng, chi vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, chi phí
thuê mướn, chi mua sách báo, tài liệu phục vụ công tác.
c) Chi hội nghị, công tác
phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước
ngoài vào Việt Nam, chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên
môn.
d) Các khoản chi nghiệp vụ
chuyên môn, gồm:
- Chi trang phục cho các
cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
- Chi tàu xe đi lại, phụ
cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ cho những người không hưởng lương ngân sách nhà
nước tham gia công tác xác minh thi hành án và thông báo thi hành án theo yêu cầu
của cơ quan thi hành án dân sự;
- Chi thuê người dẫn đường
trong quá trình thực hiện xác minh, thông báo thi hành án. Chi thuê phiên dịch
tiếng dân tộc trong trường hợp đương sự là người dân tộc thiểu số của Việt Nam
mà không biết tiếng Việt và trường hợp đương sự là người nước ngoài;
- Chi thuê phương tiện,
thiết bị bảo vệ, y tế;
- Chi phí thuê phòng chống
cháy nổ (nếu có);
- Chi thuê địa điểm,
phương tiện bán tài sản, hàng hóa; thuê công ty bán đấu giá tài sản theo hợp đồng
(nếu có);
- Chi thuê bảo quản vật
chứng, tài sản thi hành án dân sự;
- Chi tiêu hủy vật chứng,
tài sản:
+ Chi bồi dưỡng cho Hội đồng
tiêu hủy vật chứng;
+ Chi thuê chuyên gia, tổ
chức để thực hiện tiêu hủy vật chứng, tài sản đối với trường hợp tiêu hủy các
loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các
trang thiết bị chuyên dùng để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không
làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy theo quy định tại khoản
2 Điều 19 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP;
+ Chi phí vận chuyển vật
chứng, tài sản đến nơi tiêu hủy; chi thuê địa điểm tiêu hủy, mua nhiên liệu,
các khoản chi khác phục vụ cho việc tiêu hủy.
- Chi thuê giám định, xác
minh giá trị tài sản thi hành án dân sự;
- Chi thông báo về thi
hành án dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí gửi bưu điện,
bưu phẩm, thông báo trực tiếp;
- Chi thuê chuyên gia tư
vấn đối với vụ án phức tạp. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm
xác định các vụ án phức tạp cần thuê chuyên gia tư vấn;
- Chi bồi dưỡng cho Hội đồng
kê biên khẩn cấp khi tiến hành kê biên khẩn cấp theo yêu cầu của Tòa án;
- Các nội dung chi do
ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện
theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số
184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn
cơ chế quản lý tài chính về kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Chi bồi dưỡng cho các đối
tượng tham gia công tác thi hành án dân sự;
- Các khoản chi nghiệp vụ
chuyên môn khác theo quy định;
- Chi thực hiện công tác
tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật;
đ) Chi mua sắm, sửa chữa
thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định.
e) Đối với khoản tiền đặt
trước của người từ chối mua tài sản tại cuộc bán đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của
Chính phủ về bán đấu giá tài sản được sử dụng để thanh toán các chi phí phát
sinh liên quan đến việc xử lý tài sản, chi phí bán đấu giá tài sản đó (phí bán
đấu giá; chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản do người có tài sản
bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa thuận theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP); số còn lại được bổ sung
vào nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan để chi cho các nội dung chi quy định tại
Thông tư này.
2. Mức
chi:
a) Các nội dung chi phục
vụ cho hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự nêu trên thực hiện theo định mức,
tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính được cấp có thẩm quyền ban hành, cụ thể
như sau:
- Chi hội nghị được thực
hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước;
- Chi thanh toán cước sử
dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động thực hiện theo quy
định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng
và điện thoại di động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
chính trị-xã hội;
- Chi tàu xe đi lại, phụ
cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ (bao gồm cả các đối tượng không hưởng lương từ
ngân sách nhà nước tham gia vào quá trình xác minh, thông báo thi hành án) thực
hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước đi công tác;
- Chi khen thưởng thực hiện
theo quy định hiện hành về chế độ chi khen thưởng;
- Chi trang phục cho cán
bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự thực hiện theo quy định hiện hành
về chế độ quản lý, cấp phát thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu của công
chức làm công tác thi hành án dân sự;
- Chi thực hiện các hoạt
động trong công tác tương trợ tư pháp thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính
hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công
tác tương trợ tư pháp;
- Các khoản chi khác thực
hiện theo mức chi tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trường hợp đơn vị
chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Một số khoản chi thực
hiện theo mức chi cụ thể như sau:
- Chi bồi dưỡng cho các đối
tượng khi tham gia vào quá trình xác minh, thông báo thi hành án, thi hành quyết
định khẩn cấp tạm thời:
+ Chấp hành viên, công chức
khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: Mức 50.000 đồng/người/ngày;
+ Đại diện chính quyền địa
phương và các đối tượng khác: Mức 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi bồi dưỡng cho các
thành viên tham gia họp Ban chỉ đạo thi hành án dân sự, họp định giá tài sản
(không bao gồm định giá tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự):
+ Chủ trì: 100.000 đồng/người/ngày;
+ Thành viên: 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi các cán bộ thi hành
án trực tiếp tham gia xét miễn, giảm án phí, tiền phạt; chi các thành viên tham
gia giao tài sản theo bản án tuyên, giao tài sản sau khi tổ chức bán đấu giá mà
người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản: 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi đối với hoạt động
tiêu hủy vật chứng, tài sản:
+ Chi thuê chuyên gia, tổ
chức tiêu hủy: Căn cứ hợp đồng ký kết giữa cơ quan thi hành án dân sự với
chuyên gia, cơ quan tiêu hủy;
+ Chi bồi dưỡng các đối
tượng tham gia tiêu hủy vật chứng, tài sản: người chủ trì 100.000 đồng/người/ngày,
thành viên 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi bồi dưỡng thành
viên xác định giá, bán đấu giá tài sản: 50.000 đồng/người/ngày;
- Chi thuê chuyên gia tư
vấn đối với trường hợp vụ án phức tạp phải thuê chuyên gia tư vấn bằng văn bản:
300.000 đồng - 600.000 đồng/1 báo cáo;
- Chi thuê phiên dịch:
+ Phiên dịch tiếng dân tộc:
Tối đa 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định
cho khu vực quản lý hành chính;
+ Phiên dịch tiếng nước
ngoài: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi dịch thuật
trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Việt Nam;
- Chi bồi dưỡng cho hội đồng
kê biên khẩn cấp khi tiến hành kê biên khẩn cấp theo yêu cầu của Tòa án, mức
chi 50.000 đồng/người/lần.
c) Đối với các khoản chi
khác: Thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, chi phí phòng chống cháy nổ, y tế; chi
thuê địa điểm, phương tiện để định giá, bán tài sản, hàng hóa khác; chi thuê gửi,
giữ, bảo quản vật chứng, tài sản thi hành án; thuê vận chuyển, tiền mua nguyên
nhiên vật liệu và các chi phí thực tế hợp lý khác căn cứ theo hợp đồng, hóa
đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt.
Điều
3. Nội dung chi, mức chi bảo đảm hoạt động Tổ quản lý, thanh lý tài sản, tạm ứng
kinh phí cho hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản
1. Nội
dung chi:
a) Chi hội nghị, công tác
phí trong nước phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của
doanh nghiệp.
b) Chi thuê địa điểm,
phương tiện để tổ chức bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá
sản.
c) Chi vật tư văn phòng,
thông tin, tuyên truyền, chi mua tài liệu phục vụ công tác (nếu có).
d) Chi thuê bảo quản tài
sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ
tục thanh lý.
đ) Chi thù lao cho Tổ trưởng
và thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
2. Mức
chi:
Các nội dung chi phục vụ
cho hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo định mức, tiêu
chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính được cấp có thẩm quyền ban hành, cụ thể như
sau:
a) Chi hội nghị, công tác
phí được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tổ chức các cuộc hội
nghị, chế độ công tác phí trong các cơ quan nhà nước.
b) Chi tiền thù lao cho Tổ
trưởng và thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
phá sản:
- Tổ trưởng: 100.000 đồng/người/ngày;
- Thành viên: 70.000 đồng/người/ngày.
Trường hợp làm ngoài giờ,
ngày nghỉ được thanh toán theo chế độ làm đêm, làm thêm giờ theo Thông tư liên
tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện chế độ làm trả lương vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công
chức, viên chức.
c) Đối với các khoản
khác: Thuê phương tiện, chi thuê địa điểm, phương tiện để bán tài sản, hàng hóa
khác; chi thuê gửi, giữ, bảo quản tài sản, tài liệu, thuê vận chuyển và các chi
phí thực tế hợp lý khác căn cứ theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế,
hợp pháp, hợp lệ và được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt chi theo
quy định.
3. Tạm
ứng chi phí bảo đảm hoạt động Tổ quản lý, thanh lý tài sản:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt
động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được lấy từ nguồn thu của doanh nghiệp, hợp
tác xã phá sản.
Trong khi chưa thu được
tiền từ xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, cơ quan thi hành án
dân sự thực hiện ứng trước kinh phí hoạt động cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản
từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án
dân sự.
b) Thủ tục tạm ứng: Khi
Chấp hành viên có quyết định được giao làm Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản,
Chấp hành viên căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
3 của Thông tư này lập và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt
dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trên cơ sở
dự toán đã được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt
động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
c) Thủ tục hoàn tạm ứng:
Sau 1 ngày thu được các khoản tiền từ doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Chấp
hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng chi cho hoạt
động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Điều
4. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, chấp
hành và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt ... động của cơ quan thi hành án dân sự
và kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo
quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực
hiện. Thông tư này hướng dẫn một số điểm về kinh phí tạm ứng cho hoạt động của
Tổ quản lý, thanh lý tài sản, cụ thể như sau:
1. Lập
dự toán:
Căn cứ số kinh phí ngân
sách nhà nước đã tạm ứng để đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản
giao cho Bộ Tư pháp, căn cứ nhu cầu kinh phí tạm ứng ngân sách nhà nước đảm bảo
hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản do các cơ quan, đơn vị xây dựng cho
năm kế hoạch, Bộ Tư pháp tổng hợp, thẩm định xác định số kinh phi ngân sách nhà
nước tạm ứng để đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản tăng thêm
năm kế hoạch tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch
của Bộ Tư pháp gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Chấp
hành dự toán:
Trên cơ sở số kinh phí
ngân sách nhà nước đã tạm ứng để đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài
sản, Bộ Tư pháp phân bổ và giao dự toán kinh phí ngân sách tạm ứng đảm bảo hoạt
động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản cho các cơ quan thi hành án dân sự vào phần
kinh phí không thực hiện tự chủ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có quyền
điều chỉnh giảm số dự toán đã phân bổ của các đơn vị chưa có nhu cầu sử dụng hoặc
không sử dụng hết để điều chỉnh tăng cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng kinh phí
tạm ứng trong phạm vi tổng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã tạm ứng để bảo
đảm hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
3. Chi
tạm ứng hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được chuyển sang năm sau thực hiện.
4. Việc
quyết toán kinh phí tạm ứng hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều
5. Tổ chức thực hiện
Thông tư liên tịch này có
hiệu lực từ ngày 02/10/2012 và thay thế Thông tư liên tịch số
19/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 19/2/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc
lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi
hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản.
Trong quá trình thực hiện
nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để
nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Chính
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
|
Nơi nhận:
- TTgCp, các
Phó TTg (để b/c);
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- VP Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở TC, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Tài
chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp;
- Lưu: BTC(VT, Vụ HCSN); BTP (VT, TCTHADS).
|
|