BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
78/2012/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 84/2011/NĐ-CP NGÀY
20/9/2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIÁ
Căn cứ Pháp lệnh Giá số
40/2002/PL-UBTVQH10 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa X thông qua ngày
26/4/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 được Quốc hội Khóa X thông qua ngày
02/7/2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/PL-UBTVQH12
được Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 02/4/2008;
Căn cứ Nghị định số
170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Nghị định số
101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá;
Căn cứ Nghị định số
75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Nghị định số
118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số
128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Quản lý giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giá,
MỤC 1. QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số điều
của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 84/2011/NĐ-CP),
hướng dẫn cụ thể một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá (bao gồm
vi phạm hành chính về giá và thẩm định giá), mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt,
quy trình thu nộp và sử dụng tiền phạt xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giá.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, người được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giá mà chưa đến mức bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Điều 3. Các
trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
1. Cơ quan nhà nước ban hành văn
bản pháp luật quy định trong lĩnh vực giá không đúng thẩm quyền thì văn bản quy
định không đúng thẩm quyền bị xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn
bản quy phạm pháp luật; người ký văn bản không đúng thẩm quyền bị xử lý theo
quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giá có dấu hiệu tội phạm, hồ sơ được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng hình sự xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về hình
sự.
4. Các trường hợp không xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Áp dụng
các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Việc áp dụng các nguyên tắc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo Nguyên tắc xử phạt vi
phạm hành chính quy định tại Điều 3 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và được hướng
dẫn tại Điều này như sau:
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì bị xử phạt theo các quy định tại Nghị
định số 84/2011/NĐ-CP. Đối với trường hợp các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giá không được quy định tại Nghị định số 84/2011/NĐ-CP thì áp dụng quy
định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử lý.
2. Khi ra quyết định xử phạt đối
với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính
chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều 4 Nghị
định số 84/2011/NĐ-CP.
3. Một hành vi vi phạm do cùng một
cá nhân, tổ chức thực hiện ở cùng một thời điểm đối với nhiều loại hàng hóa,
dịch vụ thì chỉ xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giá thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức,
cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì
mỗi tổ chức cá nhân, vi phạm đều bị xử phạt.
4. Trường hợp một hành vi vi phạm
trong lĩnh vực giá là hệ quả của một hành vi vi phạm khác cũng trong lĩnh vực
giá thì chỉ xử phạt đối với hành vi vi phạm có chế tài xử phạt nặng nhất.
Điều 5. Áp dụng
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt, xử lý người
chưa thành niên vi phạm hành chính; cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; việc lập biên bản vi phạm hành chính, ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt;
thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; việc chấp
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hoãn chấp hành quyết định phạt
tiền, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được thực hiện theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày
18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Biên bản xử phạt vi phạm hành
chính, biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giá, quyết
định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính về giá thực hiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số
03, Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
MỤC 2. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
Điều 6. Hành vi
vi phạm quy định về bình ổn giá
1. Hành vi không báo cáo hoặc báo
cáo không đúng quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không báo cáo, báo
cáo không đúng hạn; hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác về kết quả sản
xuất kinh doanh, các yếu tố hình thành giá, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc
danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá và danh mục
tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định hiện hành của
pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền.
2. Các biện pháp bình ổn giá quy
định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được quy định tại:
a) Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP
ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh giá.
b) Khoản 3 Điều 2 Thông tư số
122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số
104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP
ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Giá.
3. Hành vi vi phạm quy định về
trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP là hành vi không trích lập trong trường hợp pháp luật quy định
phải trích lập Quỹ bình ổn giá, hành vi trích lập quỹ bình ổn giá không đầy đủ;
hành vi vi phạm về quản lý Quỹ bình ổn giá và hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá
không đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan
có thẩm quyền quyết định
1. Số tiền chênh lệch giá mà các tổ
chức, cá nhân có được do không chấp hành đúng giá mà cơ quan có thẩm quyền quy
định phải nộp vào ngân sách nhà nước tại điểm a, Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số
84/2011/NĐ-CP được tính bằng:
- Số tiền chênh lệch về giá mà các
tổ chức, cá nhân đã thực hiện bán cao hơn mức giá cụ thể, mức giá tối đa của
khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhân (x)
với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán ra hoặc:
- Số tiền chênh lệch về giá mà các
tổ chức, cá nhân đã thực hiện mua thấp hơn giá tối thiểu, giá tối thiểu của
khung giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhân (x) với số lượng hàng hóa,
dịch vụ đã mua vào
2. Số tiền bị tổn thất do các tổ
chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá quy định tại điểm b, Khoản 5
Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được tính bằng tích số giữa phần chênh
lệch về giá của mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa của khung giá chuẩn, giá
giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhân (x) với số lượng hàng hóa,
dịch vụ đã được bán cao hơn mức giá tương ứng nói trên do cơ quan có thẩm quyền
quyết định.
3. Trường hợp đã áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả nêu tại điểm b, Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số
84/2011/NĐ-CP thì sẽ không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại điểm a,
Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
4. Các chi phí có liên quan phục vụ
cho việc hoàn trả số tiền do tổ chức, cá nhân vi phạm nêu tại điểm c Khoản 5
Điều 12 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là các chi phí có chứng từ hợp lý, hợp
lệ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hành vi
vi phạm quy định về lập phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ
Hành vi lập phương án tính giá hàng
hóa, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá không đúng với hướng
dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định quy định tại Khoản
1 Điều 13 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP bao gồm: hành vi không áp dụng các căn cứ
tính giá, xác định mức giá không đúng do không thực hiện đúng hướng dẫn trong
Quy chế tính giá.
Điều 9. Hành vi
vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh đặc thù có điều kiện theo quy định
của Chính phủ
1. Hoạt động kinh doanh đặc thù có
điều kiện theo quy định của Chính phủ quy định tại Điều 14 của Nghị định số
84/2011/NĐ-CP là hoạt động kinh doanh các mặt hàng mà Chính phủ có quy định về
điều kiện kinh doanh.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung:
a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
từ hai lần trở lên và có thêm ba tình tiết tăng nặng trở lên, trừ tình tiết
tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, thì
ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn bị tước có thời hạn 12 (mười hai)
tháng quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung ứng hàng hóa,
dịch vụ; các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, cá nhân có cả hai hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
và có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị
tước không thời hạn quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung
ứng hàng hóa, dịch vụ; các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hành
vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ
1. Hành vi không công khai mức giá
do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã đăng ký giá, kê khai giá quy định
tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không tiến hành bất
kỳ một hình thức công khai nào đối với mức giá đã đăng ký giá, kê khai giá sau
khi mức giá đăng ký, kê khai có hiệu lực. Các hình thức công khai bao gồm: họp
báo, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết giá theo quy
định hoặc các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật trong lĩnh
vực giá.
2. Hành vi xây dựng các biểu mẫu,
mức giá để kê khai giá quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định bao gồm các hành vi sau:
a) Không kê khai đầy đủ các loại
giá hàng hóa, dịch vụ như giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ
khuyến nghị theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giá.
b) Không ghi rõ quy cách, chất lượng
và xuất xứ của sản phẩm.
c) Đưa ra các thông tin sai lệch về
nguyên nhân điều chỉnh tăng giá hoặc giảm giá kê khai của từng mặt hàng.
3. Hành vi xây dựng các mức giá để
đăng ký giá không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm
quyền quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP bao gồm các hành
vi sau:
a) Không thực hiện theo đúng quy
định về nguyên tắc, phương pháp tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại Thông
tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tính
giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ; sử dụng căn cứ tính giá; điều chỉnh giá, phân
bổ chi phí không theo hướng dẫn tại Quy chế tính giá.
b) Sử dụng thông tin sai lệch,
không chính xác, không có sự kiểm tra về tính chính xác của thông tin đưa vào
sử dụng.
4. Hành vi không kê khai giá theo
quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành
vi không gửi Biểu mẫu kê khai giá với cơ quan nhà nước để kê khai giá lần đầu
hoặc kê khai lại giá trước khi điều chỉnh tăng, hoặc giảm giá so với mức giá
của lần kê khai trước liền kề, hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản kê khai lại giá
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Hành vi không đăng ký giá theo
quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành
vi không gửi Biểu mẫu đăng ký giá với cơ quan nhà nước để đăng ký giá lần đầu
hoặc đăng ký lại giá trước khi điều chỉnh tăng, hoặc giảm giá so với mức giá
của lần đăng ký trước liền kề, hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản đăng ký lại giá
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung:
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm hành chính tại Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, ngoài việc bị xử phạt
bằng tiền theo quy định còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Quyết định đình chỉ việc thực
hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quy định khi đăng ký
giá, kê khai giá bất hợp lý không đúng với hướng dẫn về Quy chế tính giá do cơ
quan có thẩm quyền quyết định.
b) Tước quyền sử dụng có thời hạn
12 (mười hai) tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép
kinh doanh được cấp trong trường hợp:
- Ba lần vi phạm đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có
thêm hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm
b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
- Ba lần vi phạm đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có
thêm tình tiết tăng nặng trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2,
Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
c) Tước quyền sử dụng không có thời
hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được
cấp trong trường hợp:
- Bốn lần vi phạm trở lên đối với
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
và có thêm hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại
điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
- Bồn lần vi phạm trở lên đối với
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 15 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP và có thêm hai tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng
nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Điều 11. Hành
vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
1. Hành vi vi phạm về niêm yết giá
hàng hóa, dịch vụ được áp dụng với các đối tượng phải niêm yết giá. Đối tượng
phải niêm yết giá là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh
trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn, giá bán lẻ,
giá bán lẻ khuyến nghị phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng bán của
từng loại hàng hóa, dịch vụ tại các địa điểm sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có
quầy giao dịch và bán sản phẩm).
b) Siêu thị, trung tâm thương mại,
chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng thực hiện
việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
c) Hội chợ triển lãm có bán hàng.
2. Hình thức niêm yết giá:
a) Đồng tiền niêm yết giá là Việt
Nam Đồng.
b) Tổ chức, cá nhân bán buôn hàng
hóa, dịch vụ thực hiện việc niêm yết giá bán buôn đã bao gồm các loại thuế, phí
và lệ phí (nếu có) của từng loại hàng hóa, dịch vụ bằng cách thông báo công
khai các mức giá hàng hóa, dịch vụ cụ thể trên bảng (bao gồm cả bảng điện tử),
trên giấy bằng các hình thức đặt, để, treo, dán tại nơi giao dịch thuận tiện
cho việc quan sát và nhận biết của khách hàng, thông qua thư báo hoặc đặt trên
internet.
c) Tổ chức, cá nhân bán lẻ hàng
hóa, dịch vụ thực hiện việc niêm yết giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ
phí (nếu có) bằng cách thông báo công khai tại nơi giao dịch bằng bảng (bao gồm
cả bảng điện tử), trên thẻ, trên kệ hàng, trên bao bì sản phẩm, hoặc trên sản
phẩm cho từng hàng hóa cụ thể hoặc trên mạng internet, thuận tiện cho việc quan
sát và nhận biết của khách hàng.
d) Tổ chức, cá nhân cung cấp các
dịch vụ nội dung trên mạng thông tin di động, mạng internet thực hiện niêm yết
giá cước dịch vụ bằng các hình thức sau:
- Truyền hình: Phải cung cấp giá
cước trong suốt thời gian quảng cáo, thông tin về giá cước phải đứng yên, không
được trôi, chạy. Kích cỡ, chiều cao của giá cước bằng ít nhất 1/5 chiều cao màn
hình (hoặc tối thiểu bằng 1/2 chiều cao cú pháp lệnh).
- Báo nói: Khi quảng cáo xong một
cú pháp nhắn tin đến đầu số bất kỳ phải cung cấp ngay thông tin về giá cước mà
người sử dụng phải thanh toán, ví dụ sau khi quảng cáo tải nhạc chuông tới một
số đầu số thì phải thông tin về giá cước, sau khi quảng cáo lấy kết quả xổ sổ
từ một đầu số phải có thông tin về giá cước.
- Báo điện tử: Phải cung cấp giá
cước tại bất kỳ vị trí nào có quảng cáo về cú pháp lệnh nhắn tin về đầu số.
- Báo viết: Phải cung cấp thông tin
về giá cước đối với từng dịch vụ, từng đầu số với cỡ chữ chiều cao, chiều rộng
tối thiểu 1,5 mm.
- Khi người sử dụng muối tải một
sản phẩm dịch vụ thông qua phần mềm đã được cài trên điện thoại di động, phần
mềm đó phải cung cấp cụ thể giá cước mà người sử dụng sẽ phải trả nếu thực hiện
các chức năng tải thông tin, dịch vụ từ đầu số.
- Giá cước dịch vụ được thông báo
bởi người dẫn chương trình giới thiệu về dịch vụ.
3. Việc xử phạt đối với hành vi vi
phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 16
Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
4. Mức xử phạt được quy định cụ thể
như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm lần đầu nếu vi phạm không niêm yết giá hoặc niêm yết
giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trong đó,
lần đầu vi phạm là lần đầu tiên phát hiện hành vi vi phạm và có biên bản vi
phạm hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
b) Phạt tiền 1.250.000 đồng đối với
tổ chức, cá nhân có hành vi tái phạm hoặc hành vi vi phạm từ hai lần trở lên không
niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định đối với hàng hóa, dịch vụ
phải niêm yết.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định
số 84/2011/NĐ-CP, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 3.500.000 đồng đối với
tổ chức, cá nhân có hành vi bán hàng hóa, thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm
yết.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm việc niêm yết giá, bán cao hơn giá niêm yết
đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc
danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, hoặc hàng hóa, dịch
vụ tại địa điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phải niêm yết giá.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng.
Điều 12. Hành
vi tăng giá quá mức
1. Hành vi tăng giá theo giá đã
đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhưng cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc
kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng
ký lại, kê khai lại mức giá quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP,
bao gồm:
a) Tiếp tục thực hiện tăng giá theo
giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp hết thời hạn giải trình về giá đã đăng ký hoặc kê khai nhưng
vẫn không có công văn giải trình theo yêu cầu giải trình bằng văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn giải trình được quy định
tại Quyết định của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy trình đăng ký giá, kê khai
giá. Thời hạn giải trình được tính theo dấu bưu điện đến của văn bản giải trình
hoặc theo ngày ghi trên công văn yêu cầu giải trình của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền trong trường hợp không có dáu bưu điện.
b) Tiếp tục thực hiện tăng giá theo
giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mặc
dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới hoặc
yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ
bán tăng giá quá mức làm căn cứ áp dụng mức xử phạt được tính bằng tích số của
mức giá bán thực tế của đơn vị có hành vi tăng giá theo giá đã đăng ký giá, kê
khai giá nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng nhân
(x) với tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán tăng giá tính tới thời điểm xử
phạt hành vi vi phạm này.
3. Mức xử phạt được quy định cụ thể
như sau:
a) Phạt tiền 750.000 đồng đối với
hành vi tăng giá quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình thiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 500.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng.
b) Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với
hành vi tăng giá quy định tại Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 3.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 4.000.000 đồng đối với
hành vi tăng giá quy định tại Khoản 3, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 3.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với
hành vi tăng giá quy định tại Khoản 4, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc
tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 7.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền 8.500.000 đồng đối với
hành vi tăng giá quy định tại Khoản 5, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 7.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng.
e) Phạt tiền 12.500.000 đồng đối
với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 6, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 15.000.000 đồng.
g) Phạt tiền 17.500.000 đồng đối
với hành vi tăng giá quy định tại Khoản 7, Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 15.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 20.000.000 đồng.
4. Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc phạt tiền theo
quy định còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng 12 (mười hai)
tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh
được cấp đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về tăng giá quá mức ba lần
hoặc tái phạm, đồng thời có thêm tình tiết tăng nặng, trừ tình tiết tăng nặng
quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
b) Tước quyền sử dụng không có thời
hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được
cấp đối với tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về tăng giá quá mức từ bốn lần
trở lên và có thêm tình tiết tăng nặng, trừ tình tiết tăng nặng quy định tại
điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc phạt tiền theo
quy định còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là tịch thu nộp vào
ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính. Việc thu nộp tiền
phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Số tiền thu lợi do vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
là hiệu số giữa tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá quá mức và tổng giá
trị hàng hóa, dịch vụ bán theo giá đã đăng ký, kê khai và đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận đưa vào áp dụng trước đó.
Điều 13. Hành
vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ
1. Hành vi đưa tin thất thiệt về
thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị
định số 84/2011/NĐ-CP. Mức xử phạt cụ thể được quy định như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với tổ chức,
cá nhân vi phạm lần đầu có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự
thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang
trong xã hội vá bất ổn thị trường và có hai tình tiết giảm nhẹ.
b) Phạt tiền 750.000 đồng đối với
cá nhân có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình
thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất
ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 500.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng trở
lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với
hộ kinh doanh có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình
hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và
bất ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 1.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với
doanh nghiệp có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình
hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và
bất ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 5.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền 15.000.000 đồng đối cơ
quan thông tin đại chúng, các tổ chức có liên quan có hành vi bịa đặt, loan
tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch
vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác gây tâm lý hoang mang trong xã hội và
bất ổn thị trường.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ
hoặc tăng nặng, mức xử phạt như sau:
- Nếu có một tình tiết giảm nhẹ trở
lên, mức phạt là: 10.000.000 đồng;
- Nếu có một tình tiết tăng nặng
trở lên, mức phạt là: 20.000.000 đồng.
2. Áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài
việc phạt tiền theo quy định còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng 12 (mười hai)
tháng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh
được cấp đối với đơn vị có hành vi vi phạm ba lần trở lên và có từ hai tình
tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản 2,
Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
b) Tước không có thời hạn quyền sử
dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh
được cấp đối với đơn vị có hành vi vi phạm từ bồn lần trở lên, và có từ hai
tình tiết tăng nặng trở lên trừ tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b, Khoản
2, Điều 4 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
quy định theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc phạt
tiền theo quy định còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc cải chính thông tin đối với
vi phạm tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP thông
qua phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính
hoặc Sở Tài chính nơi có hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu
hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với vi phạm quy định tại
khoản 4 Điều 18 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP. Toàn bộ chi phí tiêu hủy các ấn
phẩm này do đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm chịu trách nhiệm chi trả.
Điều 14. Xử
phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá
1. Hành vi không cung cấp chứng thư
thẩm định giá và không cung cấp báo cáo kết quả thẩm định giá theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP là hành vi không cung cấp chứng thư thẩm định giá, không cung cấp
báo cáo kết quả thẩm định giá mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
trong vòng 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn yêu cầu cung cấp chứng thư thẩm định
giá và báo cáo kết quả thẩm định giá.
Quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị
định số 84/2011/NĐ-CP được áp dụng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn
bản yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp chứng thư thẩm định giá, cung
cấp báo cáo kết quả thẩm định giá mà doanh nghiệp thẩm định giá đã thực hiện và
những tài liệu này vẫn đang trong thời gian bắt buộc phải lưu trữ hồ sơ, tài
liệu về thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Tài liệu yêu cầu cung cấp
được sử dụng cho các mục đích như: thẩm định lại kết quả thẩm định giá của
doanh nghiệp thẩm định giá; thu thập tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra,
kiểm tra; thu thập chứng cứ để xét xử các vụ án tranh chấp; thu thập tài liệu
phục vụ cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật; các
mục đích khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền đưa ra kết quả thẩm định giá lại cuối cùng quy định tại khoản 7 Điều 19 Nghị
định số 84/2011/NĐ-CP là Bộ Tài chính. Kết quả này được đưa ra khi tiến hành
giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo hoặc thanh tra, kiểm tra thường xuyên
hoặc bất thường đối với hoạt động thẩm định giá.
3. Quy định về hành vi không trích
lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp tại khoản 9 Điều 19 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP được áp dụng khi doanh nghiệp không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp đồng thời không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật về thẩm định giá.
4. Áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Doanh nghiệp thẩm định giá có hành
vi vi phạm các quy định tại Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngoài việc bị
phạt tiền còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
a) Thu hồi thông báo doanh nghiệp
có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá được Bộ Tài chính công bố của năm bị xử
phạt, đối với trường hợp:
- Hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 9 Điều 19 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết tăng nặng.
- Hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 3 hoặc Khoản 8 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
b) Thu hồi thông báo doanh nghiệp
có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá được Bộ Tài chính công bố của năm bị xử
phạt, đồng thời không được thông báo doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động
thẩm định giá cho năm tiếp theo liền kế đối với trường hợp:
- Hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 hoặc Khoản 9 Điều 19 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP và có hai tình tiết tăng nặng trở lên.
- Hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 3 hoặc Khoản 8 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết
tăng nặng trở lên.
- Hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 7 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả.
a) Doanh nghiệp thẩm định giá có
hành vi vi phạm các quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP bị
buộc bồi thường cho khách hàng số tiền chênh lệch do vi phạm hành chính.
Số tiền chênh lệch do vi phạm hành
chính là chi phí thuê dịch vụ thẩm định giá căn cứ trên hợp đồng thẩm định giá
và các khoản thiệt hại khác đối với khách hàng mà cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền xác định.
b) Doanh nghiệp thẩm định giá có
hành vi vi phạm các quy định tại Khoản 9 Điều 19 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP còn
bị buộc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp hoặc buộc phải mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Xử
phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với thẩm định viên về giá.
1. Một số hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP được hướng dẫn
như sau:
a) Hành vi không thực hiện đúng quy
trình thẩm định giá quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là
hành vi không thực hiện đúng các quy trình thẩm định giá quy định tại Tiêu
chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
trong lĩnh vực giá.
b) Hành vi không thực hiện đúng
phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giá, hoặc Tiêu
chuẩn thẩm định giá quốc tế đã được Bộ Tài chính thừa nhận quy định tại Khoản 1
Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi không thực hiện đúng phương pháp
thẩm định giá theo quy định dẫn tới làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
Phương pháp thẩm định giá được quy
định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành trong lĩnh vực giá; trường hợp trong Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt
Nam chưa hướng dẫn thì thực hiện những Tiêu chuẩn, Hướng dẫn thẩm định giá của
Hội đồng Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế (IVSC); trường hợp Hội đồng Tiêu
chuẩn Thẩm định giá quốc tế chưa hướng dẫn thì thực hiện theo hướng dẫn của
Hiệp hội Thẩm định giá ASEAN (AVA) và các tổ chức hoặc hiệp hội thẩm định giá
quốc tế khác mà Bộ Tài chính thừa nhận.
2. Hành vi cho các tổ chức, cá nhân
thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để các tổ chức, cá nhân đó thành lập doanh
nghiệp thẩm định giá quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là
hành vi Thẩm định viên về giá cho thuê, cho mượn thẻ để tổ chức, cá nhân đăng
ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh là thẩm định
giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, mà thực tế không hành nghề thẩm
định giá tại doanh nghiệp.
3. Hành vi cho các doanh nghiệp
thẩm định giá thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền thông báo là doanh nghiệp đó có đủ điều kiện hoạt động thẩm định
giá quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là hành vi thẩm
định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá
để doanh nghiệp này có đủ điều kiện về thẩm định viên về giá và được cơ quan
quản lý nhà nước thông báo là doanh nghiệp đó có điều kiện hoạt động thẩm định
giá, mà thẩm định viên về giá này thực tế không hành nghề thẩm định giá tại
doanh nghiệp.
4. Áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung:
Ngoài hình thức phạt tiền, thẩm
định viên vi phạm hành chính về thẩm định giá còn bị áp dụng các hình thức xử
phạt bổ sung sau:
a) Xóa tên trong danh sách thẩm
định viên về giá có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo thông báo của Bộ
Tài chính đối với các hành vi:
- Hành vi không thực hiện đúng quy
trình thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết tăng nặng;
- Hành vi không thực hiện đúng
phương pháp thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP và có một tình tiết tăng nặng.
b) Xóa tên trong danh sách thẩm
định viên về giá có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo thông báo của Bộ
Tài chính trong năm bị xử phạt và không được đăng ký hành nghề thẩm định giá
trong năm tiếp theo liền kề đối với các hành vi:
- Hành vi không thực hiện đúng quy
trình thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP và có hai tình tiết tăng nặng trở lên;
- Hành vi không thực hiện đúng
phương pháp thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số
84/2011/NĐ-CP và có hai tình tiết tăng nặng trở lên.
- Hành vi tiết lộ thông tin về
khách hàng thẩm định giá và tài sản thẩm định giá mà thẩm định viên biết được
trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc
pháp luật cho phép.
- Hành vi nhận bất kỳ một khoản
tiền hoặc lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài
mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hành vi đăng ký hành nghề thẩm
định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở
lên.
- Hành vi hành nghề thẩm định giá
trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.
c) Tước có thời hạn mười hai (12)
tháng quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá, đồng thời xóa tên trong danh
sách thẩm định viên về giá có đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá theo thông
báo của Bộ Tài chính cho năm phát hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các
hành vi:
- Các hành vi quy định tại điểm b,
Khoản 4, Điều 15 Thông tư này nếu có thêm một tình tiết tăng nặng.
- Hành vi thông đồng với chủ tài
sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai
lệch kết quả thẩm định giá theo mức sai lệch quy định tại Khoản 7 Điều 19 của Nghị
định số 84/2011/NĐ-CP so với kết quả thẩm định giá lại cuối cùng của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền.
d) Tước không thời hạn quyền sử
dụng Thẻ thẩm định viên về giá hoặc thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá đối với
các hành vi:
- Hành vi cho các tổ chức, cá nhân
thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để các tổ chức, cá nhân đó có giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh là thẩm định giá.
- Hành vi thông đồng với chủ tài
sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai
lệch kết quả thẩm định giá so với kết quả thẩm định giá lại cuối cùng của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và có thêm tình tiết tăng nặng.
- Hành vi cho các doanh nghiệp thẩm
định giá thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá để cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền thông báo là doanh nghiệp đó có đủ điều kiện hoạt động thẩm định
giá.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả:
a) Tịch thu nộp ngân sách nhà nước
toàn bộ khoản tiền thẩm định viên có được do thông đồng với chủ tài sản, khách
hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả
thẩm định giá so với kết quả thẩm định giá lại cuối cùng của cơ quan quản lý
nhà nước co thẩm quyền.
b) Buộc trả lại khách hàng toàn bộ
số tiền khách hàng bị tổn thất do hành vi vi phạm hành chính tại điểm a và điểm
b, Khoản 4, Điều 15 của Thông tư này.
c) Tịch thu nộp ngân sách nhà nước
khoản tiền thẩm định viên thu lợi bất chính do hành vi vi phạm hành chính quy
định tại Điều 20 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP, trong trường hợp không áp dụng
được điểm b, Khoản 5 Điều 15 của Thông tư này.
Điều 16. Xử
phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn
ngân sách nhà nước mua sắm tài sản phải thẩm định giá theo quy định của pháp
luật.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính
về thẩm định giá đối với tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản từ nguồn ngân sách
nhà nước mua sắm tài sản phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật được
thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP.
2. Hành vi thông đồng với doanh
nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá để nâng giá hoặc hạ giá gây thiệt
hại cho Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là
hành vi đồng ý với doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá để tăng
giá dịch vụ thẩm định giá gây thiệt hại cho Nhà nước; để tăng hoặc giảm giá tài
sản cần thẩm định giá phục vụ cho hoạt động mua sắm hoặc bán tài sản từ nguồn
ngân sách nhà nước dẫn tới gây thiệt hại cho Nhà nước.
Điều 17. Xử
phạt vi phạm hành chính về thẩm định giá đối với các tổ chức có chức năng đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy định về thủ tục tổ
chức khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
ban hành; không gửi báo cáo kết quả tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên ngành thẩm định giá về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá); không đăng ký với
Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) về việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
ngành thẩm định giá.
b) Cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá cho những người không có tên trong danh
sách học, những người có tham gia học nhưng không đủ tiêu chuẩn theo quy định
tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
2. Áp dụng hình thức phạt bổ sung.
Tổ chức có chức năng đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá có hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị áp dụng các biện pháp
sau:
a) Tước quyền được phép đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của các tổ chức này trong thời
hạn 12 (mười hai) tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 1
Điều này và có một tình tiết tăng nặng trở lên.
b) Tước không thời hạn quyền được
phép đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá của các tổ chức
này đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này có một tình
tiết tăng nặng trở lên. Đồng thời, thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ chuyên ngành thẩm định giá đã cấp cho các đối tượng không có tên trong danh
sách học, hoặc những học viên không đủ tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định tại Quy chế đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
MỤC 3. THẨM
QUYỀN VÀ THU NỘP, SỬ DỤNG TIỀN PHẠT TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 18. Phân
định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giá theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27,
Điều 28, Điều 29 của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với
một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền quy định cho mỗi hành
vi vi phạm hành chính.
Trong trường hợp xử phạt một người thực
hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì thẩm quyền xử phạt
được xác định như sau:
1. Nếu hình thức xử phạt, mức xử
phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt
quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 Nghị định
số 84/2011/NĐ-CP thì tiến hành xử phạt.
2. Trường hợp mức tiền phạt hoặc
một trong các hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không
thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm
phải kịp thời chuyển vụ việc đó đến người có thẩm quyền xử phạt.
Điều 19. Thu
nộp và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giá nộp vào Ngân sách nhà nước qua tài khoản tạm thu, tạm
giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc nhà nước. Việc thu nộp tiền phạt được
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ
Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước. Việc quản lý và sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính được
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/05/2006 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của
Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt
vi phạm hành chính.
Điều 20. Khiếu
nại, tố cáo, xử lý vi phạm
Việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 35, 36 Nghị
định số 84/2011/NĐ-CP.
MỤC 4. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 21. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2012.
2. Bãi bỏ Thông tư số
110/2004/TT-BTC ngày 18/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 169/2004/NĐ-CP
ngày 22/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Điều 22. Trách
nhiệm thực hiện
1. Cục trưởng Cục Quản lý giá,
Chánh thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá để đảm bảo đúng quy định của
pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có
phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải
quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
-Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc chính phủ;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Hội hội Thẩm định giá, các doanh nghiệp TĐG;
- Các tập đoàn kinh tế; Tổng công ty Nhà nước;
- Lưu: VT, QLG (5).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu
|
PHỤ LỤC
Mẫu số 01: Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/5/2012 của Bộ Tài chính)
TÊN
CƠ QUAN XỬ LÝ VI PHẠM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………/BBKT
|
|
BIÊN
BẢN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính ngày 02/7/2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP
ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Thi hành Quyết định số ………….. ngày
……… tháng … năm …… của ....................................
.............................................................................................................................................
Vào hồi ……… giờ ….. ngày ……. tháng
….. năm ……….. tại ................................................
.............................................................................................................................................
Cơ quan tiến hành xử lý vi phạm:
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
………………
Cơ quan phối hợp (nếu có): ..................................................................................................
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
…………..
Người chứng kiến (nếu có)
- Ông (Bà) …………………. Nghề
nghiệp/Chức vụ: .................................................................
Địa chỉ/ đơn vị ......................................................................................................................
Đã tiến hành lập biên bản xử phạt
vi phạm hành chính đối với: ................................................
.............................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đại diện là ông (bà) ………………….. Nghề
nghiệp/Chức vụ: ...................................................
Nội dung vi phạm hành chính như sau:
...................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ý kiến giải trình của cá nhân/đại
diện tổ chức (nếu có): ...........................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ý kiến của người chứng kiến (nếu
có): ...................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản này được lập vào hồi ……………
giờ ……….. ngày ……… tháng ……… năm ………. Biên bản này được lập thành 03 bản: 01
bản giao cho cá nhân/tổ chức vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ vụ việc, 01 bản lưu cơ
quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; đã đọc lại cho những người có
tên như trên cùng nghe, công nhận là đúng và ký tên dưới đây.
CÁ
NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
Mẫu số 02: Mẫu biên bản kiểm tra
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/5/2012 của Bộ Tài chính)
TÊN
CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………/BBKT
|
|
BIÊN
BẢN KIỂM TRA
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính ngày 02/7/2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP
ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Thi hành Quyết định số ………….. ngày
……… tháng … năm …… của ....................................
.............................................................................................................................................
Vào hồi ……… giờ ….. ngày ……. tháng
….. năm ……….. tại ................................................
.............................................................................................................................................
Cơ quan kiểm tra:
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
………………
Cơ quan phối hợp (nếu có): ..................................................................................................
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
- Ông (Bà) ……………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;
…………..
Người chứng kiến (nếu có)
- Ông (Bà) …………………. Nghề
nghiệp/Chức vụ: .................................................................
Địa chỉ/ đơn vị ......................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm tra đối với: ................................................................................................
.............................................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đại diện là ông (bà) ………………….. Nghề
nghiệp/Chức vụ: ...................................................
Kết quả theo nội dung được kiểm tra
như sau: .......................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ý kiến giải trình của cá nhân/đại
diện tổ chức được kiểm tra (nếu có): .....................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Ý kiến của người chứng kiến (nếu
có): .................................................................................
.............................................................................................................................................
Ý kiến của cơ quan kiểm tra: .................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản này được lập vào hồi ……………
giờ ……….. ngày ……… tháng ……… năm ………. Biên bản này được lập thành 03 bản: 01
bản giao cho cá nhân/tổ chức được kiểm tra, 01 bản lưu hồ sơ vụ việc, 01 bản
lưu cơ quan kiểm tra; đã đọc lại cho những người có tên như trên cùng nghe,
công nhận là đúng và ký tên dưới đây.
CÁ
NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
Mẫu số 03: Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính về
giá
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/5/2012 của Bộ Tài chính)
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN XP VPHC VỀ GIÁ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………/QĐXPHC
|
………..,
ngày ….. tháng …. năm ……..
|
QUYẾT
ĐỊNH
XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIÁ
Căn cứ Luật Thanh tra số
56/2010/QH12 của Quốc hội Khóa XII thông qua kỳ họp thứ 8 ngày 15/11/2010;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số
40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính ngày 02/7/2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP
ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 84/2011/NĐ-CP
ngày 20/9/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Căn cứ Thông tư số …/2012/TT-BTC
ngày …../…../2012 của Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giá;
Căn cứ .................................................................................................................................
Căn cứ .................................................................................................................................
Xét:
- Biên bản kiểm tra ngày ……….. do
……………………….. lập hồi …………. giờ ….. ngày ……. tháng ……….. năm …….. tại ............................................................................................................................................ ;
(hoặc) Biên bản vi phạm hành chính
số …………… do ……………………….. lập hồi ………. giờ ………….. ngày ………. tháng ……… năm ……. tại
............................................................................................................. ;
(hoặc) Kết luận thanh tra số …………
lập ngày …….. tháng ………. năm ………. của .................. ;
Căn cứ .................................................................................................................................
Tôi là ……………………………. Chức vụ: ...............................................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành
chính đối với ông (bà)/tổ chức .................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .......................................................................................... ;
Địa chỉ: ................................................................................................................................ ;
Giấy CMND/ĐKKD/ Hộ chiếu số (nếu
có): ..............................................................................
Cấp ngày …….. tháng ……… năm ….. tại
............................................................................. ;
Đã có hành vi vi phạm hành chính,
với hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định xử phạt
này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …. Trong thời gian mười ngày kể từ
ngày được giao Quyết định xử phạt, cá nhân/tổ chức bị xử phạt tại Điều 1 phải
nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này, nộp số tiền bị xử phạt nói trên
vào tài khoản số: ………………….. của Kho bạc Nhà nước ……………………….. tại ……………… (Ghi
địa chỉ kho bạc Nhà nước) ……… trừ trường hợp được hoãn chấp hành theo quy
định của pháp luật. Quá thời hạn nói trên nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế
thi hành. Cá nhân/tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền khiếu nại
Quyết định xử phạt này theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 3. Giao cho ông (bà)
…………………………….. Chức vụ: ................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
Cùng .................................................................................. tổ
chức thực hiện quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 1;
- Hồ sơ vụ việc;
- Kho bạc nhà nước;
- Lưu.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Quyết
định này được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm hồi …….. giờ … ngày …
tháng … năm …..
(Người nhận ký, ghi rõ họ tên)
|
|
Mẫu số 04: Mẫu quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/5/2012 của Bộ Tài chính)
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN QĐ TẠM GIỮ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………/QĐTGTVPT
|
………..,
ngày ….. tháng …. năm ……..
|
QUYẾT
ĐỊNH
TẠM
GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ .................................................................................................................................
Tôi là: ……………………………………………… Chức vụ:
.........................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Tạm giữ tang
vật/phương tiện vi phạm hành chính của:
Ông (bà)/ tổ chức: ................................................................................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tạm giữ: ............................................................
.............................................................................................................................................
Lý do tạm giữ: ......................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Thời hạn tạm giữ ……………… ngày, kể từ
ngày … tháng … năm ...........................................
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. Giao cho ông (bà):
………………………… Chức vụ: ....................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
Cùng: ................................................................................ tổ
chức thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 1;
- Hồ sơ vụ việc;
- Kho bạc nhà nước;
- Lưu.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 05: Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/5/2012 của Bộ Tài chính)
CƠ
QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………/BBTGTVPT
|
|
BIÊN
BẢN
TẠM
GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Thi hành Quyết định tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………../QĐTGTVPT ngày ….. tháng ….. năm
……….. của ………………………………………………………………….
Vào hồi ……….. giờ ……… tháng ……..
năm ………. tại ........................................................
Cơ quan tiến hành tạm giữ: ...................................................................................................
- Ông (Bà) …………………………………. Chức vụ: ................................................................. ;
- Ông (Bà) …………………………………. Chức vụ: ................................................................. ;
- Ông (Bà) …………………………………. Chức vụ: ................................................................. ;
………………………
Cơ quan phối hợp (nếu có): ..................................................................................................
- Ông (Bà) ………………………… Chức vụ:
………………… Đơn vị ………............................... ;
- Ông (Bà) ………………………… Chức vụ:
………………… Đơn vị ………............................... ;
- Ông (Bà) ………………………… Chức vụ:
………………… Đơn vị ………............................... ;
………………………………
Người chứng kiến (nếu có):
- Ông (Bà) ………………………………Nghề
nghiệp/Chức vụ: ...................................................
Địa chỉ/ đơn vị ......................................................................................................................
Đại diện chính quyền (nếu có) là
ông (bà) ……………………… Chức vụ: ..................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
Đã tiến hành tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính của:
Ông (Bà)/ tổ chức: ................................................................................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ...........................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy CMND/ĐKKD/Hộ chiếu số (nếu
có): ...............................................................................
Cấp ngày ….. tháng ….. năm ……. tại .................................................................................. ;
Tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tạm giữ gồm:
STT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, số đăng ký của tang vật, phương tiện
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Tình
trạng tang vật, phương tiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Niêm phong tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tạm giữ (nếu có): .............................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tạm giữ được giao cho ông (bà) …………………… là bảo quản.
Biên bản được lập thành 03 bản: 01
bản giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ vụ việc, 01 bản
lưu cơ quan kiểm tra; đã đọc lại cho những người có tên như trên cùng nghe,
công nhận là đúng và ký tên dưới đây.
CÁ
NHÂN/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN TIẾN HÀNH TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI/ĐẠI
DIỆN CHÍNH QUYỀN CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
BẢO QUẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 06: Mẫu quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 78/2012/TT-BTC ngày 18/5/2012 của Bộ Tài chính)
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN QĐ CƯỠNG CHẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………/QĐCC
|
………,
ngày … tháng … năm ……….
|
QUYẾT
ĐỊNH
CƯỠNG
CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 64, Điều 66 và Điều 67
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2008;
Để thi hành Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số: ……… ngày … tháng … năm … của
.............................................................................................................................................
Xét đề nghị của ....................................................................................................................
Tôi là: ………………………………….. Chức vụ: .......................................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1. Áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/ tổ chức: ................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ...........................................................................................
Giấy CMND/ĐKKD/ Hộ chiếu số (nếu
có): ..............................................................................
Cấp ngày ………… tháng ………. năm ………
tại ....................................................................
Biện pháp cưỡng chế: ..........................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ông (bà)/ tổ chức có tên tại Điều 1 chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này và chi trả các chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế
theo quyết định của pháp luật.
Điều 3. Giao cho ông (bà):
………………………… Chức vụ: ....................................................
Đơn vị: .................................................................................................................................
Cùng: ................................................................................ tổ
chức thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 1;
- Hồ sơ vụ việc;
- Kho bạc nhà nước;
- Lưu.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
|