NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
23/2012/TT-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2012
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ĐIỀU HÒA TIỀN MẶT, GIAO DỊCH TIỀN MẶT
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12
ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính
phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có
giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Phát hành và Kho quỹ;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành Thông tư quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này quy định về chế độ điều
hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là
Ngân hàng Nhà nước); giao dịch tiền mặt giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức và cá nhân có
liên quan.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Các đơn vị có liên quan thuộc hệ
thống Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan (sau đây gọi
chung là khách hàng) trong quan hệ giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Nghiệp
vụ phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc
phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động
thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước đối với
khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức điều hòa
tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động của Quỹ dự trữ
phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Điều 4. Các quỹ
tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ
phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện
nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu
cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông,
tiền đình chỉ lưu hành.
2. Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở
in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát
hành bao gồm các loại tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn
lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở
các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh).
3. Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
- Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát
hành;
- Tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả
tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản
lý tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. CHẾ ĐỘ ĐIỀU
HÒA TIỀN MẶT
Điều 5. Hoạt động
xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát
hành tại các kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền
Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại;
giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;
2. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát
hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao
dịch Ngân hàng Nhà nước;
3. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát
hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
4. Xuất Quỹ dự trữ phát hành tại
các kho tiền Trung ương các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình
chỉ lưu hành để tiêu hủy;
5. Nhập Quỹ dự trữ phát hành tại
các kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các loại tiền mới được Thủ
tướng Chính phủ cho công bố lưu hành (đã được phép phát hành vào lưu thông);
6. Nhập các loại tiền mới in, đúc từ
các cơ sở in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương.
Điều 6. Thẩm
quyền ký lệnh xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho
quỹ được ký lệnh điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống
Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2,
4, 5, 6 Điều 5.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp
vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định
tại Khoản 3 Điều 5.
Điều 7. Điều
hòa Quỹ dự trữ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt;
diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; dự báo
tình hình thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục
Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch điều
chuyển tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Trung ương và tổ chức
điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Hoạt động
xuất, nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành
1. Tại Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh, Quỹ nghiệp vụ phát hành được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành và được
thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán với Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh.
2. Tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà
nước, Quỹ nghiệp vụ phát hành được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho
tiền Trung ương tại Hà Nội và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ
giao dịch, thanh toán.
Điều 9. Định mức
Quỹ nghiệp vụ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt,
diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho
tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục
trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành
tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở
Giao dịch Ngân hàng Nhà nước không được để tồn quỹ vượt định mức đã được phê
duyệt. Định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành chỉ bao gồm các loại tiền đủ tiêu
chuẩn lưu thông.
MỤC 2. GIAO DỊCH
TIỀN MẶT
Điều 10. Giao
dịch tiền mặt
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở
Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch tiền mặt đối với khách hàng
thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng có
nhiều chi nhánh trên cùng địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện việc
giao dịch tiền mặt thông qua đơn vị đầu mối do tổ chức tín dụng lựa chọn trên
cơ sở đáp ứng các điều kiện về an toàn kho quỹ, các điều kiện khác theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước.
3. Đơn vị đầu mối của tổ chức tín dụng
phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu, chi tiền mặt cho các chi nhánh trên địa bàn.
Điều 11. Quy định
về giao dịch tiền mặt
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tối đa 2 lần/ngày và phải thông báo trước
thời điểm giao dịch ít nhất 2 giờ. Trường hợp phát sinh nhu cầu khẩn cấp, đột
xuất, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng
Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về thời gian
giao dịch tiền mặt đối với khách hàng; thời điểm ngừng giao dịch cuối ngày để
thực hiện việc khóa sổ, kiểm kê Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN
VỊ
Điều 12. Cục
Phát hành và Kho quỹ
1. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc
về kết quả thực hiện công tác điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước;
đảm bảo đáp ứng đủ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân
hàng Nhà nước.
2. Hàng tháng báo cáo Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước tình hình tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
Thông tư này.
Điều 13. Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt
cho khách hàng trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt
hàng quý gửi Cục Phát hành và Kho quỹ (theo mẫu ban
hành kèm theo Thông tư này).
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường
xuyên kiểm tra tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn để xác định cơ cấu các
loại tiền mặt chi ra lưu thông.
Điều 14. Tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Chấp hành các quy định về giao dịch
tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt
động ngân quỹ theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2012.
2. Quyết định số 25/2008/QĐ-NHNN ngày 08/09/2008 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ điều hòa tiền mặt, xuất nhập Quỹ dự trữ phát
hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực kể
từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 16. Tổ chức
thực hiện
Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước,
Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc hệ
thống Ngân hàng Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc)
các tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 16 (để thực hiện);
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo;
- Lưu VP, PHKQ, PC.
|
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú
|
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
CHI NHÁNH ………….
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
…………………
|
|
DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU CHI TIỀN MẶT
(Quý……..năm……..)
1. Dự báo tình hình thu, chi tiền
mặt:
Đơn
vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
|
Thực
hiện quý…
|
Dự
báo quý…
|
Tháng
|
Tháng
|
Tháng
|
Tháng
|
Tháng
|
Tháng
|
Tổng thu tiền mặt
|
|
|
|
|
|
|
Tổng chi tiền mặt
|
|
|
|
|
|
|
Bội thu (+) hoặc Bội chi (-)
|
|
|
|
|
|
|
2. Đề
xuất, kiến nghị (nếu có):
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
……,
ngày……tháng……năm.....
Lập
bảng
|
Kiểm
soát
|
Thủ
trưởng đơn vị
|
Yêu cầu:
1. Thời hạn gửi báo cáo:
Chậm nhất vào ngày 5 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo.
2. Hình thức gửi báo cáo:
Báo cáo bằng văn bản, thực hiện gửi theo quy định bảo mật.