Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2015/TT-BTNMT thăm dò phân cấp trữ lượng cấp tài nguyên khoáng sản chì kẽm

Số hiệu: 04/2015/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 13/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2015/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THĂM DÒ VÀ PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG, CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHÌ - KẼM

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về thăm dò và phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên khoáng sản chì - kẽm;

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thăm dò; phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên trong thăm dò khoáng sản chì - kẽm;

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản; tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động khoáng sản.

Chương II

ĐÁNH GIÁ CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN

Điều 3. Phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên

1. Tài nguyên khoáng sản chì - kẽm được phân làm 2 nhóm:

a) Tài nguyên xác định;

b) Tài nguyên dự báo.

2. Nhóm tài nguyên xác định phân thành 2 loại: trữ lượng và tài nguyên

a) Loại trữ lượng được phân thành 3 cấp, gồm: cấp trữ lượng 111; cấp trữ lượng 121; cấp trữ lượng 122.

b) Loại tài nguyên được phân thành 06 cấp, gồm: cấp tài nguyên 211; cấp tài nguyên 221; cấp tài nguyên 222; cấp tài nguyên 331; cấp tài nguyên 332 và cấp tài nguyên 333.

3. Nhóm tài nguyên dự báo phân thành 02 cấp, gồm: cấp tài nguyên 334a và cấp tài nguyên 334b.

4. Bảng phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên chi tiết quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Yêu cầu về đánh giá trữ lượng cấp 121

1. Mức độ đánh giá địa chất

a) Xác định được hình dạng, kích thước, thế nằm, quy luật biến đổi hình thái và cấu tạo bên trong của thân quặng chì - kẽm; khoanh nối chi tiết ranh giới lớp kẹp, thấu kính không chứa quặng hoặc quặng không đạt chỉ tiêu trong thân quặng và sự có mặt của các đứt gãy làm dịch chuyển quặng;

b) Xác định được các kiểu quặng tự nhiên, hạng quặng công nghiệp với những đặc điểm riêng biệt về thành phần khoáng vật, hóa học, cấu tạo, kiến trúc, tính chất cơ lý và tính chất công nghệ của quặng;

c) Xác định thành phần vật chất, tính chất cơ lý và tính chất công nghệ của các loại quặng; đã xác định được sơ đồ tuyển, hòa tách để thu hồi chì - kẽm hợp lý, đảm bảo đủ số liệu tin cậy để xác định sơ đồ công nghệ chế biến quặng;

d) Xác định được các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, điều kiện khai thác mỏ và các yếu tố tự nhiên khác có liên quan được đánh giá chi tiết đảm bảo cung cấp đủ số liệu, thông số tin cậy để lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.

đ) Độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 80%;

2. Ranh giới khoanh nối tính trữ lượng:

Ranh giới trữ lượng cấp 121 được khoanh định trong phạm vi khống chế các công trình thăm dò và (hoặc) công trình khai thác.

3 .Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh tế:

a) Lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác và chế biến quặng hợp lý;

b) Cấp trữ lượng được xác định có hiệu quả kinh tế trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng.

Điều 5. Yêu cầu đánh giá trữ lượng cấp 122

1. Mức độ đánh giá địa chất:

a) Xác định được các thông số cơ bản về hình dạng, kích thước, thế nằm, quy luật biến đổi hình thái, cấu tạo bên trong và sự biến đổi chiều dày của các thân quặng chì - kẽm. Số lượng và kích thước các lớp, thấu kính đá kẹp không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng bên trong thân quặng.

b) Phân chia được các kiểu quặng tự nhiên, hạng quặng công nghiệp trên cơ sở đặc điểm về thành phần khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc, thành phần hóa học, tính chất cơ lý và tính chất công nghệ của quặng;

c) Chất lượng quặng chì - kẽm được đánh giá chi tiết, xác định rõ thành phần vật chất, tính chất cơ lý và tính chất công nghệ của các loại quặng; xác định được sơ đồ tuyển và hòa tách hợp lý;

d) Xác định được đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình và điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ làm cơ sở cho lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ;

đ) Độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 50%.

2. Ranh giới khoanh nối tính trữ lượng:

Ranh giới trữ lượng cấp 122 được khoanh định trong phạm vi khống chế bởi các công trình thăm dò. Đối với các thân quặng có cấu trúc không phức tạp, chiều dày và chất lượng quặng tương đối ổn định được phép ngoại suy có giới hạn theo tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng không vượt quá một phần hai mạng lưới quy định.

3. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.

Điều 6. Yêu cầu về đánh giá tài nguyên cấp 221

1. Mức độ đánh giá địa chất và khoanh ranh giới tính tài nguyên thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 của Thông tư này ;

2. Mức độ đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ, hiệu quả kinh tế được thực hiện theo khoản 3 Điều 4 của Thông tư này. Tài nguyên cấp 221 là phần tài nguyên đã thăm dò nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng hoặc nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.

Điều 7. Yêu cầu đánh giá tài nguyên cấp 222

1. Yêu cầu đánh giá địa chất và khoanh nối ranh giới tính tài nguyên cấp 222 thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 của Thông tư này.

2. Yêu cầu đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ và mức độ hiệu quả kinh tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này. Tài nguyên cấp 222 là phần tài nguyên đã thăm dò nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng hoặc nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.

Điều 8. Yêu cầu đánh giá tài nguyên cấp 333

1. Yêu cầu về đánh giá địa chất

a) Xác định được những nét cơ bản về hình dạng, thế nằm, sự phân bố các thân quặng chì - kẽm;

b) Xác định sơ bộ được chiều dày, cấu tạo và mức độ ổn định của thân quặng chì - kẽm;

c) Chất lượng quặng chì - kẽm được xác định sơ bộ theo kết quả lấy mẫu ở các vết lộ tự nhiên, công trình dọn sạch, hào, giếng, khoan hoặc ngoại suy theo tài liệu của khoảnh liền kề có mức độ đánh giá địa chất chi tiết hơn;

d) Các yếu tố tự nhiên quyết định điều kiện khai thác mỏ chưa bắt buộc đánh giá chi tiết, chủ yếu được tìm hiểu sơ bộ và lấy tương tự ở các vùng liền kề đã được đánh giá chi tiết hơn;

e) Ranh giới tài nguyên cấp 333 được nối theo ranh giới cấu tạo địa chất thuận lợi cho thành tạo quặng chì - kẽm trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu địa vật lý, địa hóa kết hợp công trình khai đào đơn lẻ. Tài nguyên cấp 333 chủ yếu ngoại suy hoặc trong phạm vi khống chế các công trình thăm dò chưa đạt mạng lưới thăm dò trữ lượng cấp 122. Đối với các thân quặng nhỏ lẻ, ranh giới tài nguyên cấp 333 phải có ít nhất 2 công trình khống chế được chiều dày, xác định được hàm lượng.

2. Yêu cầu đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ và mức độ hiệu quả kinh tế.

Chưa xác định được việc khai thác và chế biến quặng chì - kẽm từ nguồn tài nguyên này có hiệu quả kinh tế hay có tiềm năng hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá.

Chương III

PHÂN CHIA NHÓM MỎ VÀ YÊU CẦU VỀ THĂM DÒ

Điều 9. Phân chia nhóm mỏ thăm dò

1. Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò:

a) Căn cứ vào hình dạng, kích thước, thế nằm các thân quặng chì - kẽm, mức độ ổn định về chiều dày, biến đổi hàm lượng chì - kẽm và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ;

b) Căn cứ vào chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi chiều dày, hàm lượng các thân quặng và điều kiện địa chất khai thác mỏ để phân chia nhóm mỏ thăm dò;

c) Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá cụ thể đối với các thân quặng chì - kẽm chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ. Nhóm mỏ thăm dò được dự kiến trong Đề án thăm dò khoáng sản và được xác định trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

2. Phân chia nhóm mỏ thăm dò thành các nhóm sau:

a) Nhóm mỏ đơn giản (I);

b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II);

c) Nhóm mỏ phức tạp (III);

d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).

3. Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò :

a) Nhóm mỏ đơn giản (I):

Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ lớn có cấu trúc địa chất đơn giản với các thân quặng dạng giả tầng, dạng vỉa nằm ngang hoặc dốc thoải; các thân quặng có hình dạng đơn giản, hệ số chứa quặng từ 0,8 đến 1,0; chiều dày ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình không lớn hơn 40%; hàm lượng các thành phần có ích chính phân bố đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn không lớn hơn 40%.

b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II):

Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ lớn đến trung bình có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, với các thân quặng có hình dạng lương đối đơn giản đến phức tạp; thân quặng dạng vỉa, thấu kính, cột, ống...; chiều dày thân quặng tương đối ổn định đến không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên 40% đến 70%; hàm lượng các thành phần có ích chính phân bố từ tương đối đồng đều đến không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 40% đến 70% và hệ số chứa quặng từ 0,7 đến 0,8.

c) Nhóm mỏ phức tạp (III):

Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ nhỏ đến trung bình, có cấu trúc địa chất phức tạp với các thân quặng dạng vỉa, thấu kính, dạng ổ, cột, ống...; hình dạng các thân quặng rất phức tạp, chiều dày không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên 70% đến 100%; hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 70% đến 100%; hệ số chứa quặng từ 0,6 đến 0,7.

d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV):

Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ nhỏ, có cấu trúc địa chất rất phức tạp với các thân quặng kích thước nhỏ đến rất nhỏ, dạng mạch, thấu kính, cột, ổ...; hình dạng thân quặng rất phức tạp, chiều dày rất không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình trên 100%; hàm lượng các thành phần có ích chính biến đổi rất không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn trên 100%; hệ số chứa quặng dưới 0,6.

Điều 10. Yêu cầu chung về công tác thăm dò

1. Thăm dò từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt xuống dưới sâu, mạng lưới thăm dò từ thưa đến dày, đo vẽ bản đồ địa chất từ tỷ lệ nhỏ đến bản đồ tỷ lệ lớn;

2. Thu thập đầy đủ các thông tin, số liệu, tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường; điều kiện khai thác mở phục vụ cho việc đánh giá, lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.

3. Trình tự thăm dò được xây dựng trên cơ sở phù hợp với mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất, quy mô trữ lượng và giá trị kinh tế mỏ.

4. Thực hiện công tác thăm dò trên toàn bộ diện tích và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được lựa chọn trong đề án thăm dò.

Điều 11. Yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa

1. Diện tích thăm dò phải thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của công tác thăm dò. Bản đồ địa hình phải được thành lập theo quy định hiện hành về công tác trắc địa trong thăm dò khoáng sản. Tỷ lệ bản đồ địa hình từ 1/2000 đến 1/500, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất, quy mô thân quặng và mức độ phức tạp của địa hình.

2. Các công trình thăm dò, điểm khép góc khu vực thăm dò phải xác định tọa độ, độ cao và phải liên hệ với mạng lưới tọa độ quốc gia theo quy định hiện hành về trắc địa địa chất.

3. Khu vực thăm dò phải sử dụng ít nhất 2 điểm mốc quốc gia.

Điều 12. Yêu cầu về đo vẽ địa chất

1. Công tác đo vẽ địa chất trong thăm dò chì - kẽm thực hiện ở tỷ lệ 1/2000 đến 1/1000, tùy thuộc vào kích thước thân quặng và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất của mỏ.

2. Bản đồ địa chất phải làm sáng tỏ các đặc điểm về cấu tạo địa chất mỏ, đặc điểm phân bố của các thành tạo đá magma, trầm tích, các nếp uốn, các đứt gãy phá hủy kiến tạo, các đới đá biến đổi, đới khoáng hóa và các thân quặng chì kẽm trên mỏ; có cơ sở đánh giá về đặc điểm phân bố, điều kiện thành tạo quặng, mối quan hệ của thân quặng với đá vây quanh và các cấu trúc địa chất chính.

Điều 13. Yêu cầu về lựa chọn và bố trí công trình thăm dò

1. Lựa chọn công trình thăm dò:

a) Trong thăm dò quặng chì - kẽm có thể lựa chọn các loại công trình khai đào (hào, giếng, lò) và khoan. Các công trình thăm dò được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thế nằm, chiều sâu phân bố, cấu tạo địa chất, hình thái, chiều dày của từng thân quặng và đặc tính của lớp phủ;

b) Tại các công trình phải lấy mẫu chi tiết để xác định chất lượng, quy luật phân bố các loại quặng, chiều sâu phong hóa, đặc điểm cấu tạo vách, trụ của thân quặng;

c) Đối với các mỏ có cấu tạo địa chất rất phức tạp, để làm rõ điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu tạo bên trong thân quặng, cần sử dụng các công trình thăm dò như lò dọc vỉa hoặc xuyên vỉa, hạn chế sử dụng công trình khoan;

d) Công trình khoan phải thu hồi cao nhất lõi khoan nguyên thỏi. Tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan không được nhỏ hơn 70% theo từng hiệp khoan qua đá và 85% khi khoan qua quặng. Để nâng cao độ tin cậy của công trình khoan phải sử dụng các phương pháp địa vật lý lỗ khoan;

đ) Lỗ khoan thẳng đứng, khoan xiên có chiều sâu trên 100m, cứ 10÷20m phải đo kiểm tra độ lệch lỗ khoan;

e) Các thân quặng có góc cắm lớn, cần áp dụng phương pháp khoan xiên hoặc khoan ngang;

g) Các công trình thăm dò phải cắt qua hết chiều dày thân quặng.

2. Bố trí công trình và lựa chọn mật độ mạng lưới thăm dò:

a) Bố trí các công trình thăm dò bảo đảm đánh giá toàn diện các đặc điểm về cấu tạo địa chất, hình thái, kích thước, điều kiện thế nằm, mức độ ổn định về chiều dày và chất lượng của thân quặng;

b) Mạng lưới các công trình thăm dò quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Công trình thăm dò, công trình khai thác, vết lộ tự nhiên và nhân tạo có ở trong khu vực thăm dò đều phải được tiến hành mô tả, đo vẽ địa chất và thành lập tài liệu nguyên thủy kịp thời, đầy đủ và chính xác theo quy định hiện hành về thu thập tài liệu nguyên thủy trong thăm dò khoáng sản và được đưa lên bản đồ tài liệu thực tế.

Điều 14. Yêu cầu về công tác mẫu

1. Công trình thăm dò gặp quặng phải được lấy mẫu chi tiết và có hệ thống để khoanh nối thân quặng và đánh giá chất lượng quặng đối với thành phần có ích chính. Vị trí lấy mẫu phải được thể hiện chi tiết trên tài liệu nguyên thủy.

2. Kích thước các loại mẫu dựa trên cơ sở đặc điểm phân bố thành phần vật chất bên trong thân quặng, phải đảm bảo độ tin cậy cao nhất, đánh giá đầy đủ về thành phần chính.

3. Nguyên tắc lấy mẫu:

a) Đối với công trình gặp quặng phải được lấy liên tục đảm bảo đủ cơ sở để khoanh nối ranh giới thân quặng và lớp kẹp. Chiều dài mẫu rãnh được xác định bởi cấu tạo bên trong thân quặng; sự biến đổi thành phần vật chất; đặc điểm cấu tạo, kiến trúc, tính chất cơ lý của quặng;

b) Kết quả lấy mẫu của từng loại phải được thể hiện bằng hình ảnh;

c) Mẫu thử nghiệm công nghệ phải mang tính đại diện về thành phần hóa học, thành phần khoáng vật, tính chất cơ lý, độ hạt và những tính chất khác phù hợp với thành phần trung bình của từng loại quặng, thân quặng chính trong mỏ.

d) Mẫu thể trọng lớn phải lấy tối thiểu 03 mẫu cho từng loại quặng tự nhiên. Kèm theo mỗi mẫu thể trọng lớn phải lấy tối thiểu 03 mẫu mẫu thể trọng và độ ẩm nhỏ để phân tích kiểm tra, đối sánh. Thể tích của mẫu thể trọng lớn dao động từ 0,5 đến 1m3. Đối với thân quặng cứng chắc hoặc có chiều dày mỏng không thể lấy được mẫu thể trọng khối thì thể trọng quặng được xác định chủ yếu bằng giá trị trung bình các mẫu thể trọng nhỏ. Cùng với việc xác định thể trọng phải xác định độ ẩm của quặng.

Điều 15. Yêu cầu về công tác gia công mẫu

1. Toàn bộ mẫu được đập, nghiền đến cỡ hạt có kích thước nhỏ hơn 01mm, việc gia công và rút gọn tiếp theo được thực hiện theo sơ đồ gia công cho từng mỏ;

2. Chất lượng gia công mẫu phải được kiểm tra một cách có hệ thống ở tất cả các công đoạn, phải kiểm tra sự tuân thủ sơ đồ gia công mẫu. Tất cả mẫu hóa cơ bản trước khi phân tích đều phải gia công đến cỡ hạt 0,074mm.

Điều 16. Yêu cầu về công tác phân tích mẫu

1. Kết quả phân tích mẫu cần phải xác định hàm lượng, dạng tồn tại của thành phần có ích chính và thành phần có ích đi kèm (nếu có).

a) Hàm lượng chì, kẽm được xác định bằng phân tích hóa hoặc các phương pháp khác, quy trình phân tích thực hiện theo quy định hiện hành;

b) Mẫu phân tích hóa cơ bản phân tích 2 thành phần Pb, Zn. Phân tích hóa cơ bản thực hiện 100% số mẫu đã lấy tại công trình thăm dò. Các thành phần có hại và các thành phần khác xác định theo mẫu hóa nhóm, ít nhất bằng 10% mẫu cơ bản;

c) Mẫu hóa nhóm phải lấy đại diện cho các kiểu quặng tự nhiên hoặc các hạng quặng công nghiệp. Với mẫu nhóm, ngoài thành phần Pb, Zn, cần phân tích bổ sung các thành phần: Cu, S, As, Fe, Au, Ag, Te, Cd;

d) Thành phần khoáng vật, các đặc điểm về cấu tạo, kiến trúc và các tính chất vật lý khác của quặng phải được đánh giá bằng các phương pháp thạch học, khoáng vật, vật lý, hóa học và các dạng phân tích khác.

đ) Công tác nghiên cứu mẫu công nghệ

Mẫu công nghệ phải được nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc phòng thí nghiệm mở rộng. Đối với loại quặng mới, quặng khó tuyển hoặc chưa có kinh nghiệm sản xuất công nghiệp cần phải có chương trình đánh giá riêng;

Kết quả nghiên cứu mẫu công nghệ phải đánh giá được thành phần vật chất quặng, xác định các thông số kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của các công đoạn tuyển, đề xuất được sơ đồ công nghệ nghiền, tuyển hợp lý để thu hồi đối với thành phần chính.

Điều 17. Yêu cầu về công tác kiểm tra phân tích mẫu

1. Kiểm tra phân tích mẫu phải được thực hiện thường xuyên và có hệ thống.

2. Kiểm soát chất lượng kết quả phân tích mẫu phải tuân thủ theo Thông tư số 62/2014/TT-BTNMT ngày 09 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa chất khoáng sản.

Điều 18. Yêu cầu về đánh giá địa chất thủy văn và địa chất công trình

1. Yêu cầu đánh giá địa chất thủy văn:

a) Thu thập tài liệu khí tượng thủy văn khu vực thăm dò tối thiểu trong 05 năm gần nhất;

b) Kết quả thăm dò phải đánh giá được các tầng chứa nước chính có thể làm ngập lụt mỏ, đặc biệt ở phần mỏ có nhiều khả năng ngập lụt nhất để giải quyết vấn đề thoát nước, tháo khô mỏ;

c) Đối với các tầng chứa nước phải xác định chiều dày, thành phần thạch học, điều kiện cấp nước, phải xác định được quan hệ giữa các tầng chứa nước với nhau, quan hệ giữa nước mặt, nước ngầm và các thông số liên quan khác;

d) Phải nghiên cứu thành phần hóa học và vi sinh của nước, đánh giá khả năng ăn mòn bê tông, kim loại, hàm lượng các thành phần có ích, có hại trong nước; đánh giá ảnh hưởng của việc bơm thoát nước mỏ đến các công trình sử dụng nước ngầm trong vùng, cũng như khả năng sử dụng nước sinh hoạt. Kiến nghị các giải pháp liên quan đến việc cấp, thoát nước và mức độ ảnh hưởng của việc tháo khô mỏ đến môi trường xung quanh.

2. Yêu cầu đánh giá địa chất công trình:

a) Kết quả thăm dò phải xác định được các tính chất cơ lý của quặng, đá vây quanh và đất phủ trong điều kiện tự nhiên và trong điều kiện bão hòa nước; đặc điểm địa chất công trình của các tầng đất đá và tính dị hướng của chúng, thành phần đất đá, độ nứt nẻ, phá hủy kiến tạo, karst, hiện tượng phá hủy trong đới phong hóa;

b) Kết quả thăm dò phải đánh giá độ bền vững của các công trình mỏ và tính toán các thông số cơ bản của moong khai thác, độ ổn định của lò;

c) Toàn bộ các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình và các yếu tố tự nhiên khác cần được đánh giá đáp ứng yêu cầu cho lập dự án đầu tư khai thác và thiết kế mỏ. Trường hợp điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình cực kỳ phức tạp, cần phải có đề án điều tra, đánh giá chuyên ngành. Công tác đánh giá địa chất thủy văn, địa chất công trình tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Điều 19. Yêu cầu về đánh giá mức độ ô nhiễm và tác động môi trường

1. Quá trình thăm dò phải tiến hành thu thập các dữ liệu về địa chất môi trường để dự báo và đánh giá các yếu tố chính tác động đến môi trường;

2. Đánh giá các tai biến địa chất, các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động thăm dò gây ra và đề ra các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu. Nội dung và mức độ đánh giá tác động môi trường phải được đề cập trong đề án thăm dò.

Điều 20. Yêu cầu về công tác đánh giá điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ

1. Đánh giá sơ bộ ranh giới khai trường, góc dốc sườn tầng, góc dốc bờ moong, hệ số bóc, khối lượng đất bóc, đánh giá sơ bộ áp lực đất đá ở vách, trụ và thân quặng.

2. Đánh giá các diện tích không chứa quặng chì - kẽm công nghiệp làm cơ sở lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.

Điều 21. Công tác tính trữ lượng và tài nguyên

1. Việc tính trữ lượng, tài nguyên quặng chì - kẽm phải căn cứ vào chỉ tiêu tính trữ lượng được luận giải chi tiết trong báo cáo thăm dò khoáng sản cho từng mỏ.

2. Phương pháp tính trữ lượng và tài nguyên quặng chì - kẽm phải được lựa chọn phù hợp đặc điểm cấu trúc thân quặng cho từng mỏ. Khuyến khích áp dụng các phần mềm chuyên dụng để tính trữ lượng.

3. Trữ lượng, tài nguyên quặng chì - kẽm được tính là trữ lượng hiện có trong lòng đất, không tính đến sự tổn thất khi khai thác, chế biến và tính theo đơn vị nghìn tấn cho quặng nguyên khai và tấn cho kim loại chì - kẽm.

4. Trữ lượng và tài nguyên quặng chì - kẽm được thể hiện trên nền bình đồ tính trữ lượng ở tỷ lệ 1/2000 đến 1/1000, tùy theo quy mô và đặc điểm thân quặng. Kết quả tính trữ lượng phải được thể hiện theo từng thân quặng, theo cấp trữ lượng, tài nguyên và theo mức cao tối đa 10m.

Điều 22. Yêu cầu về cấp trữ lượng cao nhất và tỷ lệ các cấp trữ lượng

1. Cấp trữ lượng cao nhất đối với mỏ nhóm I và II phải thăm dò là cấp 121; đối với mỏ nhóm III và IV phải thăm dò là cấp 122.

2. Tỷ lệ các cấp trữ lượng 121 và 122 do chủ đầu tư xác định trên cơ sở đặc điểm địa chất của mỏ, khả năng tài chính, điều kiện kỹ thuật khai thác, công suất dự kiến khai thác, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ trữ lượng cấp cao nhất trên tổng trữ lượng của mỏ không thấp hơn 10% và phải được thể hiện trong đề án thăm dò.

Điều 23. Nội dung, hình thức trình bày báo cáo kết quả thăm dò

Nội dung, hình thức trình bày báo cáo kết quả thăm dò thực hiện theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2015;

Điều 25. Tổ chức thực hiện

1. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- TANDTC, VKSNDTC;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ
- Lưu: VT, VPTLKS, ĐCKS, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ CẤP TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN
(Kèm theo Thông tư Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên khoáng sản chì - kẽm số: 04/2015/TT-BTNMT, ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Mức độ
nghiên cứu
địa chất

Mức độ hiệu quả
kinh tế

Chắc chn

Tin cậy

Dự tính

Dự báo

Suy đoán

Phỏng đoán

Có hiệu quả kinh tế

Trữ lượng 111



Trữ lượng 121

‚

Trữ lượng 222

‚

Có tiềm năng hiệu quả kinh tế

Tài nguyên 211



Tài nguyên 221

‚

Tài nguyên 222

‚

Chưa rõ hiệu quả kinh tế

Tài nguyên 331

ƒ

Tài nguyên 332

ƒ

Tài nguyên 333

ƒ

Tài nguyên 334a

Tài nguyên 334b

 - Nghiên cứu khả thi.

‚ - Nghiên cứu tiền khả thi.

ƒ- Nghiên cứu khái quát.

PHỤ LỤC 2

MẠNG LƯỚI ĐỊNH HƯỚNG CÁC CÔNG TRÌNH THĂM DÒ KHOÁNG SẢN CHÌ - KẼM
(Kèm theo Thông tư Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên khoáng sản chì - kẽm số: 04/2015/TT-BTNMT, ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Nhóm mỏ

Công trình thăm dò

Khoảng cách đối với các cấp trữ lượng (m)

121

122

Đường phương

Hướng dốc

Đường phương

Hướng dốc

I

Trên mặt

Hào, giếng

50÷60

75÷100

Dưới sâu

Khoan

100÷120

50÷60

150÷ 200

75÷100

II

Trên mặt

Hào, giếng

40÷50

50÷60

Dưới sâu

Khoan, lò, hoặc kết hợp cả khoan và lò

80÷100

40÷50

100÷120

50÷60

III

Trên mặt

Hào, giếng

40÷60

Dưới sâu

Khoan, lò, hoặc kết hợp cả khoan và lò

80÷100

40÷50

IV

Trên mặt

Hào, giếng

20÷30

Dưới sâu

Khoan, lò, hoặc kết hợp cả khoan và lò

20÷30

20÷30

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 04/2015/TT-BTNMT

Hanoi, February 13, 2015

 

CIRCULAR

EXPLORATION AND CLASSIFICATION OF RESERVES AND NATURAL RESOURCES OF LEAD - ZINC

Pursuant to the Law on Mineral No. 60/2010/QH12 dated November 17, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2012/NĐ-CP dated March 09, 2012 detailing the implementation of the Law on Mineral;

Pursuant to the Government’s Decree No. 21/2013/NĐ-CP dated March 04, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;

At the request of Chief Officer of the Council for Evaluation of National Reserves, Director General of Legal Department;

The Minister of Natural Resources and Environment promulgates the Circular on exploration and classification of reserves and natural resources of lead - zinc;

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Governing scope

This Circular regulates exploration and classification of reserves and natural resources of lead - zinc.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to state administration agencies for minerals, mineral exploration practicing organizations, organizations and individuals involved in exploration and exploitation of minerals and other relevant organizations and individuals.

Chapter II

ASSESSMENT OF CLASSES OF RESERVES AND NATURAL RESOURCES

Article 3. Classification of reserves and natural resources

1. Natural resources of lead - zinc are divided into two groups:

a) Defined natural resources;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Group of defined natural resources is divided into two kinds: reserves and natural resources.

a) Kind of reserves is divided into three classes: Class 111; Class 121 and Class 122.

b) Kind of natural resources is divided into six classes: Class 122, Class 221, Class 222, Class 331, Class 332 and Class 333.

3. Group of natural resources is divided into two classes: Class 334a and Class 334b.

4. Classification of reserves and natural resources is detailed in Appendix 1 enclosed herewith.

Article 4. Requirements for assessment of Class 121 reserve

1. Level of geological assessment

a) Define shape, size, positions and laws of form change and inside structure of lead – zinc ore bodies;

b) Define natural or industrial ore deposits with typical character of mineral and chemical composition, structure, architecture, physico-mechanical and technical properties of ore deposits;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Define character of hydrological and engineering geology, conditions of mining exploitation and other relevant natural factors guaranteeing adequate provision of reliable figures, parameters for the establishment of investment projects for mineral extraction and mining design;

dd) Reliability of the reserve guaranteed at least 80%;

2. Defined boundaries for reserve calculation:

Boundaries of Class 121 reserve is defined within a range controlled by exploration and/or exploitation works.

3. Assessment of feasibility, technology and economic efficiency:

a) Select appropriate technical solutions, ore exploitation and processing technology;

b) Economic efficiency of reserve class is determined on the basis of reserve calculation indices.

Article 5. Requirements for assessment of Class 122 reserve

1. Level of geological assessment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Separate natural and industrial ore deposits on the basis of character of mineral composition, structure, architecture, chemical composition, physico-mechanical and technical properties of ore types;

c) Quality of lead – zinc ores is carefully analyzed; material composition, physico-mechanical and technical properties of ore types determined;

d) Define character of hydrological and engineering geology, conditions of mining exploitation as foundations for the establishment of investment projects for mineral extraction and mining design;

dd) Reliability of the reserve guarantees at least 50%;

2. Boundaries defined for calculation of reserve:

Boundaries of Class 122 reserve is defined within a range controlled by exploration works. For ore bodies with uncomplicated structures, ore deposits with relatively stable depth and quality, limited extrapolation from documents of geology, geophysics is permitted but not in excess of half of the prescribed network.

3. Assessment of feasibility, technology and economic efficiency is prescribed in Clause 3, Article 4 hereof.

Article 6. Requirements for assessment of Class 221 natural resources

1. Geological assessment and definition of boundaries of natural resources are prescribed in Clauses 1, 2, Article 4 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Requirements for assessment of Class 222 natural resources

1. Requirements for geological assessment and definition of boundaries of Class 222 natural resources are prescribed in Clauses 1, 2, Article 5 hereof;

2. Requirements for assessment of feasibility, technology and economic efficiency is prescribed in Clause 3, Article 4 hereof. Class 222 natural resources are part of natural resources that has been explored but has not yet achieved reserve norms, or lies in the areas banned or temporarily banned from mineral activities.

Article 8. Requirements for assessment of Class 333 natural resources

1. Requirements for geological assessment

a) Define basic aspects of shape, position and distribution of lead – zinc ore bodies;

b) Preliminarily define depth, structure and level of stability of lead – zinc ore bodies;

c) Quality of lead – zinc ores is preliminarily determined according to results of sampling at natural exposures, clearance works, ditches, wells or extrapolation from adjacent plots geologically assessed in more detail;

d) Natural conditions determining mining exploitation conditions of which detailed assessment is not yet required are mainly preliminarily studied and based on adjacent plots assessed in more details;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Requirements for assessment of feasibility, technology and economic efficiency:

Economic efficiency or potential economic efficiency from exploitation and processing of lead – zinc ores from these natural resources is still undetermined at the time of assessment.

Chapter III

DIVISION OF MINE GROUPS AND REQUIREMENTS FOR EXPLORATION

Article 9. Division of mine groups

1. Foundations for division of mine groups:

a) Shape, size, positions of lead – zinc ore bodies, level of stability in depth, change of lead – zinc content and level of complexity in structure of mining geology;

b) Quantitative indicators for assessment of level of depth change, content of ore bodies and geological conditions for mining exploitation;

c) Specific arguments, evaluation of key lead – zinc ore bodies accounting for at least 70% of mine reserves; 2. Division of mine groups into the following groups:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Relatively complicated groups (II);

c) Complicated groups (III);

d) Very complicated groups (IV);

3. Conditions for classification of mine groups:

a) Simple groups (I);

Include mines or part of big mines of simple geological structures with ore bodies of flat and horizontal veins; ore bodies of simple shapes with ore ratio from 0.8 to 1.0; coefficient of depth transformation by works from 40% and under; content of key beneficial composition equally distributed, coefficient of content transformation from 40% and under.

b) Relatively complicated groups (II);

Include mines or part of big to medium mines of relatively complicated geological structures with ore bodies in the shape of veins, lens, columns, pipes; depth of ore bodies relatively stable to unstable; coefficient of depth transformation by works from 40% - 70%; content of key beneficial composition distributed equally to unequally; coefficient of content transformation by sample from 40% - 70% and ore ratio from 0.7 – 0.8;

c) Complicated groups (III);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Very complicated groups (IV);

Include mines or part of small mines of very complicated geological structures with ore bodies being small to very small in size, and in the shape of veins, lens, columns, pipes...; shapes of ore bodies every complicated, depth of ore bodies very unstable; coefficient of depth transformation by works over 100%; content of key beneficial composition distributed very unequally; coefficient of content transformation by sample over 100% and ore ratio below 0.6;

Article 10. General requirements for tasks of exploration

1. Carry out exploration from general to details, from surface to depth; network for exploration from thin to thick; geological maps from small to large in scale;

2. Adequately collect information, figures and documents regarding geology, hydrographical, engineering and environmental geology; conditions for mine exploration serving assessment and establishment of investment projects for mineral extraction and mining design;

3. Sequence of exploration must be based on level of complexity of geological structure, reserve scale and economic value.

4. Exploration must be carried out over an entire area and depth with ore bodies within the selected boundaries.

Article 11. Requirements for topography and surveying

1. Exploration area must be topographically mapped in a scale as requested. Topographical maps must be established according to applicable regulations on surveying in mineral exploration. Scale of topographical maps is from 1/2000 to 1/500 depending on geological structure, scale of ore bodies and complexity of terrain.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Exploration site must include at least two national marks.

Article 12. Requirements for geological measurements

1. The tasks of geological mapping in lead – zinc exploration must be carried out at scale from 1/2000 – 1/1000 depending on size of ore bodies and complexity in structure of mining geology;

2. Geological maps must provide a clear explanation of character of mining geological structure, distribution of formations of magma, sediments, foldings, faults from action of plate tectonic forces, rock and mineralized zones and lead – zinc ore bodies; foundations for assessment of character of distribution and conditions for ore formation, relationship between ore bodies and surrounding rock and key geological structure.

Article 13. Requirements for choice and location of exploration works

1. Choice of exploration works:

a) In the exploration of lead – zinc, excavation (ditches, wells, kilns) and drilling are chosen. Chosen exploration works must be appropriate to conditions of bedded deposits, distribution, structural geology, forms, depth of each ore body.

b) Sampling must be done at exploration works to determine quality, laws of ore distribution, weathered depth and structure of walls, pillars of ore bodies;

c) For mines of very complicated geological structures, particular exploration works must be carried out to find out conditions for positions, shape, inside structure of ore bodies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) For vertical, slanting drill holes with a depth of over 100 meters, variance in drill holes must be checked every 10 – 20 meters.

e) Slanting or horizontal drilling methods should be used for ore bodies of large angles of declination;

g) Exploration works should cut through all the depth of an ore body.

2. Location of exploration works:

a) Exploration works must be located in such a way that the comprehensive assessment of character of structural geology, forms, size, positions, stability, depth and quality of ore bodies is ensured;

b) Network of exploration works is prescribed in Appendix 2 enclosed herewith;

c) Exploration, exploitation works, natural and man-made exposures inside the exploration areas must be described, geologically mapped and documented in a timely, accurate and adequate manner according to applicable regulations on collection of original documents in mineral exploration and put in the actual map.

Article 14. Requirements for sampling

1. Any ore deposit found by exploration works must be carefully and systematically sampled to define ore body and assess quality of key beneficial composition. Position of sampling must be detailed in original documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Principles of sampling:

a) Any ore deposit found by exploration works should be continuously sampled to define boundaries of ore bodies and interlayers. Length of sample is based on inside structure of ore bodies; transformation of material composition; character of structure, architecture and physico-mechanical properties of ore deposits;

b) Result of sampling should be made in images;

c) Samples should be representative of chemical, mineral composition, physico-mechanical properties, granularity and other properties suitable for average composition of each ore type, main ore bodies.

Article 15. Sample processing

1. All samples shall be broken down and crushed to grains below 01 mm in size. The successive stages of processing shall be carried out according to the processing chart for each mine;

2. Quality of sample processing and compliance with the processing chart must be systematically inspected in all phases. All chemical samples should be processed to 0.074 mm sized grains before analysis.

Article 16. Requirements for sample analysis

1. Results of sample analysis should give insights into content, existing forms of key beneficial composition and other accompanying beneficial composition (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Analysis of chemical samples is conducted on two components Pb and Zn. Basic chemical analysis is conducted on 100% of samples taken at exploration works. Harmful composition and other composition are determined by chemical sample group accounting for at least 10% of basic sample.

c) Chemical sample groups should be taken as representative of natural or industrial ore deposits.  For chemical sample groups, such components as Cu, S, As, Fe, Au, Ag, Te, Cd should be analyzed in addition to Pb and Zn.

d) Mineral composition, character of structure, architecture and other physical properties of ore deposits should be evaluated via petrographical, mineral, physical, chemical and other methods.

dd) Technological sample research

Technological samples should be studied in laboratories or expanded laboratories. Results of technological sample research should give insights into material composition of ore deposits, main economic and technical factors of selection phases, proposals for appropriate technological charts for recovery of key components.

Article 17. Requirements for inspection of sample analysis

1. Inspection of sample analysis must be regularly and systematically conducted.

2. Control of quality of sample analysis results is prescribed in the Minister of Natural Resources and Environment’s Circular No. 62/2014/TT-BTNMT dated December 09, 2014 promulgating National technical regulations on quality control for results of mineral sample analysis.

Article 18. Requirements for assessment of hydrographical and engineering geology

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Collect information about meteorology and hydrology in exploration areas at least five recent years;

b) Results of explorations should provide insight into key water fielding strata that may flood mines, especially part of the mines most susceptible to flooding for water drainage;

c) Depth, rock composition of water fielding strata, relationship between water fielding strata, between surface water and underground water and other factors must be determined.

d) Study chemical and microbiological composition of water, erodibility toward concrete, metal, content of useful and harmful components in water, effects of pumping mine water to underground water use works in the area as well as possibilities of using it as domestic water; Make proposals for solutions concerning water supply and drainage and level of effect of mine water drainage on surrounding areas;

2. Requirements for assessment of engineering geology:

a) Results of explorations should provide insight into physico-mechanical properties, surrounding and covering rocks in natural conditions and water-saturated conditions, character of engineering geology of rock strata and their anisotropy, composition of soil, rock, fissures, plate tectonic forces, destructive weathering;

b) Results of explorations should provide insight into sustainability of mining works, basic indicators of mining pits, stability of kilns;

c) All conditions of hydrological and engineering geology, and other relevant natural factors should meet requirements for the establishment of investment projects for mineral extraction and mining design; In case conditions of hydrological and engineering geology are found complicated, a project on special investigation and assessment must be put forward. Assessment of hydrographical and engineering geology should be in compliance with applicable regulations.

Article 19. Requirements for assessment of environmental pollution and impacts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Assess geological catastrophe and negative impacts on the environment caused by exploration activities and propose prevention measures; Contents and level of environmental impact assessment should be mentioned in the exploration project.

Article 20. Requirements for assessment of technical conditions for mine exploitation

1. Carry out preliminary assessment of boundaries of mine sites, bench face angle, pit slope angle, stripping ratio, weight of stripped soil, pressure of soil, rock of ore bodies;

2. Carry out assessment of areas that do not contain industrial lead – zinc ores as the basis for the establishment of investment project for mineral extraction and mining design;

Article 21. Calculation of reserves and natural resources

1. Calculation of reserves and natural resources of lead – zinc must be based on reserve norms as detailed in reports on mineral explorations in each mine.

2. Chosen methods of calculating reserves and natural resources of lead – zinc ore deposits must be appropriate to character of structure of ore bodies of each mine. Application of specialized software for reserve calculation is encouraged.

3. Calculated reserves and natural resources of zinc ore deposits are existing reserves under the earth without taking account of losses for extraction and processing and represented in unit of 1,000 tons for crude ore and ton for lead and zinc metals.

4. Reserves and natural resources of lead – zinc are represented in topographical map of reserves with scale from 1/2000 to 1/1000 depending on size and character of ore bodies. Results of reserve calculation must fully represent individual ore bodies, classes of reserves and natural resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Highest reserve class for Group I and II mines and Group III and IV mines to be explored is Class 121 and Class 122 respectively.

2. Proportion of Class 121 and 122 reserves shall be defined by the investor on the basis of geological features of mines, financial resources, technical conditions for extraction, expected extraction capacity but proportion of highest class reserves over total reserves of mines must guarantee no less than 10% and be represented in the exploration project.

Article 23. Contents and manner of reports on exploration results

Contents and manner of reports on exploration results are prescribed in the Minister of Natural Resources and Environment’s Circular No. 16/2012/TT-BTNMT dated November 29, 2012 regulating projects on mineral exploration and mine closure, report forms for mineral activities, application forms for mineral operation permits, applications for approval for mineral reserves, closure of mines.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 24. Effect

This Circular takes effect since April 01, 2015;

Article 25. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and handling./.

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Hong Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2015/TT-BTNMT ngày 13/02/2015 quy định về thăm dò và phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên khoáng sản chì - kẽm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.891

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.255.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!