VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
222/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2012
|
THÔNG BÁO
Ý
KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN SƠ KẾT
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DỰ TRỮ HÀNG HÓA BÌNH ỔN GIÁ
Ngày 16 tháng 6 năm 2012, tại Trụ
sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ
kết đánh giá Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá. Tham dự cuộc họp có lãnh
đạo các Bộ: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa
bình ổn giá (sau đây gọi tắt là Chương trình) và một số địa phương khác; đại
diện một số hiệp hội, doanh nghiệp tham gia Chương trình. Sau khi nghe lãnh đạo
Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải kết luận như sau:
1. Thời gian qua, trong bối cảnh
thị trường trong nước biến động phức tạp, giá cả hàng hóa tăng do chịu tác động
của tình hình trong nước và thế giới, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
theo thẩm quyền đã chủ động triển khai thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa
bình ổn giá nhằm bảo đảm nguồn cung một số hàng hóa thiết yếu cho thị trường và
đạt được những thành công bước đầu đáng ghi nhận; loại hàng hóa và số lượng
doanh nghiệp tham gia Chương trình tăng lên và ngày càng đa dạng; giá bán các
mặt hàng trong Chương trình được giữ ở mức thấp hơn từ 5% - 10 %, có mặt hàng
đến 15% so với giá thị trường với nguồn cung tương đối ổn định; thời gian
thực hiện Chương trình đã kéo dài hơn không chỉ tập trung vào dịp lễ, tết; địa
điểm bán hàng bình ổn giá được mở rộng đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
khu công nghệp. Nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho Chương trình không ngừng
tăng lên mặc dù còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với lượng hàng hóa được dự trữ để bình
ổn thị trường.
Chương trình đã trở thành một trong
những công cụ hữu hiệu để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhất là các hàng hóa
thiết yếu, góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam” và đóng góp tích cực vào thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện Chương
trình còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác tuyên truyền về Chương trình
còn chưa đủ mạnh, chưa tạo được nhận thức chung, đồng thuận cao về vai trò, ý
nghĩa và nội dung Chương trình, tại một số địa phương thông tin về Chương trình
chưa được phổ biến, cập nhật kịp thời đến mọi tầng lớp nhân dân; số lượng doanh
nghiệp tham gia Chương trình còn hạn chế và chưa thực sự chủ động; điểm bán
hàng bình ổn giá chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhất là những người có
thu nhập thấp ở vùng nông thôn, ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, khu công
nghệp…. Những hạn chế ngày cần được khắc phục để bảo đảm hiệu quả của Chương
trình trong thời gian tới.
2. Để thực hiện Chương trình có
hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đóng
góp tích cực vào thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an sinh xã hội; Phó Thủ tướng yêu cầu:
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài
chính của địa phương để xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình dự trữ
hàng hóa bình ổn giá. Khi tổ chức thực hiện Chương trình, cần lưu ý các nội
dung sau:
- Thường xuyên nắm chắc tình hình
thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu; đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền để thống nhất mục tiêu, cách thức thực hiện Chương
trình; công bố rộng rãi, công khai thông tin về Chương trình để mọi người dân
được biết và tiếp cận Chương trình.
- Lựa chọn đưa vào Chương trình các
mặt hàng thiết thực phục vụ ổn định đời sống nhân dân ở địa phương, trong đó ưu
tiên hàng hóa sản xuất trong nước; thường xuyên kiểm tra, giám sát về giá cả và
chất lượng hàng hóa tham gia Chương trình.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn
giá đến khu vực ngoại thành, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu công nghệp, khu
tập trung đông dân cư; kết hợp với tổ chức các đợt bán hàng lưu động.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng
thông qua thực hiện Chương trình để triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết
từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng nhằm chủ động tạo nguồn hàng ổn định,
lâu dài và bảo đảm chất lượng.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thực hiện Chương
trình bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu của Chương trình và quy định của pháp
luật; chống việc lợi dụng để thực hiện hành vi kinh doanh kiếm lời bất chính;
có hình thức đánh giá, khen thưởng phù hợp đối với các doanh nghiệp tích cực
tham gia Chương trình.
- Có biện pháp hiệu quả khuyến
khích mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp vào Chương trình gắn với phát huy và
nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
b) Bộ Công thương
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa dưới hình thức phù hợp việc thực hiện
Chương trình (quy mô, hình thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan liên
quan….) nhằm tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện thống nhất, có hiệu quả
và bảo đảm yêu cầu quản lý, không tràn lan, lãng phí.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh để lồng ghép, gắn kết việc thực hiện các mục tiêu của Cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào Chương trình cho phù hợp.
c) Bộ Tài chính nghiên cứu, hướng
dẫn về nguồn kinh phí và kiểm soát sử dụng kinh phí; phối hợp với Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát việc bán hàng theo
giá bán hàng của Chương trình theo đúng quy định và cam kết.
d) Bộ Thông tin và Truyền thông
phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, vai trò
của Chương trình; chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền Thông triển khai xây dựng
chuyên đề thông tin về Chương trình tại địa phương.
đ) Khuyến khích các hiệp hội ngành
hàng, doanh nghiệp tích cực tham gia Chương trình tại các địa phương; kịp thời
kiến nghị cấp có thẩm quyền các chính sách, giải pháp để đẩy mạnh thực hiện
Chương trình này.
3. Về sản xuất và tiêu thụ lúa Hè
Thu 2012: Hiệp hội Lương thực Việt Nam chủ động làm việc với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các địa phương đánh giá tình hình sản
xuất, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để có các giải pháp phù hợp,
hiệu quả bảo đảm tiêu thụ tốt lúa hàng hóa của người nông dân; vấn đề vượt thẩm
quyền, các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để
các cơ quan, địa phương liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để
b/c);
- Các Bộ: Công thương, Tài chính, KHĐT, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền
thông;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Hiệp hội: Lương thực VN, Mía đường VN, Phân bón VN, Thức ăn chăn nuôi, Dược
VN, Sữa VN; HH Các nhà bán lẻ, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý Thủ tướng các Vụ: KTN, ĐP, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KTTH (3). LT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Văn Phượng
|