KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
719/QĐ-KTNN
|
Hà Nội,
ngày 24 tháng 4 năm 2012
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐỀ CƯƠNG, HỒ SƠ, MẪU BIỂU KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI CUỘC KIỂM TOÁN CHUYÊN ĐỀ KHAI
THÁC VÀ CHẾ BIẾN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán
nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2058/QĐ-KTNN
ngày 29/12/2011 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về Kế hoạch kiểm toán năm 2012;
Căn cứ Quyết định số
151/QĐ-KTNN ngày 24/02/2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về giao kế hoạch kiểm
toán năm 2012 cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực II,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương, hồ sơ, mẫu biểu
kiểm toán đối với cuộc kiểm toán Chuyên đề khai thác và chế biến tài nguyên
khoáng sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, Vụ trưởng
Vụ Tổng hợp, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực II, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
Kiểm toán Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
-
Lãnh đạo KTNN;
- Văn phòng KTNN;
- Các KTNN chuyên ngành và khu vực;
- Vụ Tổng hợp (04 bộ);
- Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu:
VT.
|
TỔNG KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
Đinh Tiến Dũng
|
HỒ
SƠ CHUYÊN ĐỀ KHOÁNG SẢN
1. Đề cương Kiểm toán chuyên đề tài nguyên
khoáng sản và danh mục văn bản liên quan đến quản khoáng sản .
2. Báo cáo kiểm toán chuyên đề Tài nguyên
khoáng sản (Áp dụng kiểm toán chuyên đề TNKS tại cơ quan TW và địa phương –Mẫu số
01/BCKT-TNKS-TW hoặc ĐP). Gồm phụ lục số 01, 02/BCKT-TNKS-TW hoặc ĐP
3. Báo cáo kiểm toán
ngân sách, tiền và tài sản NN tỉnh, thành phố (Áp dụng kiểm toán lồng ghép
chuyên đề TNKS trong cuộc kiểm toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc TW-
Mẫu số 01/BCKT-NSĐP-TNKS), Các phụ lục theo quy định của ngành.
4. Báo cáo kiểm toán
báo cáo tài chính (Áp
dụng kiểm toán tại các DNNN thuộc TW và địa phương được cấp phép khai thác, chế
biến...tài nguyên khoáng sản TW- Mẫu số 01/BCKT-DN, (gồm các phụ kục từ 01 đến
07/BCKT-DN)
5. Biên bản xác nhận
số liệu của KTV:
5.1. Tại các cơ quan
TW
5.1.1. Biên bản xác nhận KTV Bộ Tài nguyên và
Môi trường (Gồm các phụ lục số 01, 02, 03, 04 và 05/Bộ ngành)
5.1.2. Biên bản xác nhận KTV Bộ Xây dựng.
(Gồm phụ lục 06//Bộ ngành)
5.1.3. Biên bản xác nhận KTV Bộ Công thương (Gồm
các phụ lục số 07 và 08/Bộ ngành)
5.1.4. Biên bản xác nhận KTV Bộ Tài chính
5.2. Tại các cơ quan
địa phương
5.2.1. Biên bản xác nhận KTV Sở Xây dựng
5.2.2. Biên bản xác nhận KTV Sở Công thương
5.2.3. Biên bản xác nhận KTV Sở Tài nguyên và
Môi trường (Gồm các phụ lục số 01, 02, 03 và 04 /Địa phương)
5.2.4. Biên bản xác nhận KTV tại Cục Thuế (Gồm
các phụ lục số 05, 06 và 07 Địa phương)
ĐỀ
CƯƠNG
KIỂM
TOÁN CHUYÊN ĐỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Thực hiện Công văn số 1459/KTNN-TH
ngày 27/12/2011 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc chuẩn bị tài liệu phục vụ
tọa đàm chuyên đề chuyên sâu và ý kiến chỉ đạo của Tổng kiểm toán Nhà nước tại
hội nghị giao ban trực tuyến tháng 3 năm 2012 về việc giao Kiểm toán nhà nước
Khu vực II chủ trì soạn thảo đề cương, mẫu biểu chuyên đề Kiểm toán công tác
quản lý, khai thác và kinh doanh Tài nguyên Khoáng sản. Sau khi tiếp thu ý kiến
đóng góp tại Hội nghị trực tuyến; Kiểm toán nhà nước khu vực II đã hoàn thiện
đề cương kiểm toán Chuyên đề Tài nguyên Khoáng sản như sau:
I. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực
trong quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản;
- Phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng
phí và sai phạm trong quản lý, cấp phép và khai thác, kinh doanh tài nguyên
khoáng sản tại các cơ quan quản lý nhà nước và tại các doanh nghiệp; xác định
rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của
pháp luật;
- Chỉ ra các sai phạm để kiến nghị với các đơn
vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản, chấp
hành các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và biện pháp khắc phục những tồn tại
được phát hiện thông qua kiểm toán; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi
phạm, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, khai thác,
kinh doanh tài nguyên khoáng sản;
- Cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho Ủy
ban TVQH giám sát về quản lý, cấp phép và khai thác tài nguyên khoáng sản.
II. NỘI DUNG KIỂM
TOÁN
Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, cấp phép
và khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; việc tuân thủ pháp luật của
việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản tại các địa phương; Việc ban
hành các quy định của địa phương trong lĩnh vực quản lý, cấp phép, khai thác,
chế biến khoáng sản; việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn;
việc thực hiện quy hoạch, công tác bảo vệ môi trường; việc chấp hành các quy
định trong khai thác, chế biến khoáng sản; việc chấp hành các nghĩa vụ với ngân
sách Nhà nước trong khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản.
1. Kiểm toán tổng hợp
1.1 Các cơ quan bộ
ngành TW
(Các
phụ lục từ số 01-08/Bộ ngành)
1.1.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước,
là cơ quan thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, các nội
dung kiểm tra như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về khoáng sản; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ
bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
- Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược khoáng sản; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch
khoáng sản theo phân công của Chính phủ; (phụ lục 01/Bộ ngành)
- Khoanh định và công bố các khu vực khoáng
sản theo thẩm quyền; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu
vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
- Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò
khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm
dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu
vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản
thuộc thẩm quyền; (phụ lục 02/Bộ ngành)
- Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa
chất, khoáng sản; (phụ lục 03/Bộ ngành)
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
về khoáng sản theo thẩm quyền (phụ lục 04/Bộ ngành);
- Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản trên đất liền và biển, hải đảo. Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khu vực có khoáng
sản phân tán, nhỏ lẻ; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm và đình chỉ, thu hồi
giấy phép đối với các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật.
- Kiểm toán việc thực hiện các thủ tục pháp
lý về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác
khoáng sản; việc thu hồi kinh phí nhà nước đã đầu tư cho công tác điều tra cơ
bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; triển khai việc thu tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
- Tổng hợp hoạt động khai thác khoáng sản
thực tế theo năm (phụ lục 05/Bộ ngành)
1.1.2. Bộ Xây dựng: Chủ trì lập quy
hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản vật liệu xây dựng, các
nội dung kiểm tra như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, các Bộ, ngành và địa phương liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây
dựng mới quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm
vật liệu xây dựng trong cả nước.
- Công tác quản lý việc khai thác, chế biến,
sử dụng và xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng. Việc
khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng phải gắn liền với bảo vệ
môi trường, cảnh quan và an toàn lao động (Phụ lục số 06/Bộ ngành)
1.1.3. Bộ Công
thương: Chủ trì lập quy hoạch, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản không phải là vật liệu xây dựng, các nội dung kiểm tra như
sau:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường và các Bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát để điều chỉnh, bổ sung,
xây dựng mới các quy hoạch khoáng sản có các quy định cụ thể về sản phẩm sau
chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến; tập trung khai
thác, chế biến sâu theo quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
việc sử dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. (Phụ lục 07/Bộ
ngành)
- Điều chỉnh, bổ sung chính sách, tiêu chuẩn
xuất khẩu khoáng sản theo hướng quản lý chặt việc xuất khẩu khoáng sản, không
xuất khẩu quặng thô, tinh quặng; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra thực
hiện việc xuất khẩu khoáng sản. (Phụ lục 08/Bộ ngành)
1.1.4. Bộ Tài chính
- Kiểm tra việc ban hành các quy định về
phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản.
- Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổ
chức kiểm tra và có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn việc gian lận thương mại trong
xuất khẩu khoáng sản; đảm bảo thủ tục chặt chẽ; rà soát và ban hành hướng dẫn
việc xử lý khoáng sản bị thu giữ.
1.2
Tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW: (Phụ
lục từ 01-07/Địa phương)
1.2.1. Kiểm toán tại UBND tỉnh, thành
phố
- Kiểm toán việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quản lý nhà
nước về khoáng sản của UBND tỉnh, thành phố.
- Kiểm toán công tác chỉ đạo thanh tra, kiểm
tra và xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra của UBND tỉnh đối với các đơn vị được
cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản; kiểm tra công tác khắc phục ô nhiễm
môi trường, tái tạo môi trường tại các mỏ và địa bàn khai thác khoáng sản trong
tỉnh.
* Khi kiểm toán nội dung này cần quan tâm đến
tính tuân thủ pháp luật trong việc UBND cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về
thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trái với quy định; Việc thực hiện
công khai nội dung quy hoạch cũng như hướng dẫn thực hiện quy hoạch khoáng sản
khi đã có quy hoạch được Trung ương phê duyệt? Xử lý các sai sót của các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản do các
Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành (tỉnh, thành phố thành lập) phát hiện?...
1.2. 2 Kiểm toán tại Sở Tài nguyên - Môi
Trường
- Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp với các cơ
quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng
sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các
biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
- Kiểm tra, đánh giá Hồ sơ thẩm định đề án
thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; quy hoạch
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền
cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thẩm định
hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản,
cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản
trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền quyết
định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; ( phụ lục số 01/Địa phương)
- Kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất: giao
đất, cho thuê đất đối với các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản; toán (phụ lục số 02/ Địa phương)
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thẩm định
báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
- Kiểm tra đánh giá việc hồ sơ thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường; Việc quản lý đối với việc chấp hành các quy
định về môi trường như: ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường và thực hiện xử lý
môi trường sau khai thác. ( phụ lục số 03/Địa phương )
- Kiểm tra, đánh giá Hồ sơ thẩm định hồ sơ
gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi
giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền đối
với hoạt động khai thác, chế biên khoáng sản.
- Kiểm toán, đánh giá việc quản lý và sử dụng
nguồn thu phí, lệ phí đối với hoạt động khoáng sản. (phụ lục số 04/ Địa
phương).
- Kiểm toán, đánh giá công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở TN&MT đối với các đơn
vị được cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản; kiểm tra công tác khắc phục ô
nhiễm môi trường, tái tạo môi trường tại các mỏ và địa bàn khai thác khoáng sản
trong tỉnh.
* Để có cơ sở kiểm tra, đối chiếu giữa các cơ
quan tổng hợp trong việc quản lý các đơn vị được cấp phép tham dò, khai
thác và chế biến khoáng sản cần tổng hợp các số liệu gồm:
+) Tổng hợp số liệu các giấy phép khai thác
khoáng sản được cấp đang còn hiệu lực thi hành đến thời điểm kiểm toán; Tổng
hợp số liệu về các giấy phép khai thác khoáng sản được chuyển nhượng, các giấy
phép được tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được
thừa kế; Tổng hợp số liệu về các giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực
hoặc bị thu hồi và Danh sách các mỏ khoáng sản phải đóng cửa thuộc thẩm quyền
quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+) Tổng hợp số liệu các đơn vị được cấp phép
khai thác, chế biến khoáng sản đã ký Hợp đồng thuê đất để khai thác khoáng sản
đến thời điểm kiểm toán;
+) Tổng hợp số liệu các đơn vị đã thực hiện
nộp tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng
sản đến thời điểm kiểm toán;
+) Tổng hợp số liệu thu, chi đối với nguồn
thu phí hoạt động quản lý cấp phép khoáng sản đến thời điểm kiểm toán;
- Thu thập các hồ sơ có liên quan đến công
tác quản lý thăm dò, khai thác khoáng sản gồm:
+) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ
đạo, điều hành thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của địa
phương;
+) Hồ sơ khoanh định các
khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực đấu thầu thăm dò,
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ quy
hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh;
+) Hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy
phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện
quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa
mỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+) Hồ sơ thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của
UBND cấp tỉnh;
+) Hồ sơ thẩm định báo cáo báo cáo đánh giá
tác động môi trường và các tài liệu liên quan đến việc thực hiện ký quỹ cải tạo
phục hồi môi trường và xử lý môi trường sau khai thác.
+) Hồ sơ thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi
thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và
giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền đối với hoạt động khai
thác, chế biên khoáng sản.
+) Hồ sơ về giao đất, cho thuê đất đối với
các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản;
+) Hồ sơ về quản lý và sử dụng nguồn thu phí,
lệ phí đối với hoạt động khoáng sản.
+) Hồ sơ thanh tra, kiểm tra và xử lý kết quả
thanh tra, kiểm tra của Sở TN&MT đối với các đơn vị được cấp phép khai
thác, chế biến khoáng sản; kiểm tra công tác khắc phục ô nhiễm môi trường, tái
tạo môi trường tại các mỏ và địa bàn khai thác khoáng sản trong tỉnh.
+) Các báo cáo về tình hình hoạt động khai
thác khoáng sản của các đơn vị được cấp giấy phép khai thác khoáng sản đến thời
điểm kiểm toán.
+) Các hồ sơ có liên quan khác.
* Khi thực hiện kiểm toán cần quan tâm đến
một số nội dung sau:
- Hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác khoáng
sản cho các đối tượng có đầy đủ các thủ tục theo quy định? Địa điểm được cấp
phép thăm dò, khai thác khoáng sản có nằm trong khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt
động khoáng sản và có nằm trong quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của
tỉnh? Giấy phép đã hết hạn khai thác nhưng vẫn tiến hành khai thác và không làm
các thủ tục gia hạn?...
- Sử dụng tài nguyên nước vào hoạt động khai
thác, chế biến khoáng sản nhưng có làm các thủ tục cấp phép theo quy định?
- Việc xử lý đối với các sai sót của các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản do các
Đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở phát hiện...
- Có thực hiện làm các thủ tục giao đất và
thuê đất theo quy định? Thực hiện nộp tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường?
Thực hiện báo cáo định kỳ sản lượng khai thác về cơ quan TN&MT và khoáng
sản mới được phát hiện trong quá trình khai thác?...
- Thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các giấy
phép khai thác khoáng sản quá hạn (sau 12 tháng) không đầu tư XDCB mở, không
khai thác? Thực hiện các biện pháp để đóng cửa các mỏ theo đề án đóng cửa mỏ
thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh?...
...
1.2.3. Kiểm toán tại Sở Công thương
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý vật liệu nổ công nghiệp đối với hoạt
động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra, đánh giá việc kiểm tra và xử lý
các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp đối
với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện
quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không bao gồm khoáng sản làm vật liệu xây
dựng và sản xuất xi măng);
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành khai thác mỏ và chế biến
khoáng sản trên địa bàn tỉnh; việc tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường, quy định an toàn trong khai thác mỏ và chế biến khoáng
sản trên địa bàn tỉnh (không bao gồm khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản
xuất xi măng).
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ thẩm định thiết kế
cơ sở các dự án đầu tư xây dựng hầm mỏ khai thác khoáng sản.
* Khi thực hiện kiểm
toán cần quan tâm đến một số nội dung như: việc thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở
đối với các dự án đầu tư xây dựng hầm mỏ có đảm bảo theo quy định? Công tác
quản lý cấp vật liệu nổ công nghiệp cho các đơn vị khai thác khoáng sản theo
quy định? Việc xử lý kết quả kiểm tra các vi phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp do Sở thực hiện.
1.2.4. Kiểm toán tại Sở Xây dựng
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức lập, thẩm
định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đảm bảo phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển
vật liệu xây dựng vùng, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; quản lý
và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Kiểm tra, đánh giá việc quản lý và tổ chức
thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu
xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo
quy định của pháp luật;
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thẩm định
các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên
liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh;
- Kiểm tra, đánh giá việc theo dõi, tổng hợp
tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên
liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh.
1.2.5 Kiểm toán tại Cục
Thuế và các chi cục thuế có quản lý thu các khoản nghĩa vụ với ngân sách (Thuế
GTGT, Thuế TNDN, Thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường) của các đơn vị hoạt
động kinh khai thác, chế biến khoáng sản.
- Kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, quản lý
thu ngân sách đối với lĩnh vực doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và
việc ban hành các văn bản quy định đối với công tác quản lý thu thuế hoạt động
khoáng sản;
- Kiểm toán công tác quản lý kê khai và nộp
thuế (Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường) đối với
các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; ( phụ lục
số 05/Địa phương)
- Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
của các dự án được giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thuê đất thực hiện
khai thác, chế biến khoáng sản; nghĩa vụ tài chính trong việc chuyển nhượng
quyền thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; ( phụ lục số 06/Địa phương)
- Kiểm tra, đánh giá công tác thanh tra, kiểm
tra và xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đối với các doanh
nghiệp có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; (phụ lục số 07/Địa
phương)
* Để có tài liệu, số liệu phục vụ cho việc
kiểm toán cần tổng hợp một số nội dung: Tổng hợp số liệu về thực hiện nộp nghĩa
vụ nộp thuế Thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của các đơn vị có hoạt
động khai thác, kinh doanh khoáng sản; Tổng hợp số liệu quản lý tiền
thuê đất; Tổng hợp số liệu về kết quả thanh tra, kiểm tra do Ngành thuế thực
hiện và danh bạ doanh nghiệp hàng năm do ngành thuế quản lý.
Trên cơ sở thu thập các thông tin tổng hợp
liên quan đến hoạt động khoáng sản của các Sở (Tài nguyên, Công thương, Xây
dựng) và các thông tin do ngành thuế địa phương quản lý về kê khai và nộp nghĩa
vụ nộp thuế (Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường,
tiền thuê đất) của các đơn vị hoạt động khoáng sản để đối chiếu tại đơn vị được
chọn đối chiếu. Cần quan tâm đến kiểm toán một số nội dung như: Đơn vị được cấp giấy
phép khai thác khoáng sản (sau 12 tháng) không phát sinh chi phí đầu tư XDCB
mỏ, không phát sinh kê khai nộp thuế hoạt động khai thác khoáng sản (không khai
thác); được cấp giấy phép khai thác nhưng chưa làm thủ tục thuê đất, số nộp
thuế tài nguyên, phí môi trường thấp trong khi sản lượng khai thác cao ... để
đối chiếu, xác minh và kết luận.
Việc đối chiếu chấp hành các quy định của nhà
nước tại các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản nên có sự phối hợp với:
+ Sở Tài nguyên và môi trường: kiểm
tra thực tế tại các khu vực khai thác xem các đơn vị có thực hiện đúng quy định
theo giấy phép về địa điểm khai thác, thời gian khai thác, có đúng với thiết kế
mỏ đã lập và phê duyệt, lập bản đồ hiện trạng khai thác mỏ? Việc bổ nhiệm giám
đốc điều hành mỏ có đủ điều kiện theo quy định? Có lập báo cáo định kỳ sản
lượng khai thác về cơ quan TN&MT, sản lượng khai thác thực tế trong một năm
vượt sản lượng cấp phép …
+ Cơ quan thuế (Cục thuế hoặc Chi Cục
thuế): kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ với ngân sách tại doanh nghiệp (Thuế GTGT, Thuế
TNDN, Thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường).
2. Kiểm toán chi tiết
tại các Doanh nghiệp
2.1. Tại các tập đoàn
kinh tế và Tổng công ty
- Về công tác thăm dò khoáng sản: Kiểm tra xem
các tổng công ty và các tập đoàn kinh tế có đủ điều kiện để thực hiện công tác
thăm dò khoáng sản theo quy định tại Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 và các văn
bản hướng dẫn thi hành hay không, cụ thể: Đơn vị đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền lựa chọn hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc có hợp
đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản; có đề án thăm dò
phù hợp với quy hoạch khoáng sản; có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn
đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;
+ Nghiên cứu đánh giá để lựa chọn dự án đầu
tư;
+ Đầu vào của việc lập dự án khai thác khoáng
sản (Xem xét khu vực mỏ xin đầu tư có phù hợp với quy định của pháp luật không;
khu vực khai thác phải phù hợp với quy hoạch; đơn vị lập dự án phải có đơn xin
khai thác khoáng sản trình cấp có thẩm quyền đồng ý; sau khi có văn bản đồng ý
về chủ trương của các cơ quan chức năng và DN tổ chức thẩm định địa điểm; sau
khi có biên bản thẩm định địa điểm mỏ DN tiến hành song song việc lập dự án đầu
tư và báo cáo tác động môi trường; lập dự án cải tạo và phục hồi môi trường;
lập thiết kế mỏ, thẩm định được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, lập hồ sơ
thuê đất; ký hợp đồng thuê đất; nộp tiền thuê đất ...);
- Công tác khai thác khoáng sản và tận thu
khoáng sản: Kiểm tra năng lực của các tổng công ty và các tập đoàn kinh tế
trong việc thực hiện công tác khai thác khoáng sản và tận thu khoáng sản theo
quy định tại Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
tuân thủ các quy định nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, cụ thể: Đơn vị
đã có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ
lượng phù hợp với quy hoạch; có báo cáo đánh giá tác động môi trường; có vốn
chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác
khoáng sản.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
lắp đặt thiết bị công nghệ, khai thác, chế biến thử;
+ Giám sát việc khai thác khoáng sản (Tổng
công ty do Sở Tài nguyên và môi trường và huyện xã nơi có mỏ khoáng sản giám
sát; nội bộ Tổng công ty trên hồ sơ giấy phép thiết kế mỏ phân cấp cho công ty
thành viên thực hiện; thực hiện khai thác khoáng sản theo chỉ tiêu kế hoạch
tổng công ty ban hành hàng năm; giám sát việc hoàn trả môi trường...);
+ Đóng cửa mỏ, trả giấy phép, trả đất cho nhà
nước: Được thực hiện theo quy định hiện hành.
- Kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí
cải tạo, phục hồi môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản.
- Kiểm toán việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài
nguyên nước
- Kiểm toán Báo cáo tài chính của các tập
đoàn, tổng công ty thực hiện theo Quy trình kiểm toán DNNN.
2.2. Tại các DNNN, DN
có vốn đầu tư nước ngoài và DN ngoài quốc doanh có hoạt động khai thác khoáng
sản do tỉnh quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước được chọn mẫu
kiểm toán báo cáo tài chính (Lưu ý đến chấp hành luật khoáng sản
và các văn bản hướng dẫn hiện hành), doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chọn mẫu đối chiếu
việc chấp hành luật khoáng sản và chấp hành các nghĩa vụ với ngân sách
nhà nước trong khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản ? nội dung hồ sơ,
biểu mẫu kiểm toán để đánh giá: Công tác quản lý tài chính (Quản lý tài
sản và nguồn vốn. Quản lý doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh.
Việc thực hiện nghĩa vụ NSNN); Tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc quản
lý, sử dụng tài sản, vốn nhà nước của đơn vị được kiểm toán và Công tác kế
toán thực hiện theo quy định của ngành, ngoài ra khi kiểm toán cần
quan tâm đến các nội dung sau:
* Về tính tuân thủ pháp luật quan tâm Kiểm
toán việc chấp hành pháp Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn
hiện hành:
- Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt
động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ?
- Mỏ khai thác có được thiết kế kỹ thuật thi
công không, thiết kế có được cấp có thẩm quyền phê duyệt không ?
- Xây dựng mỏ có đúng với bản vẽ thi công
được phê duyêt? Dây chuyền khai thác, chế biến có phù hợp với thiết kế kỹ thuật
?
- Điều hành khai thác và chế biến (Giám đốc
điều hành có bảo đảm năng lực, trình độ chuyên môn không? Kỹ thuật viên có
chứng chỉ nghề không?
- An toàn lao động?
- Khai thác có đúng phạm vi, ranh giới theo
giấy phép được cấp không?
- Hợp đồng thuê đất?
- Ký quỹ phục hồi môi trường?
- Các biện pháp giảm thiểu tác động môi
trường
- Quan trắc định kỳ môi trường?
- Quy trình vận chuyển, chế biến tiêu thu sản
phẩm có gây tác động xấu đến môi trường?
* Tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản
lý, khai thác khoáng sản quan tâm Kiểm toán thực hiện việc khai thác,
sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí? Khai thác khoáng sản phải lấy
hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết
định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc
điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản? dự án đầu tư khai thác
khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại,
hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội?
* Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
nhà nước (Phí môi trường, thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN.v.v) thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật? ngoài ra, còn quan tâm Kiểm toán
việc chấp hành quy định của pháp luật các khoản sau:
Đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
đối với phần trữ lượng khoáng sản chưa khai thác?; Đã thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với NSNN trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác
khoáng sản ? (nếu có); Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có mua bảo hiểm
phương tiện, công trình phục vụ hoạt động khoáng sản và các bảo hiểm khác theo
quy định của pháp luật?
III. XÁC ĐỊNH TRỌNG
YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
1. Trọng yếu kiểm
toán
1.1. Về hoạt động thăm dò khoáng sản
Lợi dụng hoạt động thăm dò khoáng sản
để tiến hành khai thác khoáng sản trái phép;
1.2. Về hoạt động khai thác khoáng sản
- Khai thác khoáng
sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật như: chưa có giấy phép
khai thác, giấy phép khai thác hết hạn, giấy phép tạm cấp không đúng thẩm
quyền, khai thác khoáng sản khi mỏ chưa được cấp phép thăm dò, chưa có
quyết định phê duyệt trữ lượng…
- Trốn tránh, gian
lận trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước (thuế tài nguyên,
phí bảo vệ môi trường,…) của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác
khoáng sản.
- Không làm thủ tục thuê đất với diện
tích sử dụng để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
1.3. Về hoạt động chế biến khoáng sản
- Chế biến không đúng theo công suất được phê
duyệt nhằm bán thô nguyên liệu khoáng sản đã khai thác.
- Hoạt động chế biến khoáng sản không đảm bảo
các điều kiện đã cam kết làm ô nhiễm đến môi trường.
1.4. Về hoạt động cấp giấy phép thăm dò, khai
thác khoáng sản
- Cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản cho tổ chức, cá nhân không phù hợp với quy hoạch khoáng sản.
- Cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng
sản khi chưa đủ các điều kiện như khi chưa có quyết định phê duyệt trữ lượng
của cơ quan có thẩm quyền..., cấp cho cá nhân, tổ chức không đủ năng lực theo
quy định của pháp luật.
1.5. Về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài
chính trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
- Xác định sai sản lượng chịu thuế tài nguyên
và phí bảo vệ môi trường
- Xác định sai giá tính thuế, sai thuế suất
thuế tài nguyên và tỷ lệ tính phí bảo vệ môi trường.
- Xác định sai diện tích, tiền thuê đất phải
nộp…
2. Rủi ro kiểm toán
2.1. Rủi ro tiềm tàng
- Cấp phép đối với hoạt động thăm dò khai
thác khoáng cho đơn vị không đủ năng lực khai thác rồi sau đó chuyển nhượng lại
giấy phép cho đơn vị khác.
- Sự quản lý yếu kém
của các cơ quan quản lý nhà nước tạo khe hở cho các tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản trái phép như: khai thác sai quy trình, ngoài vùng được cấp phép,
chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định, vi phạm về sử dụng lao động, môi
trường, an toàn lao động...
- Công tác thăm dò khoáng sản đánh giá không
đúng trữ lượng khoáng sản dẫn đến hành vi khai thác vượt trữ lượng được cấp
giấy phép khai thác nhằm trốn tránh sự quản lý cơ quan quản lý nhà nước
- Các quy định pháp
luật của Việt Nam về hoạt động khoáng sản còn nhiều bất cập, đang trong quá
trình hoàn thiện, nên không tránh khỏi việc lách luật để thực hiện các hành vi
khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường...
- Xây dựng mỏ không đảm
bảo tiến độ, không đúng với bản vẽ thi công được phê duyêt. Dây chuyền khai
thác, chế biến không phù hợp với thiết kế kỹ thuật. Chưa áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ,
loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản. dự
án đầu tư khai thác khoáng sản không gắn
với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các
sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội. Khai thác khoáng sản đang chạy theo lợi nhuận trước
mắt, không lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm
tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư.
2.2. Rủi ro kiểm soát
- Chính quyền địa
phương và các sở, ban, ngành chưa có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, công tác
quản lý còn lỏng lẻo làm cho hoạt động khai thác trái phép diễn ra phức tạp.
- Với cơ chế doanh nghiệp hoạt
động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản tự khai, tự nộp
thuế tài nguyên, phí môi trường.v.v. đối với sản lượng đã khai thác,
chế biến, trong khi Nhà nước chưa có biện pháp kiểm soát tốt sản
lượng khai thác thực tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp gian lận về sản
lượng khai thác gây thất thu cho ngân sách.
- Bộ máy thanh tra
ngành Tài nguyên & Môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, công tác thanh
tra, kiểm tra còn hạn chế nên có thể bỏ qua những sai sót, vi phạm của các tổ
chức, cá nhân trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM
TOÁN
- Tính toán, phân tích, đối chiếu, đánh giá
các chỉ tiêu trong việc cấp phép, khai thác với quy định của nhà nước.
- Chọn mẫu kiểm toán tại các đơn vị được cấp
phép, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
- Thử nghiệm, phỏng vấn để củng cố thêm bằng
chứng kiểm toán;
- Kiểm tra hiện trường khai thác, chế biến tài
nguyên, khoáng sản...
V. PHẠM VI KIỂM TOÁN
1. Các cơ quan bộ
ngành TW
- Kiểm toán tổng hợp: Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương; Bộ Tài chính ...
- Kiểm toán chi tiết: Các Tập đoàn, Tổng công
ty được cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản...
2. Địa phương
- Kiểm toán tổng hợp: UBND tỉnh, thành phố; Sở
Tài nguyên - Môi trường; Sở Công thương; Sở Xây dựng; Cục thuế và các
Chi cục thuế...
- Kiểm toán chi tiết: Các Doanh nghiệp NN, DN
có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài quốc doanh được cấp phép khai thác tài
nguyên, khoáng sản...
GHI CHÚ:
1.Về mẫu Báo cáo Kiểm toán chuyên đề tài
nguyên khoáng sản cơ quan TW và địa phương (Mẫu số
01/BCKT-TNKS-TW và ĐP);
2. Về mẫu báo cáo kiểm toán lồng ghép chuyên
đề tài nguyên khoáng sản thuộc Đoàn kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản NN của
tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính DNNN theo
quy định mẫu Báo cáo kiểm toán của Tổng KTNN, bổ sung thêm nội dung đánh giá,
kết luận và kiến nghị về công tác quản lý khai thác, chế biến ...tài nguyên
khoáng sản.
3. Biên bản xác nhận của KTV, Tổ kiểm toán
theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
4. Khi thực hiện kiểm toán ngân sách địa
phương của các tỉnh, thành phố nên thực hiện lồng ghép chuyên đề kiểm toán tài
nguyên khoáng sản. Việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán, đối
chiếu tại doanh nghiệp trên cơ sở mục tiêu kiểm toán kiểm toán hàng năm của
Tổng Kiểm toán Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương và để xây dựng kế
hoạch kiểm toán cho phù hợp.
VI. CÁC VĂN BẢN CÓ
LIÊN QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN, KHOÁNG SẢN (Có danh mục các
văn bản kèm theo).
CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày
17/11/2010 của Quốc hội thay thế Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005; trong đó bổ sung 48 điều mới
hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 38 điều của Luật Khoáng sản năm 1996;
2- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày
12 tháng 12 năm 2005;
3- Luật Đất đai ngày 10 tháng 12 năm 2003;
-
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005(hết
hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011);
4-
Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 (hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011);
5-
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ Thi hành Luật Đất đai
2003;
6-
Nghị
định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước;
7-
Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
8-
Nghị định số 160/2005/NĐ–CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khoáng sản (hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011);
9-
Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng;
10-
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
11-
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
12-
Nghị định số 124/2007-NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu
xây dựng;
13-
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải
rắn;
14-
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;
15-
Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản (hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012);
16-
Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
17-
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;
18-
Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ số
160/2005/NĐ–CP, ngày 27/12/2005(hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011);
19-
Nghị định số 171/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
20-
Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012);
21-
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
22-
Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật khoáng sản;
23-
Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khảo sát, thăm dò,
khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát sỏi lòng sông;
24-
Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt khai thác, chế
biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản (hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011);
25-
Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử
dụng và xuất khẩu khoáng sản;
26-
Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước;
27-
Thông tư số 20/2005/TT-BTC ngày 16/3/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định chế
độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép HĐKS (hết hiệu lực kể từ
ngày 30/10/2009);
28-
Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ TN&MT về việc hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của NĐ số 160/2005/NĐ–CP, ngày 27/12/2005 của
Chính phủ;
29-
Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn
một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản
lý chất thải rắn;
30-
Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện
một số điều của NĐ số 124/2007-NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý
vật liệu xây dựng;
31-
Thông tư liên tịch số 37/TTLT-BTC-BTN7MT ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính và Bộ
Tài nguyên môi trường về hướng dẫn lập dự toán, quản lý và thanh quyết toán
kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài
nguyên khoáng sản (hết hiệu lực kể từ ngày 19/4/2009)
32-
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
33-
Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (kèm theo 02 Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường);
34-
Thông tư số 38/2010/TT-BTC ngày 19/3/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện
quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò, khai
thác, chế biến khoáng sản;
35-
Thông tư số 155/2010/TT-BTC ngày 11/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu,
chế đô thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản,
lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản…(hết hiệu lực kể từ ngày 01/11/2011);
36-
Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;
37-
Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường;
38-
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy
định về quản lý chất thải nguy hại;
39-
Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai
đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020;
40-
Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020;
41-
Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit
giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025;
42-
Quyết định số 33/2007/QĐ-BCN ngày 26/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về phê
duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng cromit,
mangan giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;
43-
Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng chính phủ về ký quỹ
cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
44-
Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD đến
năm 2020;
45-
Quyết định số 47/2008/QĐ-BCT ngày 17/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về
phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm
khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa),
46-
Quyết định số 41/2008/QĐ-BCT ngày 17/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về
phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm
khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, fluorit, bentonit, diatomit và
talc) đến năm 2015, có xét đến năm 2025;
47-
Quyết định số 25/2008/QĐ-BCT ngày 04/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về phê
duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý,
đất hiếm và urani giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025;
51-
Quyết định số 05/2008/QĐ-BCT ngày 04/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về phê
duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc,
vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;
52-
Quyết định số 11/2008/QĐ-BCT ngày 05/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về phê
duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng,
đồng, niken, molipden Việt Nam đến năm 2015 có xét đến năm 2025;
53-
Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về việc ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng
và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp;
54-
Quyết định số 16/2008/TT-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (kèm theo 08 Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường);
55-
Quyết định số 2122/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Bộ đơn giá các công trình địa chất, khoáng sản năm 2010;
56-
Công văn số 570/TTg-CN ngày 11/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ
vướng mắc trong triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản.