ỦY
BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
52/QĐ-UBDT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 2 "TUYÊN TRUYỀN,
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ" NĂM 2012
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số
60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày
04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tuyên truyền phổ biến
pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến
năm 2012";
Căn cứ Quyết định số 416/QĐ-UBDT
ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Về việc giao dự toán
chi ngân sách nhà nước năm 2012 và Quyết định số 419/QĐ-UBDT ngày 30/12/2011 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Về việc giao Kế hoạch công tác năm 2012;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 2 "Tuyên
truyền phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số" năm 2012 (Kèm
theo Kế hoạch chi tiết).
Điều 2.
Giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy
ban, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Địa phương I, II, III, Trung tâm thông tin và
các Vụ, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, II, III, Giám đốc Trung tâm
thông tin và thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Các Phó Chủ nhiệm;
- Lưu: VT, PC (15 bản).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Sơn Minh Thắng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 2 "TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ" NĂM 2012
(Kèm theo Quyết định số 52/QĐ-UBDT ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
- Triển khai thực hiện một số nội
dung hoạt động của Tiểu Đề án 2 cho cán bộ công tác dân tộc và đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Nâng cao ý thức tự giác tìm hiểu
pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, người có uy tín
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đảm bảo tính hiệu quả, nội dung,
hình thức, biện pháp, tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với đồng bào dân
tộc thiểu số.
- Đảm bảo phối hợp có hiệu quả với
các Vụ, các đơn vị của Ủy ban Dân tộc, đơn vị chức năng của các Bộ, ngành thực
hiện Đề án theo Quyết định số 554/QĐ-TTg và các Sở, ban, ngành địa phương.
II. THỜI GIAN
Từ tháng 01 năm 2012 đến 31 tháng
12 năm 2012.
III. ĐỊA ĐIỂM THỰC
HIỆN
Tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, biên giới, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo thuộc 19 tỉnh của 3 khu vực:
Phía Bắc; Miền Trung - Tây Nguyên; Phía Nam (các địa điểm triển khai cụ thể
quy định tại mục IV)
IV. CÁC NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức Hội nghị tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số:
+ Số lượng: dự kiến 10 Hội
nghị.
+ Địa điểm: Bắc Kạn, Cao Bằng,
Phú Thọ, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Trị, Bình Định, Hậu Giang, Cà Mau và Vĩnh
Long; Dự kiến mỗi tỉnh 02 huyện gồm 10 xã.
+ Đối tượng của 01 hội nghị:
- Đại diện cán bộ 10 xã x 01 đại biểu/xã
= 10 đại biểu.
- Đại diện Trưởng thôn, bản, ấp, Bí
thư chi bộ thôn, người có uy tín và người sản xuất giỏi: 10 xã x 10 đại biểu/một
xã = 100 đại biểu
- Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc, phóng
viên báo, đài: 20 người
Tổng số đại biểu dự hội nghị: 130 đại
biểu/một hội nghị
+ Thời gian: 02 ngày/một hội
nghị, thực hiện trong Quý II, III, IV/2012
+ Địa điểm: Hội trường Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc huyện.
+ Nội dung:
- Phổ biến, giáo dục sâu rộng về đường
lối chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị,
Nghị quyết, các chủ trương của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh biên giới; các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của đồng bào
dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới như quy định pháp luật về đất đai, bảo
vệ phát triển rừng, khiếu nại, tố cáo, phòng chống ma túy, hôn nhân và gia
đình, pháp luật về bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống
mua bán người, bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm. Các quy định về thực
hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc thù địa bàn nông
thôn vùng dân tộc và miền núi. Phổ biến và hướng dẫn đồng bào dân tộc thực hiện
các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; gắn với
việc vận động đồng bào các dân tộc định canh định cư, xóa đói giảm nghèo theo
nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cơ sở (dự kiến lựa chọn 05 nội dung tuyên truyền,
phổ biến).
- Phát sổ tay phổ biến pháp luật và
Tờ gấp pháp luật.
+ Tài liệu: Mua sách và phô
tô văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan.
+ Báo cáo viên pháp luật: Trung
ương và địa phương.
+ Phương tiện đi lại: Ban tổ
chức đi lại bằng xe ôtô và máy bay
1.1. Tỉnh Bắc Kạn
- Huyện Ngân Sơn, gồm thị trấn
và các xã: Lãng Ngâm, Trung Hòa, Hương Nê, Thuần Mang và Thị trấn Nà Phặc.
- Huyện Bạch Thông, gồm các xã: Lục
Bình, Sĩ Bình, Phương Linh, Tú Trĩ và Vi Hương.
1.2. Tỉnh Cao Bằng.
- Huyện Bảo Lạc, gồm các xã: Hồng
An, Khánh Xuân, Hồng Trị, Cô Ba và Phan Thanh.
- Huyện Bảo Lâm, gồm các xã: Mông
Ân, Tân Việt, Quảng Lâm, Vĩnh Quang và Vĩnh Long.
1.3. Tỉnh Phú Thọ.
- Huyện Thanh Sơn, gồm các xã: Khả
Cửu, Thượng Cửu, Đông Cửu, Yên Sơn và Yên Lương.
- Huyện Yên Lập, gồm các xã: Đồng
Lạc, Minh Hòa, Ngọc Đồng, Ngọc Lập và Phúc Khánh.
1.4. Tỉnh Nghệ An.
- Huyện Kỳ Sơn, gồm các xã: Tà
Cạ, Nậm Cắn, Huồi Tụ, Chiêu Lưu và Hữu Lập.
- Huyện Tương Dương, gồm các xã:
Thạch Giám, Lưu Kiền, Xá Lượng, Tam Quang và Tam Đình.
1.5. Tỉnh Quảng Trị.
- Huyện Hướng Hóa, gồm các xã: Hướng
Tân, Húc, Thuận, Hướng Lộc, Thanh.
- Huyện Đa Krông, gồm các xã: Hướng
Hiệp, Mò Ó, Đa Krông, Tà Long và Húc Nghì.
1.6. Tỉnh Phú Yên.
- Huyện Sông Hinh, gồm các xã: Ea
Ly, Sông Hinh, Ea Lâm, Ea Bar, Ea Bá, Ea Bia và Ea Trom.
- Huyện Sơn Hòa, gồm các xã: Krông
Pa, Suối Trai và Ea Chà Rang.
1.7. Tỉnh Bình Định.
- Huyện An Lão, gồm Thị trấn và
các xã: An Vinh, An Dũng, An Trung, An Hưng và Thị trấn An Lão
- Huyện Hoài Ân, gồm các xã: Bók
Tới, ĐắkMang, Ân Sơn, Ân Nghĩa và Ân Tường Đông.
1.8. Tỉnh Vĩnh Long.
- Huyện Trà Ôn, gồm các xã: Hựu
Thành, Trà Côn, Tân Mỹ, Thiện Mỹ và Vĩnh Xuân.
- Huyện Bình Minh, gồm Thị trấn
và các xã: Đông Bình, Đông Thành, Thuận An, Mỹ Hòa và Thị trấn Cái Vồn.
1.9. Tỉnh Hậu Giang
- Huyện Long Mỹ, gồm 06 xã: Xà
Phiên, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A và Vĩnh Thuận Đông.
- Huyện Phụng Hiệp, gồm 04 xã: Thạnh
Hòa, Tân Bình, Long Thạnh và Hiệp Hưng.
1.10. Tỉnh Cà Mau.
- Huyện Trần Văn Thời, gồm Thị
trấn và các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh
Hưng và Thị trấn Sông Đốc.
- Huyện Đầm Dơi, gồm các xã: Thanh
Tùng, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Tân Thuận và Trần Phán.
2. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật
bằng hình thức sân khấu hóa. Tổng số: 04 cuộc, trong đó:
- Địa điểm: Tại tỉnh Sơn La,
Nghệ An, Đắc Lắc và Lạng Sơn (thi khu vực Phía Bắc).
- Thời gian: Thi cấp tỉnh dự
kiến 2,5 ngày và thi khu vực 04 ngày; thực hiện trong Quý II, III hoặc IV/2012
a) Thi cấp tỉnh (03 cuộc).
* Tỉnh Sơn La 10 đội dự thi của
03 huyện gồm 10 xã.
- Huyện Sốp Cộp (04 đội): Sốp Cộp,
Mường Và, Dồm Cang và Nậm Lạnh;
- Huyện Sông Mã (04 đội): Mường
Cai, Nậm Mằn, Chiềng Khoong và Nà Nghịu;
- Huyện Mai Sơn gồm (02 đội): Chiềng
Mai và Chiềng Chung.
* Tỉnh Nghệ An 10 đội dự thi của
04 huyện, 10 xã:
- Huyện Kỳ Sơn (02 đội)
- Huyện Tương Dương (03 đội)
- Huyện Quỳ Hợp (03 đội)
- Huyện Nghĩa Đàn (02 đội).
* Tỉnh Đắk Lắk gồm 10 đội dự thi
của 04 huyện, 10 xã.
- Huyện Buôn Đôn (03 đội)
- Huyện Krông Pak (03 đội)
- Huyện Cư Mgar (02 đội)
- Huyện Krông Năng (02 đội)
* Đối tượng:
Mỗi đội thi của 01 xã gồm 12 thí
sinh, trong đó:
- Đại diện cán bộ xã: 02 (thí sinh)
- Đại diện Trưởng bản, Trưởng thôn,
Bí thư chi bộ thôn, ấp, bản, người có uy tín và người sản xuất giỏi: 10 thí
sinh/một xã/01 đội
Tổng cộng: 10 đội/1 tỉnh x 12 thí
sinh/một xã/mội đội = 120 thí sinh/1 cuộc thi
- Khách mời:
+ Đại diện: Lãnh đạo tỉnh, các Sở,
Ban ngành, Đài phát thanh truyền hình tỉnh (dự kiến 20 người)
+ Ban Dân tộc các tỉnh trong khu vực,
phòng dân tộc các huyện trong tỉnh: 20 người
+ Lãnh đạo 10 xã có các đội dự thi:
(dự kiến 10 người)
+ Ban tổ chức, Ban giám khảo, Ban
thư ký và phóng viên báo, đài, (dự kiến 30 người)
- Khán giả huy động: trường Dân tộc
nội trú, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng, Hội phụ nữ, Tỉnh Đoàn, Công an tỉnh (dự
kiến 100 người)
- Tổng số: 300 người/một cuộc thi
* Nội dung thi: Dự kiến lựa
chọn 4 đến 6 nội dung pháp luật về: Hôn nhân và Gia đình, Đất đai, Trợ giúp
Pháp lý, Biên giới Quốc gia, Bảo vệ và phát triển rừng, Khiếu nại tố cáo, Pháp
lệnh Dân số, Bảo vệ Môi trường, phòng chống bạo lực gia đình, Phòng chống mua
bán người, Bình đẳng giới, Nghị định về công tác dân tộc, một số chính sách dân
tộc, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm … và các văn bản hướng dẫn
thi hành liên quan phù hợp với tình hình địa phương (dự kiến khoảng 20 câu hỏi
- đáp án).
* Hình thức cuộc thi: Hình
thức sân khấu hóa (theo quy chế, chấm điểm theo thang điểm quy định của Ban tổ
chức).
* Cơ cấu giải thưởng:
+ 01 Giải nhất tập thể, 01 giải nhất
cá nhân
+ 03 Giải nhì tập thể, 03 giải nhì
cá nhân
+ 03 Giải ba tập thể, 03 giải ba cá
nhân
+ 03 Giải khuyến khích tập thể, 03
giải khuyến khích cá nhân
* Thuê truyền hình ghi hình toàn
bộ cuộc thi; phát hành đĩa phim cuộc thi; mua một số trang thiết bị phục vụ cuộc
thi.
* Phương tiện đi lại: Ban tổ
chức đi lại bằng xe ô tô và máy bay (gồm đi tiền trạm và tổ chức cuộc thi chính
thức)
b) Thi tìm hiểu pháp luật cho
các tỉnh khu vực Phía Bắc:
Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, TW Hội nông dân Việt Nam và TW Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa
cho các tỉnh phía bắc.
* Dự kiến 10 đội thi của các tỉnh:
Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La và Nghệ An.
* Dự kiến một tỉnh có 02 đội dự
thi
* Đối tượng:
- Mỗi đội thi 15 người, trong đó:
+ Đại diện cán bộ xã: 03 thí sinh
+ Đại diện Trưởng bản, Trưởng thôn,
Bí thư chi bộ thôn, ấp, bản, người có uy tín và người sản xuất giỏi: 12 thí
sinh/một xã/01 đội
Tổng cộng: 10 đội/1 tỉnh x 15 thí
sinh/một xã/một đội = 150 thí sinh/1 cuộc thi
- Khách mời:
+ Đại diện: Lãnh đạo các tỉnh, các
Sở, Ban ngành của tỉnh, huyện, Đài phát thanh truyền hình (dự kiến 70 người)
+ Ban tổ chức, Ban giám khảo, Ban
thư ký và phóng viên báo, đài, (dự kiến 80 người).
- Khán giả huy động: Trường Dân tộc
nội trú, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng, Hội phụ nữ, Tỉnh Đoàn có đội dự thi … (dự
kiến 200 người)
- Tổng số 500 người/một cuộc thi
* Nội dung dự kiến cuộc thi: Luật
Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Trợ giúp Pháp lý, Luật Biên giới Quốc
gia, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh Dân số,
Luật Bảo vệ Môi trường, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Phòng chống mua
bán người, Luật Bình Đẳng giới … và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan
phù hợp với tình hình địa phương (dự kiến khoảng 20 câu hỏi - đáp án).
* Hình thức cuộc thi: Sân khấu
hóa (Trả lời trực tiếp các câu hỏi bốc thăm, tính theo thang điểm).
* Cơ cấu giải thưởng:
+ 01 Giải nhất tập thể, 01 giải nhất
cá nhân
+ 04 Giải nhì tập thể, 04 giải nhì
cá nhân
+ 03 Giải ba tập thể, 03 giải ba cá
nhân
+ 02 Giải khuyến khích tập thể, 02
giải khuyến khích cá nhân
- Thời gian: Dự kiến 4 ngày,
thực hiện trong Quý III hoặc IV/2012
- Địa điểm: Dự kiến tại tỉnh
Lạng Sơn.
- Phương tiện đi lại: Ban tổ
chức đi lại bằng xe ôtô (gồm đi tiền trạm và tổ chức cuộc thi chính thức)
c) Phối hợp tổ chức thi tìm hiểu
pháp luật tại Miền Trung - Tây Nguyên và Phía Nam:
* Khu vực Miền Trung - Tây
Nguyên:
- Đơn vị Chủ trì: TW Hội
Nông dân Việt Nam, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và TW Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Địa điểm tổ chức: tại Khu
vực Miền Trung - Tây Nguyên.
- Đội dự thi của Ủy ban Dân tộc:
Dự kiến chọn 01 đội đoạt giải nhất cuộc thi tìm hiểu pháp luật tại tỉnh Gia
Lai năm 2011.
- Cử cán bộ Vụ Pháp chế tham gia
Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi
* Khu vực Phía Nam:
- Đơn vị Chủ trì: TW Hội
liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và TW Hội Nông dân Việt Nam.
- Địa điểm tổ chức: tại Khu
vực Phía Nam.
- Đội dự thi của Ủy ban Dân tộc:
Dự kiến chọn 01 đội đoạt giải nhất cuộc thi tìm hiểu pháp luật tại tỉnh Sóc
Trăng năm 2011.
- Cử cán bộ Vụ Pháp chế tham gia
Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi
3. Biên soạn các tài liệu nguồn
để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ công tác dân tộc và đồng
bào dân tộc thiểu số.
3.1. Cẩm nang văn bản quy phạm
pháp luật dành cho cán bộ công tác dân tộc.
+ Nội dung:
"Cẩm nang văn bản quy phạm
pháp luật và chính sách hiện hành về lĩnh vực công tác dân tộc" dự
kiến khoảng từ 50 đến 70 văn bản.
+ Hình thức sổ tay:
Kích thước: 13 x 19 cm, dầy khoảng
300 đến 400 trang; Loại giấy Couche 150g/m2; Màu sắc: 04 màu, in
bóng trang bìa; Có ảnh bìa ở trang thứ nhất
+ Số lượng: Dự kiến in 500 cuốn
+ Đối tượng phát hành: Phát miễn
phí cho Cán bộ công tác dân tộc.
+ Phương thức thực hiện: Tổ chức rà
soát, hệ thống hóa, biên soạn và ký hợp đồng in ấn với các đơn vị chức năng.
+ Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn nội dung và phát hành.
+ Phát hành: Gửi bằng đường bưu điện
3.2. Xây dựng chuyên mục, chương
trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban
Dân tộc.
+ Nội dung:
Cập nhật các hoạt động của Hội đồng
phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban; Hoạt động của Thường
trực Hội đồng; đưa tin, bài, phóng sự, về các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật, thi tìm hiểu pháp luật, hội nghị tuyên truyền pháp luật dành cho đồng bào
dân tộc thiểu số, hoạt động về xây dựng mô hình thí điểm, các hội thảo khoa học
và các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý khác (Hỏi -
đáp; Giải đáp pháp luật)
+ Hình thức:
Chuyên mục Tuyên truyền, phổ
biến pháp luật trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
+ Phương thức thực hiện: Vụ Pháp chế
ký hợp đồng với Trung tâm thông tin của Ủy ban Dân tộc.
3.3. Biên tập và in các đĩa phim
về các cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa.
+ Nội dung:
Về 05 cuộc thi (04 cuộc thi cấp tỉnh
năm 2011 tại Lạng Sơn, Bình Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai) và cuộc thi khu vực các
tỉnh phía Bắc 2012.
+ Hình thức.
Mỗi cuộc thi xây dựng thành 01 bộ
phim gồm 02 đĩa VCD.
+ Số lượng: Dự kiến in sao 300 bộ/một
cuộc thi
+ Đối tượng phát hành:
- Phát miễn phí cho các thôn, bản, ấp,
câu lạc bộ pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở các địa
phương.
- Gửi Đài truyền hình Việt Nam
(VTV5), đài truyền hình địa phương để phát sóng.
+ Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ
trì, ký hợp đồng với Trung tâm Thông tin hoặc các đơn vị liên quan biên soạn nội
dung và phát hành.
4. Hỗ trợ hoạt động của mô hình
thí điểm (Cấp kinh phí và duy trì mô hình câu lạc bộ pháp luật thí điểm
đang hoạt động).
- Tỉnh Thái Nguyên: huyện Đồng Hỷ +
huyện Võ Nhai (02 câu lạc bộ).
- Tỉnh Sóc Trăng: huyện Vĩnh Châu
(02 câu lạc bộ)
5. Tổ chức Hội nghị tập huấn,
đào tạo, bồi dưỡng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác dân
tộc địa phương.
Số lượng: 02 cuộc (Khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên và Khu vực Nam Bộ).
5.1. Khu vực Miền Trung - Tây
Nguyên (dự kiến tổ chức tại Đắk Lắk) gồm 16 tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận
(Dự kiến 120 đại biểu)
5.2. Khu vực Nam Bộ (dự kiến tổ
chức tại Thành phố Cần Thơ) gồm 15 tỉnh, thành: Đồng Nai, Bình Dương, Tây
Ninh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên
Giang, Cà Mau, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần
Thơ (Dự kiến 120 đại biểu)
* Đối tượng:
+ Cán bộ tỉnh công tác dân tộc tỉnh,
huyện.
+ Ban tổ chức, phóng viên báo, đài,
lái xe.
* Nội dung: Tập huấn nghiệp vụ công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Trợ giúp pháp lý; một số văn bản quy phạm
pháp luật và chính sách về công tác dân tộc.
* Tài liệu: Mua sách và phô tô
tài liệu.
* Báo cáo viên pháp luật: Mời
báo cáo viên của các cơ quan Trung ương.
* Thời gian: Thực hiện trong
Quý II, III, IV/2012; dự kiến 03 ngày/một Hội nghị.
* Đơn vị chủ trì: Ủy ban Dân
tộc
* Phương tiện đi lại: Ban tổ
chức đi lại bằng máy bay và thuê xe ô tô.
6. Tổ chức khảo sát, đánh giá
tác động, hiệu quả của Tiểu Đề án 2.
- Địa bàn khảo sát: Phía Bắc (tỉnh
Cao Bằng, Lạng Sơn); Miền Trung - Tây Nguyên (tỉnh Thanh Hóa, Đắk Nông); Phía
Nam (tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng).
+ Nội dung: Khảo sát thực trạng
nhận thức và tình hình chấp hành các quy định pháp luật, các trình tự, thủ tục
về thực hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công dân trong chấp hành pháp luật,
thực hiện chính sách dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số tại thời điểm chuẩn
bị kết thúc Tiểu Đề án 2 so với trước khi triển khai.
+ Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả,
rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt hơn công
tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các trình tự, thủ tục về thực
hiện các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công dân trong chấp hành pháp luật, thực
hiện chính sách dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn tiếp
theo.
7. Phối hợp với Bộ, ban ngành tổng
kết các hoạt động của Đề án 554.
* Tổng kết Phối hợp với 04 bộ,
ngành (tổng kết Đề án 554)
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam.
- Thời gian: Dự kiến tháng 12/2012
* Tổng kết Tiểu Đề án 2 do Ủy
ban Dân tộc chủ trì:
- Thành phần: mời đại diện các bộ,
ngành địa phương liên quan.
- Thời gian: dự kiến tháng 12/2012
8. Kiểm tra việc thực hiện Đề án
554
* Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc làm trưởng
đoàn số 3:
- Thành phần: Ủy ban Dân tộc chủ
trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TW Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam và TW Hội Nông dân Việt Nam. (Dự kiến khoảng 10 người)
- Địa điểm: Khu vực Phía Bắc (tỉnh
Cao Bằng và Bắc Giang)
* Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và TW Hội Nông dân Việt
Nam.
Địa điểm: Khu vực Miền Trung; Miền
Nam và Tây Nguyên.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với
các Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan
và các Sở, ban, ngành địa phương (xây dựng dự toán kinh phí từng nội dung cụ thể
theo quy định của pháp luật).
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện Tiểu Đề án
2: Theo Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng
bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012" được cấp năm 2012 là:
2.500.000.000đ (Hai tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn)./.