Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 231/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Phạm Duy Cường
Ngày ban hành: 13/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 231/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 13 tháng 3 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

Căn cứ Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020;

Căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006- 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII;

Căn cứ Nghị quyết số 25- NQ/TU ngày 22/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 04/TTr-SKHĐT ngày 13/01/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011 - 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Quan điểm

a) Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; làm cho nguồn nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội. Cần huy động sức mạnh toàn xã hội vào việc phát triển nguồn nhân lực; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của nhà trường, doanh nghiệp, gia đình và cộng đồng;

b) Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động và về trí lực, thể lực, tâm lực phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh;

c) Phát triển nguồn nhân lực phải thực hiện đồng bộ giữa giáo dục phổ thông, đào tạo nghề với đổi mới đào tạo, thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đánh giá nhân lực; có chính sách và giải pháp phát huy tiềm năng của người lao động, tạo động lực kích thích tính tích cực, năng động, sáng tạo. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực then chốt mà tỉnh có thế mạnh;

d) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình lâu dài từ chiến lược, chính sách và cơ chế triển khai, có lộ trình và bước đi thích hợp.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nước; Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; khai thác các tiềm năng thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và giảm nghèo bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Tập trung nâng cao trình độ học vấn, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng lao động trong công nghiệp dịch vụ

a) Đến năm 2015:

- Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn bậc trung học cơ sở đạt 40,7%; bậc trung học phổ thông đạt 23,2%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%; chia ra: đào tạo nghề đạt 30% (trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đạt 9%), đào tạo chuyên nghiệp đạt 15%.

Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nội bộ ngành Nông, lâm, ngư nghiệp đạt 23,8%; Công nghiệp - Xây dựng đạt 90,3%; Dịch vụ đạt 90%.

- Cơ cấu lao động: Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 67%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 16%; Dịch vụ chiếm 17%;

b) Đến năm 2020:

- Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn bậc trung học cơ sở đạt 45,3%; bậc trung học phổ thông đạt 25,5%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; chia ra: đào tạo nghề đạt 40% (trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đạt 15,6%); đào tạo chuyên nghiệp đạt 20%.

Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nội bộ ngành Nông, lâm, ngư nghiệp đạt 35,7%; Công nghiệp - Xây dựng đạt 98,3%; Dịch vụ đạt 98,8%.

- Cơ cấu lao động: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 60%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 22%; Dịch vụ chiếm 18%.

2.2.2. Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

- Khối Đảng, đoàn thể: Phấn đấu tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và công chức làm công tác chuyên môn có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đạt 100% vào năm 2015 và duy trì các năm tiếp theo; năm 2020 tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ là 10%;

- Khối hành chính, sự nghiệp: Phấn đấu tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên năm 2015 là 70,0%; năm 2020 là 82,0% (trong đó tiến sỹ, thạc sỹ 2,0%);

- Cán bộ, công chức cấp xã: Phấn đấu tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên năm 2015 là 74,8%; năm 2020 là 100% (trong đó tỷ lệ có trình độ đại học, cao đẳng là 10%);

- Đến năm 2020 đào tạo được 30 cán bộ có trình độ trên đại học tại nước ngoài; mỗi năm trung bình thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho 20 cán bộ, công chức ở nước ngoài.

2.2.3. Xây dựng được đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn - kỹ thuật, có đủ năng lực tiếp nhận, chuyển giao khoa học và công nghệ của cả nước và khu vực ở một số lĩnh vực

- Đến năm 2020, đào tạo 1.300 người có trình độ từ đại học trở lên.

- Xây dựng được đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kinh doanh, có năng lực cạnh tranh cao trong nền kinh tế cả nước.

2.2.4. Xây dựng, phát triển một số cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong vùng và cả nước.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020

1. Phát triển nhân lực theo bậc đào tạo

- Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 198,8 nghìn người (chiếm khoảng 45% lực lượng lao động trong nền kinh tế) và năm 2020 khoảng 279,8 nghìn người (chiếm khoảng 60%).

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực qua đào tạo nghề năm 2015 khoảng 132,5 nghìn người (bằng 66,6%), năm 2020 khoảng 186,5 nghìn người (bằng 66,7%); số nhân lực đào tạo qua đào tạo chuyên nghiệp năm 2015 khoảng 66,3 nghìn người (bằng 33,4%), năm 2020 khoảng 93,3 nghìn người (bằng 33,3%).

- Về cơ cấu bậc đào tạo:

Năm 2015, số nhân lực qua đào tạo sơ cấp nghề khoảng 36,2 nghìn người, chiếm khoảng 18,2% tổng số nhân lực đã qua đào tạo; trung cấp nghề 30,3 nghìn người (15,2%); cao đẳng nghề 9,4 nghìn người (4,7%); trung cấp chuyên nghiệp 22,3 nghìn người (11,2%); cao đẳng 18,4 nghìn người (9,3%); đại học 25 nghìn người (12,6%); trên đại học 0,57 nghìn người (0,3%).

Năm 2020, số nhân lực đào tạo sơ cấp nghề khoảng 46 nghìn người, chiếm khoảng 16,4% tổng số nhân lực qua đào tạo; trung cấp nghề là 48,3 nghìn người (17,3%); cao đẳng nghề 48,3 nghìn người (17,3%); trung cấp chuyên nghiệp 27,2 nghìn người (9,7%); cao đẳng 26,9 nghìn người (9,6%); đại học 38,3 nghìn người (13,7%) và trên đại học 0,92 nghìn người (0,33%).

2. Phát triển nhân lực theo ngành/lĩnh vực

a) Nhân lực trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 69,4 nghìn người, chiếm 23,8% trong tổng số lao động nông nghiệp và năm 2020 khoảng 98,5 nghìn người, chiếm 35,6% trong tổng số tổng số lao động nông nghiệp.

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo ngành nông nghiệp, số nhân lực qua đào tạo nghề năm 2015 khoảng 66,0 nghìn người (bằng 95,1%), năm 2020 khoảng 94,2 nghìn người (bằng 95,6%); số nhân lực qua đào tạo chuyên nghiệp năm 2015 khoảng 3,4 nghìn người (bằng 4,9%), năm 2020 khoảng 4,3 nghìn người (4,4%).

b) Nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng

Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 61,7 nghìn người, chiếm 90,3% tổng số lao động công nghiệp - xây dựng và năm 2020 khoảng 99,5 nghìn người, chiếm 98,3% tổng số lao động công nghiệp - xây dựng.

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo ngành công nghiệp - xây dựng, số nhân lực qua đào tạo nghề năm 2015 khoảng 48,0 nghìn người (bằng 77,8%), năm 2020 khoảng 70,3 nghìn người (70,7%); số nhân lực đào tạo chuyên nghiệp năm 2015 khoảng 13,7 nghìn người (22,2%), năm 2020 khoảng 29,2 nghìn người (29,3%).

c) Nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ

Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 67,7 nghìn người, chiếm khoảng 90% tổng số lao động dịch vụ và năm 2020 khoảng 81,8 nghìn người, chiếm khoảng 98,8% tổng số lao động dịch vụ.

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo lĩnh vực dịch vụ, số nhân lực đào tạo nghề năm 2015 khoảng 18,5 nghìn người (bằng 27,3%), năm 2020 khoảng 22 nghìn người (26,9%); số nhân lực qua đào tạo chuyên nghiệp năm 2015 khoảng 49,2 nghìn người (bằng 72,7%), năm 2020 khoảng 59,8 nghìn người (bằng 73,1%).

3. Phát triển nhân lực theo một số chủ thể tham gia phát triển

a) Đội ngũ cán bộ, công chức

Năm 2015, đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh có 26.750 người, trong đó trình độ sơ cấp 225 người, chiếm 0,84% tổng số; trung cấp 9.403 người (35,2%); cao đẳng 6.548 người (24,5%); đại học 10.074 người (37,7%); trên đại học 500 người (1,9%).

Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh có 30.210 người, trong đó: trình độ trung cấp 10.588 người, chiếm 35%; cao đẳng 7.548 người, chiếm 25%; đại học 11.274 người, chiếm 37,3%; trên đại học 800 người, chiếm 2,6%.

b) Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ

- Đến năm 2015, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tăng lên khoảng 2.546 người, chiếm 1,28% tổng số lao động qua đào tạo, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học 873 người, chiếm 0,44% tổng số lao động qua đào tạo.

- Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tăng lên khoảng 2.708 người, chiếm 0,97% tổng số lao động qua đào tạo, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học 1.263 người, chiếm 0,45% tổng số lao động qua đào tạo.

c) Nhân lực khu, cụm công nghiệp

- Đến năm 2015, nhu cầu nhân lực qua đào tạo khoảng 14.454 người, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học 954 người, chiếm 6,6% tổng số lao động qua đào tạo của Khu công nghiệp.

- Đến năm 2020, nhu cầu nhân lực qua đào tạo khoảng 17.203 người, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học 1.135 người, chiếm 6,6% tổng số lao động qua đào tạo của khu công nghiệp.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển nhân lực

- Tích cực tuyên truyền phổ biến, cung cấp đầy đủ các thông tin về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh đưa tin, bài phản ánh một cách đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết về pháp luật lao động, về hội nhập kinh tế quốc tế cho người lao động.

2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý

- Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhân lực cấp tỉnh để giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế phát triển nhân lực.

- Hình thành một cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin và dự báo về cung - cầu nhân lực trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ để phát triển nhân lực về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, điều kiện khác, đặc biệt là các chính sách đối với lực lượng nhân lực chất lượng cao, nhân tài.

2.2. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

Các ngành, các cấp xây dựng Đề án, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực giai đoạn 2011- 2015 và định hướng công tác đào tạo đến năm 2020 đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, thông tin về nhu cầu nhân lực để các ngành, các cấp điều tiết quy mô, cơ cấu, trình độ đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của tỉnh;

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, xây dựng sàn giao dịch việc làm, thực hiện tốt công tác tư vấn về chính sách, pháp luật lao động, dạy nghề, xuất khẩu lao động đối với người lao động; tư vấn định hướng học nghề, giới thiệu việc làm sau đào tạo cho người lao động. Cập nhật và cung cấp đầy đủ các thông tin nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước đến người lao động.

- Tăng c­ường kiểm tra, đánh giá trách nhiệm cấp uỷ, chính quyền, ngư­ời đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dư­ỡng nhân lực. Các cơ sở đào tạo, các đơn vị được giao chỉ tiêu đào tạo, hàng năm phải đánh giá chất lượng đào tạo, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo.

- Thường xuyên tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cấp, các ngành và các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Kiểm điểm, đánh giá những việc làm được và chưa làm được, đồng thời đưa ra giải pháp để thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao sự phối kết hợp với các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực.

2.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực của tỉnh

a) Chính sách việc làm, xã hội;

b) Chính sách thu hút cán bộ, nhân tài, chuyên gia, nhà quản lý;

c) Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động;

d) Xây dựng chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nhân lực cho các cơ sở đào tạo nhân lực của tỉnh;

đ) Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực.

3. Đổi mới dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp

- Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề.

- Đổi mới nội dung và phương hướng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện Việt Nam và của tỉnh Yên Bái. Cải thiện chất lượng giáo dục và mở rộng đào tạo nghề sau trung học. Tập trung củng cố và phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, tạo ra hệ thống các trường chuyên nghiệp có tính cạnh tranh và tính thực nghiệm cao.

- Đổi mới tiếp cận xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội. Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh việc đào tạo theo nhu cầu xã hội tại địa phương và mỗi cơ sở đào tạo; Xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo nhân lực để sử dụng. Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được.

- Lựa chọn những nghề mũi nhọn, trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế phù hợp với tỉnh để ưu tiên đầu tư phát triển. Đặc biệt chú trọng đào tạo nghề cho nông dân để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Thay đổi về cơ chế quản lý theo hướng tăng thêm tính chủ động cho cấp dưới, cấp cơ sở. Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và ưu đãi cho người học. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả hệ thống quốc gia để đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo.

4. Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực

a) Dự báo nhu cầu vốn

- Để thực hiện các mục tiêu Quy hoạch đề ra, nhu cầu vốn đầu tư phát triển nhân lực giai đoạn 2011- 2020 khoảng trên 3.929 tỷ đồng (đầu tư đào tạo nhân lực 2.086 tỷ đồng; đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực 1.843 tỷ đồng). Giai đoạn 2011- 2015 khoảng 2.134 tỷ đồng, giai đoạn 2016- 2020 khoảng 1.795 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự kiến: Tỷ trọng vốn từ ngân sách Trung ương chiếm khoảng 45,1%; vốn ngân sách địa phương 16,7%; vốn từ các chương trình dự án 3,3%; vốn do người học đóng góp 17,5%; vốn huy động từ cơ sở đào tạo 12%; vốn nước ngoài 1,2%; vốn khác 4,1%.

b) Huy động các nguồn vốn

- Tăng đầu tư của Nhà nước cho phát triển nhân lực; Đảm bảo cơ cấu phân bổ chi ngân sách nhà nước theo hướng tập trung cho việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập, thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực theo mục tiêu trọng điểm; Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở đào tạo trọng điểm theo cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa;

- Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhân lực, nhất là trong đào tạo để đẩy nhanh phát triển đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho phát triển nhân lực: thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi (gồm những giải pháp ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai và ưu đãi tín dụng, hỗ trợ về đào tạo nhân lực chất lượng cao thuộc ngành nghề mũi nhọn) để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực; Tiếp tục hoàn thiện chính sách học phí để vừa huy động sự đóng góp hợp lý của nhân dân cho giáo dục đào tạo.

- Tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư cho phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực.

c) Các chương trình, dự án ưu tiên

- Dự án đào tạo nhân lực (đào tạo chuyên nghiệp, đào tạo nghề);

- Dự án đào tạo lại và bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực;

- Dự án phát triển nhân lực các nhóm đặc thù (phát triển nguồn nhân lực y tế; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nữ; đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ công chức và dự nguồn cán bộ chủ chốt; đào tạo năng khiếu,…);

- Dự án phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực:

(-) Hệ thống cơ sở giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp:

+ Đầu tư hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú;

+ Đầu tư xây dựng trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành;

+ Đầu tư xây dựng các trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia;

+ Đầu tư nâng cấp trường trường Cao đẳng Y tế;

+ Đầu tư nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch;

+ Thành lập Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Yên Bái và phát triển thành trường Đại học Yên Bái (trực thuộc Đại học Thái Nguyên) sau năm 2015;

+ Đầu tư hệ thống Trường chính trị tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện;

(-) Hệ thống cơ sở dạy nghề:

+ Đầu tư nâng cấp trường Cao đẳng nghề Yên Bái (có 1 nghề trọng điểm cấp quốc tế, 4 nghề cấp ASEAN);

+ Đầu tư nâng cấp trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ (3 nghề trọng điểm cấp quốc gia);

+ Đầu tư xây dựng trường Trung cấp nghề 20/10 khu vực Tây Bắc (3 nghề trọng điểm cấp quốc gia);

+ Đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu huyện Văn Yên;

+ Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với các Trung tâm dạy nghề của cấp huyện theo Đề án 1956 của Chính phủ;

- Dự án xây dựng hệ thống thông tin và dự báo về cung - cầu nhân lực.

5. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

a) Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương

Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.

b) Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh bạn, các nhóm đối tượng:

Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề.

Tạo lập và thực hiện có hiệu quả mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ giữa “hai người” là người học và người sử dụng lao động và “hai nhà” là nhà trường và Nhà nước trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

c) Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế:

- Đẩy mạnh chương trình hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, trung tâm có uy tín quốc tế thuộc các tỉnh, các nước có hợp tác với tỉnh Yên Bái như Valdemal (Pháp), Vân Nam (Trung Quốc),... trong đào tạo giảng viên, tiếp thu chuyển giao công nghệ đào tạo.

- Tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ,... đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy hoạch này là định hướng, là căn cứ để các ngành, các cấp xây dựng các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt trong quy hoạch.

3. Các sở, ngành của tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt trong quy hoạch.

Căn cứ vào tình hình thực hiện, các ngành, các cấp, các địa phương cần tiến hành rà soát theo định kỳ, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Giáo dục và Đào tạo, Lao động- TB&XH, Nội vụ;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT&các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VX, TH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 13/03/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.899

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.183.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!