BỘ
CÔNG THƯƠNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1620/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG, CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số
44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3
Nghị định số 189/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số
445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Pháp chế và Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này là Chương trình phổ
biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng của Bộ Công Thương từ năm 2012 đến năm 2016.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục
trưởng, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục Năng lượng;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp, các Trường trực thuộc Bộ;
- Báo Công Thương, Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí Thương mại;
- Trang thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, PC, TTB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Dương Quang
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, CÔNG ƯỚC CỦA
LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1620/QĐ-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC TIÊU,
YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Nhằm nâng cao nhận thức, trách
nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động ngành công thương, tạo sự đồng thuận trong xã
hội và góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến hết năm 2016, trên 95% cán
bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ được quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức
về pháp luật phòng, chống tham nhũng, nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc
về chống tham nhũng.
- Đến hết năm 2016, trên 90% học
sinh, sinh viên trong các trường, người lao động trong các đơn vị trực thuộc Bộ
được phổ biến những nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan, nội dung cơ bản của Công ước của Liên hợp
quốc về chống tham nhũng.
2. Yêu cầu
a) Công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng
và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
b) Việc phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo tính liên tục, thực hiện có trọng
tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung triển khai sâu rộng một số hình thức,
biện pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với các đối tượng;
c) Gắn việc phổ biến pháp luật về
phòng, chống tham nhũng và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng với
phổ biến việc thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm
2020, cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
d) Phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị, phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại
chúng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
3. Đối tượng tuyên truyền, phổ
biến
Tập trung tuyên truyền, phổ biến
cho các nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Bộ;
người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; đội
ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học
trực thuộc Bộ.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Nội dung tuyên truyền, phổ
biến
a) Văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống tham nhũng: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2007 và các văn bản hướng
dẫn thi hành; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ
biến các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động trong phòng, chống tham nhũng;
b) Nội dung cơ bản của Công ước
Liên hợp quốc về chống tham nhũng;
c) Nội dung cơ bản của Chiến lược
quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;
d) Các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng;
đ) Tình hình thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
2. Hình thức, biện pháp
a) Biên soạn, phát hành các tài
liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng thiết thực, phù hợp với
đối tượng, đặc thù của đơn vị.
Thời gian thực hiện: Năm
2012-2016
b) Hỗ trợ trang bị tài liệu
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho tủ sách pháp luật
tại cơ quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Năm
2012-2016
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”
tại cơ quan, đơn vị.
Thời gian thực hiện: Năm
2012-2016
d) Tuyên truyền, phổ biến trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuyên truyền thông qua báo in: mở
chuyên trang, chuyên mục trên một số báo như Báo Công Thương, Tạp chí Công nghiệp,
Tạp chí Thương mại.
Thực hiện chuyên mục trên Trang
Thông tin điện tử Bộ Công Thương, Bản tin pháp luật Công Thương…
Thời gian thực hiện: Năm
2012-2016
d) Lồng ghép phổ biến những nội
dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan, nội dung cơ bản của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham
nhũng trong các buổi quán triệt, học tập Nghị quyết của Đảng.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện chương
trình
a) Năm 2012
- Trên cơ sở Chương trình phổ biến,
giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống
tham nhũng từ năm 2012-2016 của Bộ, Các Cục, Tổng cục, Tập đoàn, Tổng công ty,
Doanh nghiệp, các Trường đào tạo trực thuộc Bộ (gọi tắt là các đơn vị trực thuộc
Bộ) chủ động xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng dài hạn và năm 2012,
triển khai thực hiện ở đơn vị mình.
- Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp
với Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức mở Lớp Tập huấn cho cán bộ lãnh đạo,
cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham
nhũng; tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham
nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.
b) Từ năm 2013 đến năm 2016
Các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động
xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng,
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng hàng năm và triển khai thực hiện.
c) Năm 2016, các đơn vị trực thuộc
Bộ tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này.
2. Phân công trách nhiệm thực
hiện
a) Thanh tra Bộ
- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi
các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện có hiệu quả Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị trực thuộc Bộ triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và các
văn bản liên quan;
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết và thực
hiện chế độ khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân trực
thuộc Bộ có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình;
b) Vụ Pháp chế
- Phối hợp với Thanh tra Bộ triển
khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham
nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; biên soạn các tài liệu
phục vụ triển khai Chương trình.
c) Vụ Tài chính
Đảm bảo phân bổ kinh phí hàng
năm từ nguồn ngân sách cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống
tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo chế độ tài
chính hiện hành.
d) Cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin, Báo Công Thương, Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí Thương mại
Xây dựng các chuyên trang,
chuyên mục; thông tin, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước
của Liên hợp quốc về chống tham nhũng
đ) Các trường đào tạo trực thuộc
Bộ
Các trường đại học, cao đẳng,
trung học trực thuộc Bộ căn cứ Chương trình của Bộ để lập và triển khai Chương
trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng, Công ước của
Liên hợp quốc về chống tham nhũng của từng trường kết hợp thực hiện Đề án đưa nội
dung phòng, chống tham nhũng vào Chương tình giáo dục đào tạo theo Đề án 137
(ban hành kèm theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào
chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng) và thực hiện chế độ báo cáo theo quy
định tại khoản 3 phần II chương trình này.
3. Chế độ báo cáo
a) Định kỳ trước ngày 30 tháng
10 hàng năm, các đơn vị trực thuộc Bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện Chương
trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, Công ước của Liên
hợp quốc về chống tham nhũng trong năm về Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ).
b) Trước ngày 30 tháng 11 hàng
năm, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị trực thuộc Bộ, Thanh tra Bộ tổng hợp,
báo cáo kết quả thực hiện Chương trình gửi Bộ Tư pháp.
c) Hàng năm, các đơn vị trực thuộc
Bộ gửi Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng
trong năm về Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ).