ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 151/QĐ-UBND
|
Yên Bái, ngày 23 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
giai đoạn 2010-2015;
Căn cứ Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ
tướng chính phủ Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai
đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
28/11/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm
non công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT - BGDĐT - Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở
giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ - TTg ngày 09/02/2010
của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi giai đoạn 2011- 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 của
Hội đồng nhân tỉnh Yên Bái khóa XVII kỳ họp thứ 3 về việc phê duyệt
Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ
trình số 07/TTr- SGDĐT, ngày 08 tháng 02 năm 2012 về việc đề nghị ban hành
Quyết định triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên
Bái, giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề
án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015.
Điều 2. Giao cho Sở
Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm
phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển
khai thực hiện Đề án này.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể của
tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các
đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Thường
trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: HC-VX.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Duy Cường
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN
2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 23/02/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Yên Bái)
PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN
CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Trong những năm
qua Tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh Yên Bái đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể
nhằm phát triển giáo dục mầm non như: Đề án phát triển giáo dục mầm non đến năm
2005 và năm 2010; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn
2010-2015; Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn
2006-2010,... Giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái từng bước phát triển về mạng lưới
trường lớp, qui mô học sinh và chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, việc
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo
dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn: phát triển giáo
dục mầm non giữa các vùng, miền trong tỉnh còn có sự chênh lệch; công tác quản
lý giáo dục mầm non còn bất cập trong quy hoạch mạng lưới và chính sách phát
triển. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát
triển của giáo dục mầm non. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn,
nhất là ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn chưa đảm bảo được các yêu cầu về
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Xuất phát từ thực
tiễn, đồng thời để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần xây dựng Đề án
“Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015”.
2. Căn cứ pháp lý
Luật Giáo dục (năm
2005); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục (năm 2009);
Nghị định số
116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003; Nghị định số 121/2006/NĐ -CP ngày 23/10/2006
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ -CP
ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
Căn cứ Nghị định
số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp
đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Điều lệ trường mầm non;
Quyết định số
149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng chính phủ Quy định một số chính
sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015;
Quyết định số
239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;
Quyết định số
60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng chính phủ Quy định một số chính
sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015;
Thông tư liên tịch
số 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 24/02/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính Hướng dẫn một số chính sách phát triển GDMN;
Thông tư liên tịch
số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp
trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Thông tư liên tịch
số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của Liên Bộ về việc Hướng dẫn thực
hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo
quy định tại Quyết định số 239/QĐ - TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011-
2015;
Nghị quyết
10-NQ/TU ngày 19/8/2009 của Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2015”;
PHẦN THỨ HAI
HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH YÊN BÁI
1. Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh
Toàn tỉnh hiện có 184 trường mầm non (trong đó: 175 trường công lập, 9
trường ngoài công lập) với tổng số 1.607 nhóm, lớp và 42.503 trẻ; so với dân số
độ tuổi tỷ lệ huy động trẻ 0-5 tuổi đạt 52,6%, tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi
đạt 16%, trẻ 3-5 tuổi đạt 83%, trẻ 5 tuổi đạt 97,9%; 100% xã, phường, thị trấn
trong toàn tỉnh đều có cơ sở giáo dục mầm non; trong đó 172/180 xã, phường, thị
trấn có trường mầm non độc lập, 08 xã có nhóm, lớp mầm non trong các trường
tiểu học, TH&THCS.
So với năm học 2010 - 2011 tăng 6 trường, 104 nhóm, lớp, 4.121 trẻ. Tuy
nhiên, quy mô giáo dục mầm non phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa các
độ tuổi và các vùng miền trong tỉnh.
2. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Hầu hết trẻ em
trong các cơ sở giáo dục mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo
đúng độ tuổi. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã được cải thiện, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng trong trường học giảm còn 10%; có 91,2% số trẻ được học 2 buổi/
ngày, trong đó 87 % trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ ngày, 92,7% số trẻ được tổ chức ăn
tại trường, số trẻ dưới 3 tuổi được tổ chức ăn tại trường đạt 100%, số trẻ mẫu
giáo được tổ chức ăn tại trường đạt 91,7% (tăng 7,5%) so với năm học trước.
Toàn tỉnh có 86,9%
số trường, 85,6% số nhóm, lớp với 88% số trẻ được học chương trình giáo dục mầm
non mới; tăng 11,1% số trường, 20,5% số nhóm, lớp với 20,8% số trẻ so với năm
học trước.
3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Đến tháng 11/2011
các trường mầm non có: 3.643 lao động,
Trong đó: 2.345
chỉ tiêu biên chế ( có mặt: 2.322 biên chế),
1.298 hợp đồng (đã
bao gồm: 152 hợp đồng của các trường ngoài công lập);
Bảng 1: Đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
CBQL, GV, NV
|
Tổng
|
Biên chế
(người)
|
Hợp đồng
(người)
|
So với định mức đạt(%)
|
CBQL
|
393
|
382
|
11
|
75%
|
Giáo viên
|
2.890
|
1.740
|
1.150
|
87,5%
|
Nhân viên
|
360
|
223
|
137
|
67,8%
|
Cộng
|
3.643
|
2.345
|
1.298
|
|
Tỷ lệ giáo viên
đạt chuẩn trở lên đạt 98,1%, trong đó: 28,1% giáo viên có trình độ trên chuẩn.
Năm 2012, ngành
học Mầm non được bổ sung 291 biên chế (đã giao tại Nghị quyết số 19/NQ-HĐND
ngày 5/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh). Tổng biên chế toàn ngành hiện có
2.636, so với định mức quy định tại thông tư 71 đạt 63,5% (theo định mức cần
4.151 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên); đến nay ngành học mầm non còn
thiếu 1.515 biên chế.
Bảng 2: Biên
chế giao và tỷ lệ biên chế theo từng huyện, thị
TT
|
Huyện
|
Số biên chế giao năm 2012
|
Tỷ lệ biên chế so với định mức
|
1
|
Thành phố Yên Bái
|
155
|
39,7%
|
2
|
Thị xã Nghĩa Lộ
|
82
|
46,9%
|
3
|
Huyện Văn Chấn
|
562
|
72,2%
|
4
|
Huyện Văn Yên
|
306
|
46,2%
|
5
|
Huyện Trấn Yên
|
281
|
55,8%
|
6
|
Huyện Lục Yên
|
336
|
58,5%
|
7
|
Huyện Yên Bình
|
383
|
67,3%
|
8
|
Huyện Trạm Tấu
|
226
|
80,1%
|
9
|
Huyện Mù Cang
Chải
|
305
|
98,1%
|
|
Tổng cộng
|
2.636
|
63,5%
|
4. Điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách
Toàn tỉnh có 1.357 phòng học, trong đó kiên cố: 644 phòng (47,4%); bán
kiên cố: 442 phòng (32,6%); phòng học tạm: 271 phòng (20%); bếp ăn một chiều
108 bếp; 640 công trình vệ sinh đạt chuẩn; 226 công trình nước sạch; 56,5% số
nhóm, lớp thuộc ngành học mầm non có đủ trang, thiết bị tối thiểu; 5,6% số
trường mầm non có các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông
tin, 75,5% số trường có đồ chơi ngoài trời.
Đối chiếu với quy
định tại Điều lệ trường mầm non, các trường còn thiếu 305 phòng học (hiện đang
học nhờ), 81 phòng công vụ cho giáo viên, 42 bếp ăn.
Ngân sách đầu tư
cho giáo dục mầm non của tỉnh trong những năm qua đã được
quan tâm; ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non của tỉnh năm 2011 là 182,589 tỷ
đồng, trong đó chi lương và phụ cấp có tính chất lương là: 166,719 tỷ đồng, chi
khác là 15,870 tỷ đồng, tỷ lệ chi khác bình quân 8,6% tổng ngân sách đầu tư cho
giáo dục mầm non.
5. Khó khăn, tồn tại
Đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên (y tế, dinh dưỡng) còn thiếu, hạn chế về chất lượng, mất
cân đối giữa các vùng miền; nhất là ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc. Chính sách về tiền lương chi trả cho giáo viên hợp đồng
thấp không thu hút được giáo viên về công tác tại các trường trong tỉnh, đặc
biệt là các trường thuộc các xã vùng 2.
Các trường mầm non
trong tỉnh còn thiếu phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh, bếp ăn
theo quy định, công trình nước sạch. Tình trạng thiết bị dạy học chưa đồng bộ, thiếu phương tiện,
thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT- BGD&ĐT ở một số trường còn khá phổ biến nhất là ở trường mới thành lập, trường
thuộc vùng đặc biệt khó khăn.
Sự khác nhau
về tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường do điều kiện phát triển kinh tế-xã hội các vùng miền, do nhận thức chưa đầy
đủ của một bộ phận cha mẹ trẻ; mặt khác, mức thu nhập của cha mẹ trẻ, công tác
tuyên truyền và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với giáo dục mầm non
cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường.
PHẦN THỨ BA
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
MẦM NON GIAI ĐOẠN 2011-2015
A. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu chung
Củng cố, phát triển
giáo dục mầm non với quy mô trường, lớp, đội ngũ giáo viên, nhân viên phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo
thu hút tối đa trẻ trong độ tuổi, trẻ 5 tuổi đến lớp; xây dựng môi trường giáo
dục thân thiện; nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; tạo chuyển
biến cơ bản và vững chắc về chất lượng giáo dục mầm non. Phấn đấu đến năm 2014
tỉnh Yên Bái hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
II. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2015:
- Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt: 27% trở lên;
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo:
88% trở lên;
- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo: 99% trở
lên;
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi
được học 2 buổi/ngày đạt 90% trở lên;
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi không quá 8%;
- Tỷ lệ giáo viên
mầm non đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên: 100%;
- Tỷ lệ CBQL và giáo viên mầm non đạt trên chuẩn về trình
độ đào tạo: 35%;
- Tỷ lệ xã, phường
đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi 100%
- Tỷ lệ huyện,
thị, thành phố đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi 100%.
- Tỷ lệ trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia: 35%.
B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. Nhiệm vụ
1. Phát triển số trẻ mầm non
Bảng 3. Phát
triển số trẻ mầm non của tỉnh
Nội
dung
|
Năm
2015
|
Nhà trẻ
|
|
- Dân số trong độ tuổi 0 - 3
tuổi
|
39.421
|
- Tỷ lệ huy động nhà trẻ ra
nhóm; lớp (%)
|
27
|
- Số trẻ duới 3 tuổi ra nhóm,
lớp (trẻ)
|
10.643
|
- Số trẻ trường công lập (trẻ)
|
10.206
|
- Số trẻ trường ngoài công lập
(trẻ)
|
437
|
Mẫu giáo:
|
|
- Số trẻ từ 3 – 5 tuổi (trẻ)
|
44.682
|
- Tỷ lệ huy động trẻ MG ra lớp
(%)
|
88
|
- Số trẻ từ 3 – 5 tuổi ra
nhóm, lớp (trẻ)
|
38.055
|
- Số trẻ trường công lập (trẻ)
|
36.468
|
- Số trẻ trường ngoài công lập
(trẻ)
|
1.587
|
- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra
lớp (%)
|
99
|
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi học 2
buổi/ngày (%)
|
90
|
2.
Phát triển quy mô mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non
Duy trì, củng cố và phát triển
mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm tất cả các xã khó khăn đều có trường
với quy mô ít nhất 3 lớp ở điểm chính và các lớp điểm lẻ, phủ kín
trường mầm non ở 178/180 xã, phường, thị trấn(còn 2
xã Phúc Ninh, xã Mỹ Gia huyện Yên Bình không có trường mầm non độc lập); duy
trì nhóm trẻ, lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học, TH&THCS.
Đến năm 2015: Toàn tỉnh có 193 trường mầm non tăng 9 trường ( 08
trường công lập, 01 trường ngoài công lập); trong đó 7 trường mầm non được tách
từ trường tiểu học & THCS, thành lập mới 2 trường mầm non.
Bảng 4: Kế
hoạch phát triển mạng lưới trường mầm non đến năm 2015
Nội dung
|
Năm 2011
|
Năm 2015
|
Số trường mầm non
|
184
|
193
|
Số trường mầm
non ngoài công lập
|
9
|
10
|
Số xã có trường
mầm non độc lập
|
172
|
178
|
3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non
công lập.
Xây dựng đội ngũ
CBQL, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Phấn đấu
đến năm 2015, cơ bản đáp ứng đủ số CBQL, giáo viên, nhân viên cho các cơ sở
giáo dục mầm non theo định mức quy định tại Thông tư 71/2007/TTLT-BGDDT-BNV.
Tổng số lao động cần đến năm 2015 là 5.145 người, trong đó: 573 CBQL, 4.027
giáo viên, 545 nhân viên.
Bảng 5: Kế
hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành học mầm non
đến năm 2015.
Đối
tượng
|
Chia
theo từng năm
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1. Tổng số CBQL, GV, NV
|
3.643
|
4.636
|
4.839
|
4.992
|
5.145
|
Chia ra: - CBQL
|
393
|
538
|
538
|
541
|
573
|
- Giáo viên
|
2890
|
3560
|
3763
|
3910
|
4027
|
- Nhân viên
|
360
|
538
|
538
|
541
|
545
|
Trong đó: + NV Kế
toán
|
183
|
186
|
188
|
192
|
193
|
+ NV Y tế
|
138
|
186
|
188
|
192
|
193
|
2. Riêng số cán bộ CBQL,
GV, NV trường công lập
|
3.491
|
4.431
|
4.629
|
4.782
|
4.938
|
Tỷ lệ QL, GV, NV trong biên
chế so với định mức
|
56,4%
|
66,4%
|
71,5%
|
71,1%
|
70,7%
|
2.1. Cán bộ quản lý
|
382
|
515
|
515
|
518
|
550
|
2.2. Giáo viên
|
2.779
|
3.401
|
3.599
|
3.746
|
3.866
|
- Trong biên chế nhà nước
|
1.740
|
2.096
|
2.425
|
2.512
|
2.570
|
- Không trong biên chế nhà nước
|
1.039
|
1.305
|
1.174
|
1.234
|
1.296
|
Tỷ lệ CBQL, GV trong biên
chế so với định mức
|
67,1%
|
66,7%
|
71,5%
|
71,1%
|
70,7%
|
2.3. Nhân viên trường học
|
330
|
515
|
515
|
518
|
522
|
- Trong biên chế nhà nước
|
223
|
332
|
369
|
369
|
372
|
- Không trong biên chế nhà nước
|
107
|
183
|
146
|
149
|
150
|
- Tỷ lệ nhân viên so với
định mức
|
43,7%
|
64%
|
72%
|
71%
|
71%
|
4. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
Đến năm 2014, tỉnh Yên Bái hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, cụ
thể:
Năm 2011: 78 xã
(43,3%), thành phố Yên Bái và thị xã nghĩa Lộ.
Năm 2012: 123 xã (68,3%), huyện Trấn Yên, Yên Bình.
Năm 2013: 168 xã
(93,3%), huyện Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên.
Năm 2014: 177 xã
(98,3%), huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
5. Tăng cường các điều kiện, đầu tư cơ sở vật chất
- Quy hoạch và cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục mầm non.
- Đầu tư xây dựng
kiên cố, bán kiên cố phòng học, bếp ăn, nhà công vụ cho giáo viên và mua sắm
trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non, cụ thể như sau:
+ Xây dựng kiên cố
và bán kiên cố 305 phòng học.
+ Xây dựng 42 bếp
ăn theo quy định.
+ Xây dựng 81 phòng công vụ 1 tầng, cấp IV cho giáo viên.
+ Đảm bảo 193/193 trường
mầm non có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở
giáo dục mầm non.
Đến năm 2015, tỷ
lệ chuyên cần đạt 90% trở lên; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng không quá 8%, cụ
thể:
- Đối với
vùng 1: 100% trẻ ra lớp hoàn thành Chương trình
giáo dục mầm non. Tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt từ
95% trở lên. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 7%.
- Đối với vùng 2: 90% trở lên trẻ được học Chương trình giáo
dục mầm non (trong đó 85% trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi). Có ít
nhất 85% trẻ 5 tuổi học 2 buổi /ngày.Tỷ lệ
chuyên cần của trẻ đạt từ 90% trở lên. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng không quá 9%.
- Đối với
vùng 3: 85% trở lên trẻ được học Chương trình giáo
dục mầm non (trong đó 80% trở lên mẫu giáo 5-6 tuổi), số trẻ còn lại được
học tăng cường tiếng Việt; có ít nhất 80% trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ ngày.Tỷ lệ
chuyên cần của trẻ đạt từ 85% trở lên. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng không quá 13%;
100% trẻ đến trường, lớp mầm non được đảm bảo an toàn.
II. Giải
pháp
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho
các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng: về chủ trương phát triển giáo dục mầm non, tạo sự quan tâm, phối hợp
trong tổ chức triển khai thực hiện đề án. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các
cấp, các ngành trong thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non.
Thực hiện lồng
ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau: Thông qua Báo, Đài,
tổ chức các hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết năm, các buổi họp phụ huynh để
phổ biến các nội dung của Đề án phát triển giáo dục mầm non, tạo điều kiện cho
các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ và toàn xã hội cùng chăm lo cho sự phát
triển giáo dục mầm non của tỉnh.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của các cơ
sở giáo dục mầm non công lập
a. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực tiễn đổi mới GDMN
Đào tạo 02 lớp với
120 giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng; 08 lớp với 400 giáo viên mầm non có
trình độ trung cấp để bổ sung số giáo viên thiếu cho các trường mầm non trong
tỉnh. Mở các lớp bồi dưỡng tiếng địa phương cho giáo viên dạy mẫu giáo 5 tuổi ở
vùng cao; các lớp bồi dưỡng Tin học, Ngoại ngữ cho đội ngũ CBQL, giáo viên.
Bảng 6: Kế
hoạch đào tạo bổ sung giáo viên mầm non
Stt
|
Khóa học
|
Trình độ
|
Tổng số
|
Chia ra
|
Vùng 1
|
Vùng 2
|
Vùng 3
|
1
|
2012-2015
|
Cao đẳng
|
120
|
|
|
|
2
|
2012-2014
|
Trung cấp (Trong
đó: 100 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ cho 2 huyện: Văn Yên và Mù Cang Chải)
|
220
|
30
|
80
|
110
|
3
|
2013-2015
|
Trung cấp
|
180
|
20
|
80
|
80
|
|
Tổng cộng
|
|
520
|
|
|
|
Bảng 7: Kế
hoạch bồi dưỡng về tin
học, ngoại ngữ, tiếng địa phương cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non
giai đoạn 2012-2015
Stt
|
Mục tiêu
|
Tổng số
|
Chia theo từng năm
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1
|
Bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về tin học cho giáo viên MN
|
2.392
|
595
|
595
|
597
|
605
|
2
|
GV MN có chứng
chỉ ngoại ngữ từ trình độ A
|
920
|
211
|
222
|
238
|
249
|
3
|
BD tiếng địa
phương cho GV dạy MG 5 tuổi ở vùng cao
|
1.260
|
300
|
320
|
320
|
320
|
Tập trung chỉ đạo,
triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên; nâng cao chất lượng đào
tạo, gắn đào tạo với thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non để
có đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp chăm sóc
và giáo dục trẻ. Chú trọng bồi dưỡng về quản lý giáo dục,
quản lý Nhà nước; phối hợp mở các lớp trung, sơ cấp chính trị; bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc (H'Mông, Dao) cho đội ngũ cán bộ, giáo viên theo qui định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về Qui định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-
2015.
Chỉ đạo trường
Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, Trung tâm GDTX, Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học tỉnh chủ
động phối hợp với các trường, học viện có uy tín mở rộng hợp tác liên kết đào
tạo cán bộ quản lý, giáo viên mầm non với các trường, khoa sư phạm mầm non
trong nước; tăng cường công tác quản lý liên kết đào tạo nhằm bảo đảm chất
lượng và hiệu quả đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo
trình độ trung cấp, cao đẳng sư phạm mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm theo
hướng liên thông giữa các chương trình đào tạo.
Tăng tỷ lệ giáo
viên người dân tộc cho các vùng khó khăn dưới hình thức mở các lớp đào tạo giáo
viên mầm non theo địa chỉ cho các huyện vùng cao như Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang
Chải, Trạm Tấu cho con em người địa phương.
b. Bổ sung
chỉ tiêu biên chế, hợp đồng
- Nguyên tắc bổ sung biên chế
hàng năm
+ Đối với các trường thuộc huyện
Trạm Tấu, Mù Cang Chải; các trường thuộc 39 xã đặc biệt khó khăn và 157 thôn
bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II trên địa bàn các huyện: Văn Chấn, Văn
Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ: Bổ sung đủ biên chế còn
thiếu theo thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV
ngày 28/11/2007.
+ Đối với các trường còn lại giữ
nguyên số biên chế đã được giao năm 2012, hàng năm sẽ xem xét bổ sung theo các
văn bản quy định của nhà nước. Từng bước sẽ bố trí đủ chỉ tiêu biên chế cho
nhân viên y tế, kế toán cho các trường công lập theo định mức.
- Giai đoạn 2012 đến 2015, dự
kiến số biên chế cần bổ sung là: 856 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 70,7% biên chế. Riêng
năm 2012, căn cứ vào tình hình đội ngũ ngành học mầm non, bổ sung thêm 307 chỉ
tiêu biên chế để bố trí đủ theo định mức cho số CBQL của các huyện, thị xã, thành
phố và giáo viên, nhân viên ở các trường mầm non thuộc huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải,
39 xã đặc biệt khó khăn, các điểm trường thuộc thôn đặc biệt khó khăn của xã
vùng II, đạt tỷ lệ 66,4% biên chế so với định mức. Riêng tỷ lệ CBQL, giáo viên
trong biên chế đạt 66,7%.
Bảng 8: Dự kiến chỉ tiêu biên chế bổ sung từ năm
2012-2015
Nội dung
|
Tổng
|
Chia ra theo năm
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1. Số chỉ tiêu bổ sung
|
856
|
307
|
366
|
90
|
93
|
Trong đó: + CBQL và giáo viên
|
768
|
259
|
329
|
90
|
90
|
+ Nhân viên
|
88
|
48
|
37
|
|
3
|
2. Chỉ tiêu bổ sung chia
theo từng huyện, thị, thành phố
|
856
|
307
|
366
|
90
|
93
|
2.1. Thành phố
Yên Bái
|
12
|
12
|
|
|
|
2.2. Thị xã
Nghĩa Lộ
|
26
|
24
|
|
02
|
|
2.3. Huyện Văn
Chấn
|
143
|
52
|
57
|
15
|
19
|
2.4. Huyện Văn
Yên
|
142
|
78
|
40
|
14
|
10
|
2.5. Huyện Trấn
Yên
|
97
|
32
|
51
|
14
|
0
|
2.6. Huyện Lục
Yên
|
102
|
28
|
37
|
25
|
12
|
2.7. Huyện Yên
Bình
|
72
|
05
|
49
|
08
|
10
|
2.8. Huyện Trạm
Tấu
|
134
|
70
|
39
|
07
|
18
|
2.9. Huyện Mù
Cang Chải
|
128
|
6
|
93
|
05
|
24
|
Bảng 9: Dự kiến
chỉ tiêu hợp đồng giáo viên, nhân viên cho các huyện, thị, thành phố từ năm
2012-2015.
Nội dung
|
Chia ra theo năm
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1. Dự kiến chỉ tiêu hợp
đồng giáo viên, nhân viên
|
1.488
|
1.320
|
1.383
|
1.446
|
Trong đó: + Giáo viên
|
1.305
|
1.174
|
1.234
|
1.296
|
+ Nhân viên
|
183
|
146
|
149
|
150
|
2. Chỉ tiêu hợp đồng chia
theo từng huyện, thị, thành phố
|
1.488
|
1.320
|
1.383
|
1.446
|
2.1. Thành phố
Yên Bái
|
218
|
214
|
214
|
218
|
2.2. Thị xã
Nghĩa Lộ
|
66
|
71
|
73
|
75
|
2.3. Huyện Văn
Chấn
|
199
|
165
|
164
|
179
|
2.4. Huyện Văn
Yên
|
373
|
337
|
352
|
370
|
2.5. Huyện Trấn
Yên
|
192
|
147
|
162
|
163
|
2.6. Huyện Lục
Yên
|
224
|
209
|
219
|
222
|
2.7. Huyện Yên
Bình
|
216
|
177
|
199
|
219
|
2.8. Huyện Trạm
Tấu
|
0
|
|
|
|
2.9. Huyện Mù
Cang Chải
|
0
|
|
|
|
Năm 2012, bổ
sung 61 chỉ tiêu hợp đồng nhân viên dinh dưỡng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cho
các trường mầm non công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn để thực hiện công tác nuôi dưỡng cho trẻ mầm non.
Bảng 10: Chỉ
tiêu hợp đồng 68 cho nhân viên dinh dưỡng phân bổ cho các huyện năm 2012 như
sau:
Huyện
|
Số chỉ tiêu
|
Huyện
|
Số chỉ tiêu
|
1. Thị xã Nghĩa
Lộ
|
01
|
5. Huyện Lục Yên
|
07
|
2. Huyện Văn Chấn
|
16
|
6. Huyện Yên Bình
|
0
|
3. Huyện Văn Yên
|
08
|
7. Huyện Trạm Tấu
|
13
|
4. Huyện Trấn Yên
|
01
|
8. Huyện Mù Cang
Chải
|
15
|
Cộng
|
26
|
Cộng
|
35
|
Tổng cộng:
|
61 chỉ tiêu
|
c. Công tác
quy hoạch, quản lý, sử dụng đội ngũ
Các huyện, thị
xã, thành phố xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển giáo dục
mầm non; quy hoạch đội ngũ CBQL giai đoạn 2011-2015; việc xây dựng kế hoạch
phải thể hiện rõ việc bố trí, sắp xếp đội ngũ gắn với kế hoạch tuyển dụng, luân
chuyển, tiếp nhận theo quy định, hàng năm có xem xét điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp với tình hình của địa phương.
Trong công tác
tuyển dụng giáo viên: Thực hiện kế hoạch tuyển dụng, tổ
chức tuyển dụng bổ sung đội ngũ giáo
viên mầm non đảm bảo về số lượng và chất lượng gắn với tình hình của địa phương
theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt vừa phù hợp với yêu cầu phát
triển lâu dài và sự ổn định của đội ngũ ngành học mầm non.
UBND các huyện cần có kế hoạch, lộ trình hợp đồng, tuyển dụng đối với đối tượng
đào tạo theo địa chỉ tại trường CĐSP Yên Bái; Với các huyện vùng cao, vùng
ĐBKK: Ưu tiên tuyển dụng hết số giáo viên là con em người địa phương, con em
gia đình chính sách, các sinh viên được đào tạo theo địa chỉ có đủ điều kiện dự
tuyển, đạt chuẩn nghề nghiệp, nếu còn chỉ tiêu mới tuyển dụng các đối tượng
khác.
Việc tuyển
dụng giáo viên, nhân viên cho ngành học mầm non phải đảm bảo yêu cầu về chuẩn
nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình tuyển
dụng đối với vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thực
hiện hình thức xét tuyển; đối với các vùng còn lại áp dụng hình thức thi tuyển
(về tiêu chí và hình thức tuyển dụng giáo viên, nhân viên
ở các vùng giao cho sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn cụ thể).
Tăng cường
công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường mầm
non theo chuẩn Hiệu trưởng do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành và đánh giá công chức hàng năm theo quy định của Bộ Nội vụ từ đó xây
dựng quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí, kiện toàn đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Sở Giáo dục và
Đào tạo, Phòng
Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; miễn nhiệm,
bổ nhiệm mới thay thế khi không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thực hiện rà soát
đánh giá chất lượng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đánh giá xếp loại viên chức hàng năm theo
quy định của Bộ Nội vụ; có phương án giải quyết đối với cán bộ giáo viên không
đáp ứng được yêu cầu.
Các trường mầm
non bố trí hợp lý ngày giờ công cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên ngành
học mầm non theo quy định và theo chế độ làm việc quy định tại Thông tư số
48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011.
3. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở giáo
dục mầm non
Các huyện, thị xã
rà soát lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non để kịp thời điều chỉnh, tập trung đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư; ưu
tiên đầu tư xây dựng phòng học mầm non và nhà công vụ cho giáo viên mầm non.
Các cấp, các ngành
có kế hoạch bố trí đủ diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non trên
địa bàn ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu phát triển và quy định tại
Điều lệ trường mầm non.
Tiếp tục đầu tư
kinh phí, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị
dạy và học, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của chương trình mục tiêu quốc
gia về giáo dục, chương trình kiên cố hóa trường học và các nguồn vốn đầu tư
khác nhằm hoàn thành mục tiêu về cơ sở vật chất trường học.
Đối với những điểm
trường lẻ thiếu phòng học đang sử dụng phòng học nhờ của các trường tiểu học
từng bước sẽ được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu dạy và học.
4. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Triển khai thực
hiện đầy đủ nội dung của chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp
các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động phù hợp
với sự phát triển tâm, sinh lý lứa tuổi; tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe
và đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Nâng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ; tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và cân đo chấm biểu đồ tăng
trưởng; tiêm phòng các bệnh theo quy định của Y tế.
Xây dựng môi
trường mầm non thân thiện với trẻ, là nơi đón tất cả trẻ có nhu cầu đến trường
(không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, trẻ khuyết tật) giúp trẻ sống
hòa đồng và phát triển toàn diện. Xây dựng kế hoạch dạy tiếng Việt cho trẻ là
con em các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trước khi
vào lớp 1.
Đẩy mạnh các hoạt
động chuyên môn, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chuyên đề, các hình
thức đổi mới nội dung phương pháp giáo dục mầm non; thường xuyên tổ chức các
Hội thi trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên như Hội thi giáo viên, nhân
viên dinh dưỡng giỏi các cấp.
Tăng cường công
tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp đổi
mới trong các cơ sở GDMN.
5. Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo
Đổi mới công tác
quản lý, chấn chỉnh nề nếp kỷ cương trong các cơ sở giáo dục mầm non; thực hiện
phân cấp quản lý cho các trường mầm non theo quy định. Thực hiện phân cấp quản
lý cho các trường mầm non theo hướng mở rộng quyền chủ động, sáng tạo và phát
huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cơ sở.
Tăng cường đổi mới
công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục; đổi mới chế độ
báo cáo, theo dõi tổng hợp, giao ban phù hợp; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá
việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh,
động viên khen thưởng kịp thời.
Từng bước ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý và đổi mới phương pháp giáo dục mầm
non; tập trung đầu tư xây dựng tại mỗi huyện, thị xã ít nhất 02 trường mầm non
trọng điểm về ứng dụng công nghệ thông tin.
6. Thực hiện chế độ, chính sách
a. Đối với
giáo viên, nhân viên: Thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với nhân viên
dinh dưỡng: Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài vùng có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn tiếp tục huy động nguồn thu xã hội hóa và các nguồn thu hợp
pháp khác để thuê khoán nhân viên dinh dưỡng theo định mức 01 nhân viên/35 cháu
nhà trẻ và 01 nhân viên/50 học sinh mẫu giáo.
Các cơ sở giáo
dục mầm non tư thục bảo đảm chế độ lương giáo viên không thấp hơn so với cơ sở
giáo dục công lập, dân lập và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho giáo viên
theo quy định hiện hành.
Tiếp tục thực
hiện chính sách thu hút, khuyến khích của tỉnh theo quyết định
1338/2007/QĐ-UBND và Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND. Ưu tiên khuyến khích, thu
hút cán bộ, giáo viên đến dạy tại các vùng khó khăn nhằm đảm bảo chất lượng
PCGDMN cho trẻ em năm tuổi tại các vùng này.
Tiếp tục thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của HĐND tỉnh quy định
chế độ khen thưởng đối với giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong
hoạt động dạy và học trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Vùng khó khăn,
vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, nhà nước tổ chức các trường, lớp mầm non công
lập và bảo đảm 100% kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên.
b. Đối với trẻ
em mẫu giáo: Thực hiện theo Thông tư số
29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2011 và Quyết
định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng chính phủ Quy định một số
chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.
7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho nhân dân về xã hội hóa giáo dục mầm non. Nâng cao vai trò
trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục mầm non.
Xây dựng mức thu học phí cho giáo dục mầm non trên cơ sở chính sách học
phí của Nhà nước đảm bảo sự chia sẻ chi phí hợp lý giữa Nhà nước, người học và
cộng đồng trong các trường công lập, riêng các phường
thuộc thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa
Lộ xây dựng mức thu học phí hợp lý từng bước đảm bảo cơ bản đủ trả lương và các khoản đóng góp theo lương cho giáo
viên trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Các trường mầm non thực hiện chương trình chất lượng cao; các trường được giao
tự chủ một phần về ngân sách được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để
trang trải chi phí đào tạo báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định trình Ủy
ban nhân dân tỉnh cho phép và báo cáo HĐND tỉnh trước khi quyết định mức thu
học phí đối với các loại hình trường này.
Huy động nguồn lực
của cộng đồng, phát huy vai trò của chi bộ, các tổ chức đoàn thể cơ sở thôn
bản, phối hợp với chi hội cha mẹ học sinh của điểm trường đóng góp công sức,
phân công người có kinh nghiệm để nấu ăn cho trẻ.
Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm
thu hút các nhà đầu tư vào phát triển giáo dục mầm non. Có cơ chế khuyến khích, ưu tiên trong việc cấp đất cho những cá nhân hoặc các
tổ chức bỏ vốn mở trường tư thục.
PHẦN THỨ TƯ
DỰ TOÁN KINH PHÍ
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu về
tổng vốn: 79.248 triệu đồng, trong đó:
- Tăng cường cơ
sở vật chất:
|
73.543
triệu đồng.
|
- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và
giáo viên:
|
5.705
triệu đồng.
|
2. Cơ cấu nguồn vốn:
Tổng các nguồn vốn: 79.248
triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách Trung
ương: 62.565 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách địa
phương: 8.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn huy động hợp pháp
khác: 8.683 triệu đồng.
3. Phân kỳ đầu tư
Tổng vốn đầu tư giai đoạn
2011-2015: 79.248 triệu đồng, trong đó:
- Năm 2012: Kinh phí 24.124
triệu đồng, chia ra:
+ Tăng cường cơ sở vật chất:
22.916 triệu đồng
+ Bồi dưỡng CBQL và giáo viên:
1.208 triệu đồng
- Năm 2013: Kinh phí 21.776 triệu
đồng, chia ra:
+ Tăng cường cơ sở vật chất:
20.417 triệu đồng
+ Bồi dưỡng CBQL và giáo viên:
1.359 triệu đồng
Năm 2014: Kinh phí 16.664
triệu đồng, chia ra:
+ Tăng cường cơ sở vật chất:
15.167 triệu đồng
+ Bồi dưỡng CBQL và giáo viên:
1.497 triệu đồng
Năm 2015: Kinh phí 16.684
triệu đồng, chia ra:
+ Tăng cường cơ sở vật chất:
15.043 triệu đồng
+ Bồi dưỡng CBQL và giáo viên:
1.641 triệu đồng
PHẦN THỨ
NĂM
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc Quyết định 60/2011/QĐ-TTg
ngày 26/10/2011 của Thủ tướng chính phủ Quy định một số chính sách phát triển
giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 và các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và
của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về một số chính sách phát triển GDMN đến các cấp
uỷ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh. Phân công trách nhiệm các
ngành thành viên trong ban chỉ đạo tổ chức thực hiện.
1. Sở Giáo dục
& Đào tạo: Là cơ quan thường
trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Chủ trì,
phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung
giải quyết các vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện Đề án. Hàng năm xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Phối hợp với Sở
Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế giáo viên
hàng năm, kế hoạch tuyển dụng giáo viên, nhân viên các trường mầm non. Xây dựng tiêu chí, hình thức tuyển dụng giáo viên, nhân viên ở các vùng
đảm bảo phù hợp với các qui định hiện hành. Phối hợp với
các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng
nhiệm vụ của từng đơn vị.
2. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá,
khảo sát đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch
bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Tổ chức kiểm tra
việc điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên ở các địa phương trong tỉnh. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng tiêu chí và hình thức tuyển dụng giáo viên, nhân viên ở các
vùng đảm bảo phù hợp với các qui định hiện hành (đối với vùng cao, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện hình thức xét tuyển;
đối với các vùng còn lại áp dụng hình thức thi tuyển).
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư: Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về bố trí
nguồn vốn để xây dựng trường mầm non theo nội dung của Đề án. Phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đặc
biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ các chương trình, dự án của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu
tư phát triển giáo dục mầm non, nhất là đầu tư xây dựng các dự án trường mầm
non tư thục.
4. Sở Tài
chính: Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về bố trí
ngân sách thường xuyên chi cho giáo dục mầm non để đảm bảo các mục tiêu, tiến
độ thực hiện Đề án. Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố, các cơ sở giáo dục mầm non lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh
phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn huy động đóng góp hợp pháp khác.
5. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố: Triển khai thực hiện
Đề án, thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, điểm trường giáo dục mầm non,
quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non, kế hoạch tuyển dụng đội ngũ
giáo viên mầm non trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường công
tác chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai
thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non. Nhiệm vụ phát triển giáo dục
mầm non phải được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chỉ đạo Phòng Giáo
dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ và các phòng liên quan căn cứ kế hoạch được giao
hàng năm của huyện để triển khai thực hiện Đề án.
Chỉ đạo Uỷ ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn, các trường mầm non căn cứ vào mục tiêu của
Đề án để xây dựng các mục tiêu cụ thể của đơn vị, triển khai các biện pháp thực
hiện; thường xuyên kiểm tra đánh giá, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng
kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
6. Sở Xây dựng;
Sở Tài nguyên - Môi trường: Chỉ đạo xây dựng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển các trường mầm non; Chỉ đạo thiết kế, thi công xây dựng các trường mầm non
theo Điều lệ trường mầm non.
7. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên xây dựng kế hoạch thực hiện
các chương trình y tế trường học: tiêm chủng, phòng bệnh cho trẻ em, công tác
chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công tác vệ sinh trường học, phổ biến kiến thức kỹ
năng chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN. Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức
bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, VSATTP, vệ sinh môi trường, phòng
chống dịch, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong các trường mầm non.
8. Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Giáo dục & Đào
tạo và Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT
và các chính sách xã hội khác cho giáo viên mầm non; Hướng dẫn các cơ sở GDMN thực
hiện bảo hiểm xã hội cho giáo viên, nhân viên hợp đồng trong các cơ sở giáo dục
mầm non.
9. Trường Cao đẳng sư phạm và các trường chuyên nghiệp khác trong
tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên sư phạm mầm non hệ chính quy; Các
lớp nghiệp vụ y tế, dinh dưỡng cho các trường mầm non. Đồng thời, trường Cao
đẳng Sư phạm phối hợp với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên mở các lớp bồi
dưỡng sư phạm mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn.
10. Đề nghị Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức đoàn thể: Tham gia tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân
tham gia thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần phát triển
giáo dục mầm non trong tỉnh./.