Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11/2012/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2012/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 4296/TTr-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2011) về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia và của các địa phương có liên quan.

2. Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long phải gắn với đặc điểm địa lý của vùng để đảm bảo giao thông thuận tiện giữa các tỉnh trong vùng, với cả nước và quốc tế.

3. Phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải, đặc biệt là giao thông đường thủy; đầu tư có trọng điểm các công trình quan trọng bức thiết mang tính đột phá đóng vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đáp ứng yêu cầu là khu vực đi đầu của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Cần Thơ là cửa ngõ chiến lược về đường biển và hàng không, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập quốc tế, củng cố an ninh quốc phòng và phát triển bền vững.

4. Nâng cao chất lượng vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức dịch vụ logistics.

5. Phát triển bền vững mạng lưới giao thông vùng đảm bảo phù hợp và đồng bộ với mạng lưới giao thông vận tải quốc gia; chú trọng phát triển giao thông nông thôn và mạng lưới giao thông đô thị, đặc biệt là thành phố Cần Thơ.

6. Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông với thủy lợi, kiểm soát lũ để thích ứng và chủ động ứng phó có hiệu quả đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

7. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kinh doanh vận tải.

8. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển giao thông vận tải Vùng.

9. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường công tác đảm bảo hành lang an toàn giao thông; kiềm chế tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu đến năm 2020

a) Về vận tải:

Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý và phát huy lợi thế về vận tải đường thủy của Vùng; từng bước phát triển vận tải công cộng ở các đô thị, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Khối lượng vận tải hành khách đạt 450 ÷ 500 triệu lượt hành khách/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm, trong đó năng lực thông qua các cảng hàng không - sân bay trong vùng khoảng 11,8 triệu hành khách năm 2020. Vận tải hành khách công cộng tại thành phố Cần Thơ đạt tỷ lệ từ 10% ÷ 15% nhu cầu đi lại và tại các thành phố khác trong vùng đạt tỷ lệ từ 5% ÷ 10% nhu cầu đi lại.

Lượng hàng hóa đạt khoảng 100 ÷ 110 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,1%/năm, trong đó lượng hàng hóa thông qua các cảng biển đến năm 2020 khoảng 58,5 triệu tấn/năm.

b) Về kết cấu hạ tầng giao thông:

Đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống quốc lộ hiện có; từng bước xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, các xã cù lao chưa xây dựng được cầu đường bộ phải có bến phà; 100% đường huyện và tối thiểu 70% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện đạt tối thiểu cấp V đồng bằng, đường xã đạt tối thiểu cấp VI đồng bằng; xóa bỏ hết cầu khỉ.

Tiến hành nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho, Cần Thơ vào thời điểm phù hợp.

Phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển và luồng vào cảng; ưu tiên đầu tư các cảng biển chính tại khu vực Cần Thơ và Phú Quốc để đáp ứng nhu cầu vận tải của Vùng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cải tạo, nâng cấp và hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật các luồng tuyến vận tải thủy nội địa; nâng cấp và đầu tư có chiều sâu các cảng sông; xây dựng các bến tàu khách phục vụ cho vận tải hành khách và du lịch.

Nâng cấp các cảng hàng không hiện có để đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ; hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tại Dương Tơ.

Từng bước phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị và vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại thành phố Cần Thơ và các đô thị trong Vùng.

2. Định hướng phát triển đến năm 2030

Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn; kết nối thuận lợi giữa các phương thức vận tải, giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng, với cả nước và quốc tế.

Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển vận tải

a) Hình thành 5 hành lang vận tải chủ yếu:

Hành lang thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau: là hành lang vùng, quốc gia, quốc tế; kết nối với cảng biển tổng hợp quốc gia; đầu mối khu vực. Vận tải hàng hóa do đường thủy nội địa đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường bộ. Vận chuyển hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường thủy nội địa.

Hành lang thành phố Hồ Chí Minh - Long Xuyên (An Giang) - Rạch Giá (Kiên Giang): là hành lang vùng, quốc gia. Vận tải hàng hóa do đường thủy đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường bộ. Vận chuyển hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường thủy nội địa.

Hành lang thành phố Hồ Chí Minh - Hà Tiên (Kiên Giang): là hành lang vùng, quốc gia. Vận tải hàng hóa do đường thủy nội địa đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường bộ. Vận chuyển hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường thủy nội địa.

Hành lang Cần Thơ - Long Xuyên - Châu Đốc (An Giang): là hành lang vùng, nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Vận chuyển hàng hóa và hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường thủy nội địa.

Hành lang Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau: là hành lang vùng, nằm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Vận chuyển hàng hóa và hành khách do đường bộ đảm nhận là chủ yếu, sau đó đến đường thủy nội địa.

b) Quy hoạch phát triển phương tiện chủ yếu trong vùng:

Đường bộ: phát triển phương tiện vận tải cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách. Từng bước hạn chế tốc độ gia tăng xe máy và kiểm soát sự gia tăng lượng ô tô cá nhân tại các đô thị. Đến năm 2020, toàn Vùng có khoảng 120 ÷ 150 nghìn xe ô tô các loại, trong đó xe ô tô con có khoảng 60 ÷ 75 nghìn chiếc, xe ô tô khách có khoảng 24 ÷ 30 nghìn chiếc, xe ô tô tải có khoảng 36 ÷ 45 nghìn chiếc.

Đường thủy nội địa: phát triển đội tàu vận tải theo hướng trẻ hóa (tuổi tàu bình quân từ 5 ÷ 7 năm), cơ cấu hợp lý (tàu kéo đẩy từ 30 ÷ 35%; tàu tự hành từ 65 ÷ 70%). Đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu hàng toàn Vùng đạt 2,5 ÷ 3,4 triệu tấn/năm; tổng sức chở đội tàu khách đạt từ 250 ÷ 300 nghìn hành khách/năm.

2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

a) Đường bộ

Các trục đường bộ cao tốc:

Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ: điểm đầu là chân cầu Mỹ Thuận phía Nam), điểm cuối nối vào nút giao cầu Cần Thơ, dài khoảng 32,3 km; xây dựng theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc loại A, gồm 4 làn xe.

Nghiên cứu từng bước xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc khác phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể mạng lưới đường bộ cao tốc được duyệt và khả năng nguồn vốn. Cụ thể:

- Đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: nằm hoàn toàn trong Vùng, tiếp nối với trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, toàn tuyến dài khoảng 150 km, quy mô 4 làn xe.

- Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Ngọc Hồi - Chơn Thành - Rạch Giá): toàn tuyến dài khoảng 864 km, đoạn qua Vùng từ Vàm Cống (An Giang) đến Rạch Giá (Kiên Giang) dài khoảng 72 km, quy mô 4 - 6 làn xe.

- Đường bộ cao tốc Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng: dài khoảng 200 km, đoạn qua Vùng từ Phong Điền (Cần Thơ) đến thị xã Châu Đốc (An Giang) dài khoảng 145 km, quy mô 4 làn xe.

- Đường bộ cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá - Bạc Liêu: dài khoảng 225 km, đoạn qua Vùng từ Hà Tiên (Kiên Giang) đến Gò Quao (Kiên Giang) dài khoảng 145 km, quy mô 4 làn xe.

Các tuyến quốc lộ chính:

- Quốc lộ 11: đoạn đi qua Vùng có tổng chiều dài 80,9 km (trong đó qua thành phố Cần Thơ là 12 km, tỉnh Cà Mau là 68,9 km). Tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng quy mô 2 làn xe, một số đoạn có lưu lượng lớn, quy mô 4 làn xe.

- Quốc lộ 61: đoạn qua Vùng dài 44,3 km (tại tỉnh Kiên Giang). Hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

- Quốc lộ 63: đoạn từ Châu Thành (Kiên Giang) đến thành phố Cà Mau, dài 114,8 km. Hoàn thiện nâng cấp, xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

- Quốc lộ 80: đoạn qua Vùng từ thành phố Cần Thơ đến Hà Tiên (Kiên Giang), dài 183 km. Hoàn thiện nâng cấp, xây dựng toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

- Quốc lộ 91: đoạn từ Cần Thơ đến Tịnh Biên (An Giang), dài 142,1 km. Nâng cấp, cải tạo đoạn từ thành phố Cần Thơ tới Lộ Tẻ dài 52 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

- Quốc lộ 91B: đoạn từ điểm giao quốc lộ 91 đến giao quốc lộ 1A, nằm trong địa phận thành phố Cần Thơ, chiều dài 15,8 km. Hoàn thành nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

- Quốc lộ 91C: từ giao quốc lộ 91 (km117+00) đến cầu Long Bình (An Giang), toàn tuyến dài 35,5 km. Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

- Tuyến N1: chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, đoạn qua vùng dài 106,3 km (trong đó tại tỉnh An Giang là 65 km; tỉnh Kiên Giang là 41,3 km). Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

- Đường Hồ Chí Minh: đoạn qua Vùng từ Vàm Cống (An Giang) đến Đất Mũi (Cà Mau) dài 301 km. Tập trung nâng cấp, xây dựng một số đoạn mới, nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe; xây dựng 02 cầu Cao Lãnh, Vàm Cống và đoạn nối 2 cầu; nâng cấp đoạn từ Rạch Giá (Kiên Giang) - Vĩnh Thuận (Cà Mau) và xây dựng mới đoạn từ Năm Căn (Cà Mau) - Đất Mũi (Cà Mau). Giai đoạn 3, hoàn chỉnh toàn tuyến và nâng cấp đoạn từ Vàm Cống (An Giang) - Rạch Giá (Kiên Giang) dài 72 km theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn.

- Đường Hành lang ven biển phía Nam: từ cửa khẩu Xà Xía (Kiên Giang) đến thành phố Cà Mau, dài 220 km, xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe, trên cơ sở nâng cấp một số đoạn của các tuyến quốc lộ 80, 61, 63 và xây dựng các đoạn mới, các đoạn tránh đô thị.

- Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp: đoạn qua vùng (nằm trong tỉnh Cà Mau) dài 11,5 km từ kênh Láng Trâm đến giao quốc lộ 1A, duy trì tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe; giai đoạn sau năm 2020 nâng cấp theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, quy mô 4 làn xe.

- Đường Nam sông Hậu: đoạn qua vùng (tại thành phố Cần Thơ) dài 9,5 km duy trì tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe.

- Tuyến Cần Thơ - Vị Thanh: từ thành phố Cần Thơ đến Vị Thanh (Hậu Giang) toàn tuyến dài 47,4 km (đoạn qua thành phố Cần Thơ dài 10,2 km). Giai đoạn 1 tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe, giai đoạn 2 mở rộng 4 làn xe.

b) Đường sắt

Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Mỹ Tho - Cần Thơ kết nối với tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt được duyệt và khả năng nguồn vốn.

c) Đường biển

Cảng biển:

- Cảng Cần Thơ (thành phố Cần Thơ): là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Công suất đến năm 2020 đạt từ 11,5 ÷ 13,5 triệu tấn/năm. Gồm các khu chức năng:

+ Khu bến chính Cái Cui: chủ yếu làm hàng tổng hợp cho tàu có trọng tải từ 1,0 ÷ 2,0 vạn DWT, trong đó có bến chuyên dùng cho các cơ sở công nghiệp dịch vụ ven sông.

+ Khu bến tổng hợp Hoàng Diệu, Bình Thủy: duy trì quy mô các bến tổng hợp hiện có; sắp xếp, cải tạo, di dời các bến chuyên dùng; tiếp nhận tàu có trọng tải đến 1,0 vạn DWT.

+ Khu bến chuyên dùng Trà Nóc, Ô Môn: bố trí các bến tổng hợp để hỗ trợ cho khu bến Hoàng Diệu, phục vụ chung cho các khu công nghiệp; tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5,0 ÷ 10 nghìn DWT.

- Cảng chuyên dùng nhập than cho các nhà máy nhiệt điện: gồm đầu mối tiếp chuyển ngoài khơi cho tàu có trọng tải từ 100 ÷ 200 nghìn DWT và các bến tại nhà máy cho phương tiện nhỏ, tổng công suất đến năm 2020 đạt 45 triệu tấn/năm. Gồm:

+ Khu vực phía Đông đồng bằng sông Cửu Long đầu mối tiếp nhận than vùng cửa sông Hậu (thuộc tỉnh Trà Vinh hoặc tỉnh Sóc Trăng).

+ Khu vực phía Tây đồng bằng sông Cửu Long đầu mối tiếp chuyển than tại quần đảo Nam Du; bến của nhà máy tại Kiên Lương (Kiên Giang).

- Cảng tiềm năng cho tàu biển lớn ngoài cửa sông Hậu: tiếp tục nghiên cứu xây dựng cảng cho tàu biển lớn (vượt ngoài khả năng nâng cấp cải tạo luồng cửa sông). Vị trí dự kiến ở ngoài khơi tỉnh Sóc Trăng để thuận tiện cho việc đưa rút hàng của các địa phương vùng bán đảo Cà Mau.

- Tại Phú Quốc: khu bến tại An Thới, Vịnh Đầm cho tàu 2 ÷ 3 nghìn DWT trong Vịnh và cho tàu 30 nghìn DWT bằng phao chuyển tải, khu bến tại Mũi Đất Đỏ cho tàu khách du lịch 8 ÷ 10 vạn GRT.

Luồng vào cảng:

- Luồng vào cảng Cần Thơ và các cảng trên sông Hậu cho tàu có trọng tải từ 1,0 ÷ 2,0 vạn DWT (qua kênh Quan Chánh Bố), cho tàu có trọng tải từ 3.000 ÷ 5.000 DWT (qua cửa Định An).

d) Đường thủy nội địa

Luồng tuyến tàu sông:

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (tuyến duyên hải): đoạn qua vùng dài 16 km; đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (qua kênh Xà No): đoạn qua vùng dài 167 km; duy trì đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò): đoạn qua vùng dài 130 km, duy trì đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua kênh Đồng Tháp Mười) đoạn qua vùng dài 107 km đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên: đoạn qua vùng 105 km; nâng cấp; cải tạo tuyến đạt cấp IV kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến Cửa Tiểu - Biên giới Campuchia: đoạn qua vùng 73 km; duy trì tuyến đạt cấp I kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến sông Hậu qua cửa Định An - Tân Châu (An Giang): đoạn qua vùng dài 107,5 km; duy trì tuyến đạt cấp I kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến Rạch Giá - Cà Mau (cửa sông Ông Đốc): dài 158 km, nâng cấp, cải tạo tuyến đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến liên kết nội vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp: đoạn qua vùng dài 12 km; nâng cấp, cải tạo tuyến đạt cấp IV kỹ thuật đường thủy nội địa.

Cảng thủy nội địa:

Xây dựng mới và nâng cấp một số cảng sông, gồm các cảng: Tân Châu, Bình Long (An Giang), Tắc Cậu (Kiên Giang), sông Ông Đốc (Cà Mau). Trong đó, cảng Tân Châu cho tàu có trọng tải từ 500 ÷ 2.000 DWT, đồng thời có vai trò là đầu mối cho phương tiện thủy nội địa giao thương với Campuchia.

đ) Đường hàng không

Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ: tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở phục vụ hành khách đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đáp ứng được công suất 5,0 triệu hành khách/năm và 400.000 ÷ 500.000 tấn hàng hóa/năm.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc: ưu tiên phát triển cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tại Dương Tơ trở thành cảng hàng không của trung tâm du lịch và giao thương của Vùng và quốc gia đảm bảo khai thác máy bay Boing 747 hoặc tương đương với công suất 6 triệu hành khách/năm và 300.000 tấn hàng hóa/năm.

Cảng hàng không Cà Mau: nâng cấp, đầu tư mở rộng năng lực khai thác cảng hàng không hiện có đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO. Công suất cảng đạt 300.000 hành khách/năm và 1.000 tấn hàng hóa/năm.

Cảng hàng không Rạch Giá: nâng cấp, đầu tư mở rộng năng lực khai thác cảng hàng không hiện có đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO. Công suất cảng đạt 300.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

Sân bay An Giang: nghiên cứu, xây dựng vào thời điểm thích hợp, đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay cấp III đối với hoạt động quân sự. Là sân bay nội địa, dùng cho mục đích bay taxi, bay hàng không chung, bay phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, phát triển bay khai thác thường lệ khi có thị trường và là sân bay dùng chung trong lĩnh vực dân dụng và quân sự.

e) Giao thông đô thị và giao thông địa phương

Phát triển giao thông đô thị và giao thông địa phương theo quy hoạch của các tỉnh, thành phố trong Vùng đã được duyệt.

Một số tuyến đường bộ địa phương có tính kết nối liên tỉnh, các địa phương phối hợp trong quá trình xây dựng để tổ chức thực hiện quy hoạch (chi tiết trong Phụ lục kèm theo).

Đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cảng, bến thủy nội địa do địa phương quản lý hiện có cho các tàu có trọng tải từ 500 ÷ 1.000 DWT; xây dựng, nâng cấp một số cảng khách cho tàu có trọng tải từ 100 ÷ 250 ghế.

3. Các công trình ưu tiên đầu tư

Các công trình ưu tiên đầu tư là các công trình nhằm giải quyết mục tiêu kết nối đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và cần đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 (chi tiết trong Phụ lục kèm theo).

4. Dự kiến quỹ đất cho phát triển giao thông vận tải.

Dự kiến quỹ đất dành cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, các nhà ga bến bãi … (không tính đến giao thông đô thị và giao thông địa phương) đến 2020 khoảng 696,64 km2, chiếm khoảng 4,21% diện tích vùng, tăng so với hiện tại khoảng 0,89%.

IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

1. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải

- Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải; đổi mới phương tiện, công nghệ, trang thiết bị dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải container, đa phương thức và dịch vụ logistics để điều tiết hợp lý giữa các phương thức vận tải.

- Tổ chức hợp lý các đầu mối vận tải gắn kết chặt chẽ với các hành lang vận tải nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực.

- Có chính sách hỗ trợ, từng bước phát triển vận tải hành khách công cộng đô thị, đồng thời kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân.

2. Giải pháp, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Để khai thác hết năng lực, hiệu quả các công trình giao thông trên địa bàn, việc xây dựng nâng cấp các công trình giao thông phải tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng, tránh cục bộ địa phương gây lãng phí đầu tư.

- Tăng cường sự chỉ đạo của trung ương, sự phối hợp giữa các địa phương để tạo bước đột phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng - giao thông theo hướng giai đoạn 2011 - 2015 ưu tiên các công trình có tính đột phá, tạo được sự liên kết vùng và giữa các phương thức vận tải nhằm phát huy hiệu quả của cả hệ thống và giữa các phương thức vận tải.

- Ưu tiên đầu tư phát triển những công trình có tính chất đột phá, tạo ra liên kết vùng và giữa các phương thức vận tải.

- Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế (ODA) với các hình thức đa dạng.

- Các tỉnh, thành phố đấu giá quyền sử dụng đất để có vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn.

- Dành quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải những năm trước mắt cũng như về lâu dài.

- Tăng cường công tác quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, dành phần vốn thích đáng cho công tác quản lý bảo trì.

3. Giải pháp, chính sách đảm bảo an toàn giao thông

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương hướng tới đảm bảo trật tự an toàn giao thông một cách bền vững. Tăng cường phân cấp cho địa phương về công tác quản lý, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phải đảm bảo hành lang an toàn, phải được thẩm định về an toàn giao thông gắn với việc xây dựng các nút giao thông, cống dân sinh và xử lý điểm đen trên tuyến.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện vận tải; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.

- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

4. Giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn và các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải. Thẩm định về môi trường từ khâu lập chiến lược, quy hoạch và dự án … Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình và các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng tổ chức quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện, tiến hành xem xét, đánh giá để điều chỉnh bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tế.

2. Giao các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng, đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành và các địa phương khác trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo quy hoạch và được triển khai đồng bộ, tạo được hệ thống giao thông vận tải liên hoàn, liên kết nhằm nâng cao năng lực hiệu quả toàn mạng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu thi hành kể từ ngày 30 tháng 3 năm 2012.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN ƯU TIÊN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên công trình/dự án

Quy mô

I

ĐƯỜNG BỘ

 

 

Các tuyến quốc lộ

 

1

Xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

4 làn xe

2

Nâng cấp quốc lộ 91 (đoạn Cần Thơ - Lộ Tẻ)

Cấp III, 2 làn xe

3

Nâng cấp quốc lộ 61 (đoạn Cái Tư - Gò Quao)

Cấp III, 2 làn xe

4

Nâng cấp quốc lộ 63 (đoạn qua tỉnh Cà Mau, Kiên Giang)

Cấp III, 2 làn xe

5

Xây dựng tuyến N1 (đoạn Hồng Ngự - Châu Đốc; Châu Đốc - Tịnh Biên)

Cấp IV, 2 làn xe

6

Đường hành lang ven biển phía Nam (cửa khẩu Xà Xía, Kiên Giang - quốc lộ 1, thành phố Cà Mau)

Cấp III, 2 làn xe

7

Xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi

Cấp III, 2 làn xe

8

Xây dựng mới cầu Vàm Cống

 

9

Xây dựng mới cầu Năm Căn

 

10

Xây dựng mới cầu Long Bình

 

 

Các tuyến liên kết nội vùng

 

1

Tuyến Long Xuyên (An Giang) - Tri Tôn - Vàm Rầy (Kiên Giang)

Đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe

2

Tuyến N1 - Tri Tôn - Núi Sập - Cờ Đỏ - Một Ngàn - QL1

Đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe

3

Tuyến Hà Tiên - Vị Thanh

Đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe

4

Tuyến Khánh Bình (An Giang) - Chợ Mới - Lấp Vò (Đồng Tháp)

Đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe

5

Gành Hào (Bạc Liêu) - Đầm Dơi - Năm Căn - Đất Mũi (Cà Mau)

Đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe

6

Tuyến An Minh (Cà Mau) - U Minh - Trần Văn Thời - Năm Căn (Cà Mau)

Đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn xe

II

ĐƯỜNG BIỂN

 

1

Cảng biển

 

-

Nâng cấp, mở rộng cụm cảng Cần Thơ

20.000 DWT

-

Nâng cấp cảng Mỹ Thới (An Giang)

10.000 DWT

-

Xây dựng cảng An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang)

2.000 - 3.000 DWT, 30.000 DWT bằng chuyển tải, Tàu khách 8-10 vạn GRT

-

Xây dựng cảng Dương Đông (Kiên Giang)

Tàu khách 8 - 10 vạn GRT

-

Xây dựng cảng Cà Mau

5.000 DWT

2

Luồng vào cảng

 

-

Luồng vào cảng trên sông Hậu (qua kênh Quan Chánh Bố)

20.000 DWT (giảm tải)

-

Luồng sông Cửa Lớn qua cửa Bồ Đề

50.000 DWT (giảm tải)

III

ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

 

1

Tuyến đường thủy nội địa

 

-

Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (tuyến duyên hải)

Cấp III kỹ thuật ĐTNĐ

-

Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1)

Cấp III kỹ thuật ĐTNĐ

-

Rạch Giá - Cà Mau

Cấp III kỹ thuật ĐTNĐ

-

Mộc Hóa - Hà Tiên

Cấp IV kỹ thuật ĐTNĐ

-

Quản Lộ - Phụng Hiệp

Cấp IV kỹ thuật ĐTNĐ

2

Cảng thủy nội địa

 

-

Cảng Tân Châu, An Giang

2.000T

-

Cảng Bình Long, An Giang

1.000T

-

Cảng Tắc Cậu, Kiên Giang

1.000T

-

Cảng Ông Đốc, Cà Mau

1.000T

IV

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

1

Cảng hàng không Cà Mau

300.000 khách/năm

2

Cảng hàng không Rạch Giá

300.000 khách/năm

3

Cảng hàng không Dương Tơ (Phú Quốc)

6 triệu khách/năm

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 11/2012/QD-TTg

Hanoi, February 10, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON DEVELOPMENT OF TRANSPORT IN THE MEKONG RIVER DELTA KEY ECONOMIC REGION THROUGH 2020, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Ministry of Transport (in Report No. 4296/TTr-BGTVT of July 20, 2011) on the master plan on development of transport in the Mekong River delta key economic region through 2020, with orientations toward 2030,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on development of transport in the Mekong River delta key economic region through 2020, with orientations toward 2030, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To base the development of transport in the Mekong River delta key economic region on the region's geographical characteristics to ensure convenient transport among the provinces within the region, to other provinces and with foreign countries.

3. To develop the transport system toward modernity and synchronous connection between different modes of transportation, especially waterway transport; to make intensive investment in important and urgent works which serve as a breakthrough and a driving force for socio-economic development and security and defense maintenance so as to meet the requirement of leading the whole Mekong River delta with Can Tho city as a strategic sea and air transport gateway, attract foreign investment, promote international integration, consolidate security and defense and assure sustainable development.

4. To raise transport quality, reduce traffic accidents, mitigate environmental pollution and efficiently use energy; to step up the application of advanced transport technologies, especially to multimodal transportation and logistics services.

5. To sustainably develop the regional transport network in compatibility and synchrony with the national transport network; to attach importance to developing rural transport and the urban transport network, especially in Can Tho city.

6. To closely combine investment in transport infrastructure facilities with irrigation and flood control facilities to ensure adaptation and effective response to climate change and sea level rise.

7. To diversify domestic and overseas investment sources, encouraging all economic sectors to invest in developing transport infrastructure facilities and transport business.

8. To strongly promote the development of human resources and application of advanced sciences and technologies and enhance international cooperation in transport development in the region.

9. To spare reasonable land areas for transport infrastructure development and enhance safety of traffic corridors; to check and eventually reduce traffic accidents.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Regarding transport:

To satisfy needs for transport of higher and higher quality and with reasonable fare and freight rates, assuring safety and convenience, check and eventually reduce traffic accidents and mitigate environmental pollution on the basis of organizing rational transport and bringing into play the region's advantage in waterway transport; to step by step develop mass transit in urban centers, multimodal transport and logistics services. The specific targets are as follows:

The number of passengers transported will reach 450-500 million/year with an annual average growth rate of 5.1%, of which the region's airport throughput capacity will reach 11.8 million passengers by 2020. The mass transit network in Can Tho city will meet 10-15% of the people's travel demand and 5-10% in other cities.

The cargo volume transported will reach 100-110 million tons/year with an annual average growth rate of 8.1%, of which the seaport cargo throughput will be 58.5% million tons/year by 2020.

b/ Regarding transport infrastructure:

To technically grade the existing system of national highways; to step by step build expressways; to technically grade provincial road systems and build a number of necessary roads; to continue developing rural roads, striving for the target that by 2015, all communes will have motorways to their centers, and river islet communes where road bridges are not available will have ferry landings; 100% of district roads and at least 70% of commune roads will be asphalted or concretized; district roads will reach at least grade-V delta road standards and commune roads, grade-VI delta road standards; all bamboo bridges will be removed.

To study and build a railway from Ho Chi Minh City to My Tho and Can Tho at an appropriate time.

To synchronously develop the system of seaports and seaport fairways; to prioritize investment in major seaports in Can Tho and Phu Quoc areas to meet the transport demand of the region and the whole Mekong River delta.

To renovate, upgrade and complete before technical upgrading internal waterway channels; to upgrade and make in-depth investment in river ports; to build passenger landings for passenger transportation and tourism.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To step by step develop the urban transport infrastructure and mass transit systems to meet the demand in Can Tho city and other urban centers in the region.

2. Orientations for development through 2030

To meet the people's demand for high-quality, international -standard and fast and safe transport and transport services at appropriate and competitive fare and freight rates; to ensure convenient connection of different modes of transportation, link the provinces and cities within the region, and connect the region to the whole country and the world.

To basically complete and modernize the transport infrastructure network. To continue building other infrastructure facilities as planned.

III. DEVELOPMENT PLANNING

1. Transport development planning

a/ To form 5 major transport corridors:

Ho Chi Minh City - Can Tho - Ca Mau corridor: This is a regional, national and international corridor linking with national general seaports and regional major seaports. In this corridor, cargos will be largely transported by internal waterways, followed by roads. Passengers will be largely transported by roads, followed by internal waterways.

Ho Chi Minh City - Long Xuyen (An Giang) -Rach Gia (Kien Giang) corridor: This is a regional and national corridor. In this corridor, cargos will be largely transported by internal waterways, followed by roads. Passengers will be largely transported by roads, followed by internal waterways.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Can Tho - Long Xuyen - Chau Doc (An Giang) corridor: This is a regional corridor lying in Can Tho city and An Giang province. In this corridor, cargos and passengers will be largely transported by roads, followed by internal waterways.

Ha Tien - Rach Gia - Ca Mau corridor: This is a regional corridor lying in Kien Giang and Ca Mau provinces. In this corridor, cargos and passengers will be largely transported by roads, followed by internal waterways.

b/ Planning of development of major means of transport in the region:

Roads: To develop road motor vehicles suitable to road infrastructure facilities, types of cargos and passengers and up to technical safety and environmental standards. To step by step reduce the increase of motorcycles and control the increase of private cars in urban centers. By 2020, the whole region will have some 120,000-150,000 automobiles of all kinds, including 60,000-70,000 private cars, 24,000-30,000 passenger cars and 36,000-45,000 trucks.

Internal waterways: To develop a shipping fleet with younger ships (of an average age of 5-7 years) and of a rational structure (tug-push boats accounting for 30-35%; self-propelled ships, 65-70%). By 2020, the annual total tonnage of the whole region's shipping fleet will reach 2.5-3.4 million tons; the annual total passenger-carrying capacity will reach 250,000-300,000 passengers.

2. Planning of transport infrastructure development

a/ Roads

Expressways:

To build My Thuan - Can Tho 4-lane expressway with the starting point at the southern end of My Thuan bridge and ending point at the Can Tho bridge traffic hub, of around 32.3 km in length and grade-A expressway standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Can Tho - Ca Mau expressway: This expressway will lie within the region and link with the North-South expressway to the east, and have a total length of around 150 km and 4 lanes.

- The western North - South expressway (Ngoc Hoi - Chon Thanh - Rach Gia section): The whole expressway will be 864 km long, including a section of around 72 km running from Vam Cong (An Giang) to Rach Gia (Kien Giang), with 4-6 lanes.

- Chau Doc (An Giang) - Can Tho - Soc Trang expressway: This expressway will be around 200 km long, including a section of around 145 km running from Phong Dien (Can Tho) to Chau Doc town (An Giang), with 4 lanes.

- Ha Tien (Kien Giang) - Rach Gia – Bac Lieu expressway: This expressway will be around 225 km long, including a section of around 145 km running from Ha Tien (Kien Giang) to Go Quao (Kien Giang), with 4 lanes.

Major national highway sections:

- National highway 11: The section running through the region will be 80.9 km long (including 12 km through Can Tho city and 68.9 km through Ca Mau), up to grade-Ill delta road standards, with 2 or 4 lanes in some sub­sections.

- National highway 61: The section running through the region will be 44.3 km long (in Kien Giang) and completely upgraded up to grade-Ill delta road standards with 2 lanes.

- National highway 63: The section from Chau Thanh (Kien Giang) to Ca Mau city will be 114.8 km long and upgraded up to grade-Ill delta road standards with 2 lanes.

- National highway 80: The section running from Can Tho city to Ha Tien (Kien Giang) will be 183 km long, and upgraded and built at least up to grade-Ill delta road standards with 2 lanes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- National highway 91B: The section within Can Tho city from the intersection with national highway 91 to the intersection with national highway 1A will be 15.8 km long. To upgrade this section up to urban road standards.

- National highway 91C: The section from the intersection with national highway 91 (kml 17+00) to Long Binh bridge (An Giang) will be 35.5 km long. To upgrade this section up to grade-IV delta road standards with 2 lanes.

- Road Nl: This route will run along the Vietnam- Cambodia borderline, with a section of 106.3 km running through the region (including 65 km in An Giang province and 41.3 km in Kien Giang). To build and upgrade the whole road up to grade-IV delta road standards with 2 lanes.

- Ho Chi Minh Road: The section running from Vam Cong (An Giang) to Dat Mui (Ca Mau) will be 301 km long. To concentrate on upgrading and building a number of new sections and complete the whole section with 2 lanes; to build two Cao Lang and Vam Cong bridges and the section linking these two bridges; to upgrade the section from Rach Gia (Kien Giang) to Vinh Thuan (Ca Mau) and build a new section from Nam Can to Dat Mui (Ca Mau). In the third phase, to complete the whole section and upgrade the section of 72 km from Vam Cong (An Giang) to Rach Gia (Kien Giang) up to expressway standards under the approved master plan and suitable to available capital sources.

- The southern coastal road from Xa Xia border gate (Kien Giang) to Ca Mau city will be 220 km long and built up to grade-Ill delta road standards with 2 lanes on the basis of upgrading a number of sections of national highways 80, 61 and 63, and build new sections and urban byroads.

- Quan Lo - Phung Hiep road: The section running through the region (lying within Ca Mau province) from Lang Tram canal to the intersection with national highway 1A will be 11.5 km long and maintained up to grade-Ill delta road standards with 2 lanes. After 2020, to upgrade this road into a 4-lane expressway.

- The road to the south of Hau river: The section running through the region (in Can Tho city) will be 9.5 km long and maintained up to grade-Ill delta road standards with 2 lanes.

- Can Tho - Vi Thanh road from Can Tho city to Vi Thanh (Hau Giang) will be 47.4 km long (the section running through Can Tho city will be 10.2 km long). In the first phase, it will be a grade-Ill delta road with 2 lanes. In the second phase, it will be upgraded to 4 lanes.

b/ Railways

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Seaways Seaports:

- Can Tho seaport (Can Tho city) is a national general and regional major seaport (grade I). By 2020, its annual capacity will be 11.5-13.5 million tons. It will consist of the following functions areas:

+ Cai Cui major wharf area: This area will mainly handle general cargos for ships of 10,000-20,000 DWT, including special-use wharves for riverside industrial and service establishments.

+ Hoang Dieu and Binh Thuy general port areas: To maintain the size of the existing general ports; to rearrange, renovate and relocate special-use wharves; to accommodate ships of up to 10,000 DWT.

+ Tra Noc and O Mon special-use wharf areas: To locate general wharves to support the Hoang Dieu wharf area and serve industrial parks; to accommodate ships of 5,000-10,000 DWT.

- Special-use ports for coal imported for thermo-power plants: These include key ports for offshore transshipment for ships of 100,000 - 200,000 DWT and wharves at these plants for small vessels with a total annual capacity of 45 million tons by 2020, including:

+ The eastern area of the Mekong River delta: This will serve as a major port area for receiving coal in Hau river estuary (in Tra Vinh and Soc Trang provinces).

+ The western area of the Mekong River delta: This will serve as a major port area for transshipping coal in Nam Du islands and wharves of plants in Kien Luong (Kien Giang).

- Potential ports for large-tonnage seagoing ships beyond Hau river estuary: To continue studying and building ports for large-tonnage seagoing ships (beyond the upgraded and renovated capacity of river estuary fairways). The expected locations of these ports will be offshore Soc Trang province for convenient cargo transportation from/to localities in Ca Mau peninsula.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Port access fairways:

- Access fairways to Can Tho port and ports on Hau river for ships of 10,000-20,000 DWT (through Quan Chanh Bo canal), and for ships of 3,000-5,000 DWT (through Dinh An estuary).

d/ Internal waterways River shipping routes:

- Ho Chi Minh City - Ca Mau route (coastal route): The route section of 16 km through the region will attain grade-Ill internal waterway technical standards.

- Ho Chi Minh City - Ca Mau route (through Xa No canal): The route section of 167 km through the region will be maintained up to grade-III internal waterway technical standards.

- Ho Chi Minh City - Kien Luong route (through Lap Vo canal): The route section of 130 km through the region will be maintained up to grade-Ill internal waterway technical standards.

- Ho Chi Minh City - Kien Luong route (through Dong Thap Muoi canal): The route section of 107 km through the region will attain grade-Ill internal waterway technical standards.

- Moc Hoa - Ha Tien route: The route section of 105 km through the region will be upgraded and renovated up to grade-IV internal waterway technical standards.

- Cua Tieu - Cambodia border route: The route section of 73 km through the region will be maintained up to grade-I internal waterway technical standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Rach Gia - Ca Mau route (Ong Doc river estuary): This route will be 158 km long and upgraded and renovated up to grade-Ill internal waterway technical standards.

- Quan Lo - Phung Hiep intra-regional connection route: The route section of 12 km through the region will be upgraded and renovated up to grade-IV internal waterway technical standards.

Internal waterway ports:

To build new and upgrade a number of existing river ports, including Tan Chau and Binh Long (An Giang), Tac Cau (Kien Giang), and Ong Doc river (Ca Mau), with Tan Chau port for ships of 500-2,000 DWT and concurrently serving as a major port for internal waterway vessels carrying goods traded with Cambodia.

e/ Airways:

Can Tho international airport: To continue upgrading and expanding passenger service facilities up to grade 4E according to ICAO standards and a grade-II military airfield so as to receive 5 million passengers and handle 400,000-500,000 tons of cargo a year.

Phu Quoc international airport: To prioritize development of Phu Quoc international airport in Duong To into an airport of a regional and national tourist and trading center which can accommodate Boeing 747 airplanes or the like and receive 6 million passengers and handle 300,000 tons of cargo a year.

Ca Mau airport: To upgrade and raise the capacity of the existing airport up to grade 3C according to ICAO standards so as to receive 300,000 passengers and handle 1,000 tons of cargo a year.

Rach Gia airport: To upgrade and raise the capacity of the existing airport up to grade 4C according to ICAO standards so as to receive 300,000 passengers and handle 2,000 tons of cargo a year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ Urban and local transport

To develop urban and local transport under approved master plans of the provinces and cities in the region.

The localities shall coordinate with one another in building a number of local roads for inter-provincial connection under the master plan (see details in the attached appendix).

To make in-depth investment in upgrading existing locally managed internal waterway ports and landings for ships of 500-1,000 DWT; to build and upgrade a number of ports for passenger ships of 100-250 seats.

3. Works prioritized for investment

Works prioritized for investment are those which help synchronize the transport infrastructure network, serve as a driving force for development of the Mekong River delta key economic region and need to be invested during 2011-2015 (see details in the attached appendix).

4. Land area planned for transport development

The land area planned for the national transport infrastructure system in the Mekong River delta key economic region, including roads, railways, airports, seaports, river ports, stations, car terminals, landings and storing yards (excluding those for urban and local transport), by 2020 will be around 696.64 km2, accounting for 4.21 % of the region's total area, an increase of 0.89% over the current area.

IV. MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To create a fair business environment, encouraging all economic sectors to conduct transport business and provide transport services; to renovate vehicles and vessels, transport service technologies and equipment, and prioritize the development of container and multimodal transportation and logistics services for rationally regulating different modes of transportation.

- To rationally organize major transport service providers in close association with transport corridors linked with the southern key economic region and the region.

- To adopt policies to support and step by step develop the urban mass transit network and concurrently control the increase of private vehicles.

2. Transport infrastructure development solutions and policies

- To effectively operate transport works in localities in the region at full capacity, provided the building and upgrading thereof comply with specialized and regional master plans, thus avoiding sectionalism-induced investment waste.

- To enhance the direction by the central government and coordination among localities in order to make a big stride in transport infrastructure investment in the direction that, during 2011-2015, priority will be given to breakthrough works which can create regional connection and harmonize different modes of transportation so as to promote the effectiveness of the whole system and each mode of transportation.

- To promote internal strengths and create favorable conditions for attracting investment in different forms from all economic sectors for building and upgrading transport infrastructure facilities.

- To continue attracting official development assistance (ODA) in diverse forms from foreign countries and international financial institutions.

- The provinces and cities in the region may auction land use rights to raise development investment capital for their transport infrastructure.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To further manage the transport infrastructure system maintenance with adequate funding.

3. Traffic safety assurance solutions and policies

- To improve the legal system and strengthen traffic safety management organizations from the central to local levels for sustainable assurance of traffic order and safety. To decentralize more power to local administrations in the management, patrol, control and handling of traffic order and safety violations.

- To enhance and improve the effectiveness of the public information and dissemination of and education about the law on traffic order and safety in combination with enforcement activities.

- The development of the transport infrastructure system must ensure safety corridors and be subject to traffic safety assessment and combined with the building of traffic hubs and civil-use culverts and elimination of black spots along transport routes.

- To raise the quality of training, testing and management of vehicle and vessel operators and quality of inspection of motor vehicles and vessels.

- To increase rescue and salvation work in order to mitigate damage caused by traffic accidents.

4. Environmental protection solutions and policies

- To improve standards, guiding documents and regulations on environmental protection in the transport sector. To intensify the public information and dissemination of and education about the law on environmental protection and the enforcement of this law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Traffic works and means of transport must be up to technical standards and of quality meeting environmental protection requirements.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and sectors and People's Committees of provinces and centrally run cities in the region in, organizing the management and implementation of the master plan. In the course of implementation, it shall study and consider making timely adjustments and supplementa­tions to the master plan to meet practical requirements.

2. To assign ministries, sectors and provinces and centrally run cities in the region to review and adjust their master plans in line with this master plan, and concurrently coordinate with the Ministry of Transport, other ministries, sectors and localities in the course of implementation of this master plan, ensuring that it will be implemented in a comprehensive manner and help create an interconnected transport system, with a view to improving the capacity and effectiveness of the whole transport network.

Article 3. This Decision takes effect on March 30, 2012.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPENDIX

LIST OF PRIORITIZED WORKS/PROJECTS IN THE MEKONG RIVER DELTA KEY ECONOMIC REGION
(To the Prune Minister's Decision No. 11/2012/QD-TTg of February 10, 2012)

No.

Name of work/project

Scale

I

ROADS

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

1

Building My Thuan - Can Tho expressway

4 lanes

2

Upgrading national highway 91 (Can Tho - Lo Te section)

Grade-Ill road, 2 lanes

3

Upgrading national highway 61 (Cai Tu - Go Quao section)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Upgrading national highway 63 (section running through Cau Mau and Kien Giang provinces)

Grade-Ill road, 2 lanes

5

Building road Nl (Hong Ngu - Chau Doc and Chau Doc - Tinh Bien sections)

Grade-IV road, 2 lanes

6

The southern coastal road (from Xa Xia border gate, Kien Giang, to national highway 1, Ca Mau city)

Grade-Ill road, 2 lanes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Building Lo Te - Rach Soi road

Grade-III road, 2 lanes

8

Building new Vam Cong bridge

 

9

Building new Nam Can bridge

 

10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Intra-regional roads

 

1

Long Xuyen (An Giang) - Tri Ton - Vam Ray (Kien Giang)road

Grade-IV delta road, 2 lanes

2

Nl - Tri Ton - Nui Sap - Co Do - Mot Ngan - national highway 1 road

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Ha Tien - Vi Thanh road

Grade-IV delta road, 2 lanes

4

Khanh Binh (An Giang) - Cho Moi - Lap Vo (Dong Thap)road

Grade-IV delta road, 2 lanes

5

Ganh Hao (Bac Lieu) - Dam Doi - Nam Can - Dat Mui (Ca Mau) road

Grade-IV delta road, 2 lanes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An Minh (Ca Mau) - U Minh - Tran Van Thoi - Nam Can (Ca Mau) road

Grade-IV delta road, 2 lanes

II

SEAWAYS

 

1

Seaports

 

-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20,000 DWT

-

Upgrading My Thoi port (An Giang)

10,000 DWT

 

Building An Thoi port (Phu Quoc, Kien Giang)

2,000-3,000 DWT, 30,000 DWT for transshipment, and for passenger ships of 80,000-100,000 GRT

-

Building Duong Dong port (Kien Giang)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-

Building Ca Mau port

5,000 DWT

2

Port access fairways

 

-

Port access fairway on Hau river (through Quan Chanh Bo canal)

20,000 DWT (for lightened ships)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cua Lon river fairway through Bo De estuary

50,000 DWT (for lightened ships)

III

INTERNAL WATERWAYS

 

1

Internal waterway routes

 

-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Grade-Ill technical standards

-

Ho Chi Minh City - Kien Luong route (through Thap Muoi canal No. 1)

Grade-Ill technical standards

-

Rach Gia - Ca Mau route

Grade-Ill technical standards

-

Moc Hoa - Ha Tien route

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-

Quan Lo - Phung Hiep route

Grade-IV technical standards

2

Internal waterway ports

 

-

Tan Chau port. An Giang

2,000 tons

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Binh Long port, An Giang

1,000 tons

-

Tac Cau port, Kien Giang

1,000 tons

-

Ong Doc port. Ca Mau

1,000 tons

IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

1

Ca Mau airport

300,000 passengers/year

2

Rach Gia airport

300,000 passengers/year

3

Duong To airport (Phu Quoc)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.495

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.246.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!