ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
879/QĐ-UBND
|
Phú
Yên, ngày 22 tháng 6 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG HÈ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Xét đề nghị của Tỉnh Đoàn (tại Công văn số
2472/ĐTN ngày 07 tháng 6 năm 2012),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hoạt động hè”.
Quyết định này thay thế Quyết định
số 849/2003/QĐ-UB, ngày 17 tháng 4 năm 2003 của UBND tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Bí
thư Tỉnh đoàn Phú Yên có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ
chức thực hiện Quy chế này.
Điều 3.
Các ông, (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,
Bí thư Tỉnh Đoàn, Thủ trưởng các
cơ quan, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Cự
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG HÈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2012
của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Hoạt động hè được UBND các cấp thống nhất quản lý chỉ đạo và vận động toàn dân
chăm lo thế hệ trẻ, thông qua mối quan hệ: Gia đình - Nhà trường -Xã hội.
Điều 2.
Hoạt động hè nhằm khép kín quy trình giáo dục học sinh - sinh viên một cách
toàn diện, giúp các em rèn luyện vui chơi, giải trí lành mạnh và bổ ích trong
thời gian nghỉ hè, thông qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể
thao, tham quan học tập, hoạt động tình nguyện, xã hội từ thiện phù hợp với lứa
tuổi.
Các ban, ngành, đoàn thể có trách
nhiệm trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động hè.
Điều 3.
1. Đối tượng tham gia sinh hoạt hè
gồm tất cả học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2. Học sinh, sinh viên các trường
trung cấp chuyên nghiệp - dạy nghề, cao đẳng, đại học tham gia chiến dịch “Mùa
hè xanh”.
Điều 4. Thời
gian tổ chức và tham gia hoạt động hè từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 15 tháng 8
hàng năm.
Chương II
QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG HÈ
Điều 5. Học
sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: Đăng ký hộ khẩu thường trú
ở địa phương (xã, phường, thị trấn) nào, thì địa phương đó có trách nhiệm quản
lý và tổ chức sinh hoạt.
Đối với học sinh các lớp cuối cấp
(lớp 5, lớp 9 và lớp 12) được tham gia sinh hoạt hè tại nơi tạm trú.
Điều 6. Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh các cấp thống nhất quản lý và tổ chức hoạt động “Mùa hè xanh”
cho các học sinh, sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, cao
đẳng, đại học.
Chương III
NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG HÈ
Điều 7.
1. Tổ chức các hoạt động tập thể
nhằm giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và con người; nâng cao năng lực thẩm
mỹ, năng lực sinh hoạt cộng đồng, rèn luyện thể lực cho học sinh trên cơ sở chú
trọng tính sôi nổi, vui tươi, lành mạnh và bổ ích cho từng lứa tuổi.
2. Tổ chức cho học sinh tham gia
các phong trào bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa
góp phần làm sạch, đẹp vệ sinh môi trường.
3. Tổ chức các loại hình trại hè
như: Trại sáng tác, trại truyền thống, trại ôn tập, trại giao lưu, trại thiên
nhiên...
4. Tổ chức các hoạt động phong trào
phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước
nhớ nguồn” nhân các ngày lễ, kỷ niệm như ngày 01/6, 27/7, 19/8, 2/9...
5. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
để nâng cao kiến thức và hiểu biết cho học sinh, sinh viên, kích thích tài năng:
tổ chức bồi dưỡng, ôn tập văn hóa hè (Chú trọng học sinh yếu, kém, trung bình).
Tổ chức chiến dịch Mùa hè xanh, Học kỳ quân đội, Trải nghiệm quân ngũ... phổ
cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và các hoạt động tình nguyện vì trẻ em
nghèo, vì trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa.
6. Tận dụng các điểm vui chơi tại
trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi các cấp, các cơ sở trường học, sân vận động...
để tổ chức các loại hình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo
thanh thiếu nhi và học sinh tham gia.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CÁC NGÀNH
THAM GIA
Điều 8. Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh các cấp là cơ quan thường trực của Ban
Chỉ đạo hè, chịu trách nhiệm soạn
thảo kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động hè hằng năm, tham mưu Ban Chỉ đạo
thống nhất quyết định và phối hợp tổ chức thực hiện.
Điều 9. Ngành
Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp phối hợp
tổ chức các hoạt động, phân công cán bộ, giáo viên, giáo viên Tổng phụ
trách, Bí thư Đoàn trường, Bí thư Chi đoàn tham gia hướng dẫn, tổ chức hoạt
động hè.
Trước khi kết thúc năm học 15 ngày,
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức bàn giao học sinh
về cho các địa phương (Ban Chỉ đạo hè các xã, phường, thị trấn), việc bàn giao
- nhận học sinh về sinh hoạt hè được thực hiện tại buổi lễ tổng kết năm học của
các trường. Đồng thời ban hành mẫu phiếu sinh hoạt hè thống nhất trong toàn
tỉnh; chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạt hè định kỳ cho học sinh và làm cơ sở
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong học kỳ I của năm học kế tiếp.
Điều 10.
Ngành Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí để tổ chức các hoạt động trong
hè trên cơ sở hoạt động cụ thể theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo hè đề ra đã
được UBND cùng cấp phê duyệt, đồng thời theo dõi, giám sát tài chính hoạt động
hè.
Điều 11.
Các ngành tham gia Ban Chỉ đạo hè phải có kế hoạch hoạt động của ngành mình,
đồng thời phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt
động và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho việc tổ chức hoạt động chung
trong toàn tỉnh.
Điều 12.
Thời gian ban hành kế hoạch hoạt động hè của các cấp như sau:
1. Cấp tỉnh: ban hành vào cuối
tháng 4.
2. Cấp huyện: ban hành đầu tháng
5.
3. Cấp xã: ban hành chậm nhất là
ngày 15/5.
Chương V
CƠ CẤU BAN CHỈ ĐẠO VÀ TRÁCH
NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN
Điều 13.
Ban Chỉ đạo hè các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm được cơ cấu như sau:
Cấp tỉnh:
1. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
phụ trách Văn hóa xã hội:
Trưởng ban.
2. Bí thư Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Phó Trưởng ban trực.
3. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phó Trưởng ban.
4. Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố phụ trách văn xã: Ủy viên.
5. Lãnh đạo Sở Nội vụ: Ủy viên.
6. Lãnh đạo Công an tỉnh: Ủy
viên.
7. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch: Ủy viên.
8. Lãnh đạo Sở Tài chính: Ủy
viên.
9. Lãnh đạo Sở Y tế: Ủy viên.
10. Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội: Ủy viên.
11. Lãnh đạo Hội đồng Đội tỉnh: Ủy
viên.
12. Lãnh đạo Ban Giám đốc Trung tâm
Hoạt động thanh thiếu nhi Phú Yên: Ủy viên.
13. Đồng chí Trưởng ban Thanh niên
trường học - Tỉnh Đoàn: Ủy viên.
14. Đồng chí phụ trách Đoàn - Đội,
Sở Giáo dục và Đào tạo: Ủy viên.
Cấp huyện (thị), xã (phường, thị
trấn):
Tùy tình hình tại địa phương, Ban
Chỉ đạo hè thành lập với cơ cấu dựa trên Ban Chỉ đạo hè cấp tỉnh, có thể có sự
tham gia của đại diện Ban Giám hiệu các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông, giáo viên Tổng phụ trách Đội hoặc Bí thư Đoàn trường.
Điều 14.
1. Ban Chỉ đạo hè các cấp đồng thời
sử dụng con dấu của UBND và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp. Các văn bản do
đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo
hè ký thì sử dụng con dấu của UBND,
những văn bản do đồng chí Phó Trưởng ban trực ký được phép sử dụng con dấu của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
2. Phân công các thành viên trong
Ban Chỉ đạo phụ trách kiểm tra, theo dõi từng địa bàn và phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan cùng tổ chức hoạt động, động viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên tham
gia hướng dẫn, tổ chức sinh hoạt hè.
3. Ban Chỉ đạo hè cấp dưới có trách
nhiệm thông tin, báo cáo kịp thời hoạt động hè cấp mình lên Ban Chỉ đạo hè cấp
trên trực tiếp theo quy định, trừ trường hợp có yêu cầu khác.
4. Khi kết thúc thời gian sinh hoạt
hè, Ban Chỉ đạo hè cấp trực tiếp quản lý phải có nhận xét từng học sinh, sinh
viên vào phiếu sinh hoạt hè. Phiếu sinh hoạt hè nộp lại cho nhà trường sau mỗi
kỳ nghỉ hè và làm cơ sở đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong học kỳ
I của năm học kế tiếp.
Chương VI
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG HÈ
Điều 15.
Kinh phí hoạt động hè gồm các nguồn sau:
1. Nguồn cơ bản do Nhà nước cấp,
trên cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động đưa vào dự toán ngân sách đầu năm theo số
lượng học sinh như sau:
- Cấp tỉnh: 1.000 đồng/học sinh.
- Cấp huyện (thị, thành phố): 2.000
đồng/học sinh. Riêng đối với các huyện miền núi (vì số lượng học sinh ít) kinh
phí hoạt động hè là 3.000 đồng/học sinh.
- Cấp xã (phường, thị trấn): 3.000
đồng/học sinh.
2. Nguồn vận động: Ban Chỉ đạo hè
các cấp có kế hoạch vận động các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan
đơn vị sản xuất kinh doanh và nhân dân địa phương giúp đỡ.
3. Nguồn kinh phí được phân cấp theo
nguyên tắc: Hoạt động hè thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó chi.
Chương VII
TỔNG KẾT, KHEN THƯỞNG VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16.
1. Khi kết thúc hoạt động hè, Ban
Chỉ đạo hè các cấp phải tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, đúc kết mô hình, định
hướng tổ chức hoạt động hè năm sau, đề nghị khen thưởng và báo cáo kết quả hoạt
động hè lên cấp trên.
2. Cá nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc trong hoạt động hè được đề nghị khen thưởng theo quy định chung của
Nhà nước.
3. Những tổ chức, cá nhân vi phạm
Quy chế này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và các quy
định khác có liên quan.
Chương
VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17.
Quy chế này thay cho Quy chế hoạt động hè ban hành kèm theo Quyết định số 849/2003/QĐ-UB
ngày 17/4/2003 của UBND tỉnh Phú Yên. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động
hè do Ban Chỉ đạo thảo luận và báo cáo với UBND tỉnh quyết định.
Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Tài chính, các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách
nhiệm thực hiện Quy chế này./.