ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
2679/QĐ-UBND.CN
|
Nghệ
An, ngày 18 tháng 7 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN XI MĂNG TỈNH NGHỆ
AN GIAI ĐOẠN 2012-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số
1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển
công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU
ngày 22/02/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình hành động triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU
ngày 04/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng
Nghệ An tại Tờ trình số 721-TTr/SXD-KTKH ngày 11/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển xi măng tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2012 - 2015.
Điều 2.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành; UBND các huyện,
thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện
Chương trình.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các Sở: Xây dựng, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và
Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện: Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ; Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Điền
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN XI MĂNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 2679/QĐ-UBND.CN ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Nghệ An
)
Phần thứ
nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN
CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Sự cần thiết và mục đích
xây dựng chương trình
Theo Quy hoạch phát triển công
nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030 được phê duyệt
tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì Nghệ
An là một trong bốn khu vực có nhiều tiềm năng phát triển và cung cấp xi măng
trong cả nước, bao gồm: vùng đồng bằng sông Hồng (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải
Dương, Hà Tây cũ); Ninh Bình; Hà Nam và Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng
Bình).
Về tiềm năng, tỉnh Nghệ An có
hơn 4 tỷ m3 đá vôi, hơn 1 tỷ tấn đất sét và hàng trăm triệu tấn phụ gia như
Bazan, CaoSilic, quặng sắt… được phân bố chủ yếu tại 4 khu vực là Quỳnh Lưu, Đô
Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ - Nghĩa Đàn đủ tiêu chuẩn làm nguồn nguyên liệu cho sản
xuất xi măng. Ngoài ra, còn có mỏ than Khe Bố (huyện Tương Dương) và mỏ than
Đôn Phục (huyện Con Cuông) với trữ lượng khoảng 4 - 5 triệu tấn, là loại than lửa
dài có nhiệt năng lớn thích hợp cho nung đốt xi măng lò quay.
Thời gian gần đây, kết quả điều
tra đã phát hiện thêm nguồn phụ gia cung cấp cho ngành công nghiệp xi măng của
tỉnh rất phong phú và triển vọng như: Quặng sắt phân bố tại khu vực Tân Kỳ,
Thanh Chương và Vân Trình (Nghi Lộc - Diễn Châu) có trữ lượng trên 14,3 triệu m3,
Quặng sắt tại Thạch Ngàn - Con Cuông chất lượng tốt có trữ lượng khoảng 1 triệu
tấn; Bôxit phân bố ở Quỳ Châu có trữ lượng khoảng 6,5 triệu m3;
CaoSilic phân bố ở Nam Lộc - Nam Đàn và Hội Sơn - Anh Sơn có trữ lượng khoảng
11,3 triệu m3; Bazan phân bố ở Nghĩa Đàn có trữ lượng khoảng 161,2
triệu m3,...
Với nguồn nguyên liệu nói trên,
sơ bộ tính toán đủ để cung cấp cho việc sản xuất xi măng hàng năm đạt công suất
trên 10 triệu tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì ngành công nghiệp
sản xuất xi măng của tỉnh chỉ mới đạt khoảng 1,65 triệu tấn/năm (khoảng 15% tiềm
năng). Vì vậy, để khai thác được tiềm năng tài nguyên sẵn có trong những năm
trước mắt và lâu dài thì việc xây dựng Chương trình phát triển xi măng của tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015 và những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.
Việc xây dựng chương trình này
nhằm mục đích: Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển xi măng của tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010. Qua đó đề ra các mục tiêu, định hướng, chủ
trương và giải pháp phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng, góp phần đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
2. Các căn cứ pháp lý để xây
dựng Chương trình
- Nghị định số 124/2007/NĐ-CP
ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg
ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg
ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác
và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg
ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg
ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày
16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng
Nam Thanh Bắc Nghệ đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025;
- Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày
09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm
dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 567/2010/QĐ-TTg
ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu
xây dựng không nung đến năm 2020;
- Quyết định số 2743/QĐ-UBND
ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu
xây dựng tỉnh Nghệ An đến 2020;
- Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày
29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi
măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030;
- Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg
ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt
Nam đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Nghệ An lần thứ XVII;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
04/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 866/QĐ-UBND.CN
ngày 23/3/2012 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn
2011-2020;
- Một số quy hoạch, chương
trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan.
Phần thứ
hai
THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN XI MĂNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 -2010
I. TÌNH HÌNH
CHUNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Giai đoạn 2006 - 2010, nền kinh
tế của tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: Kinh tế đạt tốc
độ tăng trưởng khá 9,7% (cao hơn mức bình quân chung của cả nước 6,9%), trong
đó: công nghiệp - xây dựng tăng 15,5%, dịch vụ thương mại tăng 11,3%, nông lâm
nghiệp tăng 5,12%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công
nghiệp (năm 2006 đạt 29,3%, năm 2010 đạt 33,46%).
1. Kết quả thực hiện một số
chỉ tiêu chủ yếu
1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp
(GTSXCN):
* GTSXCN theo giá so sánh (giá cố
định 1994).
Đơn
vị tính: tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Tăng
trưởng 2006-2010 (%)
|
Tỉ
lệ %
|
Giá
trị
|
Tỉ
lệ %
|
Giá
trị
|
Tỉ
lệ %
|
Giá
trị
|
Tỉ
lệ %
|
Giá
trị
|
Tỉ
lệ %
|
Giá
trị
|
GTSXCN
Trong đó:
- CN TW (gồm CNQP)
- CN ĐP
- CN FDI
|
100
40,92
49,12
9,96
|
4.860
1.989
2.387
484
|
100
35,2
56,1
8,7
|
5.710
2.010
3.201
499
|
100
27,7
63,4
8,9
|
6.642
1.837
4.208
597
|
100
27,9
63,3
8,8
|
7.125
1.987
4.510
628
|
100
33,0
60,1
6,9
|
8.515
2.690
5.118
707
|
16,05
12,70
23,33
6,11
|
1.2. Sản phẩm xi măng toàn tỉnh
đạt được trong giai đoạn 2006 – 2011 Sản lượng xi măng trên địa bàn tỉnh năm
2006 đạt 1.560.000 tấn, đến năm 2010 đạt 1.727.000 tấn, năm 2011 đạt 1.669.000
tấn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2011 đạt 7,0%. Sản phẩm xi măng đạt
được qua các năm như sau:
- Năm
2006:
1.560.000 tấn.
- Năm
2007:
1.582.000 tấn.
- Năm
2008:
1.586.400 tấn.
- Năm
2009:
1.658.200 tấn.
- Năm
2010:
1.727.000 tấn.
- Năm
2011:
1.669.000 tấn.
2. Số lượng cơ sở sản xuất xi
măng trên địa bàn tỉnh đến 2011
2.1. Các cơ sở đang sản xuất
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có
04 cơ sở đang hoạt động sản xuất xi măng, với tổng công suất 1.648.000 tấn/năm,
cụ thể:
+ Công ty CP xi măng Hoàng Mai:
Công suất 1.400.000 tấn/năm.
+ Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ
An: Công suất 88.000 tấn/năm.
+ Công ty CP xi măng Hợp Sơn:
Công suất 88.000 tấn/năm.
+ Công ty CP xi măng Cầu Đước:
Công suất 72.000 tấn/năm.
2.2. Các dự án xi măng được khởi
công trong giai đoạn 2006 - 2011
Trong giai đoạn 2006-2011, có 05
dự án sản xuất xi măng được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An với tổng
công suất khoảng 4.570.000 tấn/năm, cụ thể các dự án như sau:
- Công ty CP xi măng Đô Lương:
Công suất 910.000 tấn/năm.
- Công ty CP xi măng Sài Gòn -
Tân Kỳ: Công suất 910.000 tấn/năm.
- Công ty CP xi măng Tân Thắng:
Công suất 1.800.000 tấn/năm.
- Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ
An: Công suất 600.000 tấn/năm.
- Công ty CP xi măng Hợp Sơn:
Công suất 350.000 tấn/năm.
II. THỰC TRẠNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG TỈNH NGHỆ AN
1. Tình hình hoạt động của
các nhà máy xi măng hiện nay
1.1. Trình độ công nghệ và chất
lượng sản phẩm a) Về công nghệ:
- Trong số 04 dây chuyền hiện
nay đang hoạt động sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh (nêu tại khoản 2.1, điểm
2, mục I) chỉ có 01 dây chuyền của Công ty CP xi măng Hoàng Mai là công nghệ lò
quay theo tiêu chuẩn Châu Âu (thiết bị của Pháp); 03 dây chuyền còn lại của
Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ An, Công ty CP xi măng Hợp Sơn, Công ty CP xi
măng Cầu Đước là công nghệ lò đứng, được đầu tư xây dựng từ những năm đầu thập
niên 90 của thế kỷ trước, công nghệ đã quá lạc hậu.
- Trong 5 dự án đầu tư được khởi
công xây dựng mới (nêu tại khoản 2.2, điểm 2, mục I) thì 03 dây chuyền: xi măng
Đô Lương, xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ, xi măng Tân Thắng có công suất tương đối lớn,
công nghệ hiện đại; còn 02 dây chuyền xi măng Dầu khí Nghệ An và xi măng Hợp
Sơn được chuyển đổi từ công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay có công suất nhỏ.
b) Về chất lượng sản phẩm:
Sản phẩm của các nhà máy sản xuất
xi măng trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm 02 loại xi măng pooclăng đóng bao: PCB30
và PCB40, bảo đảm tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-ISSO 2000.
1.2. Kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh năm 2011
Tên
đơn vị
|
KHSX
năm 2011 (nghìn tấn)
|
Thực
hiện 2011 (nghìn tấn)
|
Tỷ
lệ % hoàn thành KH
|
Giá
bán SP (1.000 đ/tấn)
|
Tổng
doanh thu (tỷ đồng)
|
Nộp
NS 2011 (tỷ đồng)
|
Sản
xuất
|
Tiêu
thụ
|
Sản
xuất
|
Tiêu
thụ
|
Sản
xuất
|
Tiêu
thụ
|
TỔNG CỘNG:
|
1.685,0
|
1.685,0
|
1.669,0
|
1.625,0
|
99,1
|
96,4
|
|
1.896,30
|
76,6
|
1. CTy CP XM
|
1.485,0
|
1.485,0
|
1.514,0
|
1.470,0
|
102,0
|
99,0
|
|
1.731,90
|
70,0
|
Hoàng Mai
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xi măng PC 30
|
5,0
|
5,0
|
29,0
|
15,0
|
|
|
980
|
14,70
|
|
- Xi măng PC40
|
1.350,0
|
1.350,0
|
1.350,0
|
1.320,0
|
|
|
1.230
|
1.623,60
|
|
- Clanhke
|
130,0
|
130,0
|
135,0
|
135,0
|
|
|
720
|
93,60
|
|
2. CTy CPXM Cầu
|
60
|
60
|
35,0
|
35,0
|
58,4
|
58,4
|
|
36,90
|
1,80
|
Đước
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xi măng PC 30
|
18
|
18
|
17,0
|
17,0
|
|
|
1.030
|
17,51
|
|
- Xi măng PC40
|
42
|
42
|
18,0
|
18,0
|
|
|
1.080
|
19,44
|
|
3. CTy CPXM Hợp
|
70
|
70
|
60,0
|
60,0
|
85,7
|
85,7
|
|
63,05
|
2,5
|
Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xi măng PC 30
|
21
|
21
|
17,5
|
17,5
|
|
|
980
|
17,15
|
|
- Xi măng PC40
|
49
|
49
|
42,5
|
42,5
|
|
|
1.080
|
45,90
|
|
4. CTy CPXM Dầu
|
70
|
70
|
60,0
|
60,0
|
85,7
|
85,7
|
|
64,44
|
2,3
|
khí 12/9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Xi măng PC 30
|
42
|
42
|
13,0
|
13,0
|
|
|
980
|
12,74
|
|
- Xi măng PC40
|
28
|
28
|
47,0
|
47,0
|
|
|
1.100
|
51,70
|
|
2. Tình hình thực hiện các dự
án khởi công trong giai đoạn 2006 - 2010
2.1. Dự án Nhà máy Xi măng Sài
gòn - Tân Kỳ
Dự án nhà máy xi măng Sài Gòn-
Tân Kỳ công suất 2.500 tấn Clinke/ngày (tương đương với 910.000 tấn/năm) được
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch phát triển xi măng Việt
Nam đến năm 2020 tại Văn bản số 334/TTg- KTN ngày 04/3/2009 và được đưa vào
danh mục quy hoạch phát triển xi măng cả nước giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định
số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án có tổng mức đầu tư
khoảng 100 triệu USD (tương đương 2.100 tỷ đồng) do Công ty cổ phần xi măng Sài
Gòn - Tân Kỳ làm Chủ đầu tư.
Dự án được UBND tỉnh cấp giấy
phép đầu tư từ tháng 9/2009 và khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2010. Đến tháng
10/2010, Chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng, cơ bản đã tiến hành xong thủ tục kiểm đếm trong
phạm vi quy hoạch của dự án. Tuy nhiên, từ tháng 10/2010 đến nay chủ đầu tư
không triển khai các bước tiếp theo, vì vậy UBND tỉnh đã có Quyết định số
2274/QĐ-UBND.ĐT ngày 22/6/2012 chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu
tư của dự án.
2.2. Dự án đầu tư xây dựng Nhà
máy xi măng Đô Lương
Dự án nhà máy xi măng Đô Lương
đã được đưa vào danh mục đầu tư giai đoạn 2005 - 2008 tại Quyết định số
108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ và được đưa vào danh mục
các dự án dự kiến vận hành vào năm 2014 tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày
29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án nhà máy xi măng Đô Lương
có công suất 2.500 tấn Clinke/ngày (tương đương 910.000 tấn/năm), tổng mức đầu
tư khoảng 1.739 tỷ đồng do Công ty Cổ phần xi măng Đô Lương làm chủ đầu tư đã
được UBND tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận đầu tư và khởi công xây dựng vào
ngày 30/9/2007.
Sau hơn 05 năm triển khai thực
hiện đến nay Chủ đầu tư chỉ mới xây dựng xong cơ bản khu Văn phòng nhà máy, dự
án chậm tiến độ do các cổ đông chính không thu xếp được nguồn vốn để triển khai
thực hiện. Sau khi Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) và các cổ
đông chính của dự án đã có văn bản xin thôi không thực hiện dự án, UBND tỉnh đã
kêu gọi Công ty TNHH Tập đoàn xi măng The Vissai tiếp nhận dự án. Hiện nay,
Công ty TNHH Tập đoàn xi măng The Vissai và Tập đoàn phát triển nhà và đô thị
Việt Nam đang thương thảo để thực hiện chuyển giao dự án theo đúng quy định của
pháp luật.
2.3. Dự án nhà máy xi măng Tân
Thắng, huyện Quỳnh Lưu
Dự án nhà máy xi măng Tân Thắng,
có công suất 1.800.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 3.643,7 tỷ đồng do Công
ty CP xi măng Tân Thắng làm Chủ đầu tư đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu
tư và khởi công xây dựng vào ngày 02/4/2010. Hiện nay, Chủ đầu tư đang thực hiện
dự án đảm bảo tiến độ đặt ra, tình hình thực hiện dự án đến nay như sau:
- Cơ bản hoàn thành công tác bồi
thường GPMB khu vực nhà máy.
- Đã xây dựng hoàn thành hạng mục
hàng rào nhà máy và đang triển khai thi công san nền khu vực mặt bằng nhà máy.
- Đã hoàn thành công tác lựa chọn
nhà thầu cung cấp thiết bị, hiện nay Chủ đầu tư đang tiến hành đàm phán, thương
thảo hợp đồng.
- Đang triển khai thực hiện các
hạng mục phụ trợ như: Hệ thống cấp điện thi công, cấp nước, dò tìm xử lý bom
mìn khu vực mỏ nguyên liệu,…
2.4. Nhà máy xi măng Hợp Sơn -
Anh Sơn (xi măng 19-5 trước đây)
Dự án nhà máy xi măng Hợp Sơn có
công suất 350.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 548 tỷ đồng do Công ty Cổ phần
xi măng Hợp Sơn làm Chủ đầu tư được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2009. Đến
nay, Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác rà phá bom mìn, giải phóng, san lấp mặt
bằng, triển khai thi công các công trình phụ trợ như: hàng rào và mương thoát
nước, ký kết hợp đồng EPC cung cấp thiết bị dây chuyền,... Tuy nhiên, do gặp
khó khăn về tài chính cho nên nhà đầu tư đã có văn bản xin tạm dừng dự án và đề
nghị UBND tỉnh kêu gọi nhà đầu tư khác có năng lực vào tiếp tục triển khai thực
hiện dự án.
2.5. Dự án Nhà máy xi măng Dầu
khí 12/9 Anh Sơn
Dự án nhà máy xi măng Dầu khí
12/9 Anh Sơn có công suất 600.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 814 tỷ đồng do Công
ty Cổ phần xi măng dầu khí 12/9 làm Chủ đầu tư được khởi công xây dựng vào ngày
25/11/2009. Đến nay, Chủ đầu tư đã thi công xong phần móng và đang thi công phần
thân các hạng mục công trình chính, 95% khối lượng thiết bị đã được chuyển về
công trường và đang triển khai công tác lắp đặt,... Theo báo cáo của Chủ đầu
tư, công tác lắp đặt thiết bị sẽ hoàn thành trong quý IV/2012 và sẽ đưa nhà máy
vào chạy thử trong Quý I/2013 (dự án chậm tiến độ 01 năm so với quy hoạch được
phê duyệt).
Phần thứ
ba
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN XI MĂNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
I. DỰ BÁO
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG TỈNH NGHỆ
AN
1. Bối cảnh quốc tế, khu vực
Kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ
chức WTO, vấn đề hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một thực tế tất yếu,
thông qua việc trao đổi buôn bán trên thị trường quốc tế và khu vực đã tạo ra mối
liên kết giữa các quốc gia thành một thị trường thống nhất. Trong xu hướng mới
là các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh, đưa đến cho Việt Nam những cơ hội và
thách thức mới.
Bên cạnh đó là hạn chế bởi triển
vọng không ổn định về nền kinh tế toàn cầu do mất cân đối về tiền tệ và thương
mại, về thâm hụt ngân sách quốc gia và mức độ vay nợ công,... Tính thất thường
và đột biến trong chiều hướng tăng của dầu lửa, vàng, USD và một số nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất,... đã trở thành một trong những rủi ro lớn đối với sự phục
hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới, làm cho môi trường kinh doanh quốc tế
không được ổn định.
Hiện nay, Việt Nam được quan tâm
như một quốc gia ổn định về chính trị, an toàn cho việc đầu tư sản xuất kinh
doanh và ngày càng có khả năng thu hút đầu tư lớn hơn từ các nước trên thế giới.
2. Dự báo cung cầu xi măng cả
nước đến năm 2020 của Bộ Xây dựng
2.1. Dự báo nhu cầu xi măng từ
nay đến năm 2020 của Bộ Xây dựng
Sự phát triển với tốc độ cao của
nền kinh tế cả nước trong những năm vừa qua đã làm cho nhu cầu tiêu thụ xi măng
tăng lên so với dự báo được phê duyệt trong quy hoạch. Trên cơ sở bổ sung thêm
các thông tin về phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xi măng
những năm vừa qua và căn cứ từ thực tiễn, Bộ Xây dựng đã đưa ra dự báo nhu cầu
xi măng từ nay đến năm 2020 như sau:
Đơn
vị: Triệu tấn
Nhu
cầu xi măng
|
Năm
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2020
|
56,0
- 57,0
|
66,4
- 73,1
|
72,7
- 80,0
|
79,0
- 87,0
|
101,0
- 112,0
|
2.2. Dự báo nguồn cung xi măng đến
năm 2020
Theo quy hoạch phát triển xi
măng của Chính phủ tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 thì tổng công
suất thiết kế các nhà máy xi măng trên toàn quốc đến năm 2015 sẽ là 94,24 triệu
tấn/năm với tổng số 91 dây chuyền sản xuất theo phương pháp lò quay, trong đó tỉnh
Nghệ An sẽ có 05 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 5,06 triệu tấn/năm,
gồm:
- Nhà máy XM Hoàng Mai (dây chuyền
1): Công suất
1,40 triệu tấn/năm;
- Nhà máy xi măng Đô
Lương:
Công suất 0,91 triệu tấn/năm;
- Nhà máy xi măng Tân Thắng:
Công suất 1,80 triệu tấn/năm;
- Xi măng Dầu khí Nghệ An (chuyển
đổi):
Công suất 0,60 triệu tấn/năm;
- Xi măng Hợp Sơn (chuyển đổi):
Công suất 0,35 triệu tấn/năm;
Theo quy hoạch đến năm 2020, thì
tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng trên toàn quốc là 129,52 triệu tấn,
trong đó tỉnh Nghệ An sẽ có 07 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất
10,47 triệu tấn/năm (gồm 05 dây chuyền nói trên cộng với Xi măng Hoàng Mai 2
công suất 4,5 triệu tấn/năm, Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ công suất 910.000 tấn/năm).
Tuy nhiên, khả năng huy động
công suất thực tế trong các năm tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào tiến độ các dự
án đang được triển khai. Trên thực tế, các dự án xi măng trên địa bàn cả nước đều
chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:
- Nguồn vốn để thực hiện một dự
án xi măng rất lớn, đặc biệt trong thời gian tới chủ trương của Bộ Xây dựng là
ưu tiên đầu tư các nhà máy có công suất lớn, công nghệ hiện đại (với công suất
từ 5.000 tấn Clinker/ngày thì tổng mức đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng). Trong khi
đó, khả năng các ngân hàng trong nước chấp thuận cho vay vốn đối với các dự án
xi măng là rất khó khăn do quan điểm cho rằng sản lượng ngành xi măng đã bão
hòa,…
- Sự thành công của một dự án xi
măng phụ thuộc khá lớn vào năng lực của Chủ đầu tư (năng lực tài chính, khả
năng quản lý dự án, kinh nghiệm trong phát triển mạng lưới phân phối,…). Các dự
án tiếp tục triển khai trong thời gian tới không có điều kiện thuận lợi như các
dự án trước đây (trừ các dự án mở rộng) về vùng nguyên liệu, điều kiện thi
công, cước phí vận tải đến thị trường mục tiêu, đặc biệt và phải phát triển
thương hiệu, kênh phân phối trong điều kiện cạnh tranh trong nội bộ ngành ngày
càng cao.
2.3. Dự báo cân đối cung cầu xi
măng trên địa bàn cả nước
Đơn
vị tính: Triệu tấn
Năm
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2020
|
Nhu cầu
|
56,0
- 57,0
|
66,4
- 73,1
|
72,7
- 80,0
|
79,0
- 87,0
|
101,0
- 112,0
|
Năng lực SX
|
66,620
|
75,730
|
80,050
|
87,930
|
113,500
|
+/-
|
10,120
|
5,730
|
4,050
|
4,930
|
7,000
|
(Năng lực sản xuất thực tế được
tính toán chỉ bằng 80-90% công suất thiết kế)
Từ nay đến năm 2014, nếu các nhà
máy đang triển khai xây dựng đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch thì sẽ làm gia
tăng đáng kể nguồn cung, sản lượng xi măng trong cả nước sẽ cao hơn nhu cầu
(theo dự báo nhu cầu tăng đều 11%/năm). Tuy nhiên, nếu tình trạng đầu tư các
nhà máy trong thời gian tới vẫn tiếp tục chậm tiến độ hoặc không thu xếp được
nguồn vốn để triển khai thì có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt xi măng.
Ngoài ra, dự kiến tốc độ tiêu thụ
đến năm 2015 là 11%/năm so với tình hình tiêu thụ thực tế có thể là ở mức thấp.
Trong thời gian tới, tốc độ đô thị hóa và việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được
đẩy mạnh, hệ thống đường cao tốc với giải pháp sử dụng bê tông xi măng được thí
điểm thực hiện sẽ làm cho nhu cầu sử dụng xi măng trong cả nước sẽ tăng lên,
đây thực sự là hướng đi mới cho giao thông đường bộ và cả ngành xi măng của Việt
Nam.
3. Dự báo nhu cầu xi măng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đối với tỉnh Nghệ An (theo số liệu
của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An và Viện chiến lược Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
căn cứ vào vốn đầu tư trong những năm tới thì dự báo nhu cầu xi măng của tỉnh
Nghệ An đến 2015 và 2020 như sau:
Năm
|
Vốn
đầu tư xã hội (tỷ đồng )
|
Mức
tiêu thụ xi măng/1 tỷ đồng vốn
|
Dự
báo xi măng tiêu thụ (tấn)
|
2006
|
10.000
|
110
tấn
|
1,12
triệu tấn
|
2007
|
14.000
|
110
tấn
|
1,54
triệu tấn
|
2010
|
20.000
|
85
tấn
|
1,70
triệu tấn
|
2011
|
45.000
|
60
tấn
|
2,70
triệu tấn
|
2015
|
55.000
|
90
tấn
|
4,95
triệu tấn
|
2020
|
80.000
|
110
tấn
|
8,8
triệu tấn
|
(Ghi chú: Số liệu vốn đầu tư
lấy theo số liệu Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ
An đến 2020 và được tính toán với mức tiêu thụ 60 - 110 tấn xi măng cho 01 tỷ đồng
vốn đầu tư).
II. MỤC
TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu phát triển
Phát huy thế mạnh về tiềm năng
nguồn nguyên liệu và điều kiện hạ tầng để phát triển sản xuất xi măng nhằm đáp ứng
đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong tỉnh, tham gia cân đối cung - cầu xi măng của
cả nước (cả về số lượng và chủng loại), tiến tới xuất khẩu khi có điều kiện; phấn
đấu đưa ngành công nghiệp xi măng trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Mục tiêu về sản phẩm: Phấn đấu đến
năm 2015 sản lượng xi măng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 6,4 triệu tấn/năm, hoàn
thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khóa XVII đã đề ra.
2. Quan điểm phát triển
2.1. Về đầu tư
Đầu tư các dự án xi măng phải bảo
đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và an ninh, quốc phòng. Ưu tiên
phát triển các dự án đầu tư mở rộng, các dự án đầu tư mới với quy mô hợp lý ở từng
khu vực.
2.2.Về công nghệ
Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự
động hoá ở mức cao, lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt
chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý, sản phẩm đa dạng và bảo vệ môi trường
theo tiêu chuẩn quy định; thực hiện loại bỏ công nghệ xi măng lò đứng trước năm
2020. Tiết kiệm tối đa tài nguyên, khoáng sản và năng lượng trong sản xuất xi
măng. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất xi măng trong đó sử
dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệp khác. Các dự án xi măng đầu
tư mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị sau ngày 29/8/2010 có công suất lò nung từ
2.500 tấn Clanhke/ngày trở lên phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt
khí thải để phát điện, trừ các dây chuyền sản xuất xi măng sử dụng chất thải
công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu. Đối với các nhà máy đang hoạt động, các
dự án xi măng đang triển khai đầu tư nhưng đã ký Hợp đồng cung cấp thiết bị trước
ngày 29/8/2011 phải hoàn thành đầu tư hạng mục này trước năm 2015. Đối với các
nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn Clanhke/ngày khuyến khích nghiên cứu
đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.
2.3. Về quy mô công suất
Ưu tiên phát triển các nhà máy
quy mô công suất lớn; lựa chọn quy mô công suất phù hợp đối với các dự án ở
vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Các dự án chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò
quay có thể áp dụng quy mô công suất vừa và nhỏ nhưng không nhỏ hơn 1.000 tấn
clinker/ngày. Phấn đấu đến năm 2015 tổng công suất các nhà máy xi măng đạt 6,4
triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt khoảng 9,0 đến 10,0 triệu tấn/năm.
2.4. Về bố trí quy hoạch
Địa điểm xây dựng các nhà máy sản
xuất xi măng phải được lựa chọn ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn
nguyên liệu và hạ tầng giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển clinker, tập
trung chủ yếu vào 4 khu vực có triển vọng sản xuất clinker, xi măng gồm: Quỳnh
Lưu (chủ yếu vùng Tân Thắng và Hoàng Mai);
Đô Lương (vùng Bài Sơn, Tràng
Sơn, Hồng Sơn); Tân Kỳ (vùng Tân Long, Lèn Rái); Anh Sơn (vùng Phúc Sơn, Long
Sơn).
2.5.Về nguồn vốn đầu tư
Huy động tối đa các nguồn vốn
trong và ngoài nước (vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần,
vốn góp liên doanh,...) để đầu tư xi măng. Khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư xi măng, kể cả đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc
cổ phần.
III. CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT TRIỂN XI MĂNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
Theo Quy hoạch phát triển công
nghiệp xi măng cả nước giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết
định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì trên địa bàn tỉnh
Nghệ An có các dự án sau:
TT
|
Tên
dự án
|
Địa
chỉ
|
Chủ
đầu tư
|
Công
suất (tấn/năm)
|
Thời
gian hoàn thành
|
I.
|
DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH NĂM
2012
|
600.000
|
|
1.
|
12/9 Nghệ An (chuyển đổi)
|
Huyện Anh Sơn, NA
|
Cty CP xi măng Dầu khí 12/9
|
600.000
|
Quý I/2012
|
II.
|
CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH
NĂM 2014
|
3.060.000
|
|
1.
|
Hợp sơn (chuyển đổi)
|
Huyện Anh Sơn, NA
|
Cty CP xi măng Hợp Sơn
|
350.000
|
Quý IV/2014
|
2.
|
Tân Thắng
|
Huyện Quỳnh Lưu, NA
|
CTy CP XM Tân Thắng
|
1.800.000
|
nt
|
3.
|
Đô Lương
|
Huyện Đô Lương, NA
|
CTy CPXM Đô Lương
|
910.000
|
nt
|
III
|
CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN HÀNH
TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
|
5.410.000
|
|
1
|
Hoàng Mai 2
|
Huyện Quỳnh Lưu, NA
|
TCT CNXM Việt Nam
|
4.500.000
|
|
2.
|
Sài Gòn – Tân Kỳ
|
Huyện Tân Kỳ, NA
|
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn
|
910.000
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG:
|
9.070.000
|
|
Theo quy hoạch, đến năm 2015
công suất sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt khoảng 5,132 triệu tấn/năm
(bao gồm các cơ sở hiện nay đang hoạt động) và đến năm 2020 công suất sản xuất
xi măng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt khoảng 10,47 triệu tấn/năm.
Như vậy, để bảo đảm đạt được mục
tiêu sản xuất xi măng đến 2015 đạt công suất 6,4 triệu tấn/năm thì cần phải có
sự điều chỉnh nhất định về chiến lược phát triển và có các giải pháp chỉ đạo,
điều hành.
Để hoàn thành các mục tiêu,
Chương trình đề ra kế hoạch thực hiện từ nay đến năm 2015 như sau:
1. Kế hoạch thực hiện năm
2012
- Tập trung chỉ đạo 04 đơn vị:
Công ty CP xi măng Hoàng Mai (dây chuyền 1), Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ
An, Công ty CP xi măng Hợp Sơn, Công ty CP xi măng và VLXD Cầu Đước phát huy tối
đa công suất hiện có để đạt sản lượng ít nhất 1,669 triệu tấn trong năm 2012 (bằng
năm 2011).
- Phối hợp, làm việc với Tổng
Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) để triển khai công tác chuẩn bị đầu
tư đối với dự án xi măng Hoàng Mai 2 công suất 4,5 triệu tấn/năm.
- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ bàn
giao dự án xi măng Đô Lương từ Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD) sang cho
Công ty TNHH Tập đoàn xi măng The Vissai tiếp nhận trong quý III/2012 để sớm tiếp
tục triển khai thực hiện dự án.
- Đôn đốc Chủ đầu tư các dự án
Xi măng Tân Thắng, xi măng Dầu khí Nghệ An đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Phấn đấu
đưa dây chuyền công nghệ lò quay của xi măng Dầu khí Nghệ An vận hành chạy thử
vào cuối năm 2012.
- Kêu gọi các nhà đầu tư có đủ
năng lực tiếp nhận và triển khai thực hiện Dự án nhà máy xi măng Hợp Sơn, Dự án
nhà máy xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ.
2. Kế hoạch thực hiện năm
2013
- Tập trung chỉ đạo 04 đơn vị:
Công ty CP xi măng Hoàng Mai (dây chuyền 1), Công ty CP xi măng Hợp Sơn, Công
ty CP xi măng Dầu khí Nghệ An và Công ty CP xi măng và VLXD Cầu Đước phát huy tối
đa công suất để đạt sản lượng ít nhất 2,0 triệu tấn xi măng trên địa bàn toàn tỉnh
(Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ An sau khi chuyển đổi công nghệ, sản lượng dự
kiến đạt khoảng 450.000 tấn vào năm 2013).
- Đôn đốc Chủ đầu tư các dự án:
Xi măng Hoàng Mai 2, xi măng Tân Thắng, xi măng Sài Gòn-Tân Kỳ, xi măng Đô
Lương và xi măng Hợp Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Trong đó: Tập
trung chỉ đạo hoàn thành việc xin Chính phủ điều chỉnh quy hoạch của Xi măng
Hoàng Mai 2 từ giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg) sang giai
đoạn 2013 - 2015 để có thể khởi công xây dựng dự án xi măng Hoàng Mai 2 trong
năm 2014.
3. Kế hoạch thực hiện năm
2014
- Tập trung chỉ đạo 04 đơn vị:
Công ty CP xi măng Hoàng Mai (dây chuyền 1), Công ty CP xi măng Hợp Sơn, Công
ty CP xi măng và VLXD Cầu Đước và Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ An phát huy tối
đa công suất thiết kế để đạt sản lượng ít nhất là 2,0 triệu tấn xi măng.
- Tập trung đôn đốc chỉ đạo các
Chủ đầu tư, phấn đấu hoàn thành đưa vào sản xuất 03 dự án: Xi măng Tân Thắng,
xi măng Đô Lương và xi măng Hợp Sơn vào Quý IV/2014.
- Đôn đốc, phối hợp với Tổng
Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) để khởi công xây dựng nhà máy xi
măng Hoàng Mai 2 trong năm 2014.
4. Kế hoạch thực hiện năm
2015
- Tập trung chỉ đạo 06 cơ sở sản
xuất xi măng: Công ty CP xi măng Hoàng Mai (dây chuyền 1), Công ty CP xi măng
Tân Thắng, Công ty CP xi măng Đô Lương, Công ty CP xi măng Hợp Sơn, Công ty CP
xi măng và VLXD Cầu Đước và Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ An phát huy tối đa
công suất thiết kế để đạt sản lượng 5,132 triệu tấn xi măng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đôn đốc chỉ đạo Chủ đầu tư các
dự án Xi măng Hoàng Mai 2, xi măng Sài Gòn- Tân Kỳ tập trung đẩy nhanh tiến độ.
Phấn đấu hoàn thành cơ bản các dự án này trong năm 2016.
Phần thứ
tư
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải pháp về vốn
Theo tính toán, tổng vốn đầu tư
cho các dự án theo quy hoạch được duyệt nói trên dự kiến khoảng 1,2 tỷ USD, cụ
thể: Xi măng Hoàng Mai 2 khoảng 600 triệu USD, Xi măng Tân Thắng khoảng 200 triệu
USD, Xi măng Đô Lương khoảng 100 triệu USD, Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ khoảng 100
triệu USD, Xi măng Dầu khí Nghệ An khoảng 60 triệu USD và Xi măng Hợp Sơn khoảng
40 triệu USD. Để huy động đủ nguồn vốn, đảm bảo triển khai thực hiện các dự án
theo đúng kế hoạch đã đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
- Vận dụng linh hoạt các cơ chế,
chính sách huy động vốn của mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đặc biệt là
thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển
ngành công nghiệp sản xuất xi măng của tỉnh.
- Áp dụng chính sách hỗ trợ tài
chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ
lãi suất và tín dụng; tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương của các
ngân hàng quốc doanh và tổ chức tín dụng; chuyển hình thức cho vay theo dự án,
hướng luồng vốn vào lĩnh vực cần ưu tiên chính là sản xuất và tiêu thụ xi măng;
- Huy động tiềm năng tài chính
trong nhân dân, trong mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất xi măng hoặc
phục vụ cho phát triển sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng có sử dụng
nhiều xi măng,v.v...
- Tận dụng tối đa và có hiệu quả
các gói hỗ trợ, kích cầu của Chính phủ, tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất
xi măng được tiếp cận và thụ hưởng.
2. Giải pháp về tuyên truyền,
xúc tiến kêu gọi đầu tư
- Thực hiện tốt công tác tuyên
truyền quảng bá chủ trương chính sách của tỉnh về kêu gọi đầu tư vào Nghệ An
nói chung và lĩnh vực công nghiệp xi măng nói riêng.
- Phát huy có hiệu quả các nguồn
vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) để xây dựng hạ tầng
ngoài hàng rào các dự án xi măng; hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án một
cách tốt nhất, đúng quy định của pháp luật.
- Khai thác tối đa các cơ hội quảng
bá, giới thiệu để cung cấp đầy đủ thông tin về các dự án sản xuất xi măng trên
địa bàn tỉnh cho các nhà đầu tư.
- Tuyên truyền sâu rộng đến các
tầng lớp nhân dân các chủ trương, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi trong
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi triển khai thực hiện các dự án.
3. Giải pháp về cơ chế chính
sách
3.1. Chính sách về đất đai
- Hoàn thiện các cơ chế, chính
sách về đất đai theo Luật Đất đai và các văn bản quy định của Nhà nước theo hướng
giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có
nhu cầu thuê đất phát triển sản xuất xi măng.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
cho các dự án đầu tư sản xuất xi măng theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt
nhằm tạo được một quỹ đất sạch đối với các dự án xi măng sắp tới sẽ khởi công
xây dựng như xi măng Hoàng Mai 2, xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ.
- Thực hiện các chính sách ưu
đãi về đất đai theo qui định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, các Nghị định của
Chính phủ và các quy định của UBND tỉnh.
3.2. Chính sách khuyến khích đầu
tư
- Tiếp tục thực hiện đề án “Cải
thiện môi trường đầu tư”, rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi,
hỗ trợ, khuyến khích để thu hút nguồn vốn đầu tư cho sản xuất xi măng.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh
quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh theo hướng đúng luật,
thuận lợi, thông thoáng hơn cho nhà đầu tư. Tăng cường năng lực của cán bộ trực
tiếp thực hiện và quản lý dự án đầu tư tại các cấp, các ngành, các doanh nghiệp.
- Phát huy hiệu quả của cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông”, giải quyết nhanh các yêu cầu của nhà đầu tư
trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
3.3. Chính sách về thương mại,
thị trường
- Xây dựng và duy trì vận hành
Sàn giao dịch điện tử của tỉnh để giới thiệu các loại hình sản phẩm nói chung,
xi măng nói riêng nhằm phát triển thị trường và thu hút đầu tư vào Nghệ An.
- Thắt chặt mối quan hệ với các
tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ; tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với
các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng
điểm phía Nam để phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm xi măng của tỉnh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong
việc nghiên cứu, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa nói chung và xi măng nói riêng.
3.4. Chính sách đào tạo nguồn
nhân lực
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành Xây dựng, Công
Thương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ trình độ quản lý và thành thạo
chuyên môn về lĩnh vực sản xuất xi măng.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin
thị trường lao động đặc biệt là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp sản xuất
xi măng; kết nối cung cầu lao động qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu
sản xuất kinh doanh.
- Huy động nguồn lực từ các cá
nhân, tổ chức quốc tế và cộng đồng trong nước để thực hiện chính sách hỗ trợ
lao động nông thôn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ;
- Khuyến khích các hình thức
truyền nghề, kèm cặp nghề tại nơi sản xuất. Gắn việc đào tạo nghề với nhu cầu sử
dụng lao động của các cơ sở sản xuất xi măng.
3.5. Chính sách bảo vệ môi trường
- Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi
mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, xử lý khói, bụi và các giải
pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.
- Kiểm tra, đánh giá tác động của
các dự án sản xuất xi măng đối với việc sử dụng đất, môi trường sinh thái một
cách chặt chẽ và nghiêm túc.
- Thường xuyên giám sát, thanh
kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường cho cán bộ quản lý, nhân dân và các doanh nghiệp.
4. Đổi mới, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ban chỉ đạo Chương trình phát triển xi măng của tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả sự phối hợp
giữa cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành với các cơ sở sản xuất.
- Đổi mới và nâng cao năng lực hệ
thống quản lý, kỹ năng, năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về sản xuất xi măng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được
giao.
- Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện
đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính; nâng
cao hiệu quả các cuộc tiếp xúc, gặp mặt giữa cơ quan quản lý nhà nước với các
doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
các dự án.
Phần thứ
năm
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng
- Là cơ quan thường trực của Ban
chỉ đạo Chương trình phát triển xi măng của tỉnh; có trách nhiệm phối hợp với
các ngành, các cấp và các nhà đầu tư để triển khai thực hiện chương trình.
- Là cơ quan đầu mối quản lý về
lĩnh vực xi măng, chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xi
măng trên địa bàn tỉnh. Chủ động tham mưu UBND tỉnh giải pháp tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch thực
hiện chương trình trong từng năm, từng giai đoạn; tổ chức rà soát kết quả thực
hiện chương trình phát triển xi măng và những vấn đề liên quan theo định kỳ.
2. Các Sở, ban, ngành có liên
quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, chủ động tham mưu UBND tỉnh xem
xét, giải quyết những vấn đề có liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự
án xi măng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Xây dựng để thực hiện chương
trình phát triển xi măng giai đoạn 2012-2015; chủ động rà soát, bổ sung và thực
hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch thực hiện chương trình.
3. UBND các huyện, thành, thị
có liên quan
- Căn cứ vào Chương trình phát
triển xi măng của tỉnh để xây dựng đề án phát triển công nghiệp của địa phương.
Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư trong phạm vi nhiệm vụ và
quyền hạn đã được UBND tỉnh phân cấp.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành của
địa phương thực hiện quản lý tốt quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất xi măng và
phụ gia xi măng trên địa bàn.
- Thực hiện tốt công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền
cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân thuộc diện phải di dời, tái định cư.
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận
lợi cho các chủ đầu tư trong quá triển khai thực hiện dự án.
4. Các doanh nghiệp sản xuất
xi măng
- Thực hiện đầu tư các dự án
theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Triển khai thực hiện các dự án đảm bảo
tiến độ, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm. Có chiến lược xây dựng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu sản
phẩm xi măng của doanh nghiệp rộng rãi trên toàn quốc và nước ngoài.
- Phối hợp tốt với các cấp, các
ngành của chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng và vận hành, đảm bảo
giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ chức
năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt Chương trình này./.