Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2216/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành: 18/06/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2216/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 18 tháng 6 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03/2/2000 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 13/2008/QĐ- BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải Đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 (theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành TCVN 5664:2009 "Phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 925/TTr- SGTVT ngày 08 tháng 6 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hồ Đức Phớc

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh Nghệ An)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước, có 1 thành phố loại 1, 2 thị xã và 17 huyện, dân số khoảng 3,2 triệu người. Địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống núi đồi, sông suối, với khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đa dạng, với nhiều phương thức như: đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường sắt và hàng không, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Toàn tỉnh hiện có trên 907,6 km sông ngòi tự nhiên và kênh đào, trong đó mới chỉ đưa vào khai thác, quản lý 243,6km (Sông TW uỷ thác: 114,5km; Sông tỉnh quản lý, khai thác: 129,1km) và Sông do các huyện quản lý hành chính 664km. Mạng lưới đường thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Lam và kênh Nhà Lê đổ ra biển theo 6 cửa sông là cửa Hội, cửa Lò, cửa Vạn, cửa Thơi, cửa Quèn và cửa Cờn.

Các tuyến sông chủ yếu bắt nguồn từ miền núi phía Tây chảy qua các vùng trung du đổ ra biển Đông. Mùa mưa thường hay lũ lớn, mùa khô nước sông cạn. Những tuyến sông, kênh nằm ở đồng bằng ven biển ảnh hưởng của thuỷ triều, luồng lạch luôn thay đổi theo mùa. Các tuyến sông chính đều đi qua các khu trung tâm đông dân cư, các khu công nghiệp, các vùng kinh tế và du lịch của tỉnh.

Những năm qua loại hình vận tải đường thuỷ nội địa Nghệ An đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển hội nhập kinh tế của tỉnh và trong khu vực.

Ngày 30/8/2004, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3227/QĐ.UB-CN về việc Phê duyệt Quy hoạch GTVT đường thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003- 2010, đến nay đã hết hiệu lực. Để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, việc xây dựng Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh đến năm 2020 là cần thiết.

II. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/6/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKHĐT ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/6/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;

- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải Đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 (theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ);

- Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc công bố Đường thuỷ nội địa quốc gia;

- Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành TCVN 5664:2009 "Phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa";

- Công văn số 2360/UBND-CN ngày 09/5/2011 của của UBND tỉnh Nghệ An về việc Lập quy hoạch giao thông vận tải đường thuỷ nội địa đến năm 2020.

III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI CỦA QUY HOẠCH

1. Mục tiêu

- Đánh giá vai trò, hiện trạng, khả năng khai thác giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An, dự báo nhu cầu vận tải thuỷ, xác định các yêu cầu phát triển đặt ra trong những năm tới.

- Quy hoạch chi tiết đường thuỷ nội địa, xác định quy mô, cấp hạng kỹ thuật các tuyến đường thuỷ nội địa của tỉnh (không quy hoạch các tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia đã được Bộ Giao thông vận tải công bố).

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh đến năm 2020 làm cơ sở để quản lý Nhà nước chuyên ngành đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh, yêu cầu phải phù hợp và đồng bộ với quy hoạch các tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, giao thông vận tải của tỉnh.

- Quy hoạch được duyệt là cơ sở đầu tư và phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa hợp lý và thống nhất, có quy mô phù hợp với từng vùng trong tỉnh, hình thành cơ sở hạ tầng dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa, tạo điều kiện khai thác tiềm năng và phát triển năng lực ngành giao thông vận tải thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An.

2. Yêu cầu

- Quy hoạch chi tiết đường thuỷ nội địa phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch hạ tầng cơ sở về giao thông vận tải của tỉnh và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các ngành liên quan.

- Quy hoạch phải gắn liền các hệ thống sông do Trung ương uỷ thác quản lý, sông địa phương và các tuyến sông tự nhiên, phù hợp với điều kiện địa lý tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa thông suốt trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ cho vận tải đường thuỷ nội địa ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

3. Phạm vi xây dựng quy hoạch

Quy hoạch phát triển các tuyến đường thuỷ nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, ngoại trừ các tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải Đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 (theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ) và Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 về việc công bố đường thuỷ nội địa quốc gia (bao gồm các tuyến: Sông Lam (đoạn Bến Thuỷ - Đô Lương), Sông Hoàng Mai (đoạn Cầu Tây - Lạch Cờn) và tuyến Lan Châu - Hòn Ngư).

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

1. Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở vĩ độ 18033' đến 20001' vĩ độ Bắc, kinh độ 103052' đến 105048' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km.

Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến Quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với Quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, Quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (Quốc lộ 7 dài 225 km, Quốc lộ 46 dài 90 km, Quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.

Hệ thống sông tự nhiên có độ dốc dọc lớn, hướng từ Tây sang Đông và nhiều tuyến kênh đào phục vụ vận tải, cùng với hệ thống đường bộ, đường sắt tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện.

Ngoài ra, tỉnh còn có các cảng biển lớn, sân bay, các khu công nghiệp Nghệ An và 6 cửa sông, có điều kiện thuận lợi hình thành các ngư cảng, các đầu mối giao thông đường thuỷ, tạo mối liên hệ kinh tế trong nước và quốc tế.

2. Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 80 chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 250. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

b) Khí hậu

- Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 240C, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.7000C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 330C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,70C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 190C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,50C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.5000C - 4.0000C.

- Chế độ mưa:

Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc.

Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 - 2.000 mm/năm với 123 - 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.

- Độ ẩm không khí:

Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.

- Chế độ gió:

Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.

+ Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm.

+ Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.

- Các hiện tượng thời tiết khác:

Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian. Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt.

Sương muối chỉ có khả năng xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung du có điều kiện địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự thâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất như khu vực Phủ Quỳ.

Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.

c) Thuỷ văn

Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Lam với lưu vực 15.346 km2, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.

d) Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên rừng:

Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m.

Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m3, trong đó có tới 42,5 vạn m3 gỗ Pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây.

Cùng với sự đa dạng của địa hình, cảnh quan sinh thái đã tạo cho hệ động vật ở Nghệ An cũng đa dạng phong phú. Theo thống kê động vật Nghệ An hiện có 241 loài của 86 họ và 28 bộ. Trong đó: 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thê, trong đó có 34 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

* Tài nguyên biển:

Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào.

Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.

Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30- 39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10 - 15%. Tôm biển có 8 loài sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào; tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm.

Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250 - 300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360 - 380 tấn, khả năng khai thác 50%.

Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện (năm 2009), trong toàn tỉnh có khoảng 3.000 ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu).

Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương..., nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Tuy nhiên, chưa được đầu tư để khai thác tốt phục vụ du khách như Cửa Hiền, Quỳnh Phương, đảo Ngư, đảo Lan Châu...

Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò (hiện tại tàu loại 10.000 tấn ra vào thuận lợi, khu vực kho bãi rộng khoảng 13.000 m2) đã được nhà nước quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng thành cảng nước sâu và đã được khởi công xây dựng, có công suất tàu đến 50.000 tấn, dự kiến bắt đầu khai thác vào năm 2015. Đây là điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung bộ trong tương lai.

* Tài nguyên khoáng sản:

Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố tập trung, có trên địa bàn nhiều huyện. Các loại khoáng sản của Nghệ An có chất lượng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ...

- Đá xây dựng:

Đá xây dựng ở Nghệ An phân bố khá đồng đều trên hầu hết các huyện, chất lượng tốt, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau với tổng trữ lượng khoảng 05 tỷ tấn. Bao gồm các loại: đá Riolit, đá Granit, đá vôi xây dựng, cát kết, Laterit.

- Đá vôi và sét làm xi măng:

Qua một số khu vực mỏ đã khảo sát, trữ lượng đá vôi làm xi măng của Nghệ An khoảng 04 tỷ tấn. Đá vôi sản xuất xi măng ở Nghệ An có chất lượng tốt, phân bố trên nhiều huyện. Trữ lượng này cho phép hàng năm sản xuất xi măng ở mức 15 đến 20 triệu tấn, nhưng hiện nay chỉ mới ở mức trên 2 triệu tấn/năm. Một số vùng có trữ lượng đá vôi lớn tập trung như: Hoàng Mai, Tân Thắng - Quỳnh Lưu, Anh Sơn - Đô Lương, Tân Kỳ. Ngoài ra, đá vôi còn phân bố rải rác ở các huyện khác như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Yên Thành, Diễn Châu ...

Bên cạnh nguồn đá vôi làm xi măng, Nghệ An cũng có đá sét làm xi măng phân bố ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn.

- Cát, sỏi và các mỏ sét làm vật liệu xây dựng và đất san lấp:

+ Cát sỏi: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Tp Vinh với trữ lượng đã được quy hoạch 24,3 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 36,31 triệu m3.

+ Mỏ sét gạch ngói: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, Con Cuông, Tân Kỳ, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu với trữ lượng đã được quy hoạch 39,6 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 55,1 triệu m3.

+ Đất san lấp: Tập trung ở điểm hầu hết trên tất cả các huyện trong tỉnh gồm: Quỳ Châu, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên với trữ lượng đã được quy hoạch 87,1 triệu m3 và tài nguyện dự trữ là 32,6 triệu m3.

- Đá trắng:

Tài nguyên đá vôi trắng có thể phân thành 4 vùng chính, gồm:

Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp (Quỳ Hợp) có đá hoa calcit màu trắng của vùng có tiềm năng lớn và chất lượng tốt, hạ tầng giao thông thuận lợi.

Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp (Quỳ Hợp).

Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang (Quỳ Hợp). Đây là vùng có diện tích phân bố đá hoa trắng lớn và chất lượng tốt.

Vùng IV: Thuộc 1 phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình (Quỳ Hợp). Đặc điểm vùng này có diện phân bố đá hoa rộng. Tại đây có hai loại đá hoa: đá hoa calcit và đá hoa dolomit. Đá hoa calcit màu trắng là khoáng chất công nghiệp có 694,52 triệu tấn trong đó cấp C1+C2 là 123,14 triệu tấn, tài nguyên cấp P1+P2 là 571,11 triệu tấn; Đá hoa Dolomit màu trắng, trắng xám là khoáng chất công nghiệp nghèo MgO (nhỏ hơn 20%) tài nguyên cấp P1 + P2 là: 114,496 triệu tấn.

- Cao lanh và sét làm gốm:

Khảo sát 5 mỏ sét gốm với trữ lượng khoảng 01 tỷ tấn và 4 mỏ cao lanh với trữ lượng 820.350 tấn cho thấy cao lanh và sét gốm của Nghệ An có quy mô nhỏ, chất lượng không cao, dùng để làm nguyên liệu sản xuất các loại gốm sứ thông thường.

- Đá Mable:

Cho đến nay, đã khảo sát 12 mỏ với trữ lượng 326,138 triệu m3. Các mỏ đá ốp lát đã được khảo sát bao gồm đá vôi hoa hoá, dăm kết, cuội kết và granit.

+ Đá vôi hoa hoá: Đã khảo sát 8 mỏ với trữ lượng 299,123 triệu m3. Đá hoa có nhiều màu: đen, xám trắng, trắng sữa thuần khiết, xanh vân trắng, vân màu... Đá hoa Làng Đò (huyện Quỳ Hợp) đã được nghiên cứu từ năm 1973 cùng với việc tìm kiếm đá ốp lát cho xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được khai thác trên 20 năm. Độ nguyên khối của đá hoa thường đạt 0,5 - 0,8 m3. Đá hoa Làng Đò có những khối kích thước lớn 3 x 1,5 x 1 m được sử dụng trong nghệ thuật kiến trúc, tạo hình...

+ Dăm kết, cuội kết: Đã khảo sát 3 mỏ với trữ lượng 22,025 triệu m3. Đá có nhiều màu sắc khác nhau: xanh lá cây, xanh lá mạ, xám đen, nâu... khối có kích thước 1 x 1 x 1 m. Hệ số thu hồi đạt 20 - 25%.

- Đá Bazan:

Đá Bazan phân bố chủ yếu tại Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu với diện tích khoảng 200 km2. Phần khoáng sản có điều kiện khai thác tương đối thuận lợi có diện tích gần 26 km2. Trữ lượng dự báo toàn vùng khoảng 260 triệu m3.

Đến nay, đã khảo sát 3 mỏ đá bazan (đều ở thị xã Thái Hoà) với tổng trữ lượng 111,054 triệu m3, trong đó: bazan đặc xít là 107,000 triệu m3; bazan bọt là 4,054 triệu m3. Mỏ bazan bọt có trữ lượng lớn nhất là Hòn Nghén (đồi Trọc) ở huyện Nghĩa Đàn có trữ lượng cấp C1 + C2 = 3,4 triệu m3.

- Thiếc:

Là nguồn khoáng sản quan trọng của tỉnh Nghệ An. Các mỏ, điểm tập trung ở 3 vùng chính là Quế Phong, Quỳ Hợp và Tân Kỳ.

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đập. Lượng mưa trung bình hàng năm biến động từ 1.300 mm đến 1.800 mm, nhưng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian, trung bình trong nhiều năm là 1.690 mm.

Mùa mưa thường kéo dài trong 5 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10) với lượng mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm.

Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, địa hình dốc từ Tây sang Đông nên các sông suối đều có khả năng xây dựng các công trình thuỷ điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ cho nhân dân vùng cao và hoà lưới điện quốc gia. Tổng trữ năng thuỷ điện qua tính toán có thể lên tới 1.200 MW.

- Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm qua điều tra sơ bộ được đánh giá là khá phong phú. Trừ vùng đất bazan ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, khả năng nước ngầm ở các nơi còn lại đều đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt.

3. Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2011

a) Các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2011

TT

Các chỉ tiêu kinh tế

Đơn vị

Thực hiện 2006 - 2011

Mục tiêu đến năm 2015

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Tổng GDP theo giá 1994

Tỷ đồng

11.334

12.525

13.829

14.815

16.372

18.090

28.220

 

Tốc độ tăng trưởng GDP

%

10,24

10,51

10,58

7,13

10,51

10,38

11-12%

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

3.754

3.866

4.104

4.229

4.391

4.550

5.330

-

Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

3.612

4.229

4.801

5.238

6.022

7.073

12.750

 

+ Công nghiệp

Tỷ đồng

1.864

2.169

2.483

2.639

3.071

 

6.550

 

+ Xây dựng

Tỷ đồng

1.748

2.060

2.318

2.599

2.951

 

6.200

-

+ Dịch vụ

Tỷ đồng

3.968

4.430

4.924

5.348

5.959

6.466

10.140

2

Tổng GDP theo giá hiện hành

Tỷ đồng

19.941

23.178

30.548

35.117

41.430

49.759

99.220

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

6.590

7.191

9.453

10.699

11.794

13.466

20.500

-

Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

6.052

7.416

9.791

11.262

13.855

17.346

39.220

-

Dịch vụ

Tỷ đồng

7.299

8.571

11.304

13.156

15.781

18.946

39.500

3

GTSX theo giá 1994

Tỷ đồng

21.555

24.281

27.415

29.822

33.401

 

62.280

*

GTSX Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

5.660

5.866

6.280

6.595

6.776

 

8.600

*

GTSX CN-XD

Tỷ đồng

9.885

11.700

13.505

15.008

17.436

 

38.080

+

Công nghiệp

Tỷ đồng

4.859

5.710

6.642

7.220

8.540

10.804

18.700

+

Xây dựng

Tỷ đồng

5.026

5.990

6.863

7.788

8.896

 

19.380

*

GTSX Dịch vụ

Tỷ đồng

6.010

6.715

7.630

8.219

9.189

 

15.600

4

Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100

100

100

100

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

33,05

31,02

30,94

30,47

28,47

27,06

20 - 21

-

Công nghiệp - Xây dựng

%

30,35

32,00

32,05

32,07

33,44

34,86

39 - 40

-

Dịch vụ

%

36,60

36,98

37,00

37,46

38,09

38,08

39 - 40

5

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

Triệu USD

6,51

7,47

9,86

12,06

14,16

16,9

33 - 34

 

Giá trị xuất khẩu

Triệu USD

145,5

185

235

220

300

222

500 - 550

 

Kim ngạch NK hàng hoá

Triệu USD

80,98

117,88

209,24

115

200

138

500

 

Thu NS trên địa bàn

Tỷ đồng

2.128,5

2.386,6

3.103,8

3.753,59

5.000

6.304

9.500 - 10.000

 

Tổng chi ngân sách

Tỷ đồng

4.270

5.250

6.468,3

7.294,6

7.581

9.354

15.000

6

Vốn đầu tư

Tỷ đồng

75.000 - 76.000

180.000 (2011-2015)

Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011

Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An 2011

b) Hiện trạng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu

* Ngành công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân từ năm 2006-:-2011 đạt 19%.

Năm 2006 đạt 6.052 tỷ đồng.

Năm 2011 đạt 17.346 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp Bắc Vinh có quy mô 60 ha, bước 1 xây dựng cơ sở hạ tầng 30 ha đã đi vào hoạt động. Di chuyển một số xí nghiệp trong nội thành vào khu công nghiệp như Công ty may, xí nghiệp thức ăn gia súc, xí nghiệp mì ăn liền Vinh..., đang hình thành các khu công nghiệp Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai và Phủ Quỳ. Tỉnh đang kêu gọi các nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Nghệ An bằng những chính sách thông thoáng ưu đãi về thuế đất, cải cách thủ tục hành chính.

* Ngành nông nghiệp:

Tiếp tục chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đảm bảo an toàn về lương thực đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra những nông sản hàng hoá nội tiêu và xuất khẩu. Giá trị nông nghiệp tăng 3%.

Sản lượng lương thực đầu người bình quân 500kg/người năm, chăn nuôi gia súc gia cầm được giữ vững và phát triển.

* Ngành thuỷ sản:

Nghề nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản xa bờ đã được đầu tư để từng bước khai thác tiềm năng kinh tế biển. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 4.200 tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản có công suất cao.

* Thương mại - dịch vụ và du lịch:

Hoạt động thương mại và dịch vụ có mức phát triển khá cao, đáp ứng được nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 18.946 tỷ đồng trong năm 2011.

* Xây dựng cơ bản:

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản đang được quản lý và đi vào nề nếp. Tỉnh đã tập trung cho những công trình trọng điểm và bức xúc.

Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã có nhiều tiến độ, việc chỉnh trang đô thị đang tiếp tục thực hiện với tốc độ cao để thành phố Vinh ngày càng vươn lên xứng đáng là trung tâm kinh tế văn hoá của Nghệ An và khu vực Bắc Miền Trung. Xây dựng thị xã Cửa Lò thành khu nghỉ mát tắm biển đẹp của cả nước. Hệ thống giao thông từ tỉnh đến các huyện, xã đã được tập trung xây dựng. Đến nay 20 huyện thành thị đã có 414 xã có đường ô tô vào đến xã, 47 xã có ô tô vào được trung tâm xã mùa khô (còn 11 xã ở vùng cao chưa có đường ô tô vào được trung tâm xã) đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

II. TÓM LƯỢC THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI GTVT TỈNH NGHỆ AN

1. Đường bộ

Toàn tỉnh có khoảng 17.684 km đường bộ, bao gồm 9 tuyến quốc lộ dài 1.015 km; 20 tuyến đường tỉnh dài 739 km; hệ thống đường giao thông nông thôn dài 14.375 km; Đường đô thị dài 1.132 km và các tuyến đường đơn vị trực tiếp sử dụng, quản lý (nông trường, tổng đội TNXP, các khu kinh tế…) dài 423km. Mạng lưới đường bộ khá lớn, phân bố tới các vùng quan trọng của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

2. Đường sắt

Tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm 2 tuyến: Tuyến chính đường sắt Bắc Nam dài 84 km phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách; Tuyến nhánh Cầu Giát - Nghĩa Đàn 34 km phục vụ vận chuyển hàng hoá.

3. Đường hàng không

Cảng hàng không Vinh đã được xây dựng đường băng dài 2.400m, sân đỗ máy bay, đài điều hành bay, hệ thống dẫn đường hạ cánh ILS đảm bảo cho máy bay hạng trung A320-321 cất, hạ cánh. Tần suất 5 chuyến/ngày tuyến Vinh - Tp HCM; 2 chuyến/ngày tuyến bay Vinh - Hà Nội; 3 chuyến/tuần tuyến Vinh - Buôn Mê Thuột - TP Hồ Chí Minh và 3 chuyến/tuần tuyến Vinh - Pleiku.

4. Đường biển

- Cảng Cửa Lò đã được xây dựng, nâng cấp xong các Bến cảng 1, 2, 3 và 4; Hiện tại 4 bến có 3 kho hàng với tổng diện tích 13.000m2 và bãi chứa hàng có diện tích 9ha. Luồng cảng hiện tại: -5,5 mét, rộng 80 mét có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000 DWT - 10.000 DWT.

- Các cảng biển khác như: Bến Thuỷ, Hưng Hoà, Cửa Hội, Lạch Quèn, Lạch Vạn phục vụ cho việc khai thác thuỷ hải sản, muối, than và một số hàng hoá khác.

- Cảng biển nước sâu phía Bắc Cửa Lò gắn với khu kinh tế Đông Nam (tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc) đang được triển khai xây dựng, với chiều dài bến 3.020m và khu vực hậu cần cảng 110 ha, có khả năng tiếp nhận các loại tàu có trọng tải 30.000DWT - 50.000 DWT.

- Cảng Đông Hồi (Quỳnh Lập - Quỳnh Lưu) đã được bổ sung quy hoạch xây dựng từ 2009, mục đích để phục vụ nhà máy nhiệt điện Đông Hồi 24MW, khu công nghiệp Hoàng Mai, nhà máy xi măng Hoàng Mai, mục đích xây dựng trở thành một cảng tổng hợp, đảm bảo tàu 3 vạn tấn cập cảng. Đến tháng 5/2011 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết khu cảng biển Đông Hồi, huyện Quỳnh Lưu đến năm 2020. Hiện đã có một số nhà đầu tư vào xây dựng các công trình bến.

5. Đường sông

Các sông tự nhiên, kênh đào trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 907,6km, đã đưa vào khai thác quản lý 243,6 km.

- Các tuyến sông Trung ương uỷ thác có: 114,5 km.

- Các tuyến sông địa phương để quản lý, khai thác: 129,1km.

- Các tuyến sông đã giao cho các huyện quản lý hành chính 664,0km.

Các tuyến sông trên địa bàn Nghệ An đều bắt nguồn từ miền núi cao nên độ dốc lớn, mùa mưa nước chảy xiết, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia hoạt động trên sông, đặc biệt là tại các bến khách ngang sông. Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ thiên tai, bão lụt, lũ ống, lũ quét, tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.

Một số tuyến sông chính có thể khai thác vận tải (phương tiện vận tải < 20 tấn vào mùa mưa) mùa khô đi lại khó khăn do luồng lạch chưa được đầu tư nạo vét.

III. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN

Tỉnh Nghệ An hiện có 12 tuyến đường thuỷ nội địa với tổng chiều dài 907,6km được phân bổ đều các vùng, trong đó đã đưa vào quản lý khai thác 243,6km và 664km giao cho các huyện quản lý hành chính, còn lại đang khai thác tự nhiên. Hiện trạng các tuyến cụ thể như sau:

1. Sông Lam

- Đoạn từ Cửa Hội đến cầu Bến Thuỷ: dài 20,0km, là luồng hàng hải được công bố theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2007 của Bộ Giao thông vận tải, do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc quản lý.

Đoạn này có Bluồng = 90m-120m, độ sâu trung bình lớn hơn 3m về mùa cạn khi thuỷ triều thấp nhất tàu 1.000 tấn ra vào thường xuyên, khi nước cường tàu 5.000 tấn ra vào được. Địa chất 2 bên bờ và đáy là cát và cát pha, hai bên sông có các cảng, cảng cá Cửa Hội, cảng Bến Thuỷ, khu vực này có các xưởng sửa chữa tàu thuyền Nghi Hoà, Phúc Thọ và các xưởng đóng thuyền của tư nhân. Tại xã Hưng Hoà có kè thuỷ lợi bằng đá ghép khan dài 3km. Đoạn sông này thuộc luồng hàng hải do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc quản lý.

- Đoạn từ Bến Thuỷ -:- Đô Lương dài 96,5km: thuộc tuyến ĐTNĐ quốc gia, đã được Bộ Giao thông vận tải Quy hoạch sông cấp III theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông vận tải và uỷ thác Công ty CP QL&XDGT Thuỷ Bộ Nghệ An quản lý.

Chia làm 2 đoạn nhỏ bao gồm:

* Đoạn từ Bến Thuỷ -:- Cầu Yên Xuân dài 19km.

Bluồng= 90m-120m, HTB 4-:-7m đảm bảo cho thuyền 20 tấn - 1.000 tấn đi lại dễ dàng.

- Các công trình vượt sông:

+ Cầu Bến Thuỷ 1: dài 622m, có 13 nhịp, trong đó có 8 nhịp dầm bê tông cốt thép UST 33m, 2 nhịp dàn thép 53m, 3 nhịp dàn thép 84m, khẩu độ thông thuyền ở 3 nhịp dàn thép 84m, tĩnh không thông thuyền 9,6m (ở tần suất 95%).

+ Cầu Bến Thuỷ 2: dài 996,3m có 21 nhịp, trong đó có 3 nhịp thông thuyền, 1 nhịp giữa có khẩu độ thông thuyền 120m, tĩnh không thông thuyền 9,6m, 2 nhịp hai bên có khẩu độ thông thuyền 72m, tĩnh không thông thuyền 9,6m (ở tần suất 95%).

+ Đường dây 110KV tại Hưng Châu, tĩnh không H = 12m.

+ Đường dây 220KV tại Hưng Châu, tĩnh không H = 15m.

Hai bên sông có 6 trạm bơm điện nằm ở bờ tả, một Nhà máy giấy Sông Lam ở xã Hưng Lam, một đập ngăn nước kết hợp âu thuyền tại Bến Thuỷ. Hai kè đá Hưng Khánh, Hưng Xuân, 1 bến đò chợ Tràng (Hưng Khánh sang Đức Thọ). Hai bến cát sỏi ở Bến Thuỷ lưu lượng thuyền ra vào tấp nập quanh năm. Một bãi cạn ở xã Hưng Phú km33,8-:-km34,3, sâu 0,4m-:-0,7m, B = 4,6-:-5m. Có ba ngã ba sông đi các ngả.

+ Bến Thuỷ có bara Bến Thuỷ vào sông Vinh đi từ kênh Xã Đoài, đi các huyện của tỉnh Nghệ An.

+ Ngã ba Trung Lương có cống Trung Lương đi vào Can Lộc - Hà Tĩnh.

+ Ngã ba sông La đi Đức Thọ và Hương Khê theo sông Ngàn Sâu, đi Hương Sơn theo sông Ngàn Phố.

Địa chất đáy là cát, và pha cát, đoạn này lòng sông ổn định chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.

* Đoạn từ cầu Yên Xuân -:- Đô Lương dài 77,5km:

Đoạn này trực tiếp chịu ảnh hưởng của 2 mùa rõ rệt, về mùa mưa trong 3 tháng (từ tháng 8 - tháng 10) thuyền 20 tấn đến 30 tấn đi lại dễ dàng, 9 tháng còn lại sông bị cạn dần thuyền 10 tấn đi lại khó khăn do có các bãi cạn (15 bãi cạn).

- Nam Cường - Hưng Xá Km41-:-Km41,4.

- Xuân Lâm Km48,1-:-Km48,5.

- Nam Hồng Km54-:-Km55,5.

- Nam Thượng Km64-:-Km64,5.

- Thanh Khai Km69-:-Km69,5.

- Phuống (Thanh Giang) Km76-:-Km76,1.

- Thanh Hà Km77-:-Km79,1.

- Thanh Long Km80-:-Km80,6.

- Rộ Km83-:-Km83,5.

- Thanh Chi Km88+800.

- Đồng Văn Km89,5-:-Km90,5.

- Dùng Km95-:-Km96,4.

- Rạng Km104-:-Km104,4

- Thuận Sơn Km115,5-:-Km108,8.

- Lưu Sơn Km115,3-:-Km116,3.

Các vị trí đá ngầm: Đá ngầm cồn Bụt, đá ngầm Rú Ghềnh, Thanh Khai, Quánh, Cát Văn.

Các bãi cạn có chiều dài từ 100m-:-700m, dài nhất là bãi cạn Lưu Sơn gần 1.000 mét, Thuận Sơn 2.000 mét, chiều rộng luồng tại các bãi cạn chỉ còn 15m-:- 20m. Toàn tuyến đoạn này Bluồng: Bmin = 15m, Bmax = 40m, HTB = 0,7m-:-1m.

Các công trình vượt sông:

+ Cầu Yên Xuân dài 576km có 10 nhịp, 2 nhịp thông thuyền B = 56m, tĩnh không H = 6,5m.

+ Cầu Nam Đàn: Dài 264m, gồm có 8 nhịp, nhịp thông thuyền B = 33m, tĩnh không H = 13,0m.

+ Cầu treo Dùng: Dài 230m, xây dựng năm 1992, nhịp thông thuyền B = 115m, tĩnh không H = 10m.

+ Cầu Rộ: Dài 690,5m, xây dựng năm 2003, gồm 17 nhịp 40m.

+ Cầu Đô Lương km123: Dài 429m, gồm 13 nhịp thông thuyền nhịp số 4 = 33m, tĩnh không = 11m.

+ Dây điện cao thế 35KV trị trấn Nam Đàn.

+ Dây điện 550KV Nam Tân - Nam Đàn.

+ Đường điện 4KV Nam Thượng.

+ Đường dây đo lưu tốc tại Trạm thuỷ văn - Thanh Yên - Thanh Chương.

+ Đường dây 35KV qua sông tại Dùng.

+ Đường dây 35KV qua sông tại Cát Văn.

Tất cả các đường dây và công trình vượt sông đều có tĩnh không đảm bảo cho phương tiện đi lại quanh năm. Riêng cầu Yên Xuân là cầu đường sắt Bắc Nam, hàng năm do ảnh hưởng của lũ nên tĩnh không thông thuyền bị triệt giảm làm mất an toàn giao thông cho phương tiện thuỷ khi đi qua cầu. Cụ thể:

TT

Mực nước lũ theo cấp báo động

Tĩnh không thông thuyền tại các cấp nước lũ báo động (m)

Lũ báo động

H(m)

1

Báo động 1

3,62

2,98

2

Báo động 2

512

1,48

3

Báo động 3

6,06

0,54

Do đó, với lũ báo động 1 trở lên, tất cả các loại phương tiện thuỷ phải ngừng hoạt động qua lại khu vực cầu. Lũ lớn xuất hiện vào các năm 1954, 1978, 1982, 1988 nước dâng cao ngang mặt cầu, đường sắt Bắc Nam bị tắc, tàu không qua lại được, nhưng không quá 24h.

Địa chất đáy là cát và cát pha sỏi, hai bên bờ là cát và cát pha sỏi, có một số vị trí là sét, sét non. Trên sông hiện nay nhân dân khai thác sỏi bằng máy hút bừa bãi gây ách tắc luồng lạch, làm luồng thay đổi từng ngày.

Hai bên bờ sông có 32 trạm bơm điện, có 2 âu đập: âu đập Nam Đàn Km85 để cấp nước thay chua, rửa mặn về tưới cho các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc. Đồng thời đóng mở âu cho thuyền bè xuôi Vinh. Âu thuyền Đô Lương làm nhiệm vụ đóng mở cho phương tiện qua âu về xuôi.

Dọc tuyến có các kè thuỷ lợi ghép đá khan ở xã Hưng Châu, Hưng Lĩnh, Nam Cường, Nam Trung, Xuân Hoà, Thanh Luân, Thanh Văn, Đà Sơn.

Trên tuyến có các bến sử dụng cho việc bốc cát sỏi: Bến Nam Trung, Nam Hồng, thị trấn Nam Đàn, Rộ, Dùng.

Hàng hoá vận tải trên sông chủ yếu là cát sỏi, nông sản về Vinh và các huyện lân cận. Đoạn sông này là tuyến vận tải đường thuỷ nội địa chính của tỉnh Nghệ An.

- Đoạn Đô Lương - Con Cuông: dài 60km do địa phương quản lý khai thác.

Có 7 cầu vượt sông: cầu treo Đò Mượu, cầu Tri Lễ, cầu treo Đò Rồng, cầu treo Đức Sơn, cầu Cây Chanh, cầu treo Đò Khe Rạn, cầu treo Thanh Nam. Đường dây điện cao thế qua sông ở xã Lạng Sơn, xã Đỉnh Sơn, đường dây đo lưu tốc ở Trạm thuỷ văn Dừa tất cả tĩnh không đều đảm bảo cho phương tiện đi lại an toàn. Địa chất hai bên bờ là cát và cát pha sét, một số là sét và sét non, đáy là cát và cát pha sỏi.

Tuyến có Bluồng, Bmin = 7m, Bmax = 20m (mùa cạn), HTB = 0,5-:-0,8m, VTB = 0,2-:-0,3m/giây. Nhân dân hai bên sông sống bằng nghề nông là chính, có 1 Nhà máy chè ở xã Long Sơn, 2 nhà máy xi măng ở Phúc Sơn, một nhà máy đường Sông Lam ở xã Đỉnh Sơn, có một số bến cát sỏi tự phát của nhân dân ở thị trấn Anh Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn, Đỉnh Sơn...

Vận tải hàng hoá trên sông hiện nay đảm bảo thuyền 5-:-10 tấn đi lại dễ dàng

- Đoạn từ Con Cuông - Biên giới Việt Lào: dài 259,0km do địa phương quản lý khai thác.

Đoạn này chia làm 3 đoạn nhỏ:

+ Từ Con Cuông đến Khe Bố dài 42km:

Chảy qua 2 huyện Con Cuông, Tương Dương, sông cấp V - VI miền núi. Những đoạn sông thẳng thì cạn, đoạn cong thì thác ghềnh nhiều, luồng hẹp, cạn, lưu tốc lớn điển hình là thác Còn Cành, sôngthác Khe Phó lưu tốc khoảng 0,5-:- 0,6m/giây, chiều sâu h = 0,4-0,5m. Địa chất là lòng hai bên sông là cát và sét non,  = 4 -:- 8 m đáy là cát và cát pha sỏi cơm nguội, có đường kính  sỏi, nhiều chỗ là đá lởm chởm như Thanh Nam, thị trấn Con Cuông, bãi gạo xã Chi Khê, ngoài 3 thác kể trên còn lại hơn 10 bãi cạn nằm rải rác trên tuyến. Trước năm 1975 tuyến này thuyền 10 tấn đi lại chở than Khe Bố về xuôi, lương thực, thực phẩm lên vùng núi. Từ năm 1980 đến nay do nạn phá rừng, khai thác khoáng sản từ Chù Lù, Khe Phó gây nên bồi lắng lòng sông, thuyền bè đi lại khó khăn, nhân dân địa phương dùng thuyền độc mộc là chính.

Trên tuyến có cầu treo Thanh Nam - Con Cuông dài 190,6m, B thông thuyền = 164m, tĩnh không 11,5m. Có 2 bến đò ngang ở xã Lạng Khê, bãi Sở do xã quản lý thuyền gắn máy 12CV.

+ Đoạn từ Khe Bố - Cửa Rào dài 103km:

Chảy qua 2 huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, trên tuyến có 116 thác ghềnh, bãi cạn, luồng lạch hẹp, vận tải bằng thuyền độc mộc là chính.

+ Sông Lam đến Km322 thì gặp 2 nhánh sông chảy vào tạo thành ngã ba Cửa Rào:

- Một nhánh là sông Nậm Mô dài 114 km chảy từ biên giới Việt - Lào theo hướng Tây huyện Kỳ Sơn. Do địa hình đồi núi nên dòng chảy hẹp, lòng sông nhiều thác ghềnh, bãi cạn, vận tải thuỷ chỉ dùng thuyền độc mộc, một số đoạn dùng thuyền đặc chủng từ 1 tấn trở lại.

- Một nhánh khác gọi là sông Nậm Nơn theo hướng Bắc huyện Kỳ Sơn dài 80km, cũng như sông Nậm Mô, sông Nậm Nơn có độ dốc lớn, nhiều thác, nhiều bãi cạn, vận tải chỉ đi lại bằng thuyền độc mộc.

2. Kênh Nhà Lê: dài 128km do địa phương quản lý khai thác.

Kênh Nhà lê trên địa bàn Nghệ An từ Bara Bến Thuỷ (thành phố Vinh) đến khe Nước Lạnh (Quỳnh Lưu) được chia làm 4 đoạn.

- Đoạn từ Bến Thuỷ -:- Cầu Cấm: dài 43km (đã quản lý từ năm 2002).

Đoạn này được nối bởi kênh Vinh (còn gọi là sông Vinh), dài 15km, kênh Xã Đoài dài 15km và một khúc Sông Cấm dài 13km. Ngoài ra còn được bổ sung của nguồn nước Sông Lam chảy qua cống Nam Đàn (còn gọi là Bara Nam Đàn) theo kênh đào Nam Đàn - Hưng Nguyên, phục vụ cho các trạm bơm điện tưới cho đồng ruộng các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh. Do đó mực nước trên đoạn này luôn đảm bảo từ 2 mét trở lên, bề rộng luồng từ 10 mét, thuyền vận tải 30-:-50 tấn đi lại dễ dàng.

Trên đoạn này có 12 trạm bơm điện, 15 cầu BTCT, 14 vị trí đường dây điện đi qua. Tĩnh không Hmin = 2,2m, Hmax = 3,8m, chiều rộng khoang thông thuyền B = 6-:- 10m. Độ sâu trung bình h = 3m. Tại các vị trí dây điện đi qua đều đảm bảo tĩnh không.

Bara Bến Thuỷ được xây dựng với nhiệm vụ ngăn mặn, ngăn nước lũ sông Lam vào, lấy nước ngọt phục vụ tưới, tiêu úng nội đồng ra sông Lam. Bara có âu thuyền đóng mở cho các phương tiện vận tải thuỷ ra vào giữa sông Lam và kênh Nhà Lê.

Trước năm 1988 khi chưa xây dựng cống Nghi Quang (trên sông Cấm) các phương tiện vận tải theo sông Cấm xuống được cảng Cửa Lò. Hai bên đoạn kênh này có các bến thuyền, phía ngoài bara Bến Thuỷ có 1 bến cát sỏi, ở khu vực cầu Cửa Tiền (thành phố Vinh) có bến thuyền dài 1,5km rất đông đúc, thuyền vận tải các loại xen kẽ với các bè tre, nứa, gỗ neo đậu không trật tự ở Cầu Đước (giữa thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên) có bến cát sỏi và muối, ở Phương Tích (huyện Nghi Lộc) có bến cát sỏi và vật liệu xây dựng, ở Xã Đoài có bến thuyền tấp nập. Ngoài ra bên bờ kênh thuộc thành phố Vinh có nhà máy mộc Thống Nhất ở sát cầu Tùng Binh và nhà máy xi măng Cầu Đước cách cầu Đước 1km về phía Bắc.

- Đoạn từ Cầu Cấm đến Cầu Bùng: dài 30km.

Đoạn này được nối bởi Kênh Sắt từ Cầu Cấm - Cầu Đậu (xã Diễn Cát - huyện Diễn Châu) dài 21km và sông Bùng từ Cầu Đậu đến Cầu Bùng dài 9km.

Trước năm 1997 đoạn này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, khi thuỷ triều kiệt lòng kênh khô cạn, nhất là đoạn Khe Gát (xã Diễn An) phần lớn do khai thác cát bừa bãi, gây xói lở, đất, cát, sỏi, sạn trên bờ trôi xuống bồi lấp lòng kênh. Khi thuỷ triều lên lòng kênh có mực nước từ 1,5m-:-2,0m, bề rộng B = 8m-:-12m đảm bảo thuyền 10-:-20 tấn đi lại được. Sau năm 1997 cống ngăn mặn Nghi Quang hoàn thành thì thuỷ triều không có tác dụng với đoạn kênh này nữa. Nó chỉ chịu sự điều tiết nước của Sông Lam qua cống Nam Đàn và cống Bến Thuỷ.

Đoạn này có 13 cầu bắc qua kênh, tĩnh không ở chỗ các cầu T = 2,5m, bề rộng B = 7,5m.

Riêng tại cầu vào trạm Ra đa quân đội (xã Nghi Yên) tĩnh không chỉ được 1 mét. Đường điện đi qua có 7 vị trí, có 8 trạm bơm điện hai bên bờ sông, 1 xi phông dẫn nước tại Diễn Bình. Chướng ngại vật nguy hiểm là dầm cầu Đò Đao bị bom Mỹ đánh sập mép bờ hữu. Dọc sông Bùng ngành thuỷ lợi đã xây dựng 2 cống ngăn mặn, cống Diễn Thuỷ 2 cửa chỉ mở khi nước úng trong đồng tràn Quốc lộ 1A, cống Diễn Thành 11 cửa chỉ mở khi nước trong đồng bị úng hoặc để thay chua rửa mặn, hàng tuần chỉ mở 2 lần cho thuyền vào ra.

- Đoạn Kênh Gấm từ cầu Bùng đến Ngã 3 Thơi (Quỳnh Lưu): dài 22km.

Do xây dựng 2 cống Diễn Thuỷ, Diễn Thành và giao thông đường bộ phát triển mạnh nên vận tải thuỷ giảm nhiều trên đoạn kênh này. Cá biệt có chỗ dân đắp thành ao. Để ngọt hoá kênh lấy nước trước đoạn này còn bị đắp đập qua sông từ Diễn Kỷ - Diễn Ngọc và 2 cống ngăn mặn gồm 1 cống 3 cửa tại Diễn Hải và 1 cống 5 cửa tại Diễn Hùng. Vì vậy thuyền bè muốn đi từ cầu Bùng ra Quỳnh Lưu phải đi men theo bờ biển.

- Đoạn kênh Hàu - kênh Mơ - kênh Son - kênh Cát Vàng, từ Ngã 3 Thơi đến khe Nước Lạnh thuộc địa phận Quỳnh Lưu: dài 33km.

Trên đoạn này có 13 cầu bắc qua kênh và 1 cầu máng dẫn nước. Đoạn kênh này phụ thuộc vào thuỷ triều. Triều cường mực nước sâu từ 2,5-3 mét thuyền loại 10 -:- 20 tấn đi lại dễ dàng, triều kiệt kênh khô cạn.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên đoạn kênh này, vận tải thuỷ nối liền Nghệ An với Thanh Hoá rất tốt. Sau này do vận tải đường bộ phát triển. Vận tải thuỷ trên sông giảm. Tại khe Nước Lạnh dân đã đắp đập trên kênh để tưới cho đồng ruộng.

Hiện nay kênh Nhà Lê trên địa bàn Nghệ An chỉ có 2 đoạn từ Bến Thuỷ đến Cầu Cấm và từ Cầu Cấm đến Cầu Bùng dài 75km đang được khai thác sử dụng cho phương tiện thuyền từ 10-:-20 tấn đi lại, 2 đoạn còn lại từ cầu Bùng đến khe Nước Lạnh dài 53km vận tải cũng như ngọt hoá còn không ít khó khăn.

3. Sông Hoàng Mai: thuộc tuyến ĐTNĐ quốc gia, đã được Bộ Giao thông vận tải Quy hoạch sông cấp III theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông vận tải và uỷ thác Công ty CP QL&XDGT Thuỷ Bộ Nghệ An quản lý đoạn từ Cửa Cờn - Cầu Tây dài 18km.

Tuyến dài 24km bắt nguồn từ huyện Nghĩa Đàn chảy xuống huyện Quỳnh Lưu đổ ra biển tại cửa Lạch Cờn từ năm 1970 ngành nông nghiệp xây dựng đập Vực Mấu ngăn nước phục vụ tưới tiêu, do đó đường thuỷ nội địa chỉ hoạt động từ Vực Mấu ra Đền Cờn dài 18km. Đoạn này lòng sông rộng và sâu. Chỉ trừ một vài bãi cạn và chướng ngại vật

Trên tuyến có 3 cầu vượt sông: Cầu Đường Sắt, cầu Hoàng Mai qua Quốc lộ 1A, cầu Đền Cờn. Các cầu này có tĩnh không từ 3-:-5m, có 6 đường điện cao thế bắc qua sông. Trên sông có 1 số chướng ngại và bãi đá ngầm kéo dài hàng trăm mét, có chỗ chỉ sâu 0,6m khi thủy triều kiệt, lòng sông hẹp chỉ có từ 20m-:-50m, có chỗ chỉ rộng 14m.

Một số vật chướng ngại và bãi đá ngầm khó khăn cho phương tiện đi lại:

+ Dải đá ngầm Km0 +400-:-Km1+100: bờ tả.

+ Vật chướng ngại Km3+900, bờ hữu.

+ Đá ngầm Km4+350, bờ tả.

+ Vật chướng ngại Km5+150, bờ hữu.

+ Kè mỏ hàn Km9+700: bờ tả.

+ Dải đá ngầm Km15+500 -:- Km17+550: bờ hữu.

Việc giải quyết các bãi đá ngầm trên sông Hoàng Mai được Cục đường thuỷ nội địa cho lập dự án từ năm 2001, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được vì chưa có kinh phí.

Nếu có giải pháp tốt sông Hoàng Mai có thể cho phương tiện vận tải từ 50 tấn -:-500 tấn ra vào dễ dàng phục vụ cho vận tải hàng triệu tấn vật liệu cho Nhà máy xi măng Hoàng Mai và khu công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ.

Hiện tại tuyến sông Hoàng Mai đoạn từ Cửa Cờn Km0 -:- Km 11+400 (cầu Hoàng Mai), phương tiện vận tải pha sông biển có trọng tải từ 250 tấn -:- 600 tấn hoạt động nhiều kết hợp với phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản của địa phương có trọng tải từ 5 tấn -:- 200 tấn hoạt động liên tục nên đoạn sông này có mật độ phương tiện tham gia giao thông rất lớn.

4. Tuyến du lịch đường thuỷ nội địa ven biển từ đảo Lan Châu - đảo

Hòn Ngư: dài 5,7km, thuộc tuyến ĐTNĐ quốc gia, đã được Bộ Giao thông vận tải

Quy hoạch tuyến đường thuỷ cấp I theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông vận tải và uỷ thác Công ty CP QL&XDGT Thuỷ Bộ Nghệ An quản lý.

Cao độ toàn tuyến quản lý không đồng đều biến đổi từ -4m đến -10m; địa hình luồng tuyến thấp dần từ phía đảo Lan Châu ra đảo Hòn Ngư, vùng sâu nhất là vùng sát với đảo Hòn Ngư.

Tuyến luồng từ đảo Lan Châu ra đảo Hòn Ngư nằm trong khu du lịch Cửa Lò nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung. Khu vực thị xã Cửa Lò là một điểm du lịch biển hấp dẫn, ngày càng thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ mát. Tuy nhiêm, đến nay tuyến du lịch đường thuỷ nội địa ven biển từ đảo Lan Châu ra đảo Hòn Ngư chưa được đầu tư xây dựng hệ thông phao tiêu, biển báo, nhà chờ, cầu cảng... Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của du khách và đẩy mạnh phát triển kinh tế từ ngành du lịch của tỉnh Nghệ An, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động vận chuyển khách du lịch là điều cần thiết.

5. Kênh đào âu núi Cóc: dài 2,1km, do địa phương quản lý khai thác.

Năm 1930 đập Bara Đô Lương được xây dựng để Sông Lam dâng nước chảy về sông đào tưới cho 3 huyện Diễn Châu - Yên Thành - Quỳnh Lưu.

Để thuyền bè đi lại trên sông được thông suốt an toàn lúc đó đã đào 1 kênh dẫn nước dài 2,1km, mực nước chênh là 2 mét và cuối kênh xây 1 âu thuyền dài 35m, rộng 8m để cho phương tiện lên xuống. Với chiều dài kênh 2,1km, rộng 10m, sâu 1,5m. Quá trình sử dụng từ năm 1936 đến nay đã biến đổi nhiều, âu thuyền bị máy bay Pháp ném bom năm 1954 bị hư hỏng nặng. Năm 1955 Nhà nước đầu tư sửa chữa lần thứ nhất, năm 1964-:-1965 sửa chữa lần thứ 2, từ năm 1967-:-1990 sửa chữa lần thứ 3, năm 1995-:-1996 sửa chữa lần thứ 4.

Hiện nay do đầu tư nâng cấp, xây dựng các dự án thuỷ điện, đường giao thông miền Tây Nghệ An nên lượng phù sa, đất cát theo mưa lũ trôi về làm bồi lấp lòng kênh, hàng năm Nhà nước phải đầu tư nạo vét đất cát bồi lắng do mưa lụt khoảng 7.000-:-10.000m3 mới đảm bảo chiều rộng và độ sâu cho thuyền có tải trọng dưới 30 tấn đi lại được.

6. Kênh Nam Đàn - Vinh: dài 24km do địa phương quản lý khai thác.

Từ thị trấn Nam Đàn - Vinh tại xã Hưng Chính (Tp Vinh) trên sông có 18 cầu bắc qua sông, tĩnh không từ 2,9m-:-3,5m 2 vị trí đường điện 210KV đi qua sông. Chướng ngại nguy hiểm nhất là 5 cầu bê tông cũ phá bỏ dở dang, chiều rộng lòng kênh 20m-:-30m, chiều sâu H=1,8m-:-3m tĩnh không đảm bảo an toàn cho phương tiện từ 20-:-30 tấn đi lại dễ dàng.

7. Sông Hiếu: dài 88 km do địa phương quản lý khai thác.

Dài 88km chảy từ Quỳ Châu, Quỳ Hợp xuống Nghĩa Đàn, có cầu Hiếu tại thị xã Thái Hoà xây dựng từ năm 1995, cầu BTCT dài 335 mét gồm 9 nhịp trong đó có 3 nhịp thông thuyền B = 33 mét, tĩnh không H = 10 mét, chiều sâu T = 3 mét, từng đoạn thuyền vận tải 2-:-5 tấn đi lại được.

Có một số bến vật liệu xây dựng tự phát của nhân dân dọc sông Hiếu như bến cát sỏi tại khối Nghĩa Sơn phường Quang Phong, bến khối 5 phường Long Sơn (TX Thái Hoà)...

8. Sông Con: dài 103km do địa phương quản lý khai thác.

Dài 103km chảy từ Nghĩa Đàn qua Tân Kỳ về Anh Sơn gặp Sông Lam tại Ngã ba Cây Chanh. Có cầu Lèn Rỏi tại thị trấn Lạt, cầu BTCT dài 375 mét gồm 11 nhịp, mỗi nhịp có B = 33 mét, tĩnh không H = 10 mét, chiều sâu T = 3 mét, mùa khô nước kiệt, mùa mưa nước chảy xiết, từng chặng thuyền vận tải loại 2-5 tấn đi lại được, riêng đoạn từ cầu Rỏi về Cây Chanh - Anh Sơn phương tiện vận tải loại 5- 10 tấn đi lại được, có cầu treo Làng Bộng tại xã Thành Sơn bắc qua.

9. Sông Giăng: dài 30km do địa phương quản lý khai thác.

Dài 30km từ Môn Sơn (Con Cuông) chảy xuống gặp Sông Lam tại xã Thanh Tiên (Thanh Chương) có một cầu treo chợ Chùa thuộc xã Phong Thịnh xây dựng năm 1987 dài 120 mét, tĩnh không H = 13 mét, chiều sâu T = 3 mét. Cầu Thanh Đức cách chợ Chùa 8 km trên đường Hồ Chí Minh gồm 10 nhịp dài 300 mét bằng BTCT, tĩnh không 10 mét và cầu cứng bê tông cốt thép tại bản Cao Vều, xã Phúc Sơn. Từ Sông Lam vào 8 km thuyền vào lấy cát sỏi quanh năm.

Đoạn từ chợ Chùa trở lên cạn và hẹp, loại phương tiện 5-10 tấn đi được khoảng 15 km từ cửa sông vào có 6 trạm bơm điện 2 bên sông, 2 vị trí dây điện cao thế, có 2 bến đò ngang không lắp máy.

Độ sâu trung bình mùa mưa từ 1,5m-4m, mùa cạn 0,6m.

10. Sông Hoa Quân: dài 13km do địa phương quản lý khai thác.

Chảy từ vùng thung lũng giáp Lào chảy ra gặp Sông Lam tại xã Võ Liệt, tuyến này thuyền bè chưa đi lại được.

11. Sông Rộ: dài 15km do địa phương quản lý khai thác.

Từ Thanh Thuỷ đến Thanh Khê chảy ra gặp Sông Lam tại xã Võ Liệt, tuyến này chưa khai thác được.

12. Sông Rào Gang: dài 45km do địa phương quản lý khai thác.

Chảy từ Đô Lương xuống gặp Sông Lam tại xã Thanh Khai - Thanh Chương, B luồng bình quân 5-10 mét, độ sâu mùa cạn bình quân 0,60m, thuyền vận tải loại 2,5 tấn đi lại được từng đoạn.

IV. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

1. Tổng quan chung

Do đặc điểm sông ngòi của tỉnh, vận tải thủy nội địa trên địa bàn Nghệ An chưa phát triển.

Về mặt vận tải, các tuyến sông địa phương trên địa bàn tỉnh ít có giá trị vận tải do đặc điểm địa hình ngắn và dốc. Lòng sông hẹp, quanh co, khúc khuỷu nên khó để khai thác các loại phương tiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, do đặc điểm khí hậu thủy văn, các lòng sông bị khô cạn thời gian dài trong năm nên việc khai thác vận tải dọc sông không thể thực hiện được. Vào mùa mưa lũ, tốc độ dòng chảy lớn gây mất an toàn.

Vận tải đường bộ là phương thức vận tải chính yếu, đảm nhận hầu hết nhu cầu vận tải của địa phương. Vận tải thủy chỉ là phương thức vận tải thứ yếu, đóng vai trò hỗ trợ và phục vụ nhu cầu dân sinh là chính.

Hoạt động vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa chủ yếu là các hoạt động tự phát, nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu dân sinh của các xã dọc các tuyên sông. Một số làng, xã vẫn phải sử dụng các phương tiện thủy để qua sông như là cách thức duy nhất hoặc đem lại sự nhanh chóng hơn nhiều so với đường bộ. Vận tải thủy phục vụ du lịch có tiềm năng lớn nhưng chưa khai thác được đáng kể.

Khối lượng vận tải thủy kể cả hàng hóa và hành khách là không đáng kể so với đường bộ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hầu như không có sự liên kết đáng kể giữa các huyện, xã.

Tóm lại, các sông ngòi trên địa bàn tỉnh Nghệ An tuy nhiều về số lượng, tổng chiều dài lớn nhưng vận tải thủy trên địa bàn tỉnh vẫn tiểm ẩn sự mất an toàn từ chính hoạt động vận tải nêu trên dù quy mô và mức độ khai thác còn thưa thớt và hạn chế.

2. Về phương tiện thủy nội địa

Đến nay, các phương tiện vận tải hành khách ngang, dọc sông cơ bản đã được đưa vào quản lý. Tổng số phương tiện thủy hoạt động chở khách trên địa bàn tỉnh là 296 phương tiện (09 chiếc chèo tay không phải đăng kiểm), trong đó đã đăng ký 214 chiếc, đã đăng kiểm 224/287 chiếc, các phương tiện này có công suất nhỏ (từ 8 - 20cv).

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại khá nhiều phương tiện vận chuyển hàng hoá và khai thác khoáng sản như cát sỏi, vàng sa khoáng dọc các tuyến sông kênh chưa được kiểm soát chặt chẽ. Các phương tiện này có công suất máy từ 15 -24cv. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 400 phương tiện thuỷ nội địa hoạt động dọc sông, trong đó số phải đăng ký, đăng kiểm là khoảng 350 phương tiện. Tuy nhiên hiện tại mới chỉ có 95 phương tiện đã đăng ký, 140 phương tiện đã đăng kiểm. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ phương tiện thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm còn chưa quyết liệt nên số phương tiện được đăng ký, đăng kiểm chiếm tỷ lệ còn thấp.

Về mục đích sử dụng, các loại phương tiện thủy của tỉnh có thể được phân chia như sau:

- Phương tiện vận chuyển khách và hàng hóa ngang sông;

- Phương tiện cá nhân, hộ gia đình phục vụ dân sinh;

- Phương tiện khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng;

- Phương tiện phục vụ du lịch lòng hồ;

- Phương tiện công vụ.

3. Về hệ thống bến thuỷ nội địa: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 40 bến hàng hoá và 55 bến đò chở khách (gồm 3 bến đò dọc và 52 bến đò ngang sông). Cụ thể các bến có phụ lục kèm theo.

- Về kết cấu bến:

Các bến đò chở khách ngang sông và dọc sông cơ bản đã được UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng, có đường lên xuống bằng bê tông, có nhà chờ cho hành khách... Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, chưa được các huyện sửa chữa kịp thời.

Các bến hàng hoá là bến tạm có kết cấu bằng rọ đá, đá xây. Hệ thống kho bãi chưa được đầu tư xây dựng cụ thể nên việc khai thác còn nhiều hạn chế.

- Quản lý khai thác:

Các bến đò chở khách ngang sông đã được giao cho UBND cấp huyện quản lý hoạt động. Còn các bến hàng hoá thì đa số là bến tự phát do tư nhân quản lý khai thác.

Phần II

DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN

1. Định hướng chung của ngành đường thuỷ nội địa nội địa Việt Nam

Ngày 03/02/2000 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 với định hướng mục tiêu là:

+ Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa đến năm 2020 là cơ sở đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa hợp lý và thống nhất trong cả nước, có quy mô phù hợp với từng vùng lãnh thổ, hình thành những trung tâm nối kết cơ sở hạ tầng dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.

+ Từng bước xây dựng ngành giao thông vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam phát triển đồng bộ và hiện đại cả về luồng tuyến, bến cảng, phương tiện vận tải và bốc xếp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn.

+ Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành giao thông vận tải đường thuỷ nội địa trên cơ sở phát huy nội lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng mọi nguồn vốn nhằm phát triển bền vững, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.

2. Định hướng phát triển đường thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch ngành giao thông vận tải của tỉnh, đồng thời phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển chung của ngành đường thuỷ nội địa Việt Nam.

Đối với đường thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An cần:

+ Phát huy năng lực vận tải đường thuỷ nội địa với mọi thành phần kinh tế trên cơ sở khai thác tốt luồng lạch tự nhiên tận dụng từng đoạn sông để phục vụ vận tải.

+ Xúc tiến các dự án đầu tư, cải tạo, chỉnh trị sông kết hợp với xây dựng thuỷ điện, thuỷ lợi, đáp ứng và hỗ trợ đảm bảo cho nhu cầu vận tải đường thuỷ nội địa.

II. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI

Qua phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển vận tải thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, do đặc điểm điều kiện tự nhiên của hệ thống sông ngòi, vận tải thủy nội địa chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong toàn bộ hoạt động giao thông vận tải của tỉnh Nghệ An. Nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa của tỉnh chủ yếu do vận tải đường bộ đảm nhận. Nhu cầu vận tải đối với vận tải thủy, dù có xu hướng tăng theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, nhưng cũng không vượt quá 1-2% nhu cầu đối với vận tải đường bộ.

- Hoạt động vận tải hành khách bằng đường thủy chủ yếu là phục vụ nhu cầu dân sinh. Ngoài ra, nếu có các giải pháp, chính sách và vốn đầu tư hợp lý có thể phát huy vận tải thủy để phục vụ phát triển du lịch trên các hồ thủy điện.

- Hoạt động vận tải hàng hoá trên các tuyến sông chủ yếu là phương tiện vận chuyển hàng xuôi, còn phương tiện vận chuyển hàng ngược rất ít, chỉ có sông Hoàng Mai phương tiện có vận chuyển hàng ngược và chỉ đạt 65% tải trọng phương tiện. Hệ số lợi dụng quãng đường đạt 20~30%.

- Các tuyến sông chủ yếu vận tải vật liệu xây dựng, một số nông sản, lâm sản vùng ven biển.

Hiện nay hàng hoá vận tải trên các tuyến đường thuỷ nội địa chủ yếu là phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nội tỉnh và một số hàng xuất khẩu bao gồm các loại vật liệu xây dựng như: Cát, đá, sỏi, hàng bách hoá tiêu dùng, hàng lâm sản, hải sản và các loại hàng hoá khác như: Than, phân bón, xi măng....

- Hàng hoá vận chuyển trên sông Lam, được giao lưu từ các vùng như than Khe Bố, gỗ vùng Tương Dương, Kỳ Sơn, đá vôi, mía đường, xi măng Anh Sơn, Đô Lương, cát, sỏi, lương thực, nông hải sản giữa miền xuôi và miền ngược, giữa các vùng ven sông và thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.

- Hàng hoá vận chuyển trên sông Hoàng Mai, Cửa Cờn phục vụ cho vận chuyển hàng vào và hàng đi cho nhà máy xi măng Hoàng Mai chủ yếu là than đá, clinker, gỗ chống lò, xi măng và các loại hàng khác phục vụ cho khu công nghiệp Nam Thanh, Bắc Nghệ.

- Các tuyến sông kênh: Nhà Lê, kênh Vinh, kênh Nam Đàn chủ yếu vận tải các hàng nội tỉnh như nông hải sản, phân bón, vật liệu xây dựng.

- Còn lại các tuyến sông khác khai thác tự nhiên.

Có thể đánh giá chung cầu vận tải trên các tuyến sông so với tiềm năng đáp ứng của đường thuỷ nội địa tuy chưa phải là lớn song do nhu cầu bức thiết, cần được triệt để khai thác.

Phần III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020

I. TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành TCVN 5664:2009 "Phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa":

1. Nguyên tắc xác định cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa

- Nguyên tắc 1: Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa phải được xác định tương ứng với các thời kỳ quy hoạch.

- Nguyên tắc 2: Yếu tố quyết định cấp kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa là trọng tải và kích thước tương ứng của đội tàu vận tải được lựa chọn để khai thác hiệu quả trên tuyến đó.

- Nguyên tắc 3: Việc áp cấp cho liên tuyến nối kết các sông, kênh được áp dụng như sau:

+ Trường hợp 70% của cấp quy hoạch và 30% còn lại đạt dưới cấp kỹ thuật liền kề, sẽ được áp cấp chung theo các cấp đã đạt được 70%.

+ Trường hợp dưới 70% của cấp quy hoạch, cả tuyến sẽ được áp cấp kỹ thuật dưới cấp liền kề theo quy hoạch.

2. Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

Hệ thống đường thủy nội địa được chia thành 7 cấp kỹ thuật, bao gồm: Cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV, cấp V và cấp VI.

Vai trò và chức năng của các tuyến đường thủy nội địa ứng với các cấp kỹ thuật:

Cấp kỹ thuật

Vai trò và chức năng của các tuyến đường thủy nội địa

Đặc biệt

Là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan trên 4x600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải trên 1.000 tấn

I

Là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 4x600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 1.000 tấn

II

Là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan 4x400 tấn và 2x600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 600 tấn

III

Là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 4x400 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 300 tấn

IV

Là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan 2x100 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 100 tấn

V

Là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác với cỡ phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 50 tấn

VI

Là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác với cỡ phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 10 tấn

Theo phân cấp được kỹ thuật đường thuỷ nội địa sẽ xác định thông số kỹ thuật về quy hoạch trên từng tuyến sông, đoạn sông bao gồm:

+ Chiều rộng luồng tàu.

+ Độ sâu luồng tàu (ứng với mực nước kỹ thuật vận tải P 95%).

+ Bán kính đường cong tối thiểu.

+ Khẩu độ và tĩnh không thông thuyền.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

1. Quy hoạch tuyến và tổ chức vận tải thuỷ nội địa

Việc chọn tuyến quy hoạch và nhiệm vụ vận tải của tuyến đường thủy nội địa phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình khu vực;

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của khu vực bao gồm của tất cả các ngành liên quan khác;

- Phù hợp với phong tục tập quán và xu hướng phát triển chung trong vùng;

- Thỏa mãn đầy đủ các quan hệ vận tải của khu vực quy hoạch;

- Đảm bảo việc đi lại của các loại tàu thuyền trên tuyến thuận lợi, an toàn;

- Có điểm thuận lợi phục vụ cho việc neo đậu an toàn khi có gió bão;

- Đảm bảo môi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực;

- Phải tối ưu, đạt yêu cầu về kinh tế kỹ thuật và an ninh quốc phòng…

Trên cơ sở các tuyến hiện hữu đang khai thác, căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, các kết quả dự báo lượng hàng hóa, hành khách, các quy hoạch kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã và đang thực hiện, có thể xác định các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:

a) Các tuyến giao thông chính

* Sông Lam: Đoạn Đô Lương - Con Cuông dài 60km.

Quy hoạch phát triển tuyến sông này nhằm tăng cường khả năng vận chuyển hàng hoá phục vụ Nhà máy chè ở xã Long Sơn, nhà máy xi măng ở Phúc Sơn, nhà máy đường Sông Lam ở xã Đỉnh Sơn, và một số bến cát sỏi tự phát của nhân dân ở thị trấn Anh Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn, Đỉnh Sơn...

* Kênh Nhà Lê: Từ Bến Thuỷ - Khe Nước Lạnh (Quỳnh Lưu) dài 128km.

Tuyến kênh đi song song với Quốc lộ 1A, các bến thuyền, cảng ở thành phố Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu đều có đường bộ ra đến Quốc lộ 1A, tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ rất thuận tiện, tiếp giáp với các khu công nghiệp và kinh tế lớn của tỉnh như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, tương lai là thị xã Hoàng Mai, Khu công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ, các tuyến sông kênh ở sâu trong nội địa đều phải thông qua tuyến kênh này.

b) Các tuyến nhánh:

Quy hoạch tuyến Kênh Nam Đàn - Vinh dài 24km là tuyến nhánh chính có khả năng khai thác vận tải thuỷ được quy hoạch trong mạng lưới đầu tư nhằm phục vụ cho các huyện Nam Đàn - Hưng Nguyên - Vinh. Kênh này được bổ sung từ Sông Lam chảy qua Bara Nam Đàn phục vụ nước cho các trạm bơm điện tuới cho đồng ruộng.

Ngoài ra có thể mở rộng thêm các tuyến nhánh:

+ Sông Lam đoạn Con Cuông - Khe Bố dài 42km.

+ Sông Hiếu từ Quế Phong về Nghĩa Đàn dài 88km;

+ Sông Con từ Nghĩa Đàn đi Tân Kỳ lên Anh Sơn dài 103 km.

2. Quy hoạch quy mô, cấp hạng kỹ thuật các tuyến đường thuỷ nội địa

Với cơ sở hiện trạng tuyến đã trình bày ở trên, căn cứ dự báo nhu cầu vận tải đường thuỷ nội địa trong các năm tới, quy hoạch cấp hạng kỹ thuật các tuyến thuỷ nội địa địa phương của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 như sau:

TT

Tên sông

Phạm vi quản lý

Chiều dài

(km)

Phân cấp kỹ thuật

I

II

III

IV

V

VI

1

Sông Lam

 

319

 

 

 

 

 

 

 

 

Đô Lương - Con Cuông

60

 

 

 

 

+

 

 

 

Con Cuông - biên giới Việt Lào

259

 

 

 

 

 

+

2

Kênh Nhà Lê

 

128

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến Thuỷ - Cầu Cấm

43

 

 

 

+

 

 

 

 

Cầu Cấm - Cầu Bùng

30

 

 

 

 

 

+

 

 

Cầu Bùng - Kênh Gấm

22

 

 

 

 

+

 

 

 

Kênh Gấm - Khe nước lạnh

33

 

 

 

 

+

 

3

Sông Hoàng Mai

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu Tây - Vực Mấu

6

 

 

 

 

 

+

4

Kênh Nam Đàn

Ba ra Nam Đàn - Cầu Đước

24

 

 

 

+

 

 

5

Kênh đào vòm Cóc

Ngã ba sông vòm Cóc

2,1

 

 

 

 

+

 

6

Sông Hiếu

Nghĩa Đàn - Quế Phong

88

 

 

 

 

 

+

7

Sông Con

 

103

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghĩa Đàn - Cây Chanh

73

 

 

 

 

 

+

 

 

Cây Chanh - Lạt

30

 

 

 

 

+

 

8

Sông Giăng

Môn Sơn - Thanh Tiên

30

 

 

 

 

 

+

9

Sông Hoa Quân

Thanh An - Thanh Thịnh

13

 

 

 

 

 

+

10

Sông Rộ

Thanh Khê - Võ Liệt

15

 

 

 

 

 

+

11

Sông Rào Gang

Đô Lương - Thanh Khai

45

 

 

 

 

 

+

3. Quy hoạch phát triển hệ thống bến thủy nội địa

a) Quy hoạch các bến thuỷ phục vụ vận chuyển hành khách

- Các bến thủy nội địa phục vụ chở khách ngang sông và dọc sông hiện nay của tỉnh nằm trên các tuyến đường thuỷ nội địa hầu hết được hình thành xuất phát từ nhu cầu đi lại của nhân dân, hoạt động đã lâu và hiện nay đã được chính quyền các huyện, các xã quản lý.

Vị trí các bến phần lớn nằm trên trục đường liên xã, đường giao thông nông thôn hoặc là nơi đường thủy là sự tiếp cận duy nhất, thuận tiện nhất. Điều này cho thấy sự hợp lý về nhu cầu đi lại của người dân trên cơ sở sự khó khăn và hạn chế tiếp cận và kết nối của các tuyến đường bộ.

Vì vậy trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, quy hoạch giữ nguyên vị trí và số lượng bến thủy nội địa phục vụ chở khách ngang sông, dọc sông như hiện nay, chỉ đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa. Việc đề xuất xây dựng các bến mới sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể trên cơ sở sự cấp phép của địa phương hoặc Sở GTVT tùy theo quy mô và chức năng của bến.

- Đối với bến phục vụ du lịch:

+ Đầu tư nâng cấp bến đò dọc tại lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ (xã Yên Na, huyện Tương Dương) để ngoài chức năng là bến khách dọc sông, đảm nhận vai trò là bến du lịch trên hồ Bản Vẽ.

+ Đầu tư xây dựng nâng cấp bến đò dọc tại đập thuỷ lợi Phà Lài (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông) làm bến du lịch sinh thái rừng quốc gia Pù Mát.

b) Quy hoạch các bến thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá

Trước mắt xoá bỏ các bến tự phát hiện tại, đồng thời triển khai đầu tư xây dựng hệ thống bến hàng hoá đã được phê duyệt tại Quyết định số 238/QĐ.UBND.CN ngày 22/01/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt "Quy hoạch hệ thống cảng, bến thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2020". Cụ thể như sau:

Bến hàng hoá gồm có 11 bến (tuyến sông Lam 03 bến, tuyến kênh Vinh 02 bến, tuyến kênh Nhà Lê 01 bến, tuyến kênh Nam Đàn - Vinh 01 bến, tuyến sông Hoàng Mai 02 bến, tuyến sông Cấm 02 bến).

Bến hàng hoá phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định cụ thể sau đây:

+ Phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực.

+ Vị trí bến có địa hình, thuỷ văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn, thuận lợi.

+ Có đủ thiết bị để phương tiện neo buộc; Có đủ đèn chiếu sáng nếu hoạt động xếp dỡ ban đêm.

+ Lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định.

* Trên tuyến sông Lam có 03 bến, gồm:

- Bến Dùng:

Vị trí: Khoảng km96 bờ tả ngạn Sông Lam (thị trấn Dùng, Thanh Chương).

Bến Dùng là nơi tập kết thuyền bè nhận và trả hàng đi xuôi Nam Đàn hoặc ngược Sông Lam lên Đô Lương.

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận tàu trọng tải 20tấn và các thiết bị hoạt động trên bến với chi phí đầu tư phù hợp với quy mô khai thác.

- Bến thị trấn Phúc Sơn:

Vị trí: Khoảng km136 bờ phải Sông Lam (tại thị trấn Phúc Sơn, Anh Sơn).

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận tàu, thuyền trọng tải đến 20tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác. Do vướng ba ra Đô Lương và âu Vòm Cóc, mùa khô nước cạn, mùa mưa tịnh không âu Vòm Cóc không đủ cho tàu thuyền loại trên 20 tấn lưu thông. Bến thị trấn Phúc Sơn được đầu tư xây dựng để phục vụ cho khu vực, vận chuyển xi măng cho nhà máy xi măng Phúc Sơn, nơi tập kết hàng hoá để thuyền bè nhận và trả hàng đi các huyện dọc sông Lam từ Đô Lương lên đến thị trấn Hoà Bình (huyện Tương Dương).

- Bến thị trấn Con Cuông:

Vị trí: Khoảng Km165 bờ phải Sông Lam (tại thị trấn Con Cuông).

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận tàu, thuyền trọng tải đến 20tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác.

Bến thị trấn Con Cuông được đầu tư xây dựng để phục vụ cho khu vực, nơi tập kết hàng hoá để thuyền bè nhận và trả hàng đi các huyện dọc sông Lam.

* Trên tuyến kênh Vinh có 02 bến, gồm:

- Bến Cửa Tiền (tại bến VLXD trước đây, phường cửa Nam, TP Vinh):

Bến Cửa Tiền được quy hoạch thay thế bến cát sỏi và VLXD hiện nay, phục vụ du lịch và thương mại chợ Vinh.

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 20 tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác.

- Bến Cầu Đước (Km6+700 kênh Vinh, phường cửa Nam, TP Vinh):

Do bến cát sỏi Cửa Tiền nằm ở khu vực trung tâm thành phố Vinh, gây mất an toàn và ô nhiễm môi trường, đã được quy hoạch phục vụ du lịch. Nên cần có bến để nhận và trả hàng, bốc xếp VLXD khu vực, vận chuyển xi măng Cầu Đước.

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 20 tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác.

* Trên tuyến kênh Nhà Lê có 01 bến:

- Bến Hưng Đông:

Vị trí: xã Hưng Đông, TP Vinh. Được nối bởi kênh Vinh và kênh đào Nam Đàn - Hưng Nguyên vào kênh Nhà Lê ra Xã Đoài.

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 20 tấn.

Là nơi tập kết thuyền bè nhận và trả hàng, bốc xếp VLXD khu vực.

* Trên tuyến kênh Nam Đàn - Vinh có 01 bến:

- Bến Cầu Mượu:

Vị trí: Khoảng km8+800 kênh Nam Đàn (xã Hưng Đạo, Hưng Nguyên).

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 20 tấn.

Là nơi tập kết thuyền bè nhận và trả hàng, bốc xếp VLXD khu vực.

* Trên tuyến sông Hoàng Mai có 02 bến, gồm:

- Bến Quỳnh Phương:

Vị trí: Khoảng Km05 bờ trái sông Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu), phía Đông cầu Hoàng Mai khoảng 600 mét, cách Cửa Cờn 3km, cách Quốc lộ 1A 3km và cách nhà máy xi măng Hoàng Mai 7km, gần cửa kênh đào Nhà Lê thuộc xã Quỳnh Dị - huyện Quỳnh Lưu.

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 50 tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi gần Cửa Cờn sông Hoàng Mai, bến phục vụ xếp dỡ hàng hoá khu vực kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ, nhà máy xi măng Hoàng Mai ....

- Bến Mai Hùng:

Vị trí: Khoảng km11+700 bờ trái sông Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu).

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 20 tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác.

* Trên tuyến sông Cấm có 02 bến, gồm:

- Bến thượng lưu cảng Cửa Lò:

Vị trí: Khoảng Km03 bờ trái sông Cấm (xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc). Phục vụ xếp dỡ, tập kết vật liệu xây dựng, chất đốt, hàng hoá khu vực.

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 50 tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác.

- Bến Nghi Phương:

Vị trí: Khoảng Km18+400 bờ trái sông Cấm (xã Nghi Phương, Nghi Lộc).

Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 30 tấn và các thiết bị hoạt động trên bến phù hợp với quy mô khai thác.

4. Quy hoạch phát triển cơ khí sửa chữa, đóng mới phương tiện đường thuỷ nội địa

a) Các yêu cầu của mạng lưới cơ khí đường thuỷ nội địa.

Nghệ An đã có những cảng có vị trí quan trọng trong hệ thống cảng biển của cả nước, vì vậy sẽ có tàu biển loại lớn và vừa ra vào cảng. Việc xây dựng cơ sở sửa chữa tàu biển về lâu dài là cần thiết. Mặt khác trong những năm gần đây phát triển các đội tàu biển đánh bắt hải sản xa bờ mạnh, cùng với sự gia tăng của các đội tàu thuyền vận tải đường thuỷ nội địa nên đòi hỏi ngành sửa chữa cơ khí, đóng tàu thuyền cần phải có bước tiến mới.

Vì vậy, như đã nêu trên khu vực quốc doanh phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo với kỹ thuật cao. Khu vực ngoài quốc doanh cũng cần thành lập các tổ hợp sửa chữa đóng mới phương tiện nhỏ và vừa sử dụng phù hợp với đặc điểm từng vùng.

b) Đầu tư cho mạng lưới cơ khí đường thuỷ nội địa.

Vận tải đường thuỷ nội địa nội tỉnh trong giai đoạn này chủ yếu vẫn do khối hợp tác xã và tư nhân đảm nhận, tự hạch toán kinh tế, tự góp vốn đầu tư cho phương tiện.

Đối với các loại phương tiện đường thuỷ nội địa trọng tải 50 tấn cần có các cơ sở cơ khí thủy, có điều kiện mặt bằng và thiết bị phù hợp để nâng cao chất lượng của phương tiện. Các phương tiện nhỏ hơn có thể đóng theo phương pháp thủ công, tận dụng các thiết bị hiện có để giảm chi phí đầu tư.

Cần khuyến khích sự phát triển của các cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện thủy do tư nhân đầu tư. Ngoài ra cần tập trung đầu tư từ 2 - 3 cơ sở cơ khí thủy quy mô vừa và nhỏ cho phương tiện vận tải sông và phục vụ cho sửa chữa đóng mới phương tiện đánh bắt hải sản.

Ba cơ sở được kiến nghị đầu tư nâng cấp và đưa vào quản lý đó là:

- Xưởng sửa chữa tàu thuyền của Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Nghệ An.

- Xưởng sửa chữa tàu thuyền của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An.

- Cơ sở sửa chữa phương tiện của Công ty CP QL&XDGT thủy bộ Nghệ An. Về nhu cầu đóng mới, sửa chữa phương tiện sẽ được nghiên cứu, tính toán cụ thể trong các bước tiếp theo.

c) Biện pháp nâng cao năng lực vận tải thuỷ.

Cơ cấu đội tàu và phương thức hoạt động cụ thể:

- Đội tàu chở các nguồn hàng như: Than, đá, sỏi, cát...

- Đội tàu chuyên chở các mặt hàng nông lâm sản.

- Đội tàu chuyên chở hành khách du lịch.

Trước mắt ngành vận tải đường thuỷ cần sử dụng lực lượng vận tải của khối tư nhân là chủ yếu, cần nghiên cứu và vận dụng chính sách khuyến khích phát huy năng lực của đội ngũ này. Đối với nhu cầu vận tải của các nhà máy, khu công nghiệp kinh tế trọng điểm cần có lực lượng vận tải đủ để chủ động cung ứng điều tiết thị trường đường thuỷ nội địa.

5. Khái toán kinh phí

a) Phân kỳ đầu tư

* Tuyến sông Lam:

- Đoạn Đô Lương - Con Cuông dài 60,0 Km.

+ Giai đoạn 2012-2015: Đầu tư nạo vét, hệ thống báo hiệu đảm bảo cho phương tiện 10~30 tấn hoạt động bình thường (Không qua âu Núi Cóc).

+ Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư nạo vét, thanh thải các chướng ngại vật trên tuyến, tiêu chuẩn hoá hệ thống phao tiêu, báo hiệu đảm bảo cho phương tiện 50~200 tấn hoạt động bình thường (Không qua âu Núi Cóc).

- Đoạn từ Con Cuông - Biên giới Việt Lào dài 259,0 Km.

+ Giai đoạn 2012-2015: Quản lý hành chính.

+ Giai đoạn 2016-2020: Lắp đặt biển báo hiệu ATGT trên tuyến.

* Tuyến Kênh Nhà Lê:

- Đoạn từ Bến Thuỷ - Cầu Cấm dài 43km (Đã quản lý từ năm 2002).

+ Giai đoạn 2012-2015: Đầu tư lắp đặt hệ thống biển báo hiệu trên tuyến đảm bảo cho phương tiện 10~30 tấn hoạt động tạm thời.

+ Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư nạo vét, thanh thải các chướng ngại vật trên tuyến, tiêu chuẩn hoá hệ thống phao tiêu, báo hiệu đảm bảo cho phương tiện 10~30 tấn hoạt động bình thường

- Các đoạn:

Đoạn từ Cầu Cấm đến Cầu Bùng dài 30km;

Đoạn Kênh Gấm từ cầu Bùng đến Ngã 3 Thơi (Quỳnh Lưu) dài 22km;

Đoạn kênh Hàu - kênh Mơ - kênh Son - kênh Cát Vàng, từ Ngã 3 Thơi đến khe Nước Lạnh thuộc địa phận Quỳnh Lưu dài 33km:

+ Giai đoạn 2012-2015: Quản lý hành chính.

+ Giai đoạn 2016-2020: Lắp đặt biển báo hiệu ATGT trên tuyến cho phương tiện 10~30 tấn hoạt động tạm thời.

* Tuyến Kênh Nam Đàn -:- Vinh:

+ Giai đoạn 2012-2015: Thanh thải các chướng ngại vật trên tuyến, lắp đặt hệ thống báo hiệu an toàn giao thông trên tuyến đảm bảo cho phương tiện 10~30 tấn hoạt động tạm thời.

+ Giai đoạn 2016-2020: Nạo vét dọc tuyến, tiêu chuẩn hoá hệ thống báo hiệu đảm bảo cho phương tiện 10~30 tấn hoạt động bình thường.

* Phương tiện vận tải thuỷ:

+ Giai đoạn 2012-2015: Duy trì các đội tàu hiện có, đóng mới các đội tàu có trọng tải từ 30 tấn-50 tấn và tàu chở khách từ 25 ghế-50 ghế.

+ Giai đoạn 2016-2020: Duy trì các đội tàu hiện có, đóng mới các đội tàu có trọng tải từ 30 tấn-50 tấn, 100 tấn-500 tấn và tàu chở khách từ 25 ghế-100 ghế.

* Mạng lưới công nghiệp cơ khí thuỷ:

+ Giai đoạn 2012-2015: Duy trì và nâng cấp các xưởng sửa chữa tư nhân, ưu tiên sửa chữa nâng cấp nhà máy đóng tàu Sông Lam tại khu vực Bến Thuỷ.

+ Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư xây dựng xưởng sửa chữa và đóng mới tàu khách, tàu hàng cho hai khu vực phát triển và cung ứng nguồn hàng cho các đội tàu tại sông Lam và sông Hoàng Mai.

* Trang thiết bị công tác:

+ Giai đoạn 2012-2015: Đầu tư các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho công

tác QLTX và ĐBGT như: Xuồng cao tốc phục vụ kiểm tra, Tàu cứu hộ, Hệ thống thông tin liên lạc, Thiết bị khảo sát.

+ Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư thiết bị nạo vét luồng lạch đảm bảo nhằm phát triển vận tải đường thuỷ nội địa.

* Xây dựng các bến thủy nội địa:

+ Giai đoạn 2012-2015: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các bến khách ngang sông hiện tại.

+ Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư xây dựng các bến phục vụ du lịch và các bến hàng hóa.

b) Khái toán vốn đầu tư:

* Các tuyến giao thông chính: 36,90 tỷ đồng.

Bao gồm:

Tuyến sông Lam:

- Đoạn Đô Lương - Con Cuông dài 60,0 Km.

* Khối lượng:

+ Sửa chữa thường xuyên: 9 năm.

+ Nạo vét các bãi cạn: 231.076,00 m3.

+ Biển báo hiệu các loại: 146 bộ.

+ Phao tiêu 1m: 65 quả.

* Mức đầu tư: 22,79 tỷ đồng.

+ Sửa chữa thường xuyên: 13,50 tỷ đồng.

+ Nạo vét các bãi cạn: 7,43 tỷ đồng.

+ Biển báo hiệu các loại: 0,75 tỷ đồng.

+ Phao tiêu 1m: 1,11 tỷ đồng.

- Đoạn từ Con Cuông - Biên giới Việt Lào dài 259,0 Km.

* Khối lượng:

+ Quản lý hành chính nhà nước: 9 năm.

+ Lắp đặt một số báo hiệu ATGT trên tuyến: 76 vị trí.

* Mức đầu tư: 2,05 tỷ đồng.

+ Quản lý hành chính nhà nước: 1,80 tỷ đồng.

+ Lắp đặt một số báo hiệu ATGT: 0,25 tỷ đồng.

Tuyến Kênh Nhà Lê:

- Đoạn từ Bến Thuỷ - Cầu Cấm dài 43km (Đã quản lý từ năm 2002).

* Khối lượng:

+ Sửa chữa thường xuyên: 9 năm.

+ Khối lượng nạo vét: 6.727,53 m3.

+ Biển báo hiệu các loại: 125 bộ.

* Mức đầu tư: 11,04 tỷ đồng.

+ Sửa chữa thường xuyên: 9,00 tỷ đồng.

+ Khối lượng nạo vét: 1,47 tỷ đồng.

+ Biển báo hiệu các loại: 0,57 tỷ đồng.

- Các đoạn:

+ Đoạn 2 từ Cầu Cấm đến Cầu Bùng dài 30km.

+ Đoạn 3 Kênh Gấm từ cầu Bùng đến Ngã 3 Thơi (Quỳnh Lưu) dài 22km.

+ Đoạn kênh Hàu - kênh Mơ - kênh Son - kênh Cát Vàng, từ Ngã 3 Thơi đến khe Nước Lạnh thuộc địa phận Quỳnh Lưu dài 33km.

* Khối lượng:

+ Quản lý hành chính nhà nước: 9 năm.

+ Lắp đặt một số báo hiệu ATGT trên tuyến: 32 vị trí.

* Mức đầu tư: 1,02 tỷ đồng.

+ Quản lý hành chính nhà nước: 0,90 tỷ đồng.

+ Lắp đặt một số báo hiệu ATGT: 0,12 tỷ đồng.

* Các tuyến giao thông nhánh: 6,32 tỷ đồng.

Bao gồm:

Tuyến kênh Nam Đàn -:- Vinh:

* Khối lượng:

+ Sửa chữa thường xuyên: 9 năm.

+ Nạo vét tuyến luồng: 1.100 m3.

+ Lắp đặt báo hiệu: 115 bộ.

* Mức đầu tư: 6,32 tỷ đồng.

+ Sửa chữa thường xuyên: 4,95 tỷ đồng.

+ Nạo vét tuyến luồng: 0,85 tỷ đồng.

+ Lắp đặt báo hiệu: 0,52 tỷ đồng.

* Phương tiện vận tải thuỷ: 38,50 tỷ đồng

Bao gồm:

* Đội tàu vận tải có trọng tải 30 đến 50 tấn:

- Số lượng: 3 đội x 5 phương tiện/đội = 15 phương tiện

- Công suất: 2.250 CV/15 phương tiện

- Sản xuất tại: Nhà máy đóng tàu Sông Lam

- Phạm vi hoạt động: Sông Lam, sông Hoàng Mai

- Mức đầu tư: 19,25 tỷ đồng

* Tàu vận tải có trọng tải 100 đến 500 tấn:

- Số lượng: 6 phương tiện

- Công suất: 2.400 CV/6 phương tiện

- Sản xuất tại: Nhà máy đóng tàu Sông Lam

- Phạm vi hoạt động: Sông Lam, sông Hoàng Mai và pha sông biển

- Mức đầu tư: 14,00 tỷ đồng

* Tàu vận tải hành khách có số ghế 25 đến 100 hành khách:

- Số lượng: 5 phương tiện

- Công suất: 250 CV/5 phương tiện

- Sản xuất tại: Nhà máy đóng tàu Sông Lam

- Phạm vi hoạt động: Sông Lam, sông Hoàng Mai và các đảo gần bờ

- Mức đầu tư: 5,25 tỷ đồng

* Các cơ sở công nghiệp cơ khí thuỷ: 7,50 tỷ đồng.

Bao gồm:

- Xưởng tại Bến Thuỷ: 4,5 tỷ đồng (01 xưởng).

- Xưởng tại sông Hoàng Mai: 3 tỷ đồng (01 xưởng).

* Trang thiết bị công tác: 65,60 tỷ đồng.

Bao gồm:

- Xuồng cao tốc phục vụ kiểm tra: 05 cái.

- Tàu nạo vét luồng lạch: 01 cái.

- Tàu cứu hộ: 01 cái.

- Hệ thống thông tin liên lạc: 05 bộ.

- Thiết bị khảo sát: 01 bộ.

* Xây dựng bến thủy: 26,00 tỷ đồng.

Bao gồm:

- Bến phục vụ du lịch: 15 tỷ đồng.

+ Bến Phà Lài: 05 tỷ đồng.

+ Bến Bản Vẽ: 10 tỷ đồng.

- Bến hàng hóa: 11 tỷ đồng

c) Tổng mức đầu tư: 180,82 tỷ đồng.

Trong đó:

- Mức đầu tư các tuyến sông chính: 36,90 tỷ đồng.

- Mức đầu tư các tuyến nhánh: 06,32 tỷ đồng.

- Mức đầu tư cho phương tiện vận tải thuỷ: 38,50 tỷ đồng.

- Mức đầu tư nâng cấp và xây dựng xưởng: 07,50 tỷ đồng.

- Mức đầu tư thiết bị phục vụ công tác: 65,60 tỷ đồng.

- Mức đầu tư xây dựng bến thủy: 26,00 tỷ đồng

- Nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn:

+ Giai đoạn 2012 - 2015: 106,82 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 74,00 tỷ đồng.

d) Nguồn vốn:

- Nguồn vốn:

+ Nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm.

+ Vốn vay tín dụng và tài trợ quốc tế.

+ Vốn liên doanh, liên kết.

+ Vốn thu từ hoạt động GTVT.

+ Vốn kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và khai thác.

+ Vốn nhân dân đóng góp.

- Khả năng các nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách hiện tại vẫn là nguồn vốn đầu tư chính của ngành đường thuỷ nội địa (kể cả đầu tư XDCB và SCTX) những năm qua chỉ đáp ứng được 50% cho công tác sửa chữa thường xuyên.

+ Nhu cầu kinh phí cho đầu tư các dự án, vốn cho nâng cấp, xây dựng mới thì rất lớn nhưng được đầu tư rất ít không đáng kể.

+ Cần ưu tiên, dành tỷ lệ thoả đáng vốn cho ngành giao thông đường thuỷ nội địa là hết sức cần thiết, song để đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư dự án nếu chỉ cân đối trong ngành thì rất khó khăn.

+ Cần tranh thủ và tạo thêm các nguồn vốn khác.

e) Giải pháp sử dụng vốn đầu tư xây dựng phát triển GTVT đường thủy nội địa:

+ Vốn ngân sách:

- Đầu tư cho các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Luồng tuyến, công trình bến, công trình hạ tầng kỹ thuật cảng bến.

(Điện, cấp thoát nước, thông tin, liên lạc)

+ Vốn vay và liên doanh:

- Đầu tư cho các công trình, các thiết bị chính phục vụ cho XDCB, vốn lưu động ban đầu.

- Vốn đóng góp của nhân dân: Đầu tư vào các công trình dịch vụ, phương tiện vận tải.

Phần IV

CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

1. Các cơ chế chính sách về quản lý GTVT thuỷ nội địa

a) Chính sách đảm bảo nguồn tài chính cho quản lý giao thông ĐTNĐ Tỉnh cần phải có chính sách duy trì nguồn tài chính cho công tác quản lý nhà nước về giao thông ĐTNĐ (gồm có chi trả lương nhân sự, các khoản chi thường xuyên cho hoạt động của đơn vị quản lý trực tiếp, các khoản chi cho điều tra thống kê, ...). Chính sách đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động quản lý giao thông ĐTNĐ là điều kiện tiên quyết để tiếp tục thực hiện các chính sách và giải pháp khác.

b) Chính sách tăng cường quản lý thường xuyên đối với giao thông ĐTNĐ

Tăng cường quản lý thường xuyên đối với giao thông ĐTNĐ bao gồm các công tác kiểm tra, thống kê, báo cáo thường xuyên đối với các biến động về kết cấu hạ tầng, phương tiện, lưu lượng, vận tải. Công tác này đòi hỏi một chế độ chính sách cụ thể đối với từng điều kiện giao thông và nhân sự của địa phương, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực.

c) Chính sách quản lý và thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông ĐTNĐ

Đối với các hạng mục thuộc tuyến đường thuỷ nội địa do Trung ương quản lý, cần thường xuyên phối hợp với Cục đường thủy nội địa Việt Nam để nắm bắt các chủ trương và hoạt động để chủ động phối hợp các hoạt động của địa phương.

Quản lý đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới luồng tuyến giao thông thủy nội địa, cảng, bến của địa phương phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch. Trong trường hợp chưa có trong quy hoạch thì phải nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để đảm bảo phù hợp quy hoạch chung, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí và bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương xuống địa phương.

Quản lý thống nhất giao thông đường thủy nội địa với các công trình vượt sông, thủy lợi liên quan như cầu đường bộ, đường sắt, đường dây điện, cống ngăn nước, lấy nước… đảm bảo phù hợp với cấp ĐTNĐ quy hoạch.

d) Chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý giao thông ĐTNĐ

Nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý giao thông ĐTNĐ. Giải quyết sự thiếu hụt thực tế chưa có cán bộ chuyên môn về giao thông đường sông bằng các giải pháp tuyển dụng cán bộ đúng chuyên môn hoặc cử đi đào tạo theo các hình thức tại chức, ngắn hạn. Ngoài ra, duy trì chế độ báo báo thường xuyên cũng là một giải pháp đào tạo thực hành.

Đồng thời với nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý giao thông ĐTNĐ là nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ điều khiển phương tiện ĐTNĐ, thuyền viên. Đây chính là chính sách phát triển đồng bộ và bền vững đối với giao thông ĐTNĐ. Chính sách này phải được quán triệt trên tinh thần quản lý trên cơ sở hiểu biết và tự giác.

Chính sách đào tạo chuyên ngành và cấp chứng chỉ chuyên môn phải linh hoạt, phù hợp thực tế, điều kiện từng địa phương để đảm bảo hiệu quả đào tạo cũng như hiệu quả trên thực tế. Tỉnh cần chủ động trong các công tác tổ chức đào tạo, có các chế độ tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên.

2. Các cơ chế chính sách về thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông ĐTNĐ

Vốn từ ngân sách được xác định là nguồn chính đầu tư cho phát triển hạ tầng tuyến. Các hạng mục đầu tư thường là nạo vét luồng lạch, chỉnh trị luồng, chống sạt lở, hệ thống thông tin, phao tiêu - báo hiệu, ...

Ngoài ra, cần thực hiện nhiều hình thức đầu tư hạ tầng để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác:

- Đối với các cảng, bến, luồng tàu phục vụ du lịch có nhiều thành phần kinh tế tham gia đón nhận trả khách, Nhà nước đầu tư vốn và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

- Đối với cảng, bến phục vụ cho khách du lịch riêng của các doanh nghiệp: Doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư cảng bến, hệ thống phao tiêu báo hiệu trên cơ sở khi lập dự án đầu tư về quy mô xây dựng có sự thỏa thuận của cấp có thẩm quyền.

- Đối với các công trình cảng, bến phục vụ vận chuyển hàng hoá thì nguồn vốn được xác định là từ doanh nghiệp. Nhà nước chỉ tạo điều kiện về định hướng quy hoạch, hỗ trợ các thủ tục hành chính, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp triển khai giải ngân nhanh chóng, hiệu quả.

Đối với các bến hàng hóa, hành khách quan trọng tại các trung tâm huyện, cần có nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách để làm động lực và kích cầu các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và thu hồi vốn qua thu phí.

Đối với những bến đò ngang, cần vận dụng linh hoạt giữa các hình thức Nhà nước đầu tư và xã hội đầu tư. Các bến đông khách thì chủ động giao hay cho đấu thầu đầu tư. Các bến vắng hơn thì cần hỗ trợ bằng ngân sách để đảm bảo nhu cầu đi lại an toàn của nhân dân.

- Đối với hệ thống phao tiêu, biển báo, báo hiệu luồng: Nhà nước đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

- Đối với phương tiện vận tải: Vốn đầu tư phương tiện vận tải thủy do các doanh nghiệp tự đầu tư theo nhu cầu của thị trường và khả năng của mỗi doanh nghiệp và cá nhân. Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với các công việc như xác nhận hiệu quả dự án, bảo đảm vay vốn, hỗ trợ thủ tục đăng ký, đăng kiểm, ... đặc biệt tỉnh cần có cơ chế chính sách vay vốn ưu đãi đối với việc phát triển vận tải thủy với chất lượng cao và tính năng kỹ thuật an toàn.

II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để triển khai và tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch sau khi đã được phê duyệt, nên thực hiện các giải pháp sau:

- Công bố quy hoạch để các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện và kêu gọi đầu tư;

- Đảm bảo về chính sách tài chính cho hệ thống quản lý giao thông ĐTNĐ;

- Giao nhiệm vụ triển khai thành lập các trạm quản lý giao thông ĐTNĐ;

- Giao nhiệm vụ theo dõi thống kê thường xuyên và duy trì chế độ báo cáo thường xuyên về giao thông ĐTNĐ;

- Thường xuyên bám sát các chủ trương, dự án từ cấp Trung ương (Bộ GTVT, Cảng vụ, Cục đường thủy nội địa, các đoạn quản lý đường sông);

- Tạo điều kiện cung cấp thông tin và tiếp xúc với các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào bến;

- Tranh thủ các nguồn lực từ ngân sách và các nguồn từ doanh nghiệp để lập các phương án quy hoạch, thiết kế chi tiết để giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng về dự án, tạo điều kiện triển khai thu hút đầu tư;

- Có các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai nhanh chóng, hoàn vốn được.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quản lý quy hoạch

a) Sở Giao thông vận tải là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 sau khi phê duyệt.

b) Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ quỹ đất theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển theo quy hoạch được duyệt.

c) Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Kế hoạch Đầu tư căn cứ vào quy hoạch đã được duyệt triển khai kế hoạch đầu tư phát triển từng kỳ kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện đáp ứng nhu cầu phát triển.

2. Triển khai thực hiện quy hoạch

a) Giao cho Sở Giao thông vận tải công bố và căn cứ quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 để xây dựng

kế hoạch đầu tư từ nay đến 2020 theo quy hoạch được duyệt.

b) Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

c) Công ty CP QL&XD GT Thuỷ Bộ Nghệ An thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng của các tuyến đường thuỷ nội địa được giao quản lý từ nguồn kinh phí được cấp, có thể kết hợp nguồn vốn khác để nạo vét luồng lạch, tận thu bùn, cát làm vật liệu san lấp các công trình trên địa bàn tỉnh.

d) Nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển cảng, bến, kho bãi đường thủy nội địa được phép huy động từ nhiều nguồn vốn hợp pháp để đầu tư xây dựng cảng theo quy hoạch.

đ) Trình tự đầu tư xây dựng cảng, bến thuỷ nội địa được thực hiện theo đúng

Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn liên quan.

e) Công tác bảo vệ môi trường thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan.

g) Thủ tục công bố cảng, bến thủy nội địa theo Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

h) Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung, quy mô quy hoạch xây dựng cần phải điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo yêu cầu quản lý, khai thác; yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các ngành chức năng có liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản để xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2216/QĐ-UBND ngày 18/06/2012 về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.819

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.239.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!