ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 163/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng, ngày
15 tháng 08 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH
SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi
trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 08/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm
2005;
Căn cứ Quyết định số
34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41/2004/NQ-TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Chỉ thị số
29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
Căn cứ Quyết định số
1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”;
Căn cứ Kế hoạch số
09/KH-UBND ngày 18/4/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng về phát triển kinh tế - xã hội
05 năm, giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt
Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 - 2015,
định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC CHỈ
TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu tổng quát
- Hoạch định tổng quát và
đầy đủ chương trình quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp tỉnh Sóc
Trăng, làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án cụ thể.
- Chủ động phòng ngừa và
xử lý ô nhiễm môi trường công nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng việc xử lý nước
thải, khí thải, chất thải rắn phát sinh do sản xuất công nghiệp và chất thải
nguy hại; góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống, đảm bảo sức khỏe con
người.
- Nâng cao năng lực quản
lý nhà nước của cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực môi trường công nghiệp;
trong đó, tập trung vào công tác lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường,
kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp.
- Nghiên cứu, ban hành
các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất công nghiệp phát triển sản
xuất cùng với việc chấp hành nghiêm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Áp dụng rộng rãi sản xuất
sạch hơn tại các cơ sở sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu vào quá trình sản xuất thông qua việc
giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm.
- Khuyến khích và kêu gọi
các doanh nghiệp sản xuất sạch nhằm hướng tới kinh doanh bền vững, nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu giảm thiếu
phát thải gây ô nhiễm và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, hướng tới kinh doanh
bền vững.
- Xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu tổng hợp phục vụ quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp.
- Kiểm soát ô nhiễm môi
trường công nghiệp là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, của
các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Chỉ tiêu về môi trường
đến năm 2015
- 50% cơ sở sản xuất công
nghiệp, 80% cán bộ các cấp, các ngành và địa phương nhận thức được lợi ích của
việc áp dụng sản xuất sạch hơn.
- 25% cơ sở sản xuất công
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm từ 5 - 8% mức tiêu thụ năng lượng,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
- Trên 95% cơ sở sản xuất
đang hoạt động đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.
- Trên 95% chất thải rắn
sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ tại khu, cụm công nghiệp được lưu giữ, thu
gom và xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.
- Trên 95% chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố, thị xã, thị trấn; trên 40% chất thải rắn sinh hoạt tại khu
dân cư nông thôn, làng nghề được lưu giữ, thu gom và xử lý đạt quy chuẩn, tiêu
chuẩn môi trường.
- 100% chất thải nguy hại
và chất thải y tế được lưu giữ, thu gom và xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi
trường.
- Thành lập Văn phòng sản
xuất sạch hơn thuộc Sở Công Thương.
- Thành lập Quỹ bảo vệ
môi trường của tỉnh Sóc Trăng.
b) Định hướng đến năm
2020
- 90% cơ sở sản xuất công
nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp.
- 50% cơ sở sản xuất công
nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất
sạch hơn tiết kiệm được từ 8 - 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận
chuyên trách về sản xuất sạch hơn.
- 90% cán bộ chuyên trách
có đủ năng lực hướng dẫn công tác áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản
xuất công nghiệp.
- 90% tổng lượng chất thải
rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;
trong đó có 75% lượng chất thải rắn công nghiệp được thu hồi để tái sử dụng và
tái chế.
- 70% tổng lượng chất thải
rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn
môi trường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Cải thiện chất lượng môi trường
công nghiệp
- Tổ chức quản lý, xử lý
nghiêm tình hình phát sinh chất thải, chất thải nguy hại tại các cơ sở công
nghiệp theo quy định.
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng
thí điểm mô hình quản lý và xử lý chất thải nguy hại với quy mô phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội
hóa hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch lộ trình di dời
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
nằm xen kẽ trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Lập các dự án đầu tư cải
tạo một số tuyến sông, kênh, rạch thoát nước bị ô nhiễm nghiêm trọng tại các
huyện, thị xã, thành phố (đặc biệt chú trọng lập các dự án nghiên cứu, đánh giá
sức chịu tải đối với các sông, kênh, rạch trực tiếp nhận nước thải từ các cơ sở
sản xuất công nghiệp, khu cụm công nghiệp) làm cơ sở áp dụng các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường và cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
2. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường công
nghiệp
- Xây dựng, hoàn thiện và
tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khu, cụm công nghiệp
và tại các cơ sở công nghiệp không tập trung.
- Ban hành các cơ chế,
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý ô nhiễm công nghiệp như khuyến
khích xã hội hóa các hoạt động thu gom và xử lý các loại chất thải trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và hoàn thiện
cơ chế hoạt động Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh.
- Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định liên quan đến nội dung
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường, kiểm soát ô nhiễm sau khi thực hiện các thủ tục về môi trường.
3. Tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm
môi trường công nghiệp
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý ô nhiễm công
nghiệp tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2012-2015.
- Lập dự án đầu tư xây dựng
hệ thống quan trắc môi trường Khu Công nghiệp An Nghiệp và một số cơ sở sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến
năm 2020.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực quản lý môi trường tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012-2015 và đến năm 2020.
- Nâng cao năng lực cán bộ
tham gia công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
4. Nâng cao nhận thức về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp
- Xây dựng và triển khai
kế hoạch truyền thông về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện kế hoạch liên
tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức
chính trị - xã hội và đoàn thể giai đoạn 2012-2015 trong việc tuyên truyền, phổ
biến các quy định về bảo vệ môi trường.
- Triển khai các dự án về
sản xuất sạch hơn giai đoạn từ nay đến năm 2015 theo Quyết định số 224/QĐ-UBND
ngày 05/10/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Kế hoạch hành động áp
dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015.
- Xây dựng và hướng dẫn sử
dụng sổ tay về quản lý môi trường cho doanh nghiệp, Sổ tay truyền thống nâng
cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh công tác thi đua
bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2012-2015.
III. CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN
THỰC HIỆN VÀ NGUỒN KINH PHÍ
1. Danh mục các nhiệm vụ, dự án dự kiến
ưu tiên thực hiện giai đoạn 2012 - 2015,
định hướng đến năm 2020: Chi tiết theo phụ lục đính
kèm Quyết định này.
2. Nguồn kinh phí
Tổng vốn dự kiến thực hiện
chương trình giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 là 38.100 triệu đồng
(Ba mươi tám tỷ, một trăm triệu đồng), được phân kỳ như sau:
a) Giai đoạn 2012 - 2015:
19.100 triệu đồng (Mười chín tỷ, một trăm triệu đồng); trong đó:
- Vốn dự án VPEG: 400 triệu;
- Ngân sách nhà nước:
6.000 triệu;
- Sự nghiệp môi trường:
12.700 triệu.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
19.000 triệu (Mười chín tỷ đồng); trong đó:
- Ngân sách nhà nước:
2.000 triệu;
- Sự nghiệp môi trường:
17.000 triệu.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên
và Môi trường
- Là cơ quan thường trực,
chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch
hoạt động hàng năm cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phối hợp các
đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước, kiểm soát ô nhiễm môi trường
công nghiệp theo các nội dung của quyết định; theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo
cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện.
- Tham mưu UBND tỉnh
thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh
Sóc Trăng giai đoạn 2012-2015, định hướng đến 2020.
2. Các sở, ban ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố
- Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về môi trường có liên quan đến quản lý ô nhiễm công nghiệp, định kỳ
báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng
mắc kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều
2. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như
Điều 3;
- Bộ TN&MT;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: HC, KT, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thành Trí
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
DỰ KIẾN ƯU TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2012-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh Sóc Trăng)
Đơn vị tính: Triệu
đồng
STT
|
Tên dự án/nhiệm vụ
|
Ước kinh phí
|
Nguồn kinh phí
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
1
|
- Rà soát danh mục cơ sở
gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Sóc Trăng và huyện Châu Thành
- Xây dựng lộ trình di
dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các khu/cụm công nghiệp
|
100
|
Dự án VPEG
|
Sở TN&MT
|
Sở Công Thương, các sở, ban, ngành liên quan
|
Năm 2012
|
2
|
Thành lập Quỹ Bảo vệ
môi trường tỉnh Sóc Trăng
|
100
|
Dự án VPEG
|
Sở TN&MT
|
Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan
|
Năm 2012
|
3
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu
và phần mềm về quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng
|
100
|
Dự án VPEG
|
Sở TN&MT
|
Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các cấp
|
Năm 2012
|
4
|
Tăng cường năng lực thẩm
định cho Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường tỉnh Sóc
Trăng
|
100
|
Dự án VPEG
|
Sở TN&MT
|
Hội đồng thẩm định ĐTM, các sở, ngành có liên quan
|
Năm 2012
|
5
|
Dự án đầu tư xây dựng hệ
thống quan trắc môi trường Khu Công nghiệp An Nghiệp tỉnh Sóc Trăng
|
5.000
|
Sự nghiệp môi trường và Ngân sách nhà nước
|
Sở TN&MT
|
Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính
|
Năm 2013-2014
|
6
|
Triển khai các dự án về
sản xuất sạch hơn theo Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 05/10/2011 của UBND tỉnh
Sóc Trăng về việc ban hành Kế hoạch hành động áp dụng sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015
|
3.000 (Giai đoạn
2013-2015: 1.000 triệu)
|
Sự nghiệp môi trường và Ngân sách nhà nước
|
Sở Công Thương
|
Sở TN&MT Sở Tài chính, Sở Thông tin & Truyền
thông, Sở KH&CN, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2013-2020
|
7
|
Đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực quản lý môi trường tỉnh Sóc Trăng
|
1.200
|
Sự nghiệp môi trường
|
Sở Nội vụ
|
Sở TN&MT, Sở Tài chính
|
Năm 2012-2015
|
8
|
Xây dựng và triển khai
kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh
Sóc Trăng
|
3.000 (Giai đoạn 2013-2015: 1.000 triệu)
|
Sự nghiệp môi trường
|
Sở TN&MT
|
Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về
môi trường, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
|
Năm 2013-2020
|
9
|
Thực hiện chương trình
liên tịch về BVMT giữa ngành tài nguyên môi trường và các tổ chức chính trị -
xã hội, các đoàn thể tỉnh
|
24.000 (Giai đoạn 2012-2015: 10.000 triệu)
|
Sự nghiệp môi trường
|
Sở TN&MT
|
Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về
môi trường, các tổ chức đoàn thể
|
Năm 2012-2020
|
10
|
Triển khai công tác thi
đua bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng
|
1.500 (Giai đoạn 2013-2015: 500 triệu)
|
Sự nghiệp môi trường
|
Sở TN&MT
|
Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2013-2020
|
Tổng cộng
|
38.100
|
|
|
|
|