ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1615/QĐ-UBND
|
Hưng
Yên, ngày 31 tháng 08 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Nhà ở ngày 29/11/2005; Luật số 34/2009/QH2 về sửa đổi, bổ sung điều 26 của Luật
Nhà ở;
Căn cứ
Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn Luật Nhà ở;
Căn cứ
Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ quyết định
phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030;
Căn cứ
văn bản số 413/BXD-QLN ngày 20/3/2012 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực
hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 66/TTr-SXD ngày 18/5/2012 về việc đề nghị
phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê
duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu
sau:
1. Tên đề
cương: Chương trình phát triển
nhà ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2.
Mục tiêu xây dựng Chương trình.
2.1. Xác định các chỉ tiêu
phát triển nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để đưa vào chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên cho từng giai đoạn;
2.2. Làm cơ sở để chỉ đạo
công tác phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân; đồng thời phát
triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng văn minh, hiện đại và giữ gìn bản
sắc địa phương; thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
2.3. Dự báo nhu cầu và
nghiên cứu giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân trong tỉnh, đặc biệt là nhu cầu
nhà ở của các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở, như: Người
có công với cách mạng; người nghèo khu vực nông thôn; người thu nhập thấp tại
đô thị; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan,
quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; công nhân lao động tại
các khu công nghiệp; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề và các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn
trên địa bàn tỉnh cho từng giai đoạn, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển phù hợp.
2.4. Dự báo quỹ đất cần
thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh.
2.5. Thúc đẩy sự phát triển
lành mạnh của thị trường bất động sản, nhà ở trên địa bàn tỉnh.
3. Nhiệm vụ xây dựng
Chương trình:
- Điều tra, khảo sát thu
thập tài liệu, số liệu hiện trạng quản lý, phát triển nhà ở tỉnh Hưng Yên;
- Phân tích, đánh giá thực
trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (phân tích, đánh giá thực trạng,
nguyên nhân);
- Xác định cơ sở khoa học,
chỉ tiêu kế hoạch phát triển nhà ở là một trong những chỉ tiêu cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở hàng năm và từng
thời kỳ được xây dựng phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với
điều kiện phát triển Kinh tế - xã hội và đặc điểm của địa phương;
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế,
chính sách về quản lý và phát triển nhà ở để trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm
quyền phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở;
- Đề xuất các giải pháp
phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở, đồng thời có
chính sách hỗ trợ về nhà ở thích hợp với các đối tượng chính sách xã hội.
4. Nội dung chủ yếu của
chương trình:
4.1.
Mở đầu:
Phân tích sự cần thiết phải
xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng
đến 2030.
4.2. Khái quát về điều kiện
tự nhiên và tình hình Kinh tế-xã hội của tỉnh:
- Điều kiện tự nhiên;
- Đặc điểm kinh tế - xã hội;
- Vị trí, vai trò của tỉnh
Hưng Yên đối với khu vực, đất nước.
4.3. Đánh giá thực trạng
nhà ở khu vực đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
4.3.1. Thực trạng:
- Đánh giá thực trạng nhà ở
đô thị, nông thôn tỉnh Hưng Yên (diện
tích, kiến trúc, chất lượng...); thực trạng
về phân bố dân cư và nhà ở;
- Đánh giá thực trạng về hạ tầng xã hội (Y tế, Giáo dục, Trung tâm văn hóa, khu vui chơi
giải trí, chợ...);
- Đánh giá thực trạng về hạ
tầng kỹ thuật, môi trường đô thị (cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng, vệ
sinh môi trường, giao thông, môi trường đô thị...);
- Đánh giá thực trạng nhà ở
của các nhóm đối tượng chính sách xã hội (người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ
chính sách, công nhân, sinh viên...);
- Đánh giá thực trạng nhà ở
thương mại, nhà ở công vụ;
- Đánh giá thực trạng về
công tác phát triển nhà ở, công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch;
- Đánh giá thực trạng công
tác quản lý nhà ở;
- Đánh giá thực trạng về
thị trường bất động sản là nhà ở;
- Đánh giá thực trạng các
vấn đề xã hội về nhà ở (lối sống, phong tục tập quán);
4.3.2. Thực trạng công tác
phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên:
- Tình hình phát triển nhà
ở hàng năm của tỉnh;
- Quy mô, chất lượng nhà ở (sau mỗi vấn đề, cần có số liệu thực trạng, phân
tích nguyên nhân, đánh giá ưu, khuyết điểm)
4.3.3. Thực trạng công tác
quản lý nhà ở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên:
- Vấn đề quản lý xây dựng
nhà ở theo quy hoạch, công tác cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng nhà ở do
dân tự xây dựng;
- Tình hình cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
khó khăn, vướng mắc trong công tác này;
- Tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về nhà ở trên địa bàn;
- Các quy định về quản lý
nhà ở.
4.3.4. Thực trạng thị trường
bất động sản là nhà ở:
- Giá nhà ở, đất ở (cao nhất,
trung bình, thấp nhất);
- Tình hình giao dịch về
nhà ở;
- Thực trạng các tổ chức
kinh doanh, dịch vụ môi giới, tư vấn, công chứng, dịch vụ công về nhà ở trên địa
bàn tỉnh.
4.3.5. Kết luận, đánh giá
chung về thực trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên:
- Về ưu điểm;
- Về những tồn tại;
- Nguyên nhân của những tồn
tại (khách quan, chủ quan).
4.4. Xác định nhu cầu về nhà ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
4.4.1. Căn cứ tính toán;
4.4.2. Nhu cầu chung về
nhà ở (đô thị, nông thôn):
- Số lượng nhà ở cần xây mới;
- Số lượng nhà ở cần nâng
cấp, sửa chữa, cải tạo;
4.4.3. Nhu cầu về nhà ở
thương mại;
4.4.4. Nhu cầu nhà ở công
vụ;
4.4.5. Nhu cầu nhà ở cho
các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở:
- Nhu cầu nhà ở của người
có công với cách mạng;
- Nhu cầu nhà ở của các hộ
nghèo khu vực nông thôn;
- Nhu cầu nhà ở của người
thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
- Nhu cầu nhà ở của cán bộ,
công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sĩ;
- Nhu cầu nhà ở của sỹ
quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Nhu cầu nhà ở công nhân
tại các khu công nghiệp;
- Nhu cầu nhà ở cho sinh
viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Nhu cầu nhà ở của đối tượng
chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm
chất độc da cam...).
- Nhu cầu nhà ở tái định
cư;
- Nhu cầu về quỹ đất xây dựng
nhà ở;
- Chất lượng nhà ở;
- Dự báo nhu cầu vốn xây dựng
nhà ở;
- Dự báo nhu cầu phát triển
nhà ở theo dự án.
Ghi chú:
Các dự báo nhu cầu nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4.5. Phương hướng phát triển
nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Quan điểm phát triển nhà
ở;
- Nguyên tắc phát triển
nhà ở;
- Mục tiêu phát triển nhà ở
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Các chỉ tiêu về nhà ở cần
đạt đến năm 2020 và định hướng đến 2030:
+ Chỉ tiêu về diện tích
nhà ở bình quân/ người;
+ Chỉ tiêu về chất lượng
nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
+ Chỉ tiêu về giải quyết
nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội (hộ chính sách, hộ nghèo, hộ thu nhập
thấp..);
- Định hướng phát triển
nhà ở giai đoạn 2012-2020 và đến năm 2030:
+ Phương hướng chung;
+ Phương hướng cụ thể tại
một số đô thị, khu vực nông thôn chủ yếu.
4.6. Các giải pháp cơ bản
để thực hiện chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hưng Yên:
- Giải pháp về chính sách
đất đai;
- Giải pháp về quy hoạch -
kiến trúc;
- Giải pháp về chính sách
tài chính - tín dụng và thuế;
- Giải pháp về chính sách
phát triển thị trường nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở;
- Giải pháp về khoa học,
công nghệ;
- Giải pháp về cải cách thủ
tục hành chính;
- Giải pháp về hoàn thiện
cơ cấu tổ chức phát triển và quản lý nhà ở;
- Các giải pháp khác.
4.7. Hiệu quả Kinh tế-Xã hội
của Chương trình:
- Giải quyết nhu cầu về
nhà ở cho các đối tượng xã hội cùng với chỉnh trang, phát triển đô thị, nông
thôn mới;
- Kích cầu sản xuất, phát
triển thị trường bất động sản;
- Huy động mọi nguồn lực về
vốn, đất đai cho phát triển nhà ở;
- Góp phần hoàn thiện cơ cấu
kinh tế thị trường;
- Góp phần kiện toàn bộ
máy quản lý nhà nước.
- Các sản phẩm chủ yếu của
Chương trình phát triển nhà ở:
4.8. Tổ chức thực hiện
chương trình:
- Trong chỉ đạo thực hiện
phải coi trọng các chỉ tiêu phát triển nhà ở là một trong những chỉ tiêu cơ bản
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Kiện toàn tổ chức bộ
máy, phân công trách nhiệm cụ thể:
+ Trách nhiệm của UBND các
cấp;
+ Trách nhiệm của các Sở,
ban, ngành liên quan của tỉnh;
- Sơ kết, tổng kết; điều
chỉnh, bổ sung Chương trình khi cần thiết.
4.9.
Kết luận và kiến nghị
5. Tổ chức thực hiện và tiến
độ xây dựng chương trình.
5.1. Tổ chức thực hiện xây
dựng chương trình:
- Cơ quan phê duyệt: UBND
tỉnh Hưng Yên.
- Chủ đầu tư: Sở Xây dựng
tỉnh Hưng Yên.
- Cơ quan xây dựng Chương
trình: Lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định.
- Cơ quan phối hợp thực hiện:
Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
5.2. Tiến độ xây dựng
Chương trình: Hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2012.
6. Dự toán kinh phí (tạm tính):
775.580.000 đồng.
(Bảy trăm
bảy mươi lăm triệu năm trăm tám mươi nghìn đồng).
7.
Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách nhà nước
Điều
2. Chủ
đầu tư và các ngành liên quan tổ chức triển khai, thực hiện xây dựng chương
trình phát triển nhà ở tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo các nội dung được phê duyệt
tại Điều 1 quyết định này. Quản lý chi phí lập đề án theo đúng quy định hiện
hành của nhà nước và của tỉnh
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý các khu
công nghiệp; Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ đầu
tư, các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3.
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, CV XDCB;
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Ngọc
|