ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1281/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
16 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH BẮC GIANG ĐẾN
NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày
03/12/2004;
Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của
Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng; Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày
14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số
24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát
triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày
11/11/2011 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định chi tiết
thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức
và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Công văn số 963/TCLN-BTTN ngày 26/6/2013
của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý
báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm
2020.
Căn cứ ý kiến kết luận cuộc họp giao ban Thường
trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 120-TB/VPTU ngày 08/8/2013 của Văn phòng Tỉnh ủy.
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định báo cáo
Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, ngày
11/06/2013; Báo cáo kết quả thẩm định Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc
dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 của Hội đồng thẩm định tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 70/TTr-SNN-KL, ngày 27/6/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch
bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với những nội
dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
Quy hoạch ổn định, bảo tồn và phát triển bền vững hệ
thống rừng đặc dụng trên địa bàn, phục hồi hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng
Đông Bắc Việt Nam; bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn gen động thực vật rừng
quý hiếm, phục vụ, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi
trường và các quần thể di tích lịch sử, danh thắng Tây Yên Tử.
2. Nội dung quy hoạch
2.1 Xác lập các khu rừng đặc dụng
Quy hoạch ổn định hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Bắc
Giang giai đoạn đến năm 2020 với quy mô 13.379,3 ha, gồm 2 khu:
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: diện tích quy
hoạch 12.172,2 ha thuộc địa phận các xã An Lạc, Thanh Luận, Tuấn Mậu, thị trấn
Thanh Sơn, huyện Sơn Động và xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Với mục tiêu: bảo tồn
và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam,
bảo vệ đa dạng sinh học và các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo vệ cảnh
quan các quần thể di tích, lịch sử, danh thắng Tây Yên Tử.
- Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan
Suối Mỡ: diện tích quy hoạch 1.207,1 ha thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Với
mục tiêu: bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị lịch sử, văn hóa, đa dạng
sinh học trong khu vực với việc phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường
góp phần vào chiến lược bảo tồn các di tích văn hóa - lịch sử, bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững.
2.2 Quy hoạch tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: tăng cường
biên chế cho Ban quản lý, kiện toàn bộ máy tổ chức trên cơ sở cơ cấu lại các bộ
phận, gồm Lãnh đạo Ban quản lý và các đơn vị trực thuộc: Phòng tổ chức - Hành
chính, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng bảo
tồn, Trung tâm giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng và Hạt Kiểm lâm.
- Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan
Suối Mỡ: thực hiện chuyển đổi Ban quản lý khu du lịch Suối Mỡ hiện nay, thành
Ban quản lý khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ (Theo Quyết
định số 1724/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh). Kiện toàn bộ máy
quản lý, trên cơ sở cơ cấu lại các bộ phận, gồm: Lãnh đạo Ban quản lý và các
đơn vị trực thuộc: Phòng Bảo vệ rừng và Di tích, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật,
Phòng Tổng hợp và Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường.
2.3. Quy hoạch lâm sinh, bảo tồn, phục hồi hệ
sinh thái rừng và đa dạng sinh học
- Quy hoạch lâm sinh, phục hồi hệ sinh thái rừng:
Nâng cao chất lượng rừng trồng 464,8 ha; làm giàu rừng 300 ha; trồng cây xanh cảnh
quan 12.500 cây; khoanh nuôi phục hồi rừng 280,5 ha; bảo vệ rừng (giai đoạn đến
năm 2015) là 12,510 ha, đến năm 2020 là 13,082 ha.
- Bảo tồn và đa dạng sinh học: Bảo tồn và phát triển
các loài động thực vật rừng hiện có; điều tra hiện trạng, phục hồi một số loài
động thực vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; nghiên cứu mô hình phát triển
cây lâm sản ngoài gỗ; điều tra giám sát đa dạng loài động thực vật rừng; giám
sát tác động của con người đến khu rừng đặc dụng; điều tra, theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng.
2.4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: Xây dựng,
nâng cấp các trạm bảo vệ rừng; khu nhà tập thể cho cán bộ, nhân viên tại trụ sở
Ban quản lý; đầu tư mua sắm trang thiết bị văn phòng; xây dựng các biển báo, biến
cấm và cắm mốc ranh giới rừng đặc dụng; xây dựng hệ thống giao thông nội bộ và
đường tuần tra bảo vệ rừng; xây dựng đường băng cản lửa; đầu tư trang thiết bị,
nhà tập luyện phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cấp vườn ươm cây giống; xây dựng
vườn sưu tập thực vật rừng; xây dựng Trung tâm du khách, nhà bảo tàng tại trụ sở
Ban quản lý; nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc; khôi phục ngành nghề truyền
thống…
- Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan
Suối Mỡ: Xây dựng trụ sở văn phòng Ban quản lý; trạm và chốt bảo vệ rừng; hệ thống
đường mòn tuần tra bảo vệ rừng kết hợp leo núi và trạm dừng chân; chòi quan sát
và canh lửa rừng; hệ thống biển báo, biển cấm; vườn ươm cây giống lâm nghiệp;
cơ sở hạ tầng khác.
2.5 Quy hoạch sử dụng tài nguyên và các dịch vụ
môi trường rừng đặc dụng
- Sử dụng tài nguyên bền vừng: Thực hiện theo điều
21, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
- Sử dụng các dịch vụ môi trường rừng: Theo quy định
tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên
quan. Thử nghiệm cho thuê và chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu Ba Tia
(thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn) 2.500 ha; khu Đồng Thông (thôn Mậu, xã Tuấn Mậu)
2.500 ha.
2.6 Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, du lịch
truyền thống
- Quy hoạch các điểm, tuyến du lịch:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, các tuyến:
Vũng Tròn đi Khe Đin; Vũng Tròn đi Khau Chon; Vũng Tròn đi Cam Cang; tuyến du lịch
leo núi mạo hiểm Đồng Thông - Thác Giót; Đồng Thông - Suối Mơ - Suối nước Vàng
- thác Ba Tia; Đồng Thông - Hang Dơi; du lịch văn hóa tâm linh Đồng Thông; thị
trấn Thanh Sơn thăm quan nhà máy nhiệt điện Đồng Rì, mỏ than Đồng Rì.
+ Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan
Suối Mỡ, ngoài các điểm tham quan vui chơi hiện có như: thác Suối Mỡ, thác Thùm
Thùm, tham quan động vật nuôi bán hoang dã, du lịch tâm linh; mở rộng các tuyến
tham quan quanh hồ Hố Chuối, tuyến leo núi ngắm cảnh Dông Khế, Vọng Nguyệt Lâu,
đỉnh chùa Hòn Trứng - Núi Chùa - Thùm Thùm, Thùm Thùm - Mây Đầu - Hồ Bắc,…
(Kết nối các điểm, tuyến du lịch với các tuyến dài
như: Suối Mỡ - đền Bà Chúa Kho - đền Đô, Bắc Ninh; Suối Mỡ - Yên Tử - Côn Sơn -
Kiếp Bạc; Tây Yên Tử - Khuôn Thần - cây Dã Hương; Chùa La - Suối Mỡ - Tây Yên Tử
- Chùa Đồng;…).
- Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: tiếp tục thực
hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch Tây Yên Tử tại Đồng Thông (theo
Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 08/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang);
công trình tôn tạo các di tích văn hóa tâm linh Tây Yên Tử; dự án xây dựng khu
trung tâm du lịch sinh thái Khe Rỗ (An Lạc).
+ Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan
Suối Mỡ: thực hiện dự án bảo tồn và tôn tạo di tích đền Hạ, đền Trung và đền
Thượng; dự án xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng vui chơi ven hồ Hố Chuối;…
2.7. Quy hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực và các kỹ năng về bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đào tạo kiến thức chuẩn hóa ngạch công chức.
- Đào tạo chuyên gia chuyên sâu phục vụ công tác bảo
tồn.
2.8. Quy hoạch phát triển vùng đệm
- Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử tổng
diện tích là 6.618,0 ha (trong đó: 295,96 ha đất sản xuất nông nghiệp; 6.071,0
ha đất lâm nghiệp; 251,04 ha đất khác) nằm trên địa phận 29 thôn, có 3.560 hộ
và 16.020 nhân khẩu.
- Thực hiện phát triển vùng đệm theo Quyết định số
24/2012/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư
phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.
3. Giải pháp thực hiện quy hoạch
3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu
cho UBND tỉnh quản lý nhà nước các khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý,
trực tiếp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Phân cấp cho UBND huyện Lục
Nam trực tiếp quản lý Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo
xây dựng "Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy Ban quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên Tây Yên Tử" trình UBND tỉnh phê duyệt.
- UBND huyện Lục Nam thành lập Ban quản lý khu di
tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ theo Quyết định số 1724QĐ-UBND
ngày 30/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập khu rừng bảo vệ cảnh
quan Suối Mỡ, huyện Lục Nam.
3.2 Giải pháp về đầu tư và huy động vốn đầu tư
- Vốn ngân sách: Thực hiện theo Quyết định
24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc
gia, dự án đầu tư của các ngành để tập trung vốn cho bảo tồn, phát triển rừng
và vùng đệm.
- Nguồn vốn thu từ các hoạt động dịch vụ, như hoạt
động dịch vụ liên doanh, liên kết, kinh doanh dịch vụ trong rừng đặc dụng, cho
thuê môi trường rừng,…
- Vốn huy động khác, như vốn huy động tài trợ không
hoàn lại của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế,…
3.3. Giải pháp về bảo tồn, phát triển rừng và đa
dạng sinh học
Nâng cao nhận thức, đời sống cộng đồng và chia sẻ lợi
ích; tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng; xây dựng các chương
trình, dự án về thực hiện các hạng mục lâm sinh và phục hồi hệ sinh thái rừng
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.4. Giải pháp về sử dụng đất và sử dụng bền vững
tài nguyên rừng
Thực hiện các thủ tục giao đất, cấp GCNQSD đất cho
Ban quản lý; cắm mốc ranh giới các khu rừng; sử dụng đất trong khu rừng đặc dụng
theo điều 13, khoản 2 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; sử
dụng bền vững tài nguyên theo điều 21, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách
Tập trung các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn
phát triển rừng, phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời lồng ghép các chương
trình, dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao đời sống của
nhân dân trong và ngoài vùng dự án; vận dụng và tổ chức thực hiện linh hoạt Quyết
định số 24/2012/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích các Nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh du lịch sinh thái trong khu rừng
đặc dụng.
3.6 Giải pháp về khoa học công nghệ
Nghiên cứu mô hình quản lý rừng bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương; ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, điều tra, giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cảnh báo cháy
rừng, tuyên truyền quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan của khu
rừng đặc dụng. Đồng thời với ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào để gây giống
đặc biệt là các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng cao;…
3.7 Giải pháp về đào tạo, tuyên truyền, phát triển
nguồn nhân lực
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn, ngoại ngữ, tin học, đặc biệt các kỹ năng về bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng
sinh học, du lịch sinh thái, phát triển cộng đồng thông qua các chương trình tập
huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn.
3.8. Giải pháp về chia sẻ lợi ích thực hiện cơ
chế đồng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng đặc dụng
Ban quản lý khu rừng đặc dụng phối hợp với UBND các
xã và cộng đồng dân cư xây dựng phương án chia sẻ lợi ích trên nguyên tắc đảm bảo
sự thỏa thuận trực tiếp và tự nguyện giữa Ban quản lý khu rừng với cộng đồng
dân cư thông qua hợp đồng kinh tế; việc khai thác, sử dụng những lợi ích được
chia sẻ không làm ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu bảo tồn của rừng đặc dụng;…
3.9. Giải pháp về ổn định dân cư, quản lý, sử dụng
rừng đặc dụng của người dân
Giảm thiểu tác động vào khu rừng đặc dụng đối với
265 hộ gia đình sống trong khu vực Đồng Thôn; di dân đối với 9 hộ (52 nhân khẩu)
đang sinh sống rải rác, tại xã An Lạc (vùng giáp ranh với huyện Đình Lập, tỉnh
Lạng Sơn) để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hội nhập với cộng đồng;
tuyên truyền giáo dục quần chúng bảo vệ rừng; tăng cường chương trình khuyến
nông khuyến lâm, tham quan học tập các mô hình, mở rộng liên doanh, liên kết và
hợp tác quốc tế,…
3.10. Giải pháp xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ
phát triển rừng thuộc vùng đệm khu rừng đặc dụng
Việc xây dựng quy chế phải do người dân địa phương
tự nguyện và tự chủ xây dựng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ Ban quản lý
khu rừng đặc dụng, Kiểm lâm, cán bộ xã; mục đích là ngăn ngừa các tác động tiêu
cực của người dân vào khu rừng đặc dụng thông qua sự phối hợp trong quản lý hệ
sinh thái tự nhiên và phát triển sinh kế cộng đồng giữa Ban quản lý khu rừng đặc
dụng, chính quyền và người dân địa phương sinh sống trong vùng đệm; nội dung là
phải nêu được những việc phải làm; những việc được làm; những việc khuyến khích
làm; những việc không được làm; những quyền lợi của người dân; trách nhiệm của
người dân; khen thưởng, xử phạt;…
4. Khái toán tổng vốn đầu tư đến
năm 2020
4.1 Tổng vốn: Tổng vốn đầu tư là 313.210,5
triệu đồng, trong đó:
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: 119.057,6 triệu
đồng, trong đó: Vốn đầu tư lâm sinh 29.930,3 triệu đồng (chiếm 25,0%); vốn đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng 55.634,0 triệu đồng (chiếm 47,0%); vốn đầu tư khác
14.577,3 triệu đồng (chiếm 12%); chi cho Bộ máy quản lý: 18.916,0 triệu đồng
(chiếm 16%).
- Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan
Suối Mỡ: 194.283,2 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư lâm sinh 9.488,2 triệu đồng
(chiếm 4,8%); vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 179.610,0 triệu đồng (chiếm
92,5%); vốn đầu tư khác 5.185,0 triệu đồng (chiếm 2,7%).
4.2 Nguồn vốn
- Vốn ngân sách 175.090,5 triệu đồng (chiếm 56%),
trong đó: vốn Trung ương 37%; vốn địa phương 19%.
- Vốn ngoài ngân sách: 138.120,0 triệu đồng (chiếm
44%), gồm vốn huy động từ các thành phần kinh tế và vốn các tổ chức quốc tế.
5. Các dự án ưu tiên
- Dự án cắm mốc ranh giới.
- Dự án chuyển dân di cư ra khỏi vùng lõi rừng đặc
dụng.
- Dự án khoán bảo vệ rừng.
- Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đệm.
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Dự án nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn
các loài động, thực vật quý hiếm.
- Dự án đầu tư trang thiết bị cho các hoạt động của
Ban quản lý.
- Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố công khai, tuyên truyền, quản lý và
triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ
quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Chủ tịch UBND các huyện: Sơn Động, Lục Nam; Chi cục Kiểm lâm và các cơ
quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Giao thông vận tải; Công thương;
- Văn phòng UBND tỉnh;
+ LĐVP, TH, VX, KT, KTN, TTTHCB;
+ Lưu VT, NN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn
|