CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 45-CP
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 6 năm 1994
|
NGHỊ
ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 45-CP NGÀY 2-6-1994 VỀ VIỆC THÀNH LẬP THỊ
XÃ BÀ RỊA, HUYỆN TÂN THÀNH, HUYỆN CHÂU ĐỨC THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TẦU
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Ban Tổ chức - Cán Bộ
Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.-
Nay thành lập thị xã, các huyện mới thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu như sau:
I. Thành lập thị xã Bà Rịa trên
cơ sở thị trấn Bà Rịa (trừ 800 héc ta diện tích tự nhiên của thôn Phước Tân sáp
nhập với xã Châu Pha thuộc huyện Tân Thành), xã Long Hương, xã Hoà Long (trừ ấp
Sông Cầu và 990 héc ta diện tích tự nhiên sáp nhập với xã Nghĩa Thành thuộc huyện
Châu Đức), xã Long Phước (trừ ấp Phước Trung và 1.463 héc ta diện tích tự nhiên
sát nhập với khu kinh tế mới Đá Bạc thuộc huyện Châu Đức) và 100 héc ta diện
tích tự nhiên với 700 nhân khẩu của ấp Long An thuộc thị trấn Long Điền (huyện
Long Đất).
Thị xã Bà Rịa có diện tích tự
nhiên 8.724 héc ta, nhân khẩu: 67.289. Thành lập các phường xã mới sau:
1. Phường Phước Hưng: Thành lập
trên cơ sở các thôn Phước Hưng, Phước Chánh, Phước Tân của thị trấn Bà Rịa và
có 200 héc ta diện tích tự nhiên của xã Hoà Long; có diện tích tự nhiên 595:
hécta, nhân khẩu 9.421.
Địa giới phường Phước Hưng: Phía
Đông giáp xã Hoà Long và phường Long Toàn: phía Tây giáp xã Long Hương; phía
Nam giáp các phường Phước Nguyên, Phước Trung, Phước Hiệp; phía Bắc giáp xã
Châu Pha (huyện Tân Thành).
2. Phường Phước Hiệp: Thành lập
trên cơ sở hai thôn Phước Hiệp và Phước Liên của Thị trấn Bà Rịa, có diện tích
tự nhiên: 35 héc ta, nhân khẩu 7.086.
Địa giới phường Phước Hiệp: phía
Đông giáp phường Phước Trung, phía Tây và Nam giáp xã Long Hương; phía Bắc giáp
phường Phước Hưng.
3. Phường Phước Nguyên: thành lập
trên cơ sở các thôn Phước Nguyên, Phước Đức, Phước Thành; có diện tích tự nhiên
190 héc ta, nhân khẩu: 7.971.
Địa giới Phường Phước Nguyên :
phía Đông giáp phường Long Toàn; phía Tây và Bắc giáp phường Phước Hưng; Phía
Nam giáp phường Phước Trung.
4. Phường Long Toàn: Thành lập
trên cơ sở các thôn Long Toàn, Long Tân, Phước Hạnh và 100 héc ta diện tích tự
nhiên của ấp Long An (từ huyện Long Điền chuyển sang); có diện tích tự nhiên:
692 héc ta, nhân khẩu: 7.139.
Địa giới phường Long Toàn: Phía
Đông và Bắc giáp xã Hoà Long; phía Tây giáp phường Phước Nguyên, Phước Trung,
Phước Hưng; phía Nam giáp thị trấn Long Điền (huyện Long Đất).
5. Phường Phước Trung: Thành lập
trên cơ sở hai thôn còn lại của thị trấn Bà Rịa là Phước Trung, Bến Xúc; có diện
tích tự nhiên: 648 héc ta, nhân khẩu 7.073.
Địa giới phường Phước Trung:
Phía Đông giáp phường Long Toàn và huyện Long Đất; phía Tây giáp phường Phước
Hiệp và xã Long Hương; phía Nam giáp Thành phố Vũng Tàu; phía Bắc giáp các phường
Phước Hưng và Phước nguyên.
6. Xã Long Phước: Sau khi điều
chỉnh địa giới, có diện tích tự nhiên: 1.488 héc ta, nhân khẩu 7369 (Trừ ấp Phước
Trung).
7. Xã Hoà Long: Sau khi điều chỉnh
địa giới có diện tích tự nhiên 1.786 héc ta, nhân khẩu: 9.502 (trừ ấp Sông Cầu).
Địa giới thị xã Bà Rịa: phía
Đông giáp huyện Long Đất; phía tây giáp xã Hội Bài (huyện Tân Thành); phía nam
giáp thành phố Vũng Tàu; phía Bắc giáp huyện Tân Thành và Châu Đức.
- Thị xã Bà Rịa gồm 8 đơn vị
hành chính là: phường Phước Hưng, phường Phước Hiệp, phường Phước Nguyên, phường
Long Toàn, phường Phước Trung, xã Long Phước, xã Hoà Long, xã Long Hương.
II. Thành lập huyện Tân Thành
trên cơ sở các xã Phú Mỹ, Hội Bài, Phước Hoà, Xuân Mỹ, Hắc Dịch, Châu Pha, khu
kinh tế mới Tóc Tiên và 800 héc ta diện tích tự nhiên của thôn Phước Tân, thị
trấn Bà Rịa cũ của huyện Châu Thành.
Huyện Tân Thành có diện tích tự
nhiên: 30.619 héc ta, nhân khẩu: 73.004. Thành lập các thị trấn xã mới sau:
1. Thị trấn Phú Mỹ (thị trấn huyện
lỵ): Thành lập trên cơ sở xã Phú Mỹ, có diện tích tự nhiên: 3.100 héc ta, nhân
khẩu: 7.765.
Địa giới thị trấn Phú Mỹ: Phía
Đông giáp xã Phước Hoà; phía Tây giáp xã Mỹ Xuân; phía Bắc giáp xã Tóc Tiên;
phía Nam giáp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xã Sông Xoài: Thành lập trên
cơ sở diện tích tự nhiên : 2.620 héc ta, nhân khẩu 7.361 của xã Hắc Dịch, bao gồm
các ấp Sông Xoài 1, Sông Xoài 2, ấp 3.
Địa giới xã Sông Xoài : Phía
Đông và Bắc giáp xã Láng Lớn; Phía Tây giáp xã Hắc Dịch; phía Nam giáp xã Châu
Pha.
3. Xã Hắc Dịch: Sau khi điều chỉnh
địa giới còn lại diện tích tự nhiên: 3.436 héc ta, nhân khẩu 6.752, bao gồm các
ấp 1, 2, 4, Trảng Cát và Trảng Lớn.
4. Xã Châu Pha: (Sau khi nhận diện
tích tự nhiên 800 héc ta của thôn Phước Tân thuộc thị trấn Bà Rịa cũ) có diện
tích tự nhiên : 3.448 héc ta, nhân khẩu: 6.082.
5. Xã Tóc Tiên: Thành lập trên
cơ sở khu kinh tế mới Tóc Tiên, có diện tích tự nhiên 3.447 héc ta, nhân khẩu
2.253.
Địa giới xã Tóc Tiên: Phía Đông
giáp xã Châu Pha; phía Tây giáp các xã Phước Hoà, Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ;
phía Nam giáp xã Hội Bài.
Địa giới huyện Tân Thành: Phía
Đông giáp huyện Châu Đức; phía Tây giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và huyện
Duyên Hải (thành phố Hồ Chí Minh); Phía nam giáp thành phố Vũng Tàu; phía Bắc
giáp các huyện Long Khánh và Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
Huyện Tân Thành có 8 đơn vị hành
chính là thị trấn Phú Mỹ, xã Hội Bài, xã Phước Hoà, xã Mỹ Xuân, xã Sông Xoài,
xã Hắc Dịch, xã Châu Pha, xã Tóc Tiên.
III. Thành lập huyện Châu Đức
trên cơ sở các xã Ngãi Giao, Nghĩa Thành, Bình Ba, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình
Giã, Kim Long, Xà Bang, Láng Lớn, khu kinh tế mới Suối Rao, Đá Bạc và 990 héc
ta diện tích tự nhiên với 1.700 nhân khẩu của ấp Sông Cầu thuộc xã Hoà Long;
1.463 héc ta diện tích tự nhiên với 800 nhân khẩu của ấp Phước Trung thuộc xã
Long Phước.
Huyện Châu Đức có diện tích tự
nhiên 42.104 héc ta nhân khẩu: 132.806. Thành lập các thị trấn, xã mới sau đây:
1. Thị trấn Ngãi Giao (thị trấn
huyện lỵ) thành lập trên cơ sở xã Ngãi Giao, có diện tích tự nhiên: 3.240
hécta, nhân khẩu: 16.934.
Địa giới thị trấn Ngãi Giao:
phía Đông giáp xã Sông Rây; phía Tây giáp xã Hắc Địch; phía Nam giáp xã Bình
Ba; phía Bắc giáp xã Kim Long.
2. Xã Quảng Thành: Thành lập
trên cơ sở các thôn Hậu Cần, Tiến Long, Đạt Long của xã Kim Long, có diện tích
tự nhiên 2.828 héc ta, nhân khẩu 8.086.
Địa giới xã Quảng Thành phía
Đông giáp huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai); phía Tây giáp xã Kim Long, phía Nam
giáp xã Bình Giã và xã Xuân Sơn; phía Bắc giáp xã Xà Bang.
3. Xã Kim Long : sau khi điều chỉnh
địa giới còn lại diện tích tự nhiên: 3.015 héc ta, nhân khẩu 12.646, bao gồm
các thôn Thạch Long, Lạc Long, Quảng Long, Tam Long, Tân Long.
4. Xã Suối Rao : thành lập trên
cơ sở khu kinh tế mới Suối Rao; có diện tích tự nhiên: 2.938 héc ta, nhân khẩu
: 1.381.
Địa giới xã Suối Rao: Phía Đông
giáp huyện Xuyên Mộc; phía Tây giáp xã Đá Bạc; phía Nam giáp huyện Long Đất;
phía Bắc giáp xã Xuân Sơn.
5. Xã Đá Bạc: Thành lập trên cơ
sở khu kinh tế mới Đá Bạc; có diện tích tự nhiên: 4.710 héc ta, nhân khẩu
3.139.
Địa giới xã Đá Bạc: phía Đông
giáp xã Xuân Sơn và xã Suối Rao; phía Tây giáp xã Bình Ba; phía Nam giáp huyện
Long Đất và thị xã Bà Rịa; phía Bắc giáp xã Bình Giã.
6. Xã Nghĩa Thành: Sau khi nhận
990 héc ta diện tích tự nhiên với 1.700 nhân khẩu của ấp Sông Cầu thuộc xã Hoà
Long; có diện tích tự nhiên: 2.810 héc ta, nhân khẩu 12.197.
Địa gới huyện Châu Đức: phía
Đông giáp huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) và huyện Xuyên Mộc; phía Tây giáp huyện
Tân Thành; phía Nam giáp thị xã Bà Rịa và huyện Long Đất; phía Bắc giáp huyện
Long Khánh (tỉnh Đồng Nai).
Huyện Châu Đức có 12 đơn vị hành
chính là thị trấn Ngãi Giao, xã Bình Ba, xã Suối Nghệ, xã Xuân Sơn, xã Bình
Giã, xã Xà Bung, xã Láng Lớn, xã Quảng Thành, xã Kim Long, xã Suối Rao, xã Đá Bạc,
xã Nghĩa Thành.
Sau khi điều chỉnh địa giới :
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn
vị hành chính trực thuộc là thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và các huyện
Xuyên Mộc, Long Đất, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo.
Điều 2.-
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.