Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 57/2012/NĐ-CP chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng

Số hiệu: 57/2012/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định mới cho TCTD nước ngoài

Ngày 20/7/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2012/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng (CNNH) nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.


Theo đó, TCTD, CNNH nước ngoài hoạt động tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, công khai tài chính, thực hiện nghĩa vụ và cam kết theo quy định của pháp luật Việt Nam. TCTD chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp hoặc TCTD khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đồng tiền hạch toán trong báo cáo, sổ sách tài chính phải được thực hiện và ghi bằng đồng Việt Nam, trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của TCTD, CNNH nước ngoài là khoản chênh lệch được xác định bằng tổng doanh thu phát sinh trong kỳ trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối kỳ kế toán (quý, năm), phải lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định pháp luật.

Nghị định này sẽ có hiệu lực vào ngày 15/9/2012, thay thế Nghị định 146/2005/NĐ-CP và bãi bỏ các quy định về chế độ tài chính của CHNH nước ngoài tại Nghị định 22/2006/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 57/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2012

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chỉnh phủ ban hành Nghị định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý tài chính

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chế độ trách nhiệm

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương 2.

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

Điều 4. Vốn hoạt động của tổ chức tín dụng

1. Vốn chủ sở hữu:

a) Vốn điều lệ;

b) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật;

c) Thặng dư vốn cổ phần;

d) Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính;

đ) Lợi nhuận chưa phân phối;

e) Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Vốn huy động:

a) Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân;

b) Vốn nhận ủy thác đầu tư;

c) Vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước;

d) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

đ) Phát hành các giấy tờ có giá.

3. Vốn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới.

Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được cấp, cộng (trừ) lợi nhuận chưa phân phối (lỗ chưa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành).

Điều 6. Sử dụng vốn, tài sản

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh.

3. Tổ chức tín dụng được sử dụng không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động và phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Việc điều động vốn, tài sản giữa các chi nhánh hoặc giữa các công ty thành viên độc lập của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động và phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 7. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

2. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng cổ phần thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.

3. Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.

4. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

Điều 8. Bảo đảm an toàn vốn

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:

1. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

3. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và chi nhánh.

5. Hạch toán, trích vào chi phí hoạt động kinh doanh khoản dự phòng rủi ro trong hoạt động theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

6. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.

Điền 9. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản

1. Kiểm kê tài sản:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:

- Kết thúc năm tài chính;

- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý;

- Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc vì một lý do nào đó gây ra biến động tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Đối với tài sản thừa, thiếu, cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan để xử lý theo từng trường hợp cụ thể.

2. Đánh giá lại tài sản:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý, đa dạng hóa hình thức sở hữu;

- Dùng tài sản để đầu tư ra bên ngoài;

- Thu hồi tài sản khi chấm dứt hoạt động đầu tư ra bên ngoài;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

b) Việc đánh giá lại tài sản và xử lý hạch toán đối với khoản chênh lệch tăng hoặc giảm, giá trị do đánh giá lại tài sản quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 10. Khấu hao tài sản cố định

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn có được từ khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Điểm 11. Xử lý tổn thất về tài sản

Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.

4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.

Điều 12. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật, bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.

Điều 13. Nhượng bán tài sản

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

2. Việc nhượng bán tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Việc nhượng bán tài sản của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về nhượng bán tài sản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 14. Thanh lý tài sản

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng; tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng.

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng đó.

2. Khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng thanh lý. Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi thanh lý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

DOANH THU, CHI PHÍ

Điều 15. Doanh thu

1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

a) Thu từ hoạt động kinh doanh gồm:

- Thu từ hoạt động tín dụng: Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi cho thuê tài chính, thu khác từ hoạt động tín dụng;

- Thu từ hoạt động dịch vụ;

- Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng;

- Thu từ lãi góp vốn, mua cổ phần;

- Thu từ chênh lệch tỷ giá;

- Thu từ hoạt động kinh doanh khác.

b) Thu khác gồm:

- Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

- Thu từ các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro;

- Các khoản thu khác.

2. Bộ Tài chính quy định điều kiện và thời điểm để xác định doanh thu.

Điều 16. Chi phí

1. Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

- Chi phí hoạt động tín dụng: Chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi khác cho hoạt động tín dụng;

- Chi hoạt động dịch vụ;

- Chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng;

- Chi góp vốn, mua cổ phần;

- Chi chênh lệch tỷ giá;

- Chi hoạt động kinh doanh khác;

- Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí;

- Chi về tài sản gồm: Khấu hao tài sản cố định; chi thuê tài sản; chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi bảo hiểm tài sản;

- Chi cho nhân viên: Chi tiền lương, tiền công; các khoản đóng góp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, mua bảo hiểm tai nạn con người, kinh phí công đoàn; chi ăn ca; chi bảo hộ lao động; chi trang phục giao dịch và các khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật;

- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Chi điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm; chi tư vấn, kiểm toán, chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; chi đào tạo; chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí; chi cho công tác bảo vệ môi trường; chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại và các khoản chi khác;

- Chi dự phòng rủi ro, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi;

- Các khoản chi phí khác: Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tham gia; chi cho công tác đảng, đoàn thể tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định); chi nhượng bán, thanh lý tài sản và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có); chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ xấu; chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 của Nghị định này; chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được; chi cho công tác xã hội theo quy định của pháp luật; các chi phí khác.

2. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số khoản chi mang tính đặc thù của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 17. Các khoản không được hạch toán vào chi phí

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:

1. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Các khoản chi không có chứng từ hợp lệ,

4. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.

Điều 18. Đồng tiền hạch toán

1. Các hoạt động kinh tế được phản ánh trên sổ sách, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán bằng đồng Việt Nam.

2. Trong trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Điều 19. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán doanh thu, chi phí đúng chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.

Chương 4.

LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 20. Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 21. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khoản chênh lệch được xác định bằng tổng doanh thu phát sinh trong kỳ trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 22. Phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

1. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).

2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

4. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

5. Lợi nhuận sau khi trừ các khoản quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được phân phối tiếp như sau:

a) Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;

b) Trích quỹ thưởng Ban quản lý điều hành tổ chức tín dụng theo quy định chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

c) Trích tối đa không quá ba tháng lương thực hiện của người lao động vào quỹ khen thưởng, phúc lợi;

d) Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định tại Điểm a, b, c Khoản này được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Điều 23. Phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Chia lãi cho các thành viên liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).

2. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, hoặc vào quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; số dư tối đa của quỹ này không vượt quá 25% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc không vượt quá 25% vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia phần lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.

Điều 24. Nguyên tắc sử dụng các quỹ

1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp dùng để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp.

2. Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí; sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của tổ chức tín dụng.

Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, tổ chức tín dụng quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.

4. Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành tổ chức tín dụng được sử dụng để thưởng cho Hội đồng thành viên, Ban giám đốc tổ chức tín dụng. Mức thưởng do chủ sở hữu quyết định gắn với hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng.

5. Quỹ khen thưởng dùng để:

a) Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ, nhân viên trong tổ chức tín dụng. Mức thưởng do Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) và công đoàn của tổ chức tín dụng trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ, nhân viên trong tổ chức tín dụng;

b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong tổ chức tín dụng có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Mức thưởng do Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng quyết định;

c) Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài tổ chức tín dụng có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Mức thưởng do Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng quyết định.

6. Quỹ phúc lợi dùng để:

a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của tổ chức tín dụng, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thoả thuận;

b) Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng;

c) Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên kể cả các cán bộ, nhân viên đã về hưu, mất sức của tổ chức tín dụng;

d) Chi cho các hoạt động phúc lại khác.

Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) của tổ chức tín dụng phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn của tổ chức tín dụng quản lý, sử dụng quỹ này.

Chương 5.

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ KIỂM TOÁN

Điều 25. Kế toán, thống kê

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

2. Năm tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 26. Chế độ báo cáo

Cuối kỳ kế toán (quý, năm), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này.

Điều 27. Kiểm toán

1. Tổ chức tín dụng phải tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 41 Luật các tổ chức tín dụng.

2. Việc kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán, kiểm toán. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phải được gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 28. Công khai báo cáo tài chính

Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Quy chế tài chính

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về chế độ tài chính, tổ chức tín dụng xây dựng quy chế tài chính của mình trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.

Điều 30. Kế hoạch tài chính

1. Tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ phải lập kế hoạch tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Kế hoạch tài chính của các tổ chức tín dụng gồm:

a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng;

b) Kế hoạch thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh và chi tiêu nộp ngân sách nhà nước của tổ chức tín dụng;

c) Kế hoạch lao động, tiền lương của tổ chức tín dụng.

Các kế hoạch nêu trên phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phê duyệt và gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 15 tháng 11 năm trước năm kế hoạch.

2. Đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài việc lập kế hoạch tài chính thực hiện theo quy định tại điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương 6.

TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

Điều 31. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng

1. Thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước, chủ sở hữu và các bên góp vốn giao cho tổ chức tín dụng sử dụng.

3. Quyết định hoặc thông qua trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức tín dụng:

a) Phương án huy động vốn;

b) Phương án sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, các dự án đầu tư, mua bán tài sản của tổ chức tín dụng; phương án góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác;

c) Báo cáo tài chính hàng năm và kế hoạch tài chính dài hạn, kế hoạch tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng;

d) Báo cáo tài chính hàng năm của công ty thành viên độc lập thuộc tổ chức tín dụng;

đ) Cử người đại diện phần vốn tổ chức tín dụng đầu tư vào doanh nghiệp khác.

4. Thực hiện công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định.

5. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, Giám đốc công ty thành viên độc lập trong việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, tổ chức thực hiện kinh doanh theo kế hoạch, phương án đã được phê duyệt, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

6. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng.

7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng

1. Điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng.

2. Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua; thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

3. Chịu trách nhiệm về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan gây ra cho tổ chức tín dụng.

4. Xây dựng các định mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng.

5. Lập và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua báo cáo tài chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.

6. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua.

7. Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mưa cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác theo ủy quyền của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều hành hoạt động hàng ngày theo quyền và nghĩa vụ phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

2. Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo hợp nhất thì ngân hàng nước ngoài phải ủy quyền cho một Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 7.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ tài chính theo các quy định của Nghị định này.

2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề về tài chính của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Điều 35. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn diện hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; định kỳ hàng quý, năm thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các vi phạm về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời.

2. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng có vốn nhà nước được giao.

a) Quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi thẩm quyền của người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến tài chính vượt thẩm quyền.

Chương 8.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các quy định về chế độ tài chính của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 37. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 57/2012/NĐ-CP

Hanoi, July 20, 2012

 

DECREE

ON THE FINANCIAL REGULATIONS APPLICABLE TO BRANCHES OF FOREIGN BANKS

Pursuant to the Law on Government organization on December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Enterprise on November 29, 2005;;

Pursuant to the Law on credit institutions on June 16, 2010;

At the proposal of the Minister of Finance,

The Government promulgates the Decree on the financial regulations applicable to branches of foreign banks.

Chapter 1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes the financial regulations applicable to branches of foreign banks and credit institutions established and operated under the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 on June 16, 2010.

Article 2. The principles of financial management

1. The branches of foreign banks and credit institutions exercising financial autonomy are responsible for their own operation, for the fulfillment of their obligations and commitments as prescribed by law.

2. Branches of foreign banks and credit institutions must make financial disclosures as prescribed by law.

Article 3. Responsibilities regulations

The President of the Board of Directors, or the President of the Member assembly, or the General Director (Director) of branches of foreign banks and credit institutions are responsible for before law and to State management agencies for the adherence to the accounting, audit and financial regulations of branches of foreign banks and credit institutions.

Chapter 2.

CAPITAL, ASSET MANAGEMENT AND USE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Equity capital:

a) Charter capital;

b) The differences due to asset revaluation or exchange rate differences as prescribed by law;

c) Equity surplus

d) The charter capital reserve funds, professional development funds, financial reserve funds

dd) Undistributed profits;

e) Other capital legally possessed by branches of foreign banks and credit institutions.

2. Raised capital:

a) Capital raised from deposit of organizations and individuals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Loan from domestic and foreign credit institutions and financial institutions;

d) Loan from the State bank of Vietnam;

dd) Capital from the issuance of valuable papers.

3. Other kinds of capitals as prescribed by law

Article 5. Branches of foreign banks and credit institutions must sustain the actual value of the charter capital or the provided capital at least equal to the legal capital as prescribed by the Government. Branches of foreign banks and credit institutions must publicly announce the new charter capital or provided capital when the charter capital or provided capital is changed.

The actual value of the charter capital and provided capital are calculated by the actual contributed charter capital or provided capital plus (minus) the undistributed capital (unsettled loss), the funds extracted from post-tax profits (excluding commendation funds, welfare funds and reward funds of operation board).

Article 6. Utilization of capital and assets

1. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to use their capital for doing business under the Law on credit institutions on the principles of capital growth and adequacy.

2. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to change the structure of the capital and assets serving the business development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The asset and capital mobilization among the branches or among the independent associate companies of a credit institution must comply with the Charter of the credit institution.

4. Branches of foreign banks are entitled to use no more than 50% of the provided capital and the provided capital reserve funds for building and purchasing fixed assets directly serving the operation and must adhere to the law provisions on construction and investment management.

Article 7. Contribution to credit institutions and purchasing shares of credit institutions

1. Credit institutions are only allowed to use their charter capital and reserve funds for contributing to and purchasing shares of other credit institutions or enterprises as prescribed by the Law on credit institutions.

2. The Shareholder general assembly, Board of Directors of credit institutions shall approve the contribution and the purchase of shares of other credit institutions or enterprises as prescribed by law and by its Charter.

3. The Member assembly of a credit institution being a limited liability company shall approve the contribution and the purchase of shares of other credit institutions or enterprises in accordance with law and its Charter.

4. A credit institution must not contribute to or purchase shares of other enterprises or credit institutions being its contributors.

Article 8. Capital adequacy assurance

Branches of foreign banks and credit institutions are responsible for implementing the provisions on capital adequacy assurance as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Implementing the provisions on operational safety under the Law on credit institutions and other relevant law provisions.

3. Purchasing asset insurance in accordance with law.

4. Participating in deposit insurance and preservation as prescribed by law and announce the participation in deposit insurance and preservation at the head office and branches.

5. Recording to the expense on the business of loan loss reserve under the guidance of the State bank after obtaining the unanimous opinion from the Ministry of Finance.

6. Other measures for assuring the capital adequacy as prescribed by law.

Article 9. Asset inventory compilation and revaluation

1. Asset inventory compilation:

a) Branches of foreign banks and credit institutions must compile the inventory of their assets in the following cases:

- At the end of the fiscal year:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- After the occurrence of a natural disaster or enemy sabotage or some event that cause fluctuation of the assets of branches of foreign banks and credit institutions;

- At the request from competent State agencies.

b) The reasons for and people in charge of the lack or the excess of assets must be identified and settled.

2. Asset revaluation:

a) Branches of foreign banks and credit institutions must revaluate their assets in the following cases:

- At the request from competent State agencies.

- Transforming the legal existence, diversifying the ownership;

- Making external investment from the assets;

- Recalling the assets after the suspension of the external investment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The revaluation of assets and accounting of the increased or decreased value due to the asset revaluation specified in Point a Clause 2 this Article must comply with law provisions depending on each specific cases.

Article 10. Fixed assets depreciation

Branches of foreign banks and credit institutions must calculate the fixed asset depreciation as prescribed by law provisions on enterprises. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to use the capital from the fixed asset depreciation for reinvesting in the replacement of fixed assets and in other business purposes as prescribed by law.

Article 11. Asset loss settlement

Branches of foreign banks and credit institutions must identify the reasons and responsibilities for the loss of assets as follows:

1. The person that causes the asset loss must pay compensation. The President of the Board of Directors, or the President of the Member assembly, or the General Director (Director) of branches of foreign banks and credit institutions shall determine the compensation levels as prescribed by law and bear responsibilities for their decisions.

2. Settle the loss in accordance with the insurance contract for insured assets.

3. Using the reserve fund extracted from the expenses to cover the loss as prescribed by law.

4. The deficient value of the loss after covered by the compensation from individuals, organizations the insurer and the provisions extracted from the expenses shall be covered by the financial reserve funds of branches of foreign banks and credit institutions. If the financial reserve fund cannot cover, the deficient amount shall be recorded as other expenses in the period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to lease out, mortgage and pawn their assets as prescribed by law in a way that assures the capital adequacy, efficiency and capital growth.

Article 13. Selling assets

1. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to sell their assets in order to recover the capital and ensure the business efficiency.

2. The asset sale of branches of foreign banks and credit institutions must comply with law and their Charter.

3. The asset sale of credit institutions being State-owned one-member limited liability companies must comply with law provisions on asset sale applicable to State-owned one-member limited liability companies.

Article 14. Asset liquidation

1. Branches of foreign banks and credit institutions are entitled to liquidate assets of inferior quality, damaged assets unable to be restored; technically backward assets not being used or not being efficiently used that cannot be sold as intact items; assets unable to be used after their use terms expire.

The authority to make decisions on liquidating assets of credit institutions being State-owned one-member limited liability companies must comply with law provisions on asset liquidation applicable to State-owned one-member limited liability companies.

The authority to make decisions on liquidating assets of other branches of foreign banks and credit institutions must comply with law and their Charter.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 3.

RECEIPTS AND EXPENSES

Article 15. Receipts

1. Receipts from the business of branches of foreign banks and credit institutions include:

a) Receipts from the business, including:

- Receipts from credit activities: deposit interest, loan interest, financial lease interest and other credit activities;

- Receipts from services:

- Receipts from trading foreign currency and gold;

- Receipts from contribution interest and share purchase of shares;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Receipts from other business.

b) Other receipts, including:

- Receipts from fixed asset sale and liquidation;

- Receipts from the capital settled by loss reserve funds;

- Other receipts.

2. The Ministry of Finance shall specify the conditions and time for receipt calculation.

Article 16. Expenses

1. The expenses of branches of foreign banks and credit institutions are the actual expenses on the business of branches of foreign banks and credit institutions, including:

- Expenses on credit activities: paying deposit interest, paying loan interest, and other expenses credit activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expenses on the trading of foreign currency and gold;

- Expenses on contribution and purchase of shares;

- Expenses on exchange rates differences;

- Expenses on other business activities;

- Expenses on tax payment and other payment of fees and charges;

- Expenses on assets include: fixed asset depreciation, expenses on asset lease, expenses on asset repair and maintenance; purchase of tools and devices; purchase of asset insurance;

- Expenses on employees: salaries, remunerations; other contributed by salary: social insurance, medical insurance, unemployment insurance, accident insurance, expenses on the Union; expenses on meals, labor protection; expenses on uniforms and other payment to employees as prescribed by law;

- Expenses on the management: expenses on electricity, water, telephone, materials, papers, stationery; expenses on consultancy, audit; commission payment, expenses on intermediary agents; expenses on hiring experts at home and overseas; expenses on scientific and technological innovation researches, expenses on training; rewards for initiatives that improve productivity, rewards for cost reduction; expenses on environment protection; expenses on propagation, advertisements, marketing, promotion; expenses on conventions, reception, transactions, foreign affairs and other expenses;

- Expenses on loan loss reserve, deposit insurance and preservation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Finance, the State bank of Vietnam shall elaborate some particular expenses of branches of foreign banks and credit institutions.

Article 17. The payments that must not be recorded as expenses

Branches of foreign banks and credit institutions must not record the following payments as expenses:

1. The fines for administrative violations, including: violations of traffic laws, violations of business registration regulations, violations of statistical accounting regulations, violations of tax laws and other administrative violations as prescribed by law.

2. The payments irrelevant to the business of branches of foreign banks and credit institutions.

3. The payments without valid receipts.

4. The payment defrayed by other budgets.

Article 18. The currency

1. The economic activities must be recorded into books, Financial statements and settled in Vietnam dong (VND).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. branches of foreign banks and credit institutions must record the receipts and expenses in accordance with law and bear responsibilities before law for their accuracy and comply with the regulations on accounting invoices and receipts.

Chapter 4.

PROFITS AND FUNDS

Article 20. Incomes subject to enterprise income tax

The incomes subject to enterprise income tax of branches of foreign banks and credit institutions must comply with law provisions on enterprise income tax.

Article 21. Profits after enterprise income tax

The profits after enterprise income tax of branches of foreign banks and credit institutions are the differences calculated by the total receipt minus the necessary expenses in the same period including enterprise income tax.

Article 22. Distribution of profits after enterprise income tax applicable to credit institutions being State-owned one-member limited liability companies

1. Distributing profits to the contributors under the contract (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Extracting 5% into the charter capital accumulation reserve fund. This fund must not exceed the charter capital of the credit institution.

4. Extracting 10% into the financial reserve fund. This fund must not exceed 25% the charter capital of the credit institution.

5. The profit after deducting the amount specified in Clause 1, 2, 3, and 4 this Article are distributed as follows:

a) Extracting 50% into the professional development fund;

b) Establishing the reward funds for the management board of the credit institution in accordance with the provisions applicable to State-owned one-member limited liability companies;

c) Extracting from no more than 3-month salary of the employee into the welfare and reward fund;

d) The remaining profit after deducting the amount specified in Point a, b, c this Clause shall be transferred to the professional development fund.

Article 23. Distribution of profits after enterprise income tax applicable to other branches of foreign banks and credit institutions

1. Distributing profits to the contributors under the contract (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Extracting 5% into the charter capital accumulation reserve fund of the credit institution or into the provided capital accumulation reserve fund of the branches of foreign banks. These funds must not exceed the charter capital of the credit institution or the provided capital of the branches of foreign banks.

4. Extracting 10% into the financial reserve funds. The balance of these funds must not exceed 25% of the charter capital of the credit institution or 25% of the provided capital of the branches of foreign banks.

5. The distribution of the remaining profit shall be decided independently by branches of foreign banks and credit institutions. For credit institutions being joint-stock commercial banks of which 50% of the charter capital is owned by the State, the representative of the State-owned capital at the bank must obtain the opinion from the State bank of Vietnam and concur with the Ministry of Finance in the distribution of the remaining profits to vote at the Shareholder general assembly.

Article 24. The principles of using funds

1. The accumulation reserve funds of the charter capital and provided capital are used for accumulating the charter capital and provided capital.

2. The financial reserve fund is used for covering the remaining loss and damage of assets during the business of after being covered by compensation from the organizations and individuals that causes such loss, from the indemnity from the insurer, and from the reserve fund extracted from the expenses; and used for other purposes as prescribed by law.

3. The professional development fund is used for investing in expanding the business scale, innovating the technology and improving the work conditions of the credit institution.

Depending on the demand for investment and capability of the fund, the credit institution shall decide the form and method of investment on the principles of efficiency, safety and capital growth.

4. The reward fund is used for rewarding the Member assembly and management board of the credit institution. The reward levels are decided by the owner consistently with the business efficiency of the credit institution at the proposal of the President of the Member assembly of the credit institution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Giving annual rewards or periodic rewards for officers and employees of the credit institution. The reward levels are decided by the Member assembly of the credit institution at the proposal of the General Director (or Director) and the Union of the credit institution consistently with the productivity and work results of their employees.

b) Giving irregular rewards for individuals or collectives in the credit institution that introduce initiatives to improve the techniques and professional process that enhance business efficiency. The reward levels are decided by the Member assembly of the credit institution;

c) Giving rewards to individuals and units outside the credit institution economically involved that completely fulfill the contractual conditions and efficiently contribute to the business of the credit institution. The reward levels are decided by the Member assembly of the credit institution.

6. The welfare fund is used for:

a) Investing in building, repairing welfare constructions of the credit institution, contributing to the investment in the common welfare constructions of the industry, or of other units contractually.

b) Spending on cultural, sports activities and public welfare of the staff of the credit institution;

c) Spending on the regular or irregular support for the officers and employees in difficulties of the credit institution, including the retired or disabled ones;

d) Spending on other welfare activities.

The Member assembly, General Director (or Director) of the credit institution shall cooperate with the Executive board of the internal Union in managing and using this fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AUDIT, STATISTICS AND ACCOUNTING REGULATIONS

Article 25. Accounting and statistics

1. Branches of foreign banks and credit institutions must comply with the regulations on accounting and statistics as prescribed by law.

2. The fiscal year of branches of foreign banks and credit institutions starts on January 01 and ends on December 31.

Article 26. Report regulations

At the end of the accounting period (quarterly or annually), the branches of foreign banks and credit institutions must make and send the statistics and Financial statements as prescribed by law. The President of the Board of Directors, or the President of the Member assembly, or the General Director (Director) of branches of foreign banks and credit institutions must be responsible for accuracy of those reports.

Article 27. Audit

1. Credit institutions must organize internal audits as prescribed in Article 41 of the Law on credit institutions.

2. The Financial statement audit of branches of foreign banks and credit institutions comply with current law provisions on accounting and audit. The Financial statement audit results of credit institutions must be sent to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 120 days as from the end of the fiscal year, the branches of foreign banks and credit institutions must disclose their Financial statements as prescribed by law.

Article 29. Financial regimes

Based on the documents guiding the financial regulations, credit institutions shall formulate and submit their financial regimes to the Board of Directors and Member assembly for approval.

Article 30. Financial plans

1. For credit institutions being commercial banks of which 100% of the charter capital is owned by the State or joint-stock commercial banks of which 50% of the charter capital is owned by the State must formulate the annual financial plans under the guidance from the Ministry of Finance. The financial plans of credit institutions include:

a) The plan on capital sources and on the use of capital sources of the credit institution;

b) The plan on receipts, expenses, business results and the State budget payment of the credit institution;

c) The plan on labor and salaries of the credit institution.

The plans stated above must be approved by the Board of Directors, Member assembly of the credit institution and must be sent to the Ministry of Finance and the State bank of Vietnam before November 15th of the year before the planned year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 6.

RESPONSIBILITIES OF THE BOARD OF DIRECTORS, OR THE MEMBER ASSEMBLY, THE GENERAL DIRECTOR, DIRECTOR OF BRANCHES OF FOREIGN BANKS AND CREDIT INSTITUTIONS

Article 31. Responsibilities of the Board of Directors and the Member assembly of the credit institution.

1. Inspecting and supervising the financial activities of the credit institution within the authority prescribed by law.

2. Receiving capital, land, natural resources and other resources provided by the State, the owner and the contributors.

3. Making decisions or approvals within the authority prescribed by law and by the charter of the credit institution:

a) The plan on capital mobilization

b) The plan on using, preserving and growing capital, the projects of investment and asset trading of the credit institution; the plans on the contribution and purchase of shares from other credit institutions and enterprises;

c) The annual Financial statements and long-term financial plans, annual financial plans of the credit institution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Appointing representatives of the capital invested in other enterprises.

4. Disclosing the Financial statements as prescribed.

5. Inspecting, supervising the General Director (Director) of the credit institution, the Directors of the independent associate companies with regard to the capital use, preservation and growth; Implementing the approve business plans; fulfilling the State budget obligations.

6. Being responsible for the accuracy of the Financial statements.

7. Performing other duties as prescribed by law.

Article 32. Responsibilities of General Director (Director) of the credit institution

1. Operating the credit institution and responsible to the Board of Directors, Member assembly, and before law for the operation of the credit institution.

2. In charge of the capital use in business consistently with the plans on using, preserving and growing capital approved by Board of Directors and Member assembly; implementing the plans on profit distribution after fulfilling the tax liability and other financial obligations prescribed by law.

3. Being responsible for the mobilization and use of capital in business; being responsible for the damage caused by subjective mistakes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Making and submitting the Financial statements to Board of Directors and Member assembly for approval and being responsible for the accuracy of the Financial statements, statistics and other financial information.

6. Formulating and submitting annual financial plans consistently with the business plan to the Board of Directors and Member assembly for approval.

7. Making decisions on the projects of investment, contribution, purchases of shares from other credit institutions and enterprises under the authorization of the Board of Directors and Member assembly of the credit institution.

8. Performing other duties as prescribed by law.

Article 33. Responsibilities of General Directors (Directors) of branches of foreign banks

1. Representing the branches of foreign banks before law, bearing responsibilities for every activity and daily operation of branches of foreign banks within the rights and obligations in accordance with current law provisions.

2. In case one foreign bank has two or more branches in Vietnam and exercise the uniform report, accounting and financial regulations, the foreign bank must authorize a General Director (Director) of the branch to be responsible before law for every activity of the branches of the foreign bank in Vietnam.

Chapter 7.

RESPONSIBILITIES OF MANAGEMENT AGENCIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Guiding branches of foreign banks and credit institutions to comply with the financial regulations prescribed by this Decree.

2. Inspecting the adherence to financial regulations of the credit institution as prescribed by law provisions on inspection.

3. Cooperating with the State bank of Vietnam to handle the financial issues of credit institutions being State-owned one-member limited liability companies and credit institutions being joint-stock commercial banks of which 50% of the charter capital is owned by the State.

Article 35. Responsibilities of the State bank of Vietnam

1. Inspecting, supervising the comprehensive operation of the branches of foreign banks and credit institutions; quarterly and annually sending reports on the financial status and violations of financial regulations of branches of foreign banks and credit institutions to the Ministry of Finance for prompt settlement.

2. Performing the functions of the representatives of the State-owned capital at the credit institutions of which the capital is provided by the State.

a) Making decisions and being responsible for their decisions within the authority of a representative of the State-owned capital as prescribed by law;

b) Being in charge and cooperating with the Ministry of Finance to present the financial issues ultra vires to the Prime Minister.

Chapter 8.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Effect

1. This Decree takes effect on September 15, 2012.

2. This Decree supersedes the Government's Decree No. 146/2005/NĐ-CP on November 23, 2005 on the financial regulations applicable to credit institutions and the provisions on financial regulations of branches of foreign banks in the Government's Decree No. 22/2006/NĐ-CP on February 28, 2006 on the organization and operation of branches of foreign banks, joint-ventures banks, 100%-capitalized banks, and representative offices of foreign credit institutions in Vietnam.

Article 37. The Ministry of Finance is in charge and shall cooperate with the State bank of Vietnam to guide the implementation of this Decree.

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


52.942

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!