Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật điện ảnh 2006 số 62/2006/QH11

Số hiệu: 62/2006/QH11 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
************

Luật số: 62/2006/QH 11

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2006

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 9
(Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)

LUẬT

ĐIỆN ẢNH

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về điện ảnh.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tổ chức và hoạt động điện ảnh; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh tại Việt Nam.

Điều 3. áp dụng Luật điện ảnh

1. Hoạt động điện ảnh và quản lý hoạt động điện ảnh phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật.

2. Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

3. Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.

Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim.

Phim vi-đi-ô là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật vi-đi-ô, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị vi-đi-ô.

Phim truyền hình là phim vi-đi-ô để phát trên sóng truyền hình.

Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim vi-đi-ô hoặc được in sang từ phim nhựa.

4. Kịch bản văn học là sản phẩm sáng tạo của biên kịch dưới dạng văn bản thể hiện toàn bộ diễn biến của câu chuyện phim.

5. Kịch bản phân cảnh là sản phẩm sáng tạo của đạo diễn dưới dạng văn bản thể hiện kỹ thuật chuyên môn và phương pháp thực hiện các cảnh quay của bộ phim dựa trên kịch bản văn học.

6. Hoạt động điện ảnh là hoạt động bao gồm sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim.

7. Sản xuất phim là quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh từ kịch bản văn học đến khi hoàn thành bộ phim.

8. Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu.

9. Phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.

10. Cơ sở điện ảnh là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

11. Cơ sở dịch vụ sản xuất phim là cơ sở điện ảnh cung cấp phương tiện, trang bị, thiết bị kỹ thuật, bối cảnh và nhân lực cho việc sản xuất phim.

12. Chủ sở hữu phim là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim; được cho, tặng hoặc thừa kế quyền sở hữu phim và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh

1. Đầu tư xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại hoá công nghiệp điện ảnh, nâng cao chất lượng phim, phát triển quy mô sản xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.

2. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật; bảo đảm để các cơ sở điện ảnh được bình đẳng trong hoạt động, được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai.

3. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh nhằm phát huy sự sáng tạo nghệ thuật; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động điện ảnh; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh; nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và phổ biến phim.

4. Tài trợ cho việc sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số; phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.

5. Tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại; tổ chức, tham gia liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế.

6. Trong quy hoạch khu đô thị phải dành quỹ đất để xây dựng rạp chiếu phim.

Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.

Điều 6. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh

1. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được thành lập để sử dụng cho các hoạt động sau đây:

a) Thưởng cho phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao;

b) Hỗ trợ sản xuất phim thể nghiệm nghệ thuật, phim đầu tay được tuyển chọn để đưa vào sản xuất;

c) Hỗ trợ cho các hoạt động khác để phát triển điện ảnh.

2. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh bao gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.

Điều 7. Bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm

Nhà nước bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu tác phẩm của chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ.

Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về điện ảnh

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động điện ảnh.

2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động điện ảnh; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh.

3. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động điện ảnh.

4. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh.

5. Thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động điện ảnh; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm điện ảnh.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh.

Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về điện ảnh.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh theo thẩm quyền.

4. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh tại địa phương.

Điều 10. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điện ảnh

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điện ảnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 11. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh

1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Chương II

CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH

Điều 12. Cơ sở điện ảnh

1. Cơ sở điện ảnh bao gồm:

a) Cơ sở sản xuất phim;

b) Cơ sở dịch vụ sản xuất phim;

c) Cơ sở in sang, nhân bản phim;

d) Cơ sở bán, cho thuê phim;

đ) Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu phim;

e) Cơ sở chiếu phim;

g) Cơ sở điện ảnh khác theo quy định của pháp luật.

2. Các loại hình hoạt động của cơ sở điện ảnh bao gồm doanh nghiệp điện ảnh và đơn vị sự nghiệp điện ảnh.

Doanh nghiệp điện ảnh hoạt động theo quy định của Luật này, Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đơn vị sự nghiệp điện ảnh được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và theo quy định của Chính phủ.

Điều 13. Thành lập và quản lý doanh nghiệp điện ảnh

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim tại Việt Nam theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim tại Việt Nam theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp.

Điều 14. Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài việc phải có các điều kiện thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp còn phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm:

a) Có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phim bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

b) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

c) Bản sao giấy tờ chứng nhận thường trú tại Việt Nam của người được đề nghị làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 15. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp điện ảnh

1. Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động điện ảnh.

3. Đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Luật này.

Điều 16. Đăng ký thành lập doanh nghiệp điện ảnh

1. Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp điện ảnh phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật này.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

3. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp điện ảnh đó phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều 17. Tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản doanh nghiệp điện ảnh

1. Việc tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp điện ảnh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp; việc phá sản doanh nghiệp điện ảnh được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, trong quá trình giải quyết những nội dung thuộc phạm vi quyền hạn của mình đối với việc tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản của doanh nghiệp điện ảnh phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh để giải quyết những nội dung có liên quan và thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh kết quả việc giải quyết của mình trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định.

Chương III.

SẢN XUẤT PHIM

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất phim

1. Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim; việc hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim phải thực hiện đúng nội dung giấy phép của Bộ Văn hóa – Thông tin.

3. Cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện đúng nội dung giấy phép của Bộ Văn hóa – Thông tin.

4. Nộp lưu chiểu, nộp lưu trữ phim.

Điều 19. Quyền và trách nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim

1. Tổ chức thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất phim hằng năm.

3. Quản lý tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất phim.

4. Tuyển chọn kịch bản văn học.

5. Ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân đặt hàng sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm phim.

6. Đề nghị cấp giấy phép trước khi phổ biến phim.

7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phim.

8. Thực hiện quy định về quyền tác giả và quyền liên quan.

9. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Quyền và trách nhiệm của biên kịch, đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm phim

1. Quyền và trách nhiệm của biên kịch, đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm phim thực hiện theo nội dung hợp đồng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim.

2. Hợp đồng giữa biên kịch, đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm phim với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim được ký kết và thực hiện trên cơ sở thoả thuận và không trái với quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ sản xuất phim

1. Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để cung cấp dịch vụ sản xuất phim.

3. Cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo hợp đồng; việc cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện đúng nội dung giấy phép của Bộ Văn hóa – Thông tin.

Điều 22. Quyền và trách nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp dịch vụ sản xuất phim

1. Tổ chức thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm.

3. Quản lý tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp dịch vụ sản xuất phim.

4. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Cấp giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Việc hợp tác, liên doanh để sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, việc cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp dịch vụ sản xuất phim bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Kịch bản văn học bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 24. Sản xuất phim đặt hàng

1. Tổ chức, cá nhân đặt hàng sản xuất phim là chủ đầu tư dự án sản xuất phim.

2. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim đặt hàng theo kịch bản văn học của mình phải liên đới chịu trách nhiệm với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim về nội dung phim.

3. Đối với phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải tuyển chọn kịch bản văn học trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định kịch bản văn học và chọn doanh nghiệp sản xuất phim theo quy định của Luật đấu thầu. Hội đồng thẩm định kịch bản văn học do chủ đầu tư dự án sản xuất phim thành lập có trách nhiệm thẩm định kịch bản văn học để tư vấn cho chủ đầu tư.

4. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim có trách nhiệm cung cấp tài chính và thực hiện các điều khoản khác theo đúng hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất phim.

5. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim phải thực hiện đúng hợp đồng với chủ đầu tư dự án sản xuất phim và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phim.

Điều 25. Sản xuất phim truyền hình

Việc sản xuất phim truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh) do Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh quyết định đầu tư và tổ chức sản xuất phim để phát sóng trên đài truyền hình của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.

Chương IV

PHÁT HÀNH PHIM

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành phim

1. Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Trao đổi phim, hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát hành phim.

Điều 27. Quyền và trách nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp phát hành phim

1. Tổ chức thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Quản lý tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp phát hành phim.

3. Thực hiện quyền và trỏch nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Bán, cho thuê phim

1. Tổ chức, cá nhân được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim, mở đại lý, cửa hàng bán, cho thuê băng phim, đĩa phim theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật này.

2. Chỉ được bán, cho thuê phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh; băng phim, đĩa phim phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Điều 29. In sang, nhân bản phim

1. Tổ chức, cá nhân được kinh doanh in sang, nhân bản phim nhựa, băng phim, đĩa phim theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật này.

2. Chỉ được in sang, nhân bản để phát hành phim nhựa, băng phim, đĩa phim đã có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh. Việc in sang, nhân bản phim nhựa, băng phim, đĩa phim phải có hợp đồng bằng văn bản với chủ sở hữu phim.

Điều 30. Xuất khẩu phim, nhập khẩu phim

1. Tổ chức thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu phim phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Phim xuất khẩu phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

Phim xuất khẩu do Đài truyền hình Việt Nam sản xuất phải có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; phim xuất khẩu do đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh sản xuất phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

Băng phim, đĩa phim xuất khẩu phải được dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá - Thông tin;

b) Phim nhập khẩu phải có bản quyền hợp pháp và không vi phạm quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim.

3. Doanh nghiệp sản xuất phim được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim và mỗi năm số lượng phim nhập khẩu không được vượt quá hai lần số lượng phim do doanh nghiệp sản xuất.

4. Doanh nghiệp chiếu phim được nhập khẩu phim để phổ biến.

5. Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh được xuất khẩu phim do mình sản xuất, được nhập khẩu phim để phát sóng trên truyền hình và mỗi năm số tập phim nhập khẩu không được vượt quá hai lần số tập phim do mình sản xuất.

6. Đơn vị sự nghiệp được nhập khẩu phim, lưu hành nội bộ để phục vụ yêu cầu công tác của mình; người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về nội dung, quản lý và sử dụng phim nhập khẩu.

7. Cơ quan nghiên cứu khoa học được nhập khẩu phim phục vụ công tác nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình; người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng phim nhập khẩu.

Điều 31. Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim

1. Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim sử dụng thường xuyên mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp.

2. Hộ gia đình in sang, nhân bản, bán, cho thuê phim có quy mô nhỏ, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động, thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Luật này và quy định của Chính phủ.

Chương V

PHỔ BIẾN PHIM

Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim

1. Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của rạp chiếu phim theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin.

3. Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để chiếu phim.

Điều 33. Quyền và trách nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cơ sở chiếu phim

1. Tổ chức thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.

2. Quản lý tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở chiếu phim.

3. Tổ chức chiếu phim có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.

4. Bảo đảm tỷ lệ số buổi chiếu phim Việt Nam so với phim nước ngoài, giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và giờ chiếu phim cho trẻ em theo quy định của Chính phủ.

5. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho khán giả.

6. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Chiếu phim lưu động

1. Nhà nước có chính sách đầu tư thiết bị chiếu phim, phương tiện vận chuyển, cấp kinh phí hoạt động cho đội chiếu phim lưu động do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), đơn vị lực lượng vũ trang thành lập để phục vụ chiếu phim ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phục vụ lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi phí buổi chiếu phim ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phục vụ lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm từ 50% đến 80% chi phí buổi chiếu phim ở các vùng nông thôn cho đội chiếu phim lưu động.

3. Cơ sở chiếu phim tư nhân chiếu phim lưu động phục vụ ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện được thanh toán chi phí buổi chiếu như cơ sở chiếu phim nhà nước.

Điều 35. Phát sóng phim trên hệ thống truyền hình

Việc phát sóng phim trên hệ thống truyền hình phải bảo đảm các quy định sau đây:

1. Phim có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh;

2. Bảo đảm tỷ lệ thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với phim nước ngoài, giờ phát sóng phim Việt Nam, thời lượng và giờ phát sóng phim cho trẻ em theo quy định của Chính phủ.

Điều 36. Phổ biến phim trên Internet, khai thác phim từ vệ tinh

Việc phổ biến phim trên Internet, khai thác phim từ vệ tinh để phổ biến phải thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 37. Giấy phép phổ biến phim

1. Phim Việt Nam do cơ sở sản xuất phim sản xuất, phim nhập khẩu chỉ được phát hành, phổ biến khi đã có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Giấy chứng nhận bản quyền phim.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

3. Phim do Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh sản xuất và nhập khẩu đã có quyết định phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh được phổ biến trong phạm vi cả nước.

Điều 38. Thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim

1. Thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim được quy định như sau:

a) Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim sản xuất và nhập khẩu của cơ sở điện ảnh thuộc trung ương, cơ sở điện ảnh thuộc địa phương và cơ sở điện ảnh tư nhân trong phạm vi cả nước, trừ trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được Chính phủ giao cấp giấy phép phổ biến phim;

b) Chính phủ căn cứ vào số lượng phim sản xuất và nhập khẩu của các cơ sở điện ảnh thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương quản lý mà quyết định phân cấp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương đó cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim sản xuất và nhập khẩu thuộc cơ sở sản xuất phim của địa phương mình, cơ sở điện ảnh tư nhân đóng trên địa bàn và phim xuất khẩu do đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh sản xuất đã có quyết định phát sóng của Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh;

c) Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc phát sóng trên đài truyền hình của mình phim do mình sản xuất hoặc nhập khẩu.

2. Bộ Văn hóa - Thông tin có quyền thu hồi giấy phép phổ biến phim, quyết định phát sóng phim truyền hình; tạm đình chỉ, đình chỉ việc phổ biến phim vi phạm quy định tại Điều 11 của Luật này.

3. Việc cấp giấy phép phổ biến phim, quyết định phát sóng phim trên truyền hình được thực hiện trên cơ sở ý kiến của hội đồng thẩm định phim.

Điều 39. Hội đồng thẩm định phim

1. Thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định phim được quy định như sau:

a) Hội đồng thẩm định phim cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thành lập;

b) Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;

c) Hội đồng thẩm định phim của Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam thành lập, hội đồng thẩm định phim của đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh do Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh thành lập.

2. Hội đồng thẩm định phim có trách nhiệm thẩm định phim để tư vấn cho người đứng đầu cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định phim về việc phổ biến phim và phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi.

3. Hội đồng thẩm định phim có từ năm thành viên trở lên, bao gồm đại diện cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định phim, đạo diễn, biên kịch và các thành viên khác.

Điều 40. Quảng cáo phim

1. Quảng cáo phim bao gồm quảng cáo về phim và quảng cáo trong phim.

2. Việc quảng cáo về phim được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp sản xuất phim, Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh được giới thiệu những thông tin liên quan đến bộ phim trong quá trình chuẩn bị và sản xuất;

b) Doanh nghiệp sản xuất phim, Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh không được chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh, chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh.

3. Việc quảng cáo trong phim được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Điều 41. Tổ chức, tham gia liên hoan phim, hội chợ phim

1. Việc tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, liên hoan phim quốc tế tại Việt Nam được quy định như sau:

a) Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tổ chức liên hoan phim quốc gia theo định kỳ và tổ chức liên hoan phim quốc tế tại Việt Nam;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội điện ảnh được tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề và phải được Bộ Văn hoá - Thông tin chấp thuận;

c) Cơ sở sản xuất phim có quyền tham dự liên hoan phim;

d) Phim tham dự liên hoan phim phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh;

đ) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được chiếu giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam sau khi được Bộ Văn hóa - Thông tin chấp thuận.

2. Việc tham gia liên hoan phim, hội chợ phim quốc tế và tổ chức những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài được quy định như sau:

a) Cơ sở sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh được quyền tham gia liên hoan phim quốc tế, hội chợ phim quốc tế, tổ chức những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài;

b) Phim tham gia liên hoan phim quốc tế, hội chợ phim quốc tế, những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh;

c) Việc tổ chức những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài phải được Bộ Văn hóa - Thông tin chấp thuận.

3. Đơn đề nghị tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, tổ chức giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài phải ghi mục đích, phạm vi, thời gian, địa điểm tổ chức, danh mục phim và đối tượng tham gia.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc chấp thuận, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 42. Tổ chức liên hoan phim truyền hình

1. Đài truyền hình Việt Nam được tổ chức liên hoan phim truyền hình quốc gia và quốc tế tại Việt Nam.

2. Đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh được tổ chức liên hoan phim truyền hình và phải được Bộ Văn hoá - Thông tin chấp thuận. Thủ tục để được chấp thuận thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này.

3. Phim tham gia liên hoan phim truyền hình phải có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.

Điều 43. Văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam

1. Việc đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

a) Đơn đề nghị đặt văn phòng đại diện ghi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụ sở, giám đốc văn phòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của cơ sở điện ảnh nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

4. Văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam được giới thiệu về hoạt động điện ảnh của cơ sở mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 44. Văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài

1. Việc đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài phải được Bộ Văn hóa - Thông tin chấp thuận.

2. Hồ sơ đề nghị đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:

a) Đơn đề nghị đặt văn phòng đại diện ghi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụ sở, giám đốc văn phòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại;

b) Văn bản chấp thuận cho đặt văn phòng đại diện của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc chấp thuận, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Chương VI

LƯU CHIỂU PHIM, LƯU TRỮ PHIM

Điều 45. Lưu chiểu phim

1. Cơ sở sản xuất phim, cơ sở nhập khẩu phim phải nộp một bản lưu chiểu bộ phim tại cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim.

2. Phim sản xuất bằng vật liệu nào thì nộp lưu chiểu bằng vật liệu đó.

3. Đối với phim nhựa nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu phim nộp lưu chiểu bằng băng phim, đĩa phim được in sang từ bộ phim trình duyệt.

4. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến, cơ quan nhận lưu chiểu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm nộp bản phim lưu chiểu cho cơ sở lưu trữ phim.

Điều 46. Lưu trữ phim

1. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến, cơ sở sản xuất phim tài trợ, đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước phải nộp lưu trữ vật liệu gốc bao gồm gốc hình, gốc tiếng, kịch bản và tài liệu kèm theo phim cho cơ sở lưu trữ phim.

2. Cơ sở lưu trữ phim thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm lưu trữ phim của các cơ sở điện ảnh thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin và phim của các bộ, ngành, địa phương được cấp giấy phép phổ biến trong mạng lưới chiếu phim.

3. Cơ sở lưu trữ phim thuộc bộ, ngành lưu trữ phim lưu hành nội bộ; cơ quan nghiên cứu khoa học lưu trữ phim của cơ quan mình.

4. Cơ sở lưu trữ phim thuộc Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh lưu trữ phim của đài mình.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở lưu trữ phim

1. Bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và bảo quản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Tổ chức khai thác phim lưu trữ, cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu cho cơ sở sản xuất phim có phim lưu trữ theo quy định của pháp luật.

3. Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động bảo quản, lưu trữ, phục hồi, khai thác phim.

4. Mua những tác phẩm điện ảnh có giá trị trong nước và nước ngoài để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

5. Ngoài việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan lưu trữ phim do Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý được làm dịch vụ lưu trữ phim cho các cơ sở điện ảnh; được bán, cho thuê, phổ biến phim lưu trữ dịch vụ đã có giấy phép phổ biến theo sự thỏa thuận của chủ sở hữu phim; được in sang, nhân bản để bán, cho thuê, phổ biến phim lưu chiểu khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

Việc quản lý và sử dụng nguồn thu thực hiện theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính.

Chương VII

THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 48. Thanh tra điện ảnh

1. Thanh tra điện ảnh thuộc thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện thanh tra chuyên ngành về điện ảnh.

2. Thanh tra điện ảnh có các nhiệm vụ sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về điện ảnh;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về điện ảnh;

c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về điện ảnh.

3. Tổ chức và hoạt động của thanh tra điện ảnh được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.

Điều 49. Hành vi vi phạm trong sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim

1. Vi phạm quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim không có giấy phép kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài không có giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc thực hiện không đúng nội dung quy định trong giấy phép.

4. Vi phạm quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng giữa Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim với chủ đầu tư hoặc với biên kịch, đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm phim.

5. Không trình duyệt phim để được cấp giấy phép trước khi phổ biến phim.

6. Không thành lập hội đồng thẩm định kịch bản văn học; không tổ chức đấu thầu đối với sản xuất phim đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.

Điều 50. Hành vi vi phạm trong phát hành phim

1. Phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.

2. Phát hành phim sau khi có quyết định cấm phổ biến, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ.

3. Phát hành băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá - Thông tin.

4. In sang, nhân bản phim để phát hành không có hợp đồng hoặc không theo đúng hợp đồng với chủ sở hữu phim.

5. Xuất khẩu phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

6. Xuất khẩu băng phim, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hoá - Thông tin.

7. Nhập khẩu phim không đúng quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 30 của Luật này.

8. Cho thuê, bán phim lưu hành nội bộ.

9. Quản lý và sử dụng phim nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học không đúng mục đích, cho người tham dự xem phim không đúng đối tượng.

Điều 51. Hành vi vi phạm trong phổ biến phim

1. Chiếu phim, phát sóng phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.

2. Chiếu phim, phát sóng phim đã có quyết định cấm phổ biến, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ.

3. Rạp chiếu phim không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin.

4. Cho phép trẻ em vào rạp chiếu phim để xem loại phim cấm trẻ em.

5. Không thực hiện đúng quy định của Chính phủ về tỷ lệ số buổi chiếu, thời lượng, giờ chiếu phim, phát sóng phim Việt Nam; thời lượng và giờ chiếu phim, phát sóng phim cho trẻ em.

Điều 52. Hành vi vi phạm trong lưu chiểu phim, lưu trữ phim

1. Cơ sở sản xuất phim, cơ sở nhập khẩu phim không nộp lưu chiểu hoặc nộp không đủ số lượng, không đúng chủng loại phim.

2. Cơ sở sản xuất phim không nộp lưu trữ vật liệu gốc của phim tài trợ, đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước hoặc nộp không đủ số lượng, không đúng chủng loại cho cơ sở lưu trữ phim trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

3. Cơ quan nhận lưu chiểu không nộp bản lưu chiểu cho cơ sở lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

4. Cơ sở lưu trữ phim không cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu của phim cho cơ sở sản xuất phim theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở lưu trữ phim không bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và không bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ.

6. Cơ sở lưu trữ phim bán, cho thuê phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim; chưa có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh.

7. Cơ sở lưu trữ phim do Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý in sang, nhân bản để bán, cho thuê, phổ biến phim lưu chiểu khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh; quản lý, sử dụng nguồn thu không theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính.

Điều 53. Xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 54. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

Điều 55. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều 5, 6, 11, 12, 14, 24, 30, 31, 33, 34, 35, 38, 41 và 53 của Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 62/2006/QH11

Hanoi, June 29, 2006

 

LAW

CINEMATOGRAPHY

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for cinematography.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Law provides for cinematographic organization and activities; and rights and responsibilities of organizations and individuals engaged in cinematographic activities.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Application of the Cinematography Law

1. Cinematographic activities and management of cinematographic activities shall comply with the provisions of this Law and other relevant laws.

2. When treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of those treaties shall apply.

Article 4.- Interpretation of terms

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Cinematography means a combined form of art expressed through moving images accompanied by sounds recorded on celluloid film, magnetic tape or disc and other image-recording materials for dissemination to the public by means of technical equipment.

2. Cinematographic work means an art product expressed through moving images accompanied by sounds and other means on the principle of cinematographic language.

3. Film means a cinematographic work, including feature film, documentary, scientific film and animated cartoon.

Celluloid film means a film produced with cinematographic equipment and techniques and recorded on celluloid material for screening by projectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Television film means a video film for television broadcast.

Film tape or film disc means product of a video film or product dubbed from a celluloid film.

4. Screenplay means a creative work of screenwriters in the form of text detailing the whole development of a film story.

5. Shooting script mean a creative work of film directors in the form of text showing professional techniques and methods of shooting scenes of a film based on the screenplay.

6. Cinematographic activities mean activities of producing, distributing and disseminating films.

7. Film production means the process of creating a cinematographic work from a screenplay till the completion of the film.

8. Film distribution means the process of circulating films in the forms of sale, rental, export and import.

9. Film dissemination means the introduction of films to the public by means of projection, broadcasting on television, or posting on the Internet and other audiovisual media.

10. Cinematographic establishment means an establishment set up by organizations or individuals and operating in the domain of film production, distribution and dissemination under the provisions of this Law and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. Film owner means an organization or individual making financial investment in film production or purchase of film copyright; being granted, donated, bequeathed film copyright or otherwise as provided for by law.

Article 5.- State policies on cinematographic development

1. To invest in building an advanced cinematography with strong national identity, modernize the cinema industry, improve film quality, expand the scale of film production and dissemination, meeting people's increasing spiritual demands, contributing to socio-economic development and expansion of cultural exchanges with other countries.

2. To encourage all organizations and individuals to engage in cinematographic activities in accordance with law; and ensure equality for cinematographic establishments in operation and enjoyment of credit, tax and land preference policies.

3. To make concentrated and priority investments under target programs on cinematographic development with a view to bringing into play art creativity; to enhance scientific research into, and application of modern technologies to, cinematographic activities; to train and retrain personnel in professional skills and management of cinematographic activities; and improve material and technical facilities for film production and dissemination.

4. To finance the production of feature films on children, historical traditions, and ethnic minority groups; documentaries, scientific films and animated cartoons.

5. To finance the dissemination of films in service of mountainous, island, deep-lying, remote and rural areas; children and people's armed forces; and socio-political and foreign-relation tasks; to organize and participate in national and international film festivals.

6. In urban plannings there must be land areas set aside for construction of cinemas

Article 6.- Cinematographic Development Assistance Fund

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Rewarding films of high ideological and art values;

b/ Supporting the production of experimental art films and directors' first films which are selected for production;

c/ Supporting other activities for cinematographic development.

2. The Cinematographic Development Assistance Fund is established from state budget supports and financial assistance from domestic and foreign organizations and individuals.

The Government shall specify the establishment and operation of the Cinematographic Development Assistance Fund.

Article 7.- Protection of copyright on and ownership of works

The State shall protect copyright and related rights on and ownership of works of cinematographic work owners under the Civil Code and the Intellectual Property Law.

Article 8.- Contents of state management of cinematography

1. To formulate, and organize the implementation of, policies, strategies, plannings and plans on cinematographic development; and promulgate legal documents on cinematographic activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To manage international cooperation in cinematographic activities.

4. To grant and withdraw permits and licenses for cinematographic activities.

5. To perform commendation work in cinematographic activities; to select and award prizes to individuals and cinematographic works.

6. To inspect, supervise and settle complaints and denunciations and handle violations of the law in cinematographic activities.

Article 9.- Agencies performing the state management of cinematography

1. The Government shall perform the unified state management of cinematography nationwide.

2. The Ministry of Culture and Information shall assist the Government in performing the unified state management of cinematography.

3. Ministries and ministerial-level agencies shall coordinate with the Ministry of Culture and Information in performing the state management of cinematography according to their respective competence.

4. Provincial/municipal People's Committees (collectively referred to as provincial-level People's Committees) shall perform the state management of cinematography in their localities within the scope of their tasks and powers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Complaints and denunciations and the handling of complaints and denunciations in cinematographic activities shall comply with the provisions of law on complaints and denunciations.

Article 11.- Prohibited acts in cinematographic activities

1. To spread propaganda against the State of the Socialist Republic of Vietnam; to undermine the great national unity.

2. To conduct propaganda about and incite wars of aggression, to sow hatred among nations and peoples; to incite violence; to spread reactionary ideas, obscene and depraved lifestyle, criminal acts, social evils, superstition, to undermine fine traditional habits and customs.

3. To disclose the State's and the Party's secrets; military, security, economic, and foreign-relation secrets; personal privacy and other secrets in accordance with law.

4. To distort historical truths, to negate revolutionary achievements; to offend the nation, national great persons and heroes; to slander and offend the prestige of agencies and organizations or the honor and dignity of individuals.

Chapter II

CINEMATOGRAPHIC ESTABLISHMENTS

Article 12.- Cinematographic establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Film-producing establishments;

b/ Film production service establishments;

c/ Film-dubbing and -reproducing establishments;

d/ Film-selling and -leasing establishments;

e/ Film-exporting and -importing establishments;

f/ Film projection establishments;

g/ Other cinematographic establishments as provided for by law.

2. Cinematographic establishments shall operate in the form of cinematographic enterprises or non-business cinematographic units.

Cinematographic enterprises shall operate in accordance with this Law, the Enterprise Law and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Establishment and management of cinematographic enterprises

1. Vietnamese organizations and individuals residing in Vietnam may establish and manage film production, distribution or projection enterprises in Vietnam in accordance with this Law and the Enterprise Law.

2. Foreign organizations and individuals and overseas Vietnamese may establish and manage film distribution or projection enterprises in Vietnam in accordance with this Law and the Enterprise Law.

Article 14.- Conditions for establishment of cinematographic enterprises

1. Conditions for establishment of a cinematographic enterprise are as stipulated in the Enterprise Law.

2. Apart from the establishment conditions required by the Enterprise Law, a film production enterprise must have a certificate of full satisfaction of business conditions granted by the Ministry of Culture and Information.

Conditions for acquiring a certificate of full satisfaction of business conditions include:

a/ Having legal capital as stipulated for by the Government;

b/ Having the director or general director who is a Vietnamese citizen permanently residing in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ An application for a certificate;

b/ Written certification of the film production enterprise's legal capital, issued by a competent organization or agency;

c/ A copy of the paper certifying the permanent residence in Vietnam of the nominated director or general director of the film production enterprise.

Within thirty days after the date of receipt of complete and valid dossiers, the Ministry of Culture and Information shall grant the certificates, in case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reasons therefor.

Article 15.- Criteria and conditions for acting as directors or general directors of cinematographic enterprises

1. Satisfying the criteria and conditions provided for by the Enterprise Law.

2. Having professional capability and practical experience in cinematographic activities.

3. Apart from the criteria prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, directors or general directors of film production enterprises must meet the conditions specified at Point b, Clause 2, Article 14 of this Law.

Article 16.- Registration for establishment of cinematographic enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within seven working days after the date of issuance of a business registration certificate, the business registration agency shall send a copy of the certificate to a competent cinematography state management agency.

3. When changing the name or address of its headquarters, branch or representative office (if any), or business objectives and business lines, the enterprise owner's investment capital, the enterprise's representative at law or other issues in the contents of the dossier of application for business registration, the cinematographic enterprise's director or general director shall notify the competent cinematography state management agency thereof within seven working days as from the date of registration with the business registration agency.

Article 17.- Business cessation, division, separation, consolidation, merger, transformation, dissolution or bankruptcy of cinematographic enterprises.

1. Business cessation, division, separation, consolidation, merger, transformation or dissolution of cinematographic enterprises shall comply with the provisions of the Enterprise Law; and bankruptcy of cinematographic enterprises shall comply with the provisions of the Bankruptcy Law.

2. In the course of handling issues concerning business cessation, division, separation, consolidation, merger, transformation, dissolution or bankruptcy of cinematographic enterprises within their competence, the business registration agencies shall coordinate with competent cinematography state management agencies in handling relevant issues and notify the latter of the handling results within seven working days after the date of issuance of the handling decisions.

Chapter III

FILM PRODUCTION

Article 18.- Rights and responsibilities of film production enterprises

1. To do business in accordance with the registered contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To provide film production services for domestic and foreign organizations and individuals; the provision of film production services for foreign organizations and individuals shall strictly comply with the contents of licenses granted by the Ministry of Culture and Information.

4. To submit films for deposit and archive.

Article 19.- Rights and responsibilities of directors or general directors of film production enterprises

1. To organize business in accordance with the registered contents.

2. To draw up, and organize the implementation of, annual film production plans.

3. To manage the organization, personnel and material and technical facilities of their film production enterprises.

4. To select screenplays.

5. To sign contracts with organizations or individuals that order film production, and with screenwriters, directors and other members of film crews.

6. To apply for permits prior to the dissemination of films.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. To observe regulations on copyright and related rights.

9. To exercise other rights and perform other responsibilities as provided for by law.

Article 20.- Rights and responsibilities of screenwriters, directors and other members of film crews

1. The rights and responsibilities of screenwriters, directors and other members of film crews shall be performed under contracts signed with directors or general directors of film production enterprises.

2. Contracts between screenwriters, directors and other members of the film crews and directors or general directors of film production enterprises shall be signed and performed on the basis of mutual agreement and must not be contrary to law.

Article 21.- Rights and responsibilities of film production service enterprises

1. To do business in accordance with the registered contents.

2. To cooperate and enter into joint ventures with domestic or foreign organizations or individuals to provide film production services.

2. To provide film production services for domestic and foreign organizations and individuals under contracts; the provision of film production services for foreign organizations and individuals shall strictly comply with the contents of licenses granted by the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To organize business in accordance with the registered contents.

2. To draw up and organize the implementation of annual plans.

3. To manage the organization, personnel and material and technical bases of film production service enterprises.

4. To exercise other rights and perform other responsibilities as provided for by law.

Article 23.- Grant of licenses for cooperation or joint venture in film production, or the provision of film production services for foreign organizations and individuals.

1. The cooperation and joint venture in film production with foreign organizations or individuals, and the provision of film production services for foreign organizations or individuals must be licensed by the Ministry of Culture and Information.

2. For film production enterprises and film production service enterprises, a dossier of application for a license comprises:

a/ An application for the license;

b/ The screenplay in Vietnamese and a foreign language.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Production of ordered films

1. Organizations and individuals ordering film production are investors of film production projects.

2. Film production project investors ordering film production according to their screenplays shall bear joint responsibility with directors or general directors of film production enterprises for the film contents.

3. For films ordered and funded with the state budget, the film production project investors shall select screenplays on the basis of comments of the screenplay appraisal council and select film production enterprises in accordance with the Bidding Law. The screenplay appraisal councils set up by film production project investors shall appraise screenplays in order to give advice thereon to the investors.

4. Film production project investors shall provide funds and implement other provisions of contracts signed with film production enterprises.

5. Directors or general directors of film production enterprises shall properly perform contracts signed with film production project investors and shall take responsibility before law for the film contents.

Article 25.- Production of television films

The general director of Vietnam Television and directors of radio-television stations of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as provincial-level radio-television stations) shall decide on investment in, and organization of, film production for broadcasting on their respective television stations in accordance with law.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- Rights and responsibilities of film distribution enterprises

1. To do business in accordance with the registered contents.

2. To exchange films and cooperate and enter into joint ventures with domestic and foreign organizations and individuals for film distribution.

Article 27.- Rights and responsibilities of directors or general directors of film distribution enterprises

1. To organize business in accordance with the registered contents.

2. To manage the organization, personnel and material and technical facilities of film distribution enterprises.

3. To exercise other rights and perform other responsibilities as provided for by law.

Article 28.- Sale and rental of films

1. Organizations and individuals may sell and rent celluloid films, film tapes and discs, and open shops or act as agents to sell, rent film tapes and discs in accordance with the Enterprise Law and this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29.- Dubbing and reproduction of films

1. Organizations and individuals may do business in dubbing and reproducing celluloid films, film tapes and discs under the provisions of the Enterprise Law and this Law.

2. Only celluloid films, film tapes and discs with dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency or with broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations can be dubbed or reproduced for distribution. Dubbing and reproduction of celluloid films, film tapes and discs shall be made under contracts signed with film owners.

Article 30.- Import and export of films

1. Organization importing or exporting films shall comply with the following regulations:

a/ To be-exported films must be those with dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency.

To be-exported films produced by Vietnam Television must be those with broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television; to be-exported films produced by provincial-level radio-television stations must be those with dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency.

To be-exported film tapes and discs must be stuck with control stamps of the Ministry of Culture and Information.

b/ Imported films must be those with lawful copyright and not violate the provisions of Article 11 of this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Film production enterprises may import and export films. The number of imported films each year must not exceed two times that of films produced by the enterprises.

4. Film projection enterprises may import films for dissemination.

5. Vietnam Television and provincial-level radio-television stations may export their own films and import films for television broadcast. The number of imported films must not exceed two times that produced by Vietnam Television itself or provincial-level radio-television stations themselves.

6. Non-business units may import films for internal circulation in service of their work; their heads shall take responsibility for the contents, management and use of such imported films.

7. Scientific research institutions may import films in service of scientific research in accordance with their respective functions and tasks; their heads shall take responsibility for management and use of imported films.

Article 31.- Households dubbing, reproducing, selling and renting films

1. Households dubbing, reproducing, selling and renting films which regularly employ ten or more laborers shall register for enterprise establishment and operation in accordance with this Law and the Enterprise Law.

2. Households dubbing, reproducing, selling and renting films on a small scale and regularly employing less than ten laborers shall make business registration and operate in accordance with this Law and the Government's regulations.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Rights and responsibilities of film projection establishments

1. To do business in accordance with the registered contents.

2. To meet technical standards for cinema houses according to regulations of the Ministry of Culture and Information.

3. To cooperate and enter into joint ventures with domestic or foreign organizations and individuals for film projection.

Article 33.- Rights and responsibilities of directors or general directors of film projection establishments

1. To organize business in accordance with the registered contents.

2. To manage the organization, personnel and material and technical facilities of their film projection establishments.

3. To organize the projection of films with dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency or with broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations.

4. To ensure the ratio of screening of Vietnamese films to foreign ones, the time for Vietnamese film screening, and the time volume and time for screening children's films in accordance with the Government's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To exercise other rights and perform other responsibilities as provided for by law.

Article 34.- Mobile film projection

1. The State shall adopt policies on investment in film projecting equipment and means of transport and provide funds for the operation of mobile film projection teams set up by provincial-level People's Committees, People's Committees of districts, towns or provincial cities (hereinafter referred to as district-level People's Committees), and armed force units in service of film projection in rural, mountainous, island, deep-lying, remote or ethnic minority areas and for people's armed forces.

2. The State shall finance mobile film projection teams with 100% of the cost for film projection in mountainous, island, deep-lying, remote or ethnic minority areas and for the people's armed forces; and 50-80% of the cost for film projection in rural areas.

3. Private film projection establishments providing mobile film projection services in rural, mountainous, island, deep-lying, remote or ethnic minority areas at the request of provincial-level or district-level People's Committees shall be paid with film projection costs as state-run film projection establishments.

Article 35.- Film broadcast on television

Film broadcast on television shall comply with the following regulations:

1. Broadcast films must be those with dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency or with broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations;

2. The ratio of the time volume for broadcasting Vietnamese films to that for foreign films, the time for broadcasting Vietnamese films, the time volume and time for broadcasting children's films shall comply with the Government's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The dissemination of films on the Internet and the exploitation of films from satellites shall comply with the provisions of this Law and other relevant laws.

Article 37.- Permits for film dissemination

1. Vietnamese films produced by film production establishments and imported films may only be distributed and disseminated when they have dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency.

2. A dossier of application for a film dissemination permit comprises:

a/ An application for the permit;

b/ The film copyright certificate.

Within fifteen days after the date of receipt of complete and valid dossiers and the films submitted for approval, the competent cinematography state management agency shall grant the permits; in case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reason therefor.

3. Films produced or imported by Vietnam Television or provincial-level radio-television stations and decided for broadcasting on Vietnam Television or provincial-level radio-television stations may be disseminated nationwide.

Article 38.- Competence to grant film dissemination permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The Ministry of Culture and Information shall grant film dissemination permits to films produced or imported by central or local cinematographic establishments or private cinematographic establishments in the whole country, unless provincial-level People's Committees are assigned by the Government to grant those permits;

b/ Based on the quantity of domestically made and imported films of municipally or provincially run cinematographic establishments, the Government shall authorize provincial/municipal People's Committees to grant dissemination permits for films produced or imported by their local film production establishments or private cinematographic establishments and for to be-exported films produced by provincial-level radio-television stations and having broadcasting decisions issued by directors of provincial-level radio-television stations;

c/ The general director of Vietnam Television and directors of provincial-level radio-television stations are entitled to autonomy and accountability in deciding on the broadcasting of their own films or imported films on their respective television stations.

2. The Ministry of Culture and Information may withdraw film dissemination permits or television broadcast decisions; suspend or stop the dissemination of films that violate the provisions of Article 11 of this Law.

3. The grant of film dissemination permits and issuance of decisions on broadcasting films on television shall be effected on the basis of opinions of film appraisal councils.

Article 39.- Film appraisal councils

1. Competence to establish film appraisal councils is provided for as follows:

a/ Central-level film appraisal councils shall be established by the Minister of Culture and Information;

b/ Provincial-level film appraisal councils shall be established by presidents of provincial-level People's Committees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Film appraisal councils shall appraise films to give advice to the heads of the agencies having decided to establish the film appraisal councils on whether to disseminate films and how to classify films for dissemination according to different age groups.

3. A film appraisal council consists of five or more members, including the representative of the agency having decided on its establishment, directors, screenwriters and other members.

Article 40.- Film advertisement

1. Film advertisement includes advertisement about films and advertisement in films.

2. Advertisement about films is provided for as follows:

a/ Film production enterprises, Vietnam Television, and provincial-level radio-television stations may introduce information on films in the course of preparation and production thereof;

b/ Film production enterprises, Vietnam Television and provincial-level radio-television stations shall not project the full contents of films for advertisement when they have not yet acquired permits for dissemination of such films from a competent cinematography state management agency or broadcasting decisions from the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations.

3. Advertisement in films shall comply with the advertisement law.

Article 41.- Organization of and participation in film festivals and film fairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The Ministry of Culture and Information shall organize national film festivals on a regular basis and international film festivals in Vietnam;

b/ Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, provincial-level People's Committees, and the Cinematographic Association may organize specialized film festivals and theme film festivals with approval of the Ministry of Culture and Information;

c/ Film production establishments may participate in film festivals;

d/ Films for participation in film festivals must be those with dissemination permits issued by a competent cinematography state management agency or with broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations;

e/ Vietnamese and foreign organizations and individuals may only show foreign films introduction in Vietnam after they get the Ministry of Culture and Information's approval.

2. Participation in international film festivals or fairs and organization of Vietnamese film days overseas are provided for as follows:

a/ Film production, distribution or dissemination establishments, Vietnam Television and provincial-level radio-television stations may participate in international film festivals or fairs and organize Vietnamese film days overseas.

b/ Films for participation in international film festivals or fairs, or in Vietnamese film days overseas must be those with dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency or with broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations;

c/ The organization of Vietnamese film days overseas is subject to approval by the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within fifteen days after the date of receipt of applications, the Ministry of Culture and Information shall issue written replies on its approval or disapproval; in case of disapproval, it shall clearly state the reason therefor.

Article 42.- Organization of television film festivals

1. Vietnam Television shall organize national television film festivals and international television film festivals in Vietnam.

2. Provincial-level radio-television stations may organize television film festivals with the Ministry of Culture and Information's approval. Approval procedures shall comply with the provisions of Clause 3, Article 41 of this Law.

3. Films for participation in television film festivals must be those with broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations.

Article 43.- Foreign cinematographic establishments' representative offices in Vietnam

1. The opening of representative offices of foreign cinematographic establishments in Vietnam shall comply with the provisions of Vietnamese law and be licensed by the Ministry of Culture and Information.

2. A dossier of application for a license to open a representative office of a foreign cinematographic establishment in Vietnam comprises:

a/ An application for opening of a representative office, which specifies the representative office's purposes, tasks, scope of operation, headquarters and director and the commitment to strictly observe the provisions of Vietnamese law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within thirty days after the date of receipt of complete and valid dossiers, the Ministry of Culture and Information shall issue the licenses; in case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reason therefor.

4. Foreign cinematographic establishments' representative offices in Vietnam may introduce their cinematographic activities in accordance with Vietnamese law.

Article 44.- Overseas representative offices of Vietnamese cinematographic establishments.

1. The opening of overseas representative offices of Vietnamese cinematographic establishments is subject to approval by the Ministry of Culture and Information.

2. A dossier of application for opening of an overseas representative office of a Vietnamese cinematographic establishment comprises:

a/ An application for opening of a representative office, which specifies the representative office's purposes, tasks, scope of operation, headquarters and director and the commitment to strictly observe the laws of Vietnam and the host country;

b/ The document approving the opening of a representative office issued by a competent state management agency of the host country.

3. Within thirty days after the date of receipt of complete and valid dossiers, the Ministry of Culture and Information shall issue written replies on its approval or disapproval, in case of disapproval, it shall clearly state the reason therefor.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45.- Film deposit

1. Film production establishments and film-importing establishments shall deposit a copy of each film at the agency granting film dissemination permits.

2. A film shall be deposited in the form of material on which it is made.

3. For imported celluloid films, film-importing establishments shall deposit the tapes or discs on which the films submitted for approval are dubbed.

4. Within twelve months after the date a film is granted a dissemination permit, the film depository agency specified in Clause 1 of this Article shall submit the deposited film to the film archive establishment.

Article 46.- Film archive

1. Within six months after the date a film is granted a dissemination permit, establishments producing films with the state budget shall submit to the film archive establishment original materials of the films, including visual original, sound original, screenplay and enclosed documents.

2. The Ministry of Culture and Information's film archive establishment shall store films of cinematographic establishments under the Ministry of Culture and Information and films of ministries, branches and localities having permits for dissemination in the film projection network.

3. Film archive establishments of ministries or branches shall store films for internal circulation; scientific research institutions shall store their films.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 47.- Rights and obligations of film archive establishments

1. To ensure the safety of films and their original materials and preserve them in accordance with technical requirements.

2. To organize the exploitation of archive films, provide copies or record or extract materials for film production establishments having films stored in accordance with law.

3. To cooperate with domestic and foreign organizations and individuals in preserving, storing, restoring and exploiting films.

4. To buy cinematographic works of domestic and international values in service of research, training and study.

5. Apart from the rights and obligations prescribed in Clauses 1,2,3 and 4 of this Article, the film archive agency managed by the Ministry of Culture and Information may provide film archive services for cinematographic establishments; sell, rent, disseminate archive films with dissemination permits under the agreement with film owners; copy and reproduce deposited films for sale, rental or dissemination when so approved by with approval of competent cinematography state management agencies

The management and use of income from the above activities shall comply with regulations of the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance.

Chapter VII

INSPECTION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The cinematography inspectorate belongs to the Ministry of Culture and Information's inspectorate and shall conduct inspection in cinematography.

2. The cinematography inspectorate has the following tasks:

a/ Inspecting the implementation of law and policies on cinematography

b/ Detecting, preventing and handling according to its competence or proposing competent state management agencies to handle acts of violating the cinematography law;

c/ Verifying, proposing competent state management agencies to handle complaints and denunciations concerning cinematography.

3. Organization and operation of the cinematography inspectorate shall comply with the provisions of this Law and the inspection law.

Article 49.- Violations in film production and provision of film production services

1. Violating the provisions of Article 11 of this Law.

2. Producing films or providing film production services without business licenses or doing business at variance with the provisions of business registration certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Violating regulations on signing and performance of contracts between directors or general directors of film production enterprises and investors, or screenwriters, directors and other members of film crews.

5. Not submitting films for approval to get permits before dissemination of films.

6. Not establishing a screenplay appraisal council; not organizing biddings for the production of ordered films funded with the state budget under the provisions of Clause 3, Article 24 of this Law.

Article 50.- Violations in film distribution

1. Distributing films without dissemination permits granted by competent cinematography state management agencies or broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations.

2. Distributing films after the films are banned, suspended or stopped from dissemination or withdrawn, confiscated or destroyed under decisions.

3. Distributing film tapes or discs not stuck with control stamps of the Ministry of Culture and Information.

4. Dubbing or reproducing films for distribution without contracts or at variance with contracts signed with film owners.

5. Exporting films without dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency or broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Importing films at variance with the provisions of Clauses 2, 3 and 5, Article 30 of this Law.

8. Renting or selling films which are for internal circulation.

9. Managing and using imported films for scientific research for improper purposes or allowing unauthorized persons to view the films.

Article 51.- Violations in film dissemination

1. Projecting or broadcasting films without dissemination permits granted by a competent cinematography state management agency or broadcasting decisions issued by the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations.

2. Projecting or broadcasting films which are banned, suspended or stopped from dissemination or withdrawn, confiscated or destroyed under decisions.

3. Cinemas failing to satisfy the standards set by the Ministry of Culture and Information

4. Allowing children to view films in cinemas which are banned from viewing by children.

5. Failing to comply with the Government's regulations on the ratio of the number of projections, time volume, time for projecting or broadcasting Vietnamese films; time volume and time for projecting or broadcasting children's films.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Film production establishments' or film-importing establishments' failure to deposit films or deposit films in insufficient quantities or with improper types.

2. Film production establishments' failure to submit for archive original materials of financed or ordered films funded with the state budget, or deposit in insufficient quantities or with improper types to film archive establishments within six months from the date the films are granted dissemination permits by a competent cinematography state management agency.

3. Depository agencies' failure to submit deposited films to film archive establishments within twelve months after the date the films are granted dissemination permits by a competent cinematography state management agency.

4. Film archive establishments' failure to provide copies, record or extract materials for film production establishments in accordance with law.

5. Film archive establishments' failure to ensure safety for films and their original materials and to preserve films in accordance with technical requirements for archives.

6. Film archive establishments' sale or rent of films without consent of film owners or without permits granted by a competent cinematography state management agency or broadcasting decisions of the general director of Vietnam Television or directors of provincial-level radio-television stations.

7. Film archive establishments managed by the Ministry of Culture and Information that dub or reproduce deposited films for sale, rent or dissemination without approval of a competent cinematography state management agency; and manage and use income not in accordance with the regulations of the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance.

Article 53.- Handling of violations of cinematography law

Organizations and individuals violating the law in cinematographic activities shall, depending on the nature and seriousness of their violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 54.- Implementation effect

This Law takes effect on January 1, 2007.

Article 55.- Implementation guidance

The Government shall detail and guide the implementation of Articles 5, 6, 11, 12, 14, 24, 30, 31, 33, 34, 35, 38, 41 and 53 of this Law.

This Law was passed on June 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Điện ảnh 2006

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


47.201

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.72.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!