TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
633/HD-TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012
|
HƯỚNG DẪN
LẤY
Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
VÀ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ
Để định hướng cho công đoàn cơ sở và cấp
trên trực tiếp cơ sở trong quá trình thảo luận cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều
lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn
một số nội dung cần tập trung thảo luận có liên quan trực tiếp đến cấp cơ sở và
cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
TRONG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM.
1. Giữ vững các nguyên tắc cơ bản về chức
năng, nhiệm vụ, trong tổ chức và hoạt động của hệ thống Công đoàn. Tiếp thu những
quy định mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi).
2. Quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
Điều lệ phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, xem xét tính toàn diện, phù hợp,
khả thi của các quy định hiện có để sửa đổi, bổ sung đồng bộ.
3. Các quy định của Điều lệ phải đảm bảo
cho tổ chức và hoạt động công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
4. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ
theo hướng làm rõ hơn nhiệm vụ của công đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, tập
trung ưu tiên những nhiệm vụ thực hiện chức năng bảo vệ; tăng cường nhiệm vụ, quyền
hạn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đủ điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ
CĐCS hoạt động.
II/ MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM XIN Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ TRONG
QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ.
1. Đối với công đoàn cấp
cơ sở:
Tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp kiến nghị của
đoàn viên về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Trong đó, cần tập
trung thảo luận sâu một số vấn đề cụ thể như sau:
1.1. Về đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam:
Bổ sung đối tượng người lao động nước ngoài (bao gồm người Việt Nam định cư
ở nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam) đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam được gia nhập Công đoàn Việt Nam khi có đủ
các điều kiện sau:
- Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
còn hiệu lực từ 1 năm trở lên.
- Nơi người lao động nước ngoài làm việc có tổ chức công
đoàn.
- Tự nguyện làm đơn xin gia nhập và hoạt động công đoàn
theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Được công đoàn cơ sở tại nơi người lao động nước ngoài
đang làm việc xem xét kết nạp vào tổ chức công đoàn.
1.2. Về nhiệm kỳ của đại hội CĐCS; CĐCS thành
viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn:
* Phương án 1: Nhiệm kỳ đại hội của CĐCS, CĐCS
thành viên, công đoàn bộ phận 5 năm/1lần.
* Phương án 2: Giữ nguyên như Điều lệ hiện hành.
1.3. Về số lượng đoàn viên khi thành lập CĐCS:
* Phương án 1: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được
thành lập khi có từ 10 đoàn viên trở lên.
* Phương án 2: Giữ nguyên như Điều lệ hiện hành (có từ 5 đoàn
viên trở lên).
1.4. Về nhiệm vụ của các loại hình CĐCS:
Quy định về nhiệm vụ của các loại hình CĐCS và nghiệp
đoàn trong Điều lệ hiện hành nên tăng hoặc giảm bớt những nội dung gì (có đề xuất
cụ thể)?
2. Đối với công đoàn cấp
trên trực tiếp cơ sở:
Tập trung thảo luận một số vấn đề có liên quan trực tiếp
đến tổ chức và hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
2.1. Bổ sung một điều về nhiệm vụ, quyền hạn của
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS.
2.2. Về công đoàn giáo dục huyện:
Điều lệ hiện hành quy định công đoàn giáo dục huyện là
công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc LĐLĐ cấp huyện như hiện nay đang được coi
là bất cập về mô hình tổ chức, thêm cấp trung gian. Vì vậy, Dự thảo Điều lệ (sửa
đổi, bổ sung) dự kiến không quy định tổ chức công đoàn giáo dục huyện. Các CĐCS
trường học sẽ được tổ chức lại theo 1 trong 2 phương án:
* Phương án 1: Các công đoàn cơ sở trường học trực
thuộc công đoàn ngành giáo dục tỉnh.
* Phương án 2: Công đoàn cơ sở trường học trực thuộc công đoàn cấp
huyện.
2.3. Về công đoàn ngành địa phương: Bổ
sung quyền đại diện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành địa
phương theo quy định của Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Ngoài những nội dung trên, thảo luận và có đề xuất cụ thể sửa đổi, bổ sung nhiệm
vụ, quyền hạn công đoàn ngành địa phương.
2.3. Về công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, gọi chung là công đoàn huyện: Bổ sung nhiệm vụ theo quy định
của Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi).
2.4. Về công đoàn các khu công nghiệp:
Hiện nay mô hình tổ chức công đoàn các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp) chưa thống
nhất, có nơi công đoàn các KCN quản lý theo mô hình tổ chức của ban quản lý các
KCN, có nơi chỉ quản lý một số KCN, còn lại LĐLĐ cấp huyện quản lý…, việc tuyên
truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp hiện nay có sự chồng chéo giữa công đoàn các khu công nghiệp và
công đoàn ngành (địa phương và trung ương). Vì vậy, cần tập trung thảo luận cho
ý kiến về 2 vấn đề sau:
- Quy định mỗi khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,
khu công nghệ cao có đủ điều kiện thì thành lập một công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở, hay giữ nguyên quy định như Điều lệ hiện hành?
- Quy định ở những nơi có công đoàn các khu công nghiệp
thống nhất quản lý toàn bộ CĐCS trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
(không phân biệt cơ quan chủ quản), hay giữ nguyên quy định như Điều lệ hiện
hành?
2.5. Về công đoàn tổng công ty:
Thực trạng về tổ chức và hoạt động của công đoàn trong
các tổng công ty, tập đoàn kinh tế và các công ty chuyển sang hoạt động theo mô
hình công ty mẹ- công ty con hiện nay còn chưa được quy định rõ ràng, chưa có sự
thống nhất, vì vậy, dự kiến sửa đổi Điều 28 (Điều lệ hiện hành) theo một số
nguyên tắc sau đây:
- Về tên gọi của Điều 28, dự kiến sửa đổi: “Công đoàn
trong các tập đoàn, tổng công ty”.
- Quy định rõ mô hình công đoàn trong các tập đoàn, tổng
công ty là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn trong các tập
đoàn, tổng công ty cơ bản giữ nguyên như Điều lệ hiện hành. Nếu cần thiết phải
sửa đổi, bổ sung, cần thảo luận, đề xuất nội dung cụ thể.
- Về tổ chức bộ máy và biên chế cơ quan công đoàn trong
các tập đoàn, tổng công ty: Dự kiến bổ sung quy định thống nhất (trong Điều lệ
hoặc Hướng dẫn thi hành Điều lệ) về cơ cấu tổ chức và cán bộ của cơ quan công
đoàn trong các tập đoàn, tổng công ty (không phân biệt do Tổng Liên đoàn hay
ngành, địa phương quản lý).
2.6. Về công đoàn cơ quan trung ương:
Có hai phương án dự kiến sửa đổi bổ sung Điều 29 (Điều lệ
hiện hành):
* Phương án 1: Bổ sung đối tượng áp dụng của Điều
29 đối với các tổng cục, cục có quy mô lớn (Hướng dẫn thi hành Điều lệ hướng dẫn
chi tiết điều kiện áp dụng).
* Phương án 2: Giữ nguyên như Điều lệ hiện hành.
2.7. Một số vấn đề khác:
a. Về Công đoàn ngành TW:
Dự kiến sửa đổi, bổ sung Điều 30 (Điều lệ hiện hành)
theo 2 phương án:
* Phương án 1: Quy định riêng một điều về công đoàn viên chức,
trong đó:
- Đổi tên công đoàn viên chức, ở cấp ngành TW là “Công
đoàn Công chức và Viên chức Việt Nam”, ở cấp tỉnh, thành phố là “Công đoàn Công
chức và Viên chức tỉnh (thành phố)…”.
- Quy định đối tượng tập hợp của công đoàn công chức và
viên chức là công chức, viên chức, lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp (công lập).
* Phương án 2: Bổ sung một khoản tại Điều 25 và một khoản
tại Điều 30 Điều lệ hiện hành về tên gọi và đối tượng tập hợp (như nội dung đã
nêu ở phương án 1) của công đoàn viên chức tỉnh thành phố và Công đoàn Công chức
và Viên chức Việt Nam.
Nên sửa đổi, bổ sung theo phương án nào? Hoặc có đề xuất
phương án khác không?
b. Có nên bổ sung quy định cho phép CĐCS khu vực kinh tế
ngoài nhà nước được lựa chọn một trong hai hình thức bầu cử theo phiếu kín, hoặc
giơ tay tại hội nghị BCH, đại hội CĐ (không bắt buộc phải bỏ phiếu kín như hiện
nay).
c. Những vấn đề mới phát sinh trong thực tế chưa có
quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam? Quyền hạn Ban Chấp hành Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam đối với những vấn đề những vấn đề mới phát sinh từ thực
tiễn chưa có quy định trong Điều lệ?
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Việc thảo luận đóng góp
ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam là trách nhiệm của các cấp
công đoàn, để việc thảo luận đóng góp đi vào nội dung trọng tâm, không dàn trải,
các cấp công đoàn cần tổ chức thực hiện như sau:
1. Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW,
công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai hướng dẫn này đến
CĐCS và cấp trên trực tiếp cơ sở. Việc góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ được tiến
hành trước khi đại hội, hội nghị hoặc tại đại hội hội nghị công đoàn cấp cơ sở
và cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Việc góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ tại công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp cơ sở cần tập trung ưu tiên thảo luận những
vấn đề có liên quan trực tiếp đến cấp mình. Ngoài ra những ý kiến góp ý sửa đổi,
bổ sung thuộc các chương, điều khác cũng sẽ được nghiêm túc tiếp thu nghiên cứu.
3. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành
TW, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn bố trí cán bộ theo dõi, tổng
hợp và phân loại theo nhóm những ý kiến đóng góp của Đại hội và đoàn viên công
đoàn gửi về Tổng Liên đoàn.
Thời gian gửi báo cáo tổng hợp ý kiến sửa đổi, bổ sung
Điều lệ ở cấp cơ sở gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 01/9/2012; cấp trên trực
tiếp cơ sở trước ngày 31/12/2012.
4. Đối với LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành
TW, công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ, việc thảo luận đóng góp vào Dự thảo
Điều lệ sửa đổi, Tổng Liên đoàn sẽ có hướng dẫn riêng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có
vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tổ chức TLĐ).
Nơi nhận:
- Các UV ĐCT TLĐ (để chỉ đạo);
- Các LĐLĐ tỉnh, tp, CĐ ngành TW,
CĐ Tổng ty trực thuộc TLĐ (để thực hiện);
- Các thành viên Tiểu ban Văn kiện;
- Lưu VT, ToC TLĐ.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Ngàng
|