Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: khongso Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Đào Văn Tập, Ân Thủy
Ngày ban hành: 26/12/1980 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ BẢY
(từ ngày 11 tháng 12 đến ngày 26 tháng 12 năm 1980 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội)

BIÊN BẢN TÓM TẮT

NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi tối: Quốc hội họp phiên trù bị.

433 đại biểu Quốc hội có mặt,

49 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh, các Phó chủ tịch Xuân-Thủy, Phan Văn Đáng, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa chủ tọa phiên họp.

Chương trình làm việc:

1. Mặc niệm các vị đại biểu Quốc hội đã từ trần;

2. Nghe báo cáo về việc xét xử Nguyễn Thúc Tuân và bắt giữ Chu Văn Tấn;

3. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội;

4. Bầu cử Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký.

1. Mặc niệm các vị đại biểu Quốc hội đã từ trần.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân-Thủ báo cáo với Quốc hội có 2 đại biểu Quốc hội đã từ trần trong thời gian từ kỳ họp thứ sáu của Quốc hội đến kỳ họp này:

- Đồng chí Nguyễn Đăng Đại, đại biểu Hải Hưng, từ trần ngày 29-03-1980;

- Đồng chí Tôn Đức Thắng, đại biểu Hà Nội, từ trần ngày 30-03-1980.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội đứng dậy mặc niệm một phút.

Trong phiên khai mạc kỳ họp ngày 12-12-1980, Quốc hội sẽ tổ chức lễ tưởng niệm đồng chí Tôn Đức Thắng.

2. Nghe báo cáo về việc xét xử Nguyễn Thúc Tuân và bắt giữ Chu Văn Tấn.

Đồng chí Xuân-Thủy báo cáo với Quốc hội:

- Nguyễn Thúc Tuân, nguyên đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Trị Thiên, can tội gián điệp, đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên kết án 18 năm tù. Vì vậy Nguyễn Thúc Tuân đương nhiên mất tư cách đại biểu Quốc hội;

- Chu Văn Tấn, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Thái, đã có những hoạt động câu kết với nhà cầm quyền phản động Trung Quốc làm nguy hại cho quốc gia nên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho phép các cơ quan có thẩm quyền bắt giữ y để xét hỏi theo pháp luật. Việc xét hỏi còn đang tiếp tục.

3. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội.

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Việt Dũng đọc dự thảo chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, như sau:

Thứ năm 11-12-1980

Sáng 8 giờ: Họp các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.

Tối 19 giờ: Quốc hội họp phiên trù bị.

Thứ sáu 12-12-1980

Sáng 8 giờ: Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

8 giờ 45: - Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội đọc diễn văn khai mạc;

- Tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng;

- Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp đọc báo cáo về dự thảo Hiến pháp mới.

Chiều 14 giờ: - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội đọc tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp mới;

- Quyền Chủ nhiệm Ủy ban dự án pháp luật đọc tờ trình về dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.

Thứ bảy 13-12-1980

Sáng 8 giờ: Các đại biểu nghiên cứu tài liệu.

Chiều 14 giờ: Các đại biểu làm việc ở tổ.

Chủ nhật 14-12-1980

Sáng 8 giờ: Các đại biểu làm việc ở tổ.

Chiều 14 giờ: Các đại biểu làm việc ở tổ.

Thứ hai 15-12-1980: Nghỉ

Thứ ba 16-12-1980

Sáng và chiều: Các đại biểu tham luận ở hội trường.

Thứ tư 17-12-1980

Sáng 8 giờ: Các đại biểu tiếp tục tham luận.

Chiều 15 giờ 30: Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp trình bày ý kiến của Ủy ban về những ý kiến của các đại biểu Quốc hội đối với dự thảo Hiến pháp mới.

Thứ năm 18-12-1980

Sáng: Nghỉ.

Chiều 14 giờ: Đại diện Ủy ban dự thảo Hiến pháp đọc dự thảo Hiến pháp đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến của các đại biểu Quốc hội;

- Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp;

- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội đọc dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp sau khi có ý kiến của đại biểu Quốc hội;

- Quốc hội biểu quyết;

- Quyền Chủ nhiệm Ủy ban dự án pháp luật đọc dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội;

- Quốc hội biểu quyết.

Thứ sáu 19-12-1980

Sáng 9 giờ: Lễ ký văn kiện về Hiến pháp mới.

Chiều: Nghỉ.

Thứ bảy 20-12-1980

Sáng 8 giờ: Hội đồng Chính phủ báo cáo về:

1. Tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1980, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1981;

2. Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 1980, dự án ngân sách Nhà nước năm 1981;

3. Tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1979.

Chiều 14 giờ: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo;

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo;

- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo đề nghị Quốc hội phê chuẩn pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 23-06-1980 bổ sung và sửa đổi một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh.

15 giờ 30: Quốc hội họp riêng nghe Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo.

Chủ nhật 21-12-1980: Nghỉ.

Thứ hai 22-12-1980

Sáng 8 giờ: Quốc hội họp riêng nghe Chính phủ báo cáo bổ sung về kế hoạch Nhà nước.

Chiều: Các đại biểu làm việc ở tổ.

Thứ ba 23-12-1980

Sáng: Các đại biểu làm việc ở tổ.

Chiều:  - Ủy ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội thuyết trình;

- Các đại biểu tham luận ở hội trường.

Thứ tư 24-12-1980

Sáng và chiều: Các đại biểu tiếp tục tham luận.

Thứ năm 25-12-1980

Sáng và chiều: Các Bộ trưởng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Thứ sáu 26-12-1980

Sáng: Nghỉ.

Chiều 14 giờ: Quốc hội họp phiên bế mạc:

1. Thông qua các nghị quyết:

a) Về nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1981;

b) Phê chuẩn dự toán ngân sách Nhà nước năm 1981;

c) Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1979;

d) Phê chuẩn Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 23-6-1980 bổ sung và sửa đổi một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh.

2. Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội bế mạc kỳ họp.

Giờ làm việc:

Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30,

Chiều: Từ 14 giờ đến 17 giờ 30,

Tối (nếu có): Từ 19 giờ 30 đến 21 giờ.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội.

4. Bầu cử Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký.

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân-Thủy đọc danh sách Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký của kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị.

Đoàn chủ tịch gồm 31 đồng chí sau đây:

1. Lê Duẩn

2. Nguyễn Hữu Thọ

3. Trường-Chinh

4. Phạm Văn Đồng

5. Phạm Hùng

6. Nguyễn Duy Trinh

7. Lê Thanh Nghị

8. Võ Chí Công

9. Huỳnh Tấn Phát

10. Văn Tiến Dũng

11. Lê Văn Lương

12. Xuân-Thủy

13. Phan Văn Đáng

14. Nguyễn Thị Thập

15. Nguyễn Xiển

16. Nghiêm Xuân Yêm

17. Trần Đăng Khoa

18. Hoàng Quốc Việt

19. Phan Minh Tánh

20. Hòa Thượng Thích Thiện Hào

21. Linh Mục Võ Thành Trinh

22. Bùi San

23. Nguyễn Xuân Hữu

24. Cầm Ngoan

25. Võ Thế Bảo

26. Anh Hùng Núp

27. Huỳnh Cương

28. Phạm Gia Triệu

29. Nguyễn Thị Hiếu

30. Trần Hanh

31. Hồ Giáo.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn chủ tịch kỳ họp.

Đoàn thư ký gồm 5 đồng chí sau đây:

1. Đào Văn Tập

2. Nghiêm Chưởng Châu

3. Phạm Công Khanh

4. Vũ Định

5. Nguyên Ngọc.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn thư ký của kỳ họp.

NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Sau khi các đại biểu Quốc hội long trọng làm lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội họp phiên khai mạc.

438 đại biểu Quốc hội có mặt.

44 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh đọc diễn văn khai mạc.

Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ đọc Lời phát biểu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội đứng dậy kính cẩn mặc niệm trong tiếng nhạc cảm động và bầu không khí trang nghiêm.

Đồng chí Trường-Chinh, ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp, báo cáo về dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

438 đại biểu Quốc hội có mặt.

44 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Đồng chí Xuân-Thủy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội, đọc tờ trình về dự thảo nghị quyết quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quyền Chủ nhiệm Ủy ban dự án pháp luật của Quốc hội Phan Anh, đọc tờ trình của Ủy ban này về dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 1980

Các đại biểu Quốc hội làm việc ở tổ.

NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 1980

Các đại biểu Quốc hội làm việc ở tổ.

NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 1980

Quốc hội nghỉ.

NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.

427 đại biểu Quốc hội có mặt.

55 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thập, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội đọc tham luận:

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, đại biểu Hoàng Liên Sơn, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoàng Liên Sơn nguyện chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, đại biểu Đồng Tháp, đọc tham luận “Những việc Đảng và Nhà nước cần phải làm để bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được nghiêm chỉnh thi hành”.

- Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn nhiệt liệt hoan nghênh và nguyện chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Đồng chí Giang Nam, đại biểu Thuận Hải, đọc tham luận “Hiến pháp mới, một bảo đảm vững chắc cho sự phát triển tài năng”.

- Đồng chí Võ Thái Bảo, đại biểu An Giang, đọc tham luận “Phát huy sức mạnh của Hiến pháp mới, nhân dân tỉnh An Giang quyết tâm hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

- Đồng chí Hoàng Thị Sáu, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong xây dựng và thực hiện Hiến pháp”.

- Đồng chí Hoàng Quốc Việt, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Hiến pháp mới tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò tích cực của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Trung, đại biểu Đồng Nai, đọc tham luận “Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp mới là bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”.

- Đồng chí Nguyễn Trung Thành, đại biểu Cửu Long, đọc tham luận “Hiến pháp mới thể chế hóa quyền làm chủ tập thể của giai cấp nông dân”.

- Đồng chí Vì Văn Mòn, đại biểu Sơn La, đọc tham luận “Nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp mới là con đường cứu sống các dân tộc thiểu số”.

- Đồng chí Phạm Công Khanh, đại biểu Hải Hưng, đọc tham luận “Tuổi trẻ trong việc thi hành Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Cổ Kim Thành, đại biểu Bình Trị Thiên, đọc tham luận “Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động để thi hành và bảo vệ Hiến pháp”.

- Đồng chí Núp, đại biểu Gia Lai - Kon Tum, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum quyết tâm thực hiện thắng lợi Hiến pháp mới”.

- Hòa thượng Thích Thiện Hào, đại biểu Tiền Giang, đọc tham luận “Người phật giáo Việt Nam hân hoan đón mừng Hiến pháp mới, nguyện tuân hành nghiêm chỉnh đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Đồng chí Hà Kế Tấn, đại biểu Hà Sơn Bình, đọc tham luận “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

427 đại biểu Quốc hội có mặt.

55 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Hoàng Minh Côn, đại biểu Thanh Hóa, đọc tham luận “Về dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Đồng chí Trần Duy Hưng, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Nhân dân thủ đô phát huy quyền làm chủ tập thể, phấn khởi và nghiêm chỉnh xây dựng và thực hiện Hiến pháp”.

- Đồng chí Doanh Hằng, đại biểu Bắc Thái, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Thái quyết tâm thực hiện Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Đồng chí Trần Hanh, đại biểu Vĩnh Phú, đọc tham luận “Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”.

- Đồng chí Nguyễn Thành Long, đại biểu Quảng Nam - Đà Nẵng, đọc tham luận “Nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng quyết tâm thi hành Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Ka-H’Yiêng, đại biểu Đắc Lắc, đọc tham luận “Cán bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Đắc Lắc vô cùng phấn khởi, nguyện thi hành triệt để Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Nghiêm Xuân Yêm, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Đoàn kết nhất trí cao, chấp hành Hiến pháp mới, giành thắng lợi mới”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Giầu, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Hiến pháp và người công dân mới được giải phóng”.

- Đồng chí Chế Lan Viên, đại biểu Hà Nam Ninh, đọc tham luận “Văn học nghệ thuật và Hiến pháp”.

- Đồng chí Trình Văn Cứng, đại biểu Long An, đọc tham luận “Cán bộ và nhân dân tỉnh Long An, quyết tâm thực hiện Hiến pháp mới, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên”.

- Đồng chí Nguyễn Duy Côn, đại biểu Hà Bắc, đọc tham luận “Tăng cường hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Cung, đại biểu Nghệ Tĩnh, đọc tham luận “Hiến pháp đặt nền móng cho khoa học kỹ thuật nước nhà và khoa học kỹ thuật thủy lợi được phát triển mạnh mẽ”.

- Đồng chí Phạm Văn Tiệp, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Một số ý kiến về việc thi hành Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Nguyễn Thành Dương, đại biểu Tây Ninh, đọc tham luận  “ Nhân dân Tây Ninh tham gia xây dựng và tích cực thực hiện Hiến pháp mới”

- Đồng chí Đinh Xuân Trâm, đại biểu Nghĩa Bình, đọc tham luận “Phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động để thi hành Hiến pháp mới”.

NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.

422 đại biểu Quốc hội có mặt,

60 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trần Đăng Khoa, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Nguyễn Xiển, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Đảng xã hội Việt Nam nhất trí tán thành bản dự thảo Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Huỳnh Cương, đại biểu Hậu Giang, đọc tham luận “Hiến pháp mới phản ánh đúng nguyện vọng, tình cảm đồng bào Khơ-me Nam Bộ”.

- Đồng chí Mai Dương, đại biểu Phú Khánh, đọc tham luận “Phát huy hiệu lực pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác quản lý Nhà nước”.

- Đồng chí Hoàng Trường Minh, đại biểu Lạng Sơn, đọc tham luận “Niềm tin của các dân tộc miền núi đối với Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Nguyễn Thị Được, đại biểu Minh Hải, đọc tham luận “Phụ nữ Việt Nam phấn khởi mừng đón Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Phạm Thị Thanh Vân (tức Ngô Bá Thành), đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vấn đề nhân quyền”.

- Đồng chí Trương Văn Nghĩ, đại biểu Sông Bé, đọc tham luận “Vấn đề Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Lương Ích Lập, đại biểu Cao Bằng, đọc tham luận “Hiến pháp mới là sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Vù Mí Kẻ, đại biểu Hà Tuyên, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc Hà Tuyên quyết tâm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp mới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Linh mục Võ Thành Trinh, đại biểu Đồng Tháp, đọc tham luận “Người Công giáo nhiệt liệt hoan nghênh và nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Hà Giang Dẻ, đại biểu Lâm Đồng, đọc tham luận “Đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng nhiệt liệt hoan nghênh Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Kình, đại biểu Thái Bình, đọc tham luận “Chỉ có đất đai sở hữu toàn dân mới có chủ nghĩa xã hội thật sự”.

- Đồng chí Võ Thị Liễu, đại biểu Kiên Giang, đọc tham luận “Hiến pháp mới ra đời tạo nên một sức mạnh to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Nguyễn Thành Phát, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Làm thế nào để lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp mới”.

- Đồng chí Giàng A Páo, đại biểu Lai Châu, đọc tham luận “Phát biểu về chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Tôn, đại biểu Vĩnh Phú, đọc tham luận “Những việc cần làm để thực hiện Hiến pháp mới”.

Buổi chiều: Quốc hội họp riêng không có người dự thính.

422 đại biểu Quốc hội có mặt,

60 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân-Thủy, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh, thay mặt Đoàn chủ tịch kỳ họp, tổng kết cuộc thảo luận dự thảo Hiến pháp của các đại biểu Quốc hội và đề nghị chỉnh lý dự thảo Hiến pháp trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu, trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội nghỉ.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

437 đại biểu Quốc hội có mặt,

45 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Đồng chí Trường-Chinh, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Đồng chí Đào Văn Tập, thay mặt Ủy ban dự thảo Hiến pháp đọc toàn văn bản dự thảo Hiến pháp đã được chỉnh lý.

Đúng 15 giờ 25 phút, toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(«).

Quân nhạc đã long trọng cử Quốc ca sau khi Hiến pháp mới được thông qua.

Đồng chí Xuân-Thủy, đọc dự thảo nghị quyết quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết nói trên(ª).

Đoàn đại biểu nhân dân thủ đô Hà Nội đến chào mừng Quốc hội và hoan nghênh bản Hiến pháp mới.

Quyền Chủ nhiệm Ủy ban dự án pháp luật của Quốc hội Phan Anh, đọc dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đã được chỉnh lý.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội(«).

Đoàn đại biểu thiếu niên và nhi đồng đến chào mừng Quốc hội và bày tỏ niềm vui của thế hệ trẻ nước ta đối với Hiến pháp mới.

NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng (lúc 9 giờ): Lễ ký văn kiện tại Phủ chủ tịch:

- Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh, thay mặt Đoàn chủ tịch kỳ họp, ký nghị quyết của Quốc hội thông qua Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ ký lệnh công bố Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Buổi chiều: Quốc hội nghỉ.

NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

420 đại biểu Quốc hội có mặt,

62 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Lam, thay mặt Hội đồng Chính phủ, đọc báo cáo về Tình hình kinh tế hiện nay và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1981.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Anh, thay mặt Hội đồng Chính phủ, đọc báo cáo về Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 1980; phương hướng, nhiệm vụ tài chính và dự án ngân sách Nhà nước năm 1981 và Tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1979.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

420 đại biểu Quốc hội có mặt,

62 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Xiển, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Hưng, được sự ủy nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đọc báo cáo về công tác của ngành Tòa án nhân dân.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Hữu Dực, đọc báo cáo về công tác của ngành kiểm sát nhân dân.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trần Đăng Khoa, đọc báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội phê chuẩn Pháp lệnh ngày 23 tháng 06 năm 1980 sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh.

Quốc hội họp riêng, không có người dự thính để nghe Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, thay mặt Hội đồng Chính phủ, báo cáo về công tác ngoại giao của Chính phủ.

NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1980

Quốc hội nghỉ.

NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội họp riêng, không có người dự thính.

417 đại biểu Quốc hội có mặt,

65 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Phan Văn Đáng, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Lam, thay mặt Hội đồng Chính phủ, báo cáo bổ sung về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1980 và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1981.

Buổi chiều: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.

NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các tổ.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

423 đại biểu Quốc hội có mặt,

59 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Phan Văn Đáng, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Đồng chí Nguyên Ngọc, trong Đoàn thư ký, đọc điện văn của Phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp gửi từ Lu-an-đa (Ăng-gô-la) về chào mừng Quốc hội và đọc danh sách các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cá nhân đã gửi điện, thư đến chào mừng Quốc hội và hoan nghênh Hiến pháp mới.

Phó chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đăng đọc thuyết trình của Ủy ban về các báo cáo của Chính phủ; về tình hình kinh tế hiện nay và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1981; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 1980; dự án ngân sách Nhà nước năm 1981 và quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1979.

Các đại biểu Quốc hội đọc tham luận:

- Đồng chí Nguyễn Ký Ức, đại biểu Cửu Long, đọc tham luận “Cửu Long góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn về lương thực”.

- Đồng chí Nguyễn Công Bình, đại biểu Tiền Giang, đọc tham luận “Cần chỉ đạo tập trung và có biện pháp tốt để giải quyết vấn đề lương thực”.

- Đồng chí Nguyễn Hữu Truyền, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Công nhân mỏ quyết tâm đẩy mạnh sản xuất than, đáp ứng yêu cầu của cả nước”.

- Đồng chí Trần Ngọc Trác, đại biểu Thuận Hải, đọc tham luận “Vấn đề lương thực, bông và cá ở Thuận Hải”.

- Đồng chí Đặng Kinh, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Về kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng và nhiệm vụ quân đội xây dựng kinh tế mới”.

- Đồng chí Võ Thái Bảo, đại biểu An Giang, đọc tham luận “Đẩy mạnh phát triển sản xuất, huy động tốt lương thực và thực phẩm”.

- Đồng chí Nguyễn Xuân Nguyên, đại biểu Đắc Lắc, đọc tham luận “Phát huy và sử dụng tốt hơn nữa tiềm năng kinh tế ở các tỉnh Tây Nguyên để góp phần xây dựng đất nước”.

- Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, đại biểu Đồng Tháp, đọc tham luận “Đồng Tháp quyết vươn lên thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.

418 đại biểu Quốc hội có mặt,

64 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Xiển, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Võ Thành Công, đại biểu Đồng Nai, đọc tham luận “Ngành cơ khí với kế hoạch Nhà nước năm 1981 và các năm về sau”.

- Đồng chí Nguyễn Kim, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước năm 1981, sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhân dân”.

- Đồng chí Vũ Định, đại biểu Bắc Thái, đọc tham luận “Phát huy những nhân tố tích cực, công nhân, viên chức và các tổ chức công đoàn quyết phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Trương Đình Đồng, đại biểu Hà Bắc, đọc tham luận “Hà Bắc quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Nguyễn Hộ, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Những biện pháp khắc phục khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân thành phố”.

- Đồng chí Nguyễn Thành Phát, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Bến Tre quyết tâm hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Phan Đình Diệu, đại biểu Thái Bình, đọc tham luận “Góp thêm ý kiến về vấn đề cải tiến tổ chức và quản lý kinh tế”.

- Bà Nguyễn Đình Chi, đại biểu Bình Trị Thiên, đọc tham luận “Tu bổ và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa tốt hơn nữa”.

- Đồng chí Nguyễn Thị Hằng, đại biểu Thanh Hóa, đọc tham luận “Tuổi trẻ phát huy tinh thần làm chủ tập thể và vai trò xung kích sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Nguyễn Hữu Thắng, đại biểu Hải Hưng, đọc tham luận “Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp”.

- Đồng chí Bạch Công Điệu, đại biểu Hà Sơn Bình, đọc tham luận “Công tác quản lý bảo vệ rừng”.

- Đồng chí Hồ Giáo, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Nhanh chóng phát triển ngành chăn nuôi trâu lấy sữa và thịt”.

- Đồng chí Từ Khải Hồng, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Tận dụng mọi lực lượng lao động địa phương và bộ đội để sử dụng tốt đất đai trên địa bàn huyện”.

- Đồng chí Kpă-Thin, đại biểu Gia Lai - Kon Tum, đọc tham luận “Phát huy tiềm năng hiện có, nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum quyết tâm thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

418 đại biểu Quốc hội có mặt,

64 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trần Đăng Khoa, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Nguyễn Mạnh Kha, đại biểu Hà Nam Ninh, đọc tham luận “Đẩy mạnh sản xuất lương thực gắn liền với củng cố hợp tác xã”.

- Đồng chí Trần Tý, đại biểu Bắc Thái, đọc tham luận “Một số vấn đề về sản xuất gang thép năm 1981”.

- Đồng chí Phạm Thị Cát, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Về việc cải tiến công tác quản lý sản xuất nông nghiệp”.

- Đồng chí Lưu Hữu Phước, đại biểu Hậu Giang, đọc tham luận “Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần thực hiện thật tốt kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Nguyễn Trung Mai, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Thủ đô phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Phan Thị Hồng Châu, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Công tác an ninh phục vụ kế hoạch Nhà nước”.

- Đồng chí Hoàng Minh Giám, đại biểu Hà Sơn Bình, đọc tham luận “Đảng xã hội Việt Nam quyết tâm phấn đấu cùng toàn thể trí thức, thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Võ Thị Liễu, đại biểu Kiên Giang, đọc tham luận “Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân”.

- Đồng chí Cầm Ngoan, đại biểu Sơn La, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc Sơn La quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Trần Thị Thanh, đại biểu Nghệ Tĩnh, đọc tham luận “Phát huy tinh thần tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1981”.

- Đồng chí Nguyễn Khắc Thuật, đại biểu Hà Sơn Bình, đọc tham luận “Sinh đẻ có kế hoạch”.

- Đồng chí Phạm Thị Ngâm, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Những công việc cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”.

- Đồng chí Trần Suyền, đại biểu Phú Khánh, đọc tham luận “Phú Khánh quyết tâm trồng bông vải”.

- Đồng chí Võ Thị Kim Anh, đại biểu Hậu Giang, đọc tham luận “Hậu Giang quyết vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của một tỉnh trọng điểm sản xuất lương thực”.

- Đồng chí Nguyễn Hữu Quang, đại biểu Cao Bằng, đọc tham luận “Ra sức bảo vệ và xây dựng vốn rừng cho đất nước”.

Chủ tịch điều khiển phiên họp báo cáo với Quốc hội: đến đây phần các đại biểu Quốc hội đọc tham luận kết thúc. Ngoài 83 đại biểu đã đọc tham luận ở hội trường, có 23 đại biểu có tên sau đây đã gửi đến Đoàn chủ tịch kỳ họp, bản tham luận viết. Những bản tham luận này sẽ được đăng trong cuốn Các văn kiện của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VI.

A. Tham luận về Hiến pháp mới:

- Trương Ngọc Anh, đại biểu Tây Ninh,

- Phạm Văn Bạch, đại biểu Hậu Giang,

- Bà Nguyễn Đình Chi, đại biểu Bình Trị Thiên,

- Nguyễn Thị Doan, đại biểu Bắc Thái,

- Nguyễn Kim Giao, đại biểu Nghệ Tĩnh,

- Đặng Chế Hoa, đại biểu Thuận Hải,

- Nguyễn Kim, đại biểu Hà Nội,

- Huỳnh Công Minh, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh,

- Dương Thị Phủ, đại biểu Minh Hải,

- Hoàng Phương, đại biểu Hải Hưng,

- Đỗ Xuân Sảng, đại biểu Hà Nội,

- Trần Tạo, đại biểu Hải Hưng,

- Nguyễn Thị Hoài Thu, đại biểu Tiền Giang,

- Nguyễn Xuân Tràng, đại biểu Hà Nam Ninh,

- Trịnh Văn Tự, đại biểu Hà Nội,

- Phạm Quốc Trường, đại biểu Hải Phòng.

B. Tham luận về những vấn đề chung:

- Vũ Tất Ban, đại biểu Hà Nội,

- Nguyễn Thị Bình, đại biểu Hải Phòng,

- Trần Đăng Khoa, đại biểu Hà Bắc,

- Trần Văn Nhành, đại biểu Long An,

- Nguyễn Duy Nhẫn, đại biểu Hải Hưng,

- Trần Tấn Thời, đại biểu Kiên Giang,

- Đàm Quang Trung, đại biểu Nghệ Tĩnh.

NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.

414 đại biểu Quốc hội có mặt,

68 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân-Thủy, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Quốc hội đã nghe các thành viên sau đây của Hội đồng Chính phủ báo cáo bổ sung và trả lời các câu hỏi và chất vấn của các đại biểu Quốc hội về những vấn đề của ngành mình:

1. Đồng chí Nguyễn Lam, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước;

2. Đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp;

3. Đồng chí Hoàng Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính;

4. Đồng chí Lê Khắc, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

414 đại biểu Quốc hội có mặt,

68 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Đồng chí Xuân-Thủy, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Quốc hội tiếp tục nghe các đồng chí sau đây báo cáo bổ sung và trả lời các câu hỏi và chất vấn của các đại biểu Quốc hội về những vấn đề của ngành mình:

1. Đồng chí Vũ Văn Cẩn, Bộ trưởng Bộ Y tế;

2. Đồng chí Trần Hữu Dực, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

3. Đồng chí Phạm Hưng, Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

4. Đồng chí Phạm Hùng, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 1980

Buổi sáng: Quốc hội nghỉ.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên bế mạc từ 15 giờ.

436 đại biểu Quốc hội có mặt,

46 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

1. Thông qua các nghị quyết:

a) Thông qua kế hoạch Nhà nước năm 1981.

Đồng chí Đào Văn Tập, trong Đoàn thư ký, đọc dự thảo nghị quyết thông qua kế hoạch Nhà nước năm 1981.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này(«).

b) Phê chuẩn dự án ngân sách Nhà nước năm 1981.

Đồng chí Đào Văn Tập đọc dự thảo nghị quyết phê chuẩn dự án ngân sách Nhà nước năm 1981.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này.

c) Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1979.

Đồng chí Đào Văn Tập đọc dự thảo nghị quyết phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1979.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này.

d) Phê chuẩn Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 23 tháng 06 năm 1980 sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh.

Đồng chí Đào Văn Tập đọc dự thảo nghị quyết phê chuẩn Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 23 tháng 06 năm 1980 sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này(ª).

2. Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội bế mạc kỳ họp.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường-Chinh đọc diễn văn bế mạc kỳ họp thứ bảy của Quốc hội khóa VI.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ bảy bế mạc lúc 15 giờ 25 ngày 26 tháng 12 năm 1980.

 

TM. ĐOÀN THƯ KÝ




Đào Văn Tập

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH




Ân Thủy

 



(«) Đã in trong Công báo 1980, số 21, trang 354.

(ª) Đã in trong Công báo 1980, số 21, trang 387-388.

(«) Đã in trong Công báo 1980, số 21, trang 403.

(ª) Đã in trong Công báo 1980, số 21, trang 404.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Biên bản tóm tắt chương trình làm việc của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ VII do Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.747

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.152.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!