CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 74/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2003/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2003 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

1. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động điện lực.

2. Vi phạm các quy định về xây dựng, sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

3. Vi phạm các quy định về cung ứng điện.

4. Vi phạm các quy định về sử dụng điện.

5. Vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực phải do người có thẩm quyền quy định tại Chương III của Nghị định này thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được thực hiện; nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này để khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thì bị xử phạt hành chính; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực điện lực hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, nếu quá một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Hình thức xử phạt chính: đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản;

b) Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để quyết định mức phạt tiền trong khung phạt tiền đã được quy định tại Nghị định này đối với từng hành vi vi phạm. Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được tăng quá mức tối đa của khung phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép hoạt động điện lực;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 6. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động điện lực

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn giấy phép hoạt động điện lực;

b) Tự sửa đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động điện lực mà không có giấy phép hoạt động điện lực;

b) Hoạt động điện lực khi đã bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động điện lực.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động điện lực từ sáu tháng đến một năm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 7. Vi phạm các quy định về xây dựng, sản xuất, truyền tải và phân phối điện

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chặt cây, tỉa cây hoặc phá dỡ công trình không đúng quy định của pháp luật khi xây dựng, vận hành, sửa chữa lưới điện;

b) Không khôi phục tình trạng ban đầu của các công trình có liên quan đã bị thay đổi do việc thi công, sửa chữa các công trình điện gây nên.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn đối với người, tài sản trong khi cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây lắp công trình điện;

b) Vi phạm quy trình, quy phạm trong sản xuất, truyền tải, phân phối điện gây mất an toàn cho người hoặc gây thiệt hại đến tài sản.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý lắp đặt hệ thống đường dây, trạm điện phục vụ mục đích phân phối điện ngoài phạm vi được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

b) Vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư phát triển điện lực;

c) Cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc sản xuất, truyền tải, phân phối điện khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện sản xuất, truyền tải, phân phối điện.

5. Ngoài các hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm các quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 8. Vi phạm các quy định về cung ứng điện

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kiểm tra tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhưng không mang thẻ nghiệp vụ hoặc không có quyết định kiểm tra của cơ quan, đơn vị quản lý lưới điện;

b) Đóng, cắt điện không đúng nội dung đã thông báo.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập biên bản nghiệm thu bàn giao cho bên sử dụng điện theo quy định sau khi lắp đặt, thay thế, sửa chữa hoặc chỉnh định hệ thống đo đếm điện;

b) Không cử người đi kiểm tra công tơ sau năm ngày kể từ khi bên bán điện nhận được yêu cầu của bên mua điện về việc kiểm tra công tơ;

c) Không thông báo và niêm yết công khai tại các địa điểm giao dịch mua bán điện các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các bên mua, bán điện, về điều kiện ký hợp đồng mua bán điện, về giá điện và về trình tự, thủ tục ngừng cấp điện;

d) Không ký hợp đồng mua bán điện sau mười ngày kể từ khi bên mua điện sinh hoạt đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các điều khoản trong dự thảo hợp đồng.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có phiếu công tác hoặc phiếu giao nhiệm vụ và thẻ nghiệp vụ mà tự ý thực hiện một trong các công việc: sửa chữa, đấu nối thiết bị, đường dây, trạm điện của ngành điện hoặc của tổ chức, cá nhân sử dụng điện; tháo, lắp, hiệu chỉnh công tơ trên lưới điện;

b) Không tiến hành xử lý sự cố sau hai giờ kể từ khi nhận được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện do bên bán điện quản lý;

c) Cản trở người thi hành công vụ đến kiểm tra, thanh tra việc mua bán điện.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý sử dụng công trình điện của bên mua để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác;

b) Cắt điện của tổ chức, cá nhân không thuộc diện quy định phải hạn chế sử dụng khi thiếu điện, trừ trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất an toàn cho người, thiết bị.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không ký hợp đồng kinh tế mua bán điện sau mười ngày kể từ khi bên mua điện đã bảo đảm các điều kiện theo quy định và thỏa thuận về các điều khoản trong dự thảo hợp đồng;

b) Cắt điện mà không thông báo theo quy định về trình tự, thủ tục ngừng cấp điện.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trì hoãn việc sửa chữa lưới điện sau khi có sự cố mà không có lý do chính đáng;

b) Sử dụng thiết bị đo đếm điện chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và niêm phong theo quy định hoặc cố ý sử dụng hệ thống đo đếm điện có sai số vượt quá quy định.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng nghề nghiệp để sách nhiễu các tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhằm mục đích vụ lợi.

Điều 9. Vi phạm các quy định về sử dụng điện

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý đóng, cắt, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;

b) Tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch hệ thống đo đếm điện (kể cả các niêm phong và sơ đồ đấu dây), thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;

c) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;

d) Dùng các thiết bị gây nhiễu làm hư hại, sai lệch thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.

3. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 100 kWh;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 100 kWh đến dưới 200 kWh.

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 200 kWh đến dưới 300 kWh;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 300 kWh đến dưới 400 kWh;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 400 kWh đến dưới 500 kWh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu bàn giao hoặc khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm các quy định về sử dụng điện;

b) Sử dụng thêm nguồn điện khác khi chưa được phép của bên bán điện ngoài nguồn đã được cho phép sử dụng trong trường hợp sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

c) Tự ý bán điện cho tổ chức, cá nhân khác khi không được sự đồng ý của bên bán điện;

d) Sử dụng điện để đánh cá, bẫy chuột, chống trộm, bảo vệ tài sản, hoa màu hoặc các hành vi khác vi phạm quy định về an toàn trong sử dụng điện.

5. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức để phục vụ các mục đích khác ngoài quy định tại khoản 3 Điều này:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 100 kWh;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 100 kWh đến dưới 200 kWh;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 200 kWh đến dưới 300 kWh;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 300 kWh đến dưới 400 kWh;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 400 kWh đến dưới 500 kWh.

6. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này.

7. Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi không có nhiệm vụ mà trèo lên cột điện, vào trạm điện.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác trong phạm vi bảo vệ công trình điện hoặc hành lang bảo vệ an toàn lưới diện; buộc gia súc, phương tiện, dụng cụ vào cột điện, tường rào trạm điện;

b) Lắp đặt ăngten, dây phơi, biển hộp, đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác trong phạm vi bảo vệ công trình điện, trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện hoặc tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi gây mất an toàn cho đường dây hoặc các bộ phận khác của công trình điện, đe dọa tính mạng con người;

c) Chặt cây, trồng cây, tỉa cành không đúng quy định trong phạm vi bảo vệ công trình điện hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;

d) Chặt cây, tỉa cành ngoài phạm vi bảo vệ công trình điện hoặc ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện nhưng không có biện pháp an toàn để cây va quệt vào đường dây hoặc các bộ phận khác của công trình điện.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi vi phạm an toàn nền móng, tường rào trạm điện, cột điện hoặc các kết cấu, bộ phận khác của công trình điện.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, chỉ dẫn khu vực nguy hiểm tại vị trí công trình điện theo quy định hoặc không đặt cột mốc hoặc dấu hiệu dọc theo đường cáp ngầm trong đất;

b) Xếp, chứa các chất dễ cháy, nổ ngoài phạm vi bảo vệ công trình điện hoặc ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện vi phạm quy định về an toàn cháy, nổ, gây ảnh hưởng đến an toàn của công trình điện;

c) Làm lều, quán, nhà cửa hoặc các công trình khác gây ảnh hưởng đến việc thoát nước, che chắn cửa thông gió, gây cản trở đường vào trạm điện.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xếp, chứa các chất dễ cháy, nổ trong phạm vi bảo vệ công trình điện hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;

b) Đốt rừng, đốt nương, rẫy hoặc đốt các chất khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;

c) Lợi dụng bộ phận, kết cấu công trình điện vào mục đích khác khi chưa được phép của đơn vị quản lý công trình điện có thẩm quyền;

d) Sử dụng những dụng cụ, phương tiện có độ cao vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;

đ) Tháo dỡ, tẩy xóa, che chắn gây hư hại các biển cấm, biển báo, tín hiệu an toàn điện ở cột điện, trong phạm vi bảo vệ công trình điện hoặc hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, trạm điện, nhà máy điện;

e) Gây hư hại cột điện, dây điện, sứ cách điện, dây chống sét, dây tiếp đất, cáp điện và các bộ phận, kết cấu khác của công trình điện có điện áp dưới 1 kV.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi gây hư hại cột điện, dây điện, sứ cách điện, dây chống sét, dây tiếp đất, cáp điện và các bộ phận, kết cấu khác của công trình điện có điện áp từ 1 kV đến 110 kV.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây hư hại cột điện, dây điện, sứ cách điện, dây chống sét, dây tiếp đất, dây néo, cáp điện và các bộ phận, kết cấu khác của công trình điện có điện áp trên 110 kV.

8. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây mới, nâng cấp, cải tạo nhà ở, làm lều, quán hoặc các công trình khác vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;

b) Không bảo đảm các điều kiện về an toàn đối với nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp được để lại trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định;

c) Thi công công trình trong lòng đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ thuộc hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan quản lý công trình điện;

d) Xả chất thải, nước thải có chất làm ăn mòn trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

đ) Nổ mìn vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện;

e) Không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật khi thiết kế, xây dựng, sửa chữa công trình điện;

g) Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp không đúng quy định đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đào hố, đóng cọc, thả neo tầu hoặc các hành vi khác vi phạm hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đã đặt biển báo hoặc có dấu hiệu báo hiệu.

10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bến cảng, làm nhà và các công trình khác trong phạm vi bảo vệ nhà máy điện hoặc hành lang bảo vệ đường cáp ngầm đã đặt biển báo hoặc có dấu hiệu báo hiệu.

11. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, điểm b khoản 4, điểm a, điểm d và điểm e khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm c khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

12. Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại điểm b khoản 2, điểm c khoản 4, điểm c khoản 5, điểm a và điểm e khoản 8 và khoản 10 Điều này;

b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm các quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3, điểm c khoản 4, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 10 Điều này.

Chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Điều 11. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực xảy ra tại địa phương thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;

d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra;

đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động điện lực.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động điện lực do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;

đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra;

e) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động điện lực.

Điều 12. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Điện lực

Thanh tra Điện lực Bộ Công nghiệp có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trong phạm vi cả nước. Thanh tra Điện lực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực xảy ra trong địa phương thuộc phạm vi quản lý. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của Thanh tra Điện lực được quy định cụ thể như sau:

1. Thanh tra viên Điện lực đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra.

2. Chánh Thanh tra Điện lực Sở Công nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;

d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra;

đ) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động điện lực.

3. Chánh Thanh tra Điện lực Bộ Công nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động điện lực do Bộ Công nghiệp và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;

đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực gây ra;

e) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động điện lực.

Điều 13. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác

Ngoài những người quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này, những người có thẩm quyền sau đây khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt, cụ thể như sau:

1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại:

a) Điểm a khoản 1 Điều 7;

b) Điểm c khoản 3 Điều 8;

c) Khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 9;

d) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4, điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm đ và điểm g khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 10.

2. Thanh tra xây dựng có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại:

a) Điểm a khoản 2 Điều 7;

b) Khoản 3, điểm a và điểm c khoản 8 và khoản 10 Điều 10.

3. Thanh tra môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại điểm d khoản 8 Điều 10.

Điều 14. Uỷ quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực áp dụng theo Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 15. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp xử lý theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo quy định hiện hành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

4. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động điện lực phải thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 16. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu naị, khởi kiện về việc xử phạt đối với họ theo quy định của pháp luật.

2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của cá nhân, tổ chức và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính thực hiện theo các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi) ngày 05 tháng 01 năm 1999.

Điều 18. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt và người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực mà có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy định, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực có hành vi chống lại người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)



Số: /QĐXP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày... tháng.... năm....

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

(Phạt cảnh cáo)

...............................................................................................

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số.../.../NĐ-CP ngày... tháng... năm... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực số.../BB ngày.... tháng... năm... và các hồ sơ tài liệu có liên quan;

Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Phạt chính: phạt cảnh cáo đối với ..........................................................

Địa chỉ:.......................................................................................................

Đã vi phạm:................................................................................................

....................................................................................................................

2. Phạt bổ sung: ..........................................................................................

.....................................................................................................................

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:.............................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Điều 2. Tổ chức hoặc cá nhân......... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Tổ chức, (cá nhân)
bị xử phạt (để thi hành),
- Lưu:

Người xử phạt

Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ

người ra quyết định ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

 

 

 

 

Số: /QĐXP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày... tháng.... năm....

 

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

(Phạt tiền)

...............................................................................................

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số..../..../NĐ-CP ngày.... tháng.... năm.... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;

Căn cứ biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực số..../BB ngày tháng... năm.... và các hồ sơ tài liệu có liên quan;

Xét tính chất và mức độ vi phạm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Phạt chính: phạt tiền ................................................ đồng (viết bằng chữ):

.........................................................................................................................

Đối với tổ chức (hoặc cá nhân):.......................................................................

Địa chỉ (hoặc nơi thường trú): .........................................................................

Đã vi phạm:......................................................................................................

.........................................................................................................................

2. Phạt bổ sung: ..............................................................................................

.........................................................................................................................

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:.................................................

..........................................................................................................................

Điều 2.

1. Tổ chức hoặc cá nhân........................... có trách nhiệm nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước theo tài khoản số... trước ngày

2. Quá thời hạn trên mà không thực hiện thì bị cưỡng chễ thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Tổ chức hoặc cá nhân........ có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Tổ chức (cá nhân)
bị xử phạt (để thi hành),
- Kho bạc (để thu tiền),
-
Lưu:

Người xử phạt

Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ

người ra quyết định ký tên, đóng dấu (nếu có)


 

Số: /BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày... tháng.... năm....

BIÊN BẢN

VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Hồi......... giờ......... ngày........ tháng...... năm...........

Tại ...........................................................................................................

I. Đại diện cơ quan.............. gồm có:

1. Họ và tên:............................................ Chức vụ:.................................

2. Họ và tên:............................................ Chức vụ: ................................

II. Lực lượng phối hợp (nếu có):

1. Họ và tên:............................................ Chức vụ: .................................

2. Họ và tên:............................................ Chức vụ: .................................

III. Người làm chứng (nếu có):

1. Họ và tên:............................................ Địa chỉ: ...................................

2. Họ và tên:............................................ Địa chỉ: ...................................

IV. Cá nhân, tổ chức (người đại diện) vi phạm:

Họ và tên:.......................... Thường trú tại (hoặc địa chỉ cơ quan): ...........

Họ và tên:.......................... Thường trú tại (hoặc địa chỉ cơ quan): ...........

V. Lập biên bản về những hành vi vi phạm sau:

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

VI. Ý kiến của người đại diện cơ quan chức năng:

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Biên bản này được lập thành 03 bản, cơ quan chức năng giữ 02 bản, người vi phạm (hoặc đại diện) giữ 01 bản.

Biên bản lập xong đã đọc cho mọi người nghe và nhất trí ký tên.

Người làm chứng

(nếu có)

Người vi phạm (hoặc người đại diện)

Lực lượng phối hợp

(nếu có)

Người lập biên bản


 

Số: /BB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày... tháng.... năm....

BIÊN BẢN

VỀ TỊCH THU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Hồi....... giờ......... ngày....... tháng..... năm..........

Tại ............................................................................................................

I. Đại diện cơ quan .............. gồm có:

1. Họ và tên:............................................ Chức vụ:.................................

2. Họ và tên:............................................ Chức vụ: ................................

II. Lực lượng phối hợp (nếu có):

1. Họ và tên:............................................ Chức vụ:.................................

2. Họ và tên:............................................ Chức vụ: ................................

III. Người làm chứng (nếu có):

1. Họ và tên:............................................ Địa chỉ: ...................................

2. Họ và tên:............................................ Địa chỉ: ...................................

IV. Cá nhân, tổ chức (người đại diện) vi phạm:

Họ và tên:.......................... Thường trú tại (hoặc địa chỉ cơ quan): ...........

Họ và tên:.......................... Thường trú tại (hoặc địa chỉ cơ quan): ...........

V. Lập biên bản về những hành vi vi phạm sau:

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

VI. Tang vật, phương tiện bị tịch thu gồm:

1. ...........................................................................................................

2. ...........................................................................................................

Ghi rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, tên máy móc, thiết bị, nước sản xuất, tình trạng hiện tại

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

VII. Ý kiến của người đại diện cơ quan chức năng:

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

Biên bản này được lập thành 03 bản, cơ quan chức năng giữ 02 bản, người vi phạm (hoặc người đại diện) giữ 01 bản.

Biên bản lập xong đã đọc cho mọi người nghe và nhất trí ký tên.

Người làm chứng

(nếu có)

chủ tang vật phương tiện bị tịch thu

Lực lượng phối hợp

(nếu có)

Người lập biên bản

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 74/2003/ND-CP

Hanoi, June 26, 2003

 

DECREE

STIPULATING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE ELECTRICITY DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Industry Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Violation of regulations on electricity activity permit.

2. Violation of regulations on building of electricity works, generation, transmission and distribution of electricity.

3. Violation of regulations on electricity supply.

4. Violation of regulations on electricity use.

5 Violation of regulations on protection of safety of electricity works and power grid safety protection corridors.

Article 2.- Subjects of application

1. Individuals and organizations that commit administrative violation acts in the electricity domain prescribed in Chapter II of this Decree.

2. Foreign individuals and organizations that commit administrative violation acts in the electricity domain in the territory, exclusive economic zones and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam, except otherwise provided for by relevant international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

3. Minors who commit administrative violation acts in the electricity domain shall be sanctioned according to the provisions in Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The sanctioning of administrative violations in the electricity domain must be effected by the competent persons defined in Chapter III of this Decree strictly according to the provisions of law.

2. All administrative violations in the electricity domain must be promptly detected and immediately stopped. The sanctioning must be conducted in a quick, just and thorough manner. All consequences caused by administrative violations in the electricity domain must be remedied strictly according to the provisions of law.

3. An administrative violation act in the electricity domain shall be sanctioned only once. A person who commits many administrative violations in the electricity domain shall be sanctioned for each violation act. Many persons jointly commit an administrative violation act in the electricity domain shall all be sanctioned therefor.

4. The sanctioning of administrative violations in the electricity domain must be based on the nature and seriousness of the violations, personal identifications and extenuating as well as aggravating circumstances, so as to decide on appropriate sanctioning forms and measures. Extenuating circumstances and aggravating circumstances shall comply with the provisions in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

5. Sanction shall not be imposed on administrative violations in the electricity domain in cases of emergency, legitimate self-defense, unexpected events and on administrative violations committed by persons suffering mental diseases or other diseases which render them unable to perceive or control their acts.

Article 4.- The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the electricity domain and the time limits for being considered not yet having been sanctioned for administrative violations in the electricity domain

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the electricity domain shall be one year, counting from the date such administrative violation is committed. Past the above-mentioned time limit, sanctions shall not be imposed, but the measures prescribed in Clause 3, Article 5 of this Decree shall be applied to remedy consequences caused by administrative violations in the electricity domain.

2. Individuals, who have already been litigated, prosecuted or against whom decisions to bring the cases to trial according to the criminal procedures were issued but later competent agencies have issued decisions to suspend the investigation or suspend the cases, and whose violation acts show signs of administrative violation in the electricity domain, shall be administratively sanctioned; in this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations in the electricity domain shall be three months, counting from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and dossiers of violations.

3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if violating individuals and organizations commit new administrative violations in the electricity domain or intentionally shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the electricity domain shall be re-counted as from the time of committing new administrative violations or the time of terminating acts of shirking or obstructing the sanctioning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Forms of sanctioning administration violations in the electricity domain

1. Principal sanctioning forms: For each act of administrative violation in the electricity domain, the violating individuals or organizations shall be subject to one of the following sanctioning forms:

a/ Caution: shall be applied to individuals and organizations committing minor or first-time administrative violations involving extenuating circumstances or for all administrative violations committed by minors aged between full 14 years and under 16 years. Caution shall be decided in writing;

b/ Pecuniary fines: shall be decided on the basis of the nature and seriousness of violations and within the fine bracket prescribed in this Decree for each violation act. Specific fine level for one act of administrative violation in the electricity domain is the average level of the fine bracket for such act; if the violation involves extenuating circumstance(s), the fine level may be reduced but not below the minimum level of the fine bracket; if the violation involves aggravating circumstance(s), the fine level may be higher but must not exceed the maximum level of the fine bracket.

2. Additional sanctioning forms: Depending on the nature and seriousness of violations, organizations and individuals committing administrative violations in the electricity domain may also be subject to the application of one of the following additional sanctioning forms:

a/ Deprivation of the right to use electricity activity permits for a definite or indefinite time;

b/ Confiscation of material evidences and/or means used for committing administrative violations in the electricity domain.

3. Apart from the principal sanctioning forms and the additional sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations committing administrative violations in the electricity domain may also be forced to restore the original state already altered due to administrative violations in the electricity domain or forced to dismantle illegal construction works.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Violation of regulations on electricity activity permits

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of using the expired electricity activity permits.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a/ Leasing, lending or hiring, borrowing electricity activity permits;

b/ Modifying contents inscribed in electricity activity permits without permission.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a/ Conducting electricity activities without electricity activity permits;

b/ Conducting electricity activities when being suspended from such activities or deprived of the right to use electricity activity permits by competent authorities.

4. Depending on the nature and seriousness of their violations, violating individuals and organizations shall also be deprived of the right to use electricity activity permits for between six months and one year for cases of violation prescribed in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 300,000 and 700,000 for one of the following acts:

a/ Felling or pruning trees, or dismantling works in contravention of law provisions upon the building, operation and repair of power grids;

b/ Failing to restore the original state of related works altered due to the construction or repair of power works.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:

a/ Violating regulations on assurance of safety for people and property in the course of renovation, upgrading, repair, construction and installation of power works;

b/ Violating technical rules and processes in the course of electricity generation, transmission and/or distribution, thus causing unsafety to people or damage to property.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 for one of the following acts:

a/ Installing without permission systems of power transmission lines and/or stations for purpose of electricity distribution beyond the scope permitted by competent agencies;

b/ Violating law provisions on electricity development investment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of generating, transmitting or distributing electricity before the competent authorities inspect and certify the satisfaction of the conditions for electricity generation, transmission and distribution.

5. Apart from the principal sanctioning forms against violation acts prescribed in this Article, individuals and organizations committing administrative violations in the electricity domain may also be forced to restore the original state already altered due to violations prescribed at Point b, Clause 1 and Point a, Clause 3, of this Article.

Article 8.- Violation of regulations on electricity supply

1. A fine of between VND 100,000 and 300,000 for one of the following acts:

a/ Inspecting the electricity-using organizations and individuals without carrying along professional cards or having inspection decisions of the agencies and units managing the power grid;

b/ Switching on or off electricity not in accordance with the notices.

2. A fine of between VND 300,000 and 500,000 for one of the following acts:

a/ Failing to make written records on pre-acceptance test for hand-over to electricity users as prescribed after installing, replacing, repairing or calibrating electricity metering and counting systems;

b/ Failing to send personnel to check electricity meters five days after the electricity sellers receive requests of electricity buyers for checking the electricity meters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Failing to sign electricity sale and purchase contracts 10 days after the daily-life electricity buyers satisfy the prescribed conditions and agree upon the terms in draft contracts.

3. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts:

a/ Performing without duty dispatch or task assignment paper and professional card one of the following jobs: repairing or connecting electricity equipment, lines and/or stations of the electricity service or electricity-using organizations and individuals; dismounting, mounting or adjusting electricity meters on power grids;

b/ Failing to deal with incidents two hours after receiving electricity buyers reports on incidents on the power grid managed by the electricity sellers;

c/ Obstructing persons on official duty from checking or inspecting the electricity purchase and sale.

4. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 for one of the following acts:

a/ Using without permission power works of electricity buyers to supply electricity to other electricity-using organizations and/or individuals;

b/ Switching off electricity of organizations and/or individuals not subject to regulations on limited electricity use in case of electricity shortage, except where exists the danger of serious breakdowns which may cause unsafety to people and equipment.

5. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Switching off electricity without making notices according to the order and procedures for electricity supply discontinuation.

6. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a/ Delaying the repair of power grids after breakdowns without plausible reasons;

b/ Using electricity-metering and -counting equipment not yet expertised and sealed up by competent agencies according to the regulations or intentionally using the electricity-metering and -counting system with errors exceeding the prescribed level.

7. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for acts of abusing professions to harass electricity-using organizations and individuals for the self-seeking purpose.

Article 9.- Violation of regulations on electricity use

1. A fine of between VND 100,000 and 300,000 for act of obstructing competent persons to inspect the electricity use.

2. A fine of between VND 300,000 and 700,000 for one of the following acts:

a/ Switching electricity on or off, repairing or replacing without permission electric equipment and power works of electricity sellers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Unintentionally causing breakdowns in the electricity sellers power system;

d/ Using perturbing equipment, thus damaging or deviating data-transmitting, metering and protecting equipment of the power system.

3. A fine shall be imposed for acts of stealing electricity in any form in service of daily life and consumption:

a/ A fine of between VND 200,000 and 400,000 for act of stealing an electricity amount of under 100 kWh;

b/ A fine of between VND 300,000 and 700,000 for act of stealing an electricity amount of between 100 kWh and under 200 kWh;

c/ A fine of between VND 1,000,000 and 2.000,000 for act of stealing an electricity amount of between 200 kWh and under 300 kWh;

d/ A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 for act of stealing an electricity amount of between 300 kWh and under 400 kWh;

e/ A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for act of stealing an electricity amount of between 400 kWh and under 500 kWh.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Additionally using power sources other than sources already permitted for use without the electricity sellers permission in cases where electricity is used for production, business and/or service;

c/ Selling electricity to other organizations and/or individuals without the electricity sellers consents;

d/ Using electricity to catch fish, trap rats, prevent burglary, protect assets or cash crops, or other acts of violating the regulations on safety in electricity use.

5. A fine shall be imposed for acts of stealing electricity in any form for purposes other than those prescribed in Clause 3 of this Article:

a/ A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 for act of stealing an electricity amount of under 100 kWh;

b/ A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 for act of stealing an electricity amount of between 100 kWh and under 200 kWh;

c/ A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for act of stealing an electricity amount of between 200 kWh and under 300 kWh;

d/ A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for act of stealing an electricity amount of between 300 kWh and under 400 kWh;

e/ A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for act of stealing an electricity amount of between 400 kWh and under 500 kWh.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Apart from the principal sanctioning forms and additional sanctioning forms against violation acts prescribed in this Article, individuals and organizations committing administrative violations in the electricity domain may also be forced to restore the original state altered due to their violations as prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 10.- Violation of regulations on protection of safety of power works and power grid safety protection corridors

1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 150,000 for the act of climbing up electric poles or entering power stations without assigned duties.

2. A fine of between VND 100,000 and 300,000 for one of the following acts:

a/ Flying kites or balloons, flying radio-controlled model aeroplanes or other flying objects within the space of power work protection or the power grid safety protection corridors; tying cattle, means or tools to electric poles or fences of power stations;

b/ Mounting antennae, clotheslines, illuminated signboards and advertising lamps or other appliances within the space of power work protection or the power grid safety protection corridor or at positions where such objects, if breaking and falling, can cause unsafety to power lines or other parts of power works, and danger to people life;

c/ Felling trees, planting trees or pruning branches not according to regulation within the space of power work protection or the power grid safety protection corridors;

d/ Felling trees or pruning branches outside the space of power work protection or the power grid safety protection corridors without taking safety measures, thus letting trees hit power lines or other parts of power works.

3. A fine of between VND 300,000 and 700,000 for acts of causing unsafety to foundations or fences of power stations, electric poles or other structures and parts of power works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Failing to put up systems of signboards, signal lamps, indications of dangerous areas at positions of power works according to regulations or failing to put up land markers or signs along underground cable lines;

b/ Piling or storing inflammable or explosive materials outside the space of power work protection or the power grid safety protection corridors in violation of regulations on fire and explosion safety, thus affecting the safety of power works;

c/ Building huts, stalls, houses or other works which affect the water drainage, cover ventilation windows or blocking the access to power stations.

5. A fine of between 2,000,000 and 4,000,000 for one of the following acts:

a/ Piling or storing inflammable or explosive materials within the space of power work protection or the power grid safety protection corridors;

b/ Burning forests for terraced fields and milpas or burning other materials in violation of regulations on protection of power work safety and the power grid safety corridors;

c/ Using parts or structures of power works for other purposes without permission of competent units managing the power works;

d/ Using tools and means of a height exceeding the safety distance prescribed by law for protection of safety of high-tension power lines;

e/ Removing, erasing, hiding or damaging restriction signs, signboards, safety signals at electric poles or within the space of power work protection or the power grid safety protection corridors, power stations and power plants;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for acts of damaging electric poles, power lines, ceramic insulators, anti-lightning lines, earthing lines, power cables and other parts and structures of power works of a voltage of between 1 kV and 110 kV.

7. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for acts of damaging electric poles and wire, ceramic insulators, anti-lightning lines, earthing lines, stay wires, power cables and other parts and structures of power works of a voltage of over 110 kV.

8. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a/ Building, upgrading or renovating dwelling houses, building huts, stalls or other works in violation of regulations on protection of safety of power works and corridors for protection of safety of high-tension power grids;

b/ Failing to satisfy the safety conditions for lawful dwelling houses and construction works allowed to stay within the corridor for protection of safety of high-tension power grids according to the regulations;

c/ Constructing underground works or dredging river or lake beds within the corridor for protection of safety of underground power cable lines without obtaining consents of the agencies managing power works;

d/ Discharging waste matters or waste water containing corrosive substances within the corridor for protection of safety of underground power cable lines;

e/ Blasting in violation of regulations on protection of safety of power works and corridors for protection of safety of power grids;

f/ Failing to ensure the safety distance prescribed by law upon designing, building or repairing power works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of digging holes, driving piles, anchoring ships or other acts of encroaching upon corridors for protection of underground power cable lines where signboards or signals have already been put up.

10. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for acts of building ports, houses and other works within the space for protection of power plants or corridors for protection of underground cable lines where signboards or signals have already been put up.

11. Depending on the nature and seriousness of their violations, the violating individuals and organizations shall also have the material evidences and means used in violations confiscated, for acts prescribed in Clauses 2 and 3; Point b, Clause 4; Points a, d and f, Clause 5; Clauses 6 and 7; Point c, Clause 8; Clauses 9 and 10 of this Article.

12. Apart from the principal sanctioning forms and additional sanctioning forms against violation acts prescribed in this Article, individuals and organizations committing administrative violations in the electricity domain may also be subject to the application of the following consequence-remedying measures:

a/ Forced dismantlement of illegally constructed works, for administrative violations in the electricity domain prescribed at Point b, Clause 2; Point c, Clause 4; Point c, Clause 5; Points a and f, Clause 8 and Clause 10 of this Article;

b/ Forced restoration of the original state already altered due to violations of the provisions at Point c, Clause 2; Clause 3; Point c, Clause 4; Points c, e and f, Clause 5; Clauses 6, 7 and 10 of this Article.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE ELECTRICITY DOMAIN

Article 11.- Sanctioning competence of presidents of Peoples Committees of all levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Presidents of the commune-level Peoples Committees are competent to:

a/ Give cautions;

b/ Impose fines of up to VND 500,000;

c/ Confiscate material evidences and means used in committing administrative violations in the electricity domain and valued at up to VND 500,000;

d/ Force the restoration of the original state already altered due to administrative violations in the electricity domain.

2. Presidents of the district-level Peoples Committees are competent to:

a/ Give cautions;

b/ Impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ Confiscate material evidences and means used in committing administrative violations in the electricity domain;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Force the dismantlement of works illegally constructed or constructed at variance with permits and in violation of law provisions on electricity activities.

3. Presidents of the provincial-level Peoples Committees are competent to:

a/ Give cautions;

b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;

c/ Deprive of the right to use electricity activity permits granted by the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities;

d/ Confiscate material evidences and means used in committing administrative violations in the electricity domain;

e/ Force the restoration of the original state already altered due to administrative violations in the electricity domain;

f/ Force the dismantlement of works illegally constructed or constructed at variance with permits and in violation of law provisions on electricity activities.

Article 12.- Sanctioning competence of the Electricity Inspectorate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Electricity inspectors on duty are competent to:

a/ Give caution;

b/ Impose fines of up to VND 200,000;

c/ Confiscate material evidences and means used in committing administrative violations in the electricity domain and valued at up to VND 2,000,000;

d/ Force the restoration of the original state already altered due to administrative violations in the electricity domain.

2. Electricity chief inspectors of provincial/municipal Industry Services are competent to:

a/ Give caution;

b/ Impose fines of up to VND 20,000,000;

c/ Confiscate material evidences and means used in committing administrative violations in the electricity domain;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Force the dismantlement of works illegally constructed or constructed at variance with permits and in violation of law provisions on electricity activities.

3. The Electricity Chief Inspector of the Industry Ministry is competent to:

a/ Give caution;

b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;

c/ Deprive of the right to use electricity activity permits granted by the Industry Ministry or the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities;

d/ Confiscate material evidences and means used in committing administrative violations in the electricity domain;

e/ Force the restoration of the original state already altered due to administrative violations in the electricity domain;

f/ Force the dismantlement of works illegally constructed or constructed at variance with permits and in violation of law provisions on electricity activities.

Article 13.- Sanctioning competence of other forces

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Peoples policemen on duty are competent to sanction administrative violations in the electricity domain prescribed at:

a/ Point a, Clause 1, Article 7;

b/ Point c, Clause 3, Article 8;

c/ Clauses 1, 3 and 5, Article 9;

d/ Clauses 1, 2 and 3; Points b and c, Clause 4; Points a, b, c, e and f, Clause 5; Clauses 6 and 7; Points e and g, Clause 8; Clauses 9 and 10, Article 10.

2. Construction inspectors are competent to sanction administrative violations in the electricity domain prescribed at:

a/ Point a, Clause 2, Article 7;

b/ Clause 3, Points a and c, Clause 8, and Clause 10, Article 10.

3. Environment inspectors are competent to sanction administrative violations in the electricity domain prescribed at Point d, Clause 8, Article 10.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Authorization of competence to sanction administrative violations in the electricity domain shall comply with the provisions in Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Principle for determining competence to sanction administrative violations in the electricity domain shall comply with Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 15.- Procedures for sanctioning administrative violations in the electricity domain

1. Procedures and order for sanctioning administrative violations in the electricity domain shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Documents related to the sanctioning of administrative violations in the electricity domain must be fully kept at the sanctioning agencies. Written records on administrative violations shall be made according to the form prescribed in this Decree, except for cases where the handling proceeds according to the simple procedures prescribed in Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. The fined individuals and organizations shall have to pay fines in time and at the places indicated in sanctioning decisions except for cases where they have paid fines on the spot according to Articles 54 and 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and already received fine collection receipts. The collection of fines must be made with receipts issued by the Finance Ministry according to the current regulations.

The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Industry Ministry in guiding the collection and use of fines for acts of administrative violation in the electricity domain.

4. The procedures for depriving of the right to use electricity activity permits shall comply with the provisions in Article 59 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

When applying the form of confiscation of material evidences and means used in violations, the persons with sanctioning competence shall have to strictly comply with the provisions in Articles 60 and 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Individuals and organizations sanctioned for their administrative violations in the electricity domain under this Decree shall have to strictly abide by sanctioning decisions within 10 days after being handed such sanctioning decisions, except otherwise provided for by law. If sanctioned individuals and organizations fail to voluntarily abide by sanctioning decisions, they shall be forced to execute them according to Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. When applying the measures to force the execution of decisions on sanctioning administrative violations in the electricity domain, the competent agencies and persons shall have to comply with the order and procedures for forcing execution prescribed in Articles 66 and 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter IV

SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 17.- Complaints and denunciations about decisions on sanctioning administrative violations in the electricity domain, and settlement thereof

1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the electricity domain or their lawful representatives have the right to lodge complaints about or initiate lawsuits against the sanctions against them according to the provisions of law.

2. All citizens have the right to denounce to the competent State agencies about administrative violations in the electricity domain, committed by individuals and organizations, as well as acts of violation committed by the persons competent to sanction administrative violations in the electricity domain.

3. The competence, procedures, order and time limit for settling complaints and denunciations and for initiating administrative lawsuits shall comply with the provisions of the Law on Complaints and Denunciations and the January 5, 1999 Ordinance on Handling of Administrative Violations (amended).

Article 18.- Handling of violations committed by persons competent to sanction and persons sanctioned for administrative violations in the electricity domain

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons sanctioned for administrative violations in the electricity domain, who commit acts of opposing persons on official duty, delaying or shirking the execution of sanctioning decisions or commit other acts of violation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned for administrative violations according to the Governments Regulations on sanctioning of administrative violations in the domain of security and order, or examined for penal liability. If material damage is caused, compensations therefor must be made according to the provisions of law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous stipulations on sanctioning of administrative violations in the electricity domain, which are contrary to this Decree, shall all be hereby annulled.

Article 20.- Implementation organization

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree 74/2003/ND-CP on penalties for administrative violations against regulations on electricity
Official number: 74/2003/ND-CP Legislation Type: Decree of Government
Organization: The Government Signer: Phan Van Khai
Issued Date: 26/06/2003 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decree No. 74/2003/ND-CP of June 26, 2003, stipulating the sanctioning of administrative violations in the electricity domain

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status