CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
134/2003/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2003
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA
CHÍNH PHỦ SỐ 134/2003/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi
tắt là Pháp lệnh) về một số nguyên tắc chung, hình thức, thẩm quyền, thủ tục và
việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành
chính.
Điều 2.
Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính
Thẩm quyền quy định hành vi vi
phạm hành chính tại Điều 2 của Pháp lệnh bao gồm thẩm quyền quy định hành vi vi
phạm hành chính cụ thể, hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện
pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính; quy định
khung và mức tiền phạt trong trường hợp phạt tiền; quy định các biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Việc xác định khung và mức tiền
phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được căn cứ vào tính chất, mức độ của
hành vi đó.
Điều 3.
Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Một số nguyên tắc xử lý vi phạm
hành chính tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể
như sau:
1. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt
vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định:
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt
vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong
các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và nghị
định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng
dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy
định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt;
2. Một hành vi vi phạm hành
chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần:
a) Một hành vi vi phạm đã được
người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt
thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính
hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc
dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết
tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;
b) Một hành vi vi phạm hành
chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng
thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh
đối với hành vi đó;
c) Trong trường hợp hành vi vi
phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự
mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người đã quyết định
xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì
không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó;
3. Nhiều người cùng thực hiện một
hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó
và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân
người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng
người cùng thực hiện vi phạm hành chính;
4. Một người thực hiện nhiều
hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm theo quy định
tại khoản 2 Điều 56 của Pháp lệnh.
Điều 4. Những
trường hợp không xử lý vi phạm hành chính
Những trường hợp không xử lý vi
phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế
của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của
cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà
không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa;
2. Phòng vệ chính đáng là hành
vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên;
3. Người thực hiện hành vi do sự
kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó;
4. Trường hợp người thực hiện vi
phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điều 5.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính của người chưa thành
niên gây ra
Người chưa thành niên vi phạm
hành chính mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy
định tại Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình và các khoản 2, 3 Điều 611 của Bộ
luật Dân sự.
Điều 6.
Tình tiết tăng nặng
Những tình tiết tăng nặng tại
các khoản 1 và 2 Điều 9 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Vi phạm có tổ chức là trường
hợp có hai người trở lên câu kết chặt chẽ với nhau, cố ý cùng thực hiện hành vi
vi phạm hành chính;
2. Vi phạm nhiều lần trong cùng
lĩnh vực là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực mà trước đó
đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt;
3. Tái phạm trong cùng lĩnh vực
là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp
hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định
xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đã bị xử phạt;
"Lĩnh vực" quy định tại
khoản này được hiểu là các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định tại từng nghị
định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 7.
Thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn để được coi là chưa bị
xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh được quy định như
sau:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi
phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
(tức là từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt
hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời
hiệu thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh mà không thực
hiện hành vi vi phạm trong cùng lĩnh vực trước đây đã bị xử phạt thì được coi
như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
Điều 8.
Thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác
Thời hạn để được coi là chưa bị
áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh được
quy định như sau:
Cá nhân đã bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở
giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính, nếu qua hai năm, kể từ
ngày chấp hành xong quyết định xử lý (tức là từ ngày hết hạn giáo dục tại xã,
phường, thị trấn hoặc hết hạn chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục,
cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết
định xử lý quy định tại các Điều 73, 82, 91, 100 và Điều 108 của Pháp lệnh mà
không thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng một trong các biện
pháp xử lý hành chính khác quy định tại khoản này thì được coi như chưa bị áp dụng
biện pháp đó.
Điều 9.
Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hạn, thời hiệu trong
Pháp lệnh được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được
tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật
Lao động.
2. Thời hạn trong Pháp lệnh được
quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không
bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Điều 10.
Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra lệnh đình chỉ
ngay hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền; trong trường hợp
vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, thì có trách
nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định và chuyển kịp thời tới người có thẩm
quyền xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt
hành chính lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử
lý hoặc xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính; thiếu trách nhiệm để quá thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính; không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; ra
quyết định xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật, có lỗi trong việc không ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn quy định tại Điều 56 của
Pháp lệnh, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Chương 2:
HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 11.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Việc tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo Điều 16 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức
xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại
giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động,
hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện
nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều này không bao gồm
giấy đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp
không có mục đích cho phép hành nghề;
2. Tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề được áp dụng có thời hạn hoặc không thời hạn và được quy định
đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm đó. Thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề và các trường hợp cụ thể bị áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề được quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Điều 12.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
Việc tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để vi phạm hành chính theo Điều 17 của Pháp lệnh được quy định
như sau:
1. Tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng
kèm theo hình thức xử phạt chính. Thủ tục và các trường hợp cụ thể bị áp dụng tịch
thu tang vật, phương tiện được quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
2. Không áp dụng hình thức xử phạt
tịch thu tang vật phương tiện trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tổ chức,
cá nhân vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý, người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp tang vật là văn hoá phẩm
độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con
người, vật nuôi, cây trồng thì bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của
Pháp lệnh.
Điều 13.
Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính theo Điều 42 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như
sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước ở địa phương;
2. Các chức danh có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực
có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ
thể tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng
lĩnh vực quản lý nhà nước;
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức
danh theo quy định của Pháp lệnh trong từng trường hợp cụ thể được xác định như
sau:
a) Thẩm quyền phạt tiền được xác
định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm
hành chính;
b) Thẩm quyền áp dụng hình thức
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào văn
bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản
lý nhà nước quy định cho chức danh có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp Pháp lệnh quy
định thẩm quyền tịch thu theo trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm thì phải
căn cứ vào giá trị thực tế của tang vật, phương tiện vi phạm để xác định thẩm
quyền;
c) Thẩm quyền áp dụng hình thức
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được xác định căn cứ vào văn
bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản
lý nhà nước. Đối với hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chức danh nào có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử
dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm; trường hợp luật
có quy định khác thì theo quy định của luật. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải
thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc
đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
d) Thẩm quyền áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả được xác định căn cứ vào Pháp lệnh quy định chức danh đó
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; đồng thời căn cứ vào
hành vi vi phạm cụ thể có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được
quy định trong các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
đ) Trong trường hợp mức tiền phạt,
trị giá tang vật phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt
hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm
quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm
đó đến người có thẩm quyền xử phạt.
Điều 14.
Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành
chính theo Điều 41 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Việc ủy quyền xử lý vi phạm
hành chính do các chức danh quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh chỉ được thực hiện
đối với cấp phó trực tiếp. Việc ủy quyền chỉ được thực hiện bằng văn bản và
trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt;
2. Cấp phó được cấp trưởng ủy
quyền có quyền xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền của cấp trưởng mà mình
được uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính
do mình thực hiện. Người được uỷ quyền không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá
nhân nào khác.
Chương 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 15.
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Việc khám nơi cất giấu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính theo Điều 49 của Pháp lệnh được quy định như
sau:
1. Việc khám nơi cất giấu tang vật
phương tiện vi phạm hành chính chỉ do những người có thẩm quyền tiến hành theo
đúng quy định tại Điều 49 của Pháp lệnh;
2. Nơi cất giấu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính là địa điểm mà tại đó, người vi phạm cất giấu hiện vật,
tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu người vi phạm cất giấu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính trong người thì áp dụng biện pháp khám người
theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh;
3. Trong trường hợp nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì người có thẩm quyền quy định
tại Điều 45 của Pháp lệnh chỉ được tiến hành khám sau khi đã có sự đồng ý bằng
văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được
cất giấu.
Nơi ở quy định tại Điều này là địa
điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường
trú hoặc đăng ký tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú
thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình;
4. Mọi trường hợp khám nơi cất
giấu tang vật, phương tiện đều phải lập biên bản theo đúng mẫu quy định.
Điều 16.
Thủ tục bảo lãnh hành chính
Thủ tục bảo lãnh hành chính theo
Điều 50 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Bảo lãnh hành chính do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong thời gian xem xét việc áp dụng một
trong các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh. Bảo lãnh hành chính được giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội nơi đối tượng
cư trú thực hiện. Trong trường hợp người được bảo lãnh là người chưa thành niên
thì bảo lãnh hành chính được giao cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó
thực hiện;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện ra quyết định về việc giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức
xã hội nơi đối tượng cư trú; trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết
định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh,
nơi cư trú của người được giao bảo lãnh hoặc tên, địa chỉ của tổ chức xã hội được
giao bảo lãnh; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo
lãnh; lý do của việc giao bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh; trách nhiệm của người được
bảo lãnh, trách nhiệm của người hoặc tổ chức nhận bảo lãnh và trách nhiệm của Uỷ
ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao bảo
lãnh. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định, quyết định giao bảo
lãnh được gửi cho người hoặc tổ chức nhận bảo lãnh, người được bảo lãnh và Uỷ
ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú để tổ chức thực hiện;
3. Thời hạn bảo lãnh hành chính
do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định, tối đa không quá 35 ngày đối
với trường hợp người được bảo lãnh thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở chữa bệnh và tối đa không quá 50 ngày đối với trường hợp người được
bảo lãnh thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục. Việc bảo lãnh hành chính chấm
dứt khi hết thời hạn ghi trong quyết định giao bảo lãnh. Trong trường hợp chưa
hết thời hạn bảo lãnh mà đã có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
thì thời hạn bảo lãnh chấm dứt vào thời điểm đối tượng được đưa đi chấp hành biện
pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở
chữa bệnh.
Điều 17.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thời gian bảo lãnh hành chính
1. Trong thời gian bảo lãnh hành
chính, gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh hành chính có trách nhiệm:
a) Giám sát, quản lý không để
người được bảo lãnh tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt của người
được bảo lãnh tại nơi cư trú khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh;
c) Báo cáo kịp thời với Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giao bảo lãnh để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp xã báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp người được
bảo lãnh bỏ trốn hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian bảo
lãnh.
2. Trong thời gian bảo lãnh hành
chính, người được bảo lãnh hành chính có trách nhiệm:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã, phường,
thị trấn phải thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh biết về
địa chỉ nơi đến, thời gian tạm trú tại đó;
b) Có mặt kịp thời tại trụ sở Uỷ
ban nhân dân cấp xã khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã yêu cầu.
3. Trong thời gian bảo lãnh hành
chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh hành chính cư
trú có trách nhiệm:
a) Thông báo cho gia đình, tổ chức
xã hội được giao bảo lãnh và người được bảo lãnh về quyền và nghĩa vụ của họ
trong thời gian bảo lãnh;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ
gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh trong việc quản lý, giám sát người
được bảo lãnh tại nơi cư trú;
c) Khi được thông báo về việc
người được bảo lãnh bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc có hành vi vi phạm pháp luật,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải báo cáo ngay cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp huyện nơi đã ra quyết định bảo lãnh để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy
định của pháp luật.
Chương 4:
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH
Điều 18.
Đình chỉ hành vi vi phạm
Đình chỉ hành vi vi phạm theo Điều
53 của Pháp lệnh được quy định như sau:
Khi phát hiện vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi
phạm. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định thể
hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp vi
phạm cụ thể.
Điều 19.
Thủ tục xử phạt đơn giản
Việc áp dụng thủ tục xử phạt đơn
giản theo Điều 54 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Xử phạt theo thủ tục đơn giản
quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm
quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Những trường
hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính mà
mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;
b) Nhiều hành vi vi phạm hành
chính do một người thực hiện mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành
vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;
2. Trong trường hợp xử phạt theo
thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền không lập biên bản mà quyết định xử phạt
tại chỗ. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử
phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường
hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho
bạc Nhà nước trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 58 của Pháp lệnh.
Điều 20.
Lập biên bản vi phạm hành chính
Việc lập biên bản vi phạm hành
chính theo khoản 1 Điều 55 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Người có thẩm quyền đang thi
hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định đối với vi phạm
hành chính mà mình phát hiện và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt.
Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh;
2. Trong trường hợp người lập
biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó là người có thẩm
quyền xử phạt cũng phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành
xác minh trước khi ký biên bản.
Điều 21.
Thời hạn ra quyết định xử phạt
Thời hạn ra quyết định xử phạt
theo Điều 56 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Đối với vụ việc đơn giản,
hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt
trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm
hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định;
2. Đối với vụ việc có nhiều tình
tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng
vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định
xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản;
3. Trong trường hợp xét thấy cần
có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10
ngày, trước khi hết thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm
quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin
gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá 30 ngày;
4. Trừ quyết định áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất, người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt
trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hết thời hạn quy định tại
khoản 1 Điều này;
b) Đã hết thời hạn ra quyết định
xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn
nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn;
c) Đã hết thời hạn được cấp có
thẩm quyền gia hạn;
5. Trong trường hợp không ra quyết
định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh và tịch
thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành, lưu thông.
Điều 22. Chấp
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Việc chấp hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính theo Điều 64 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt
phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết
định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận; thời điểm người bị xử
phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm được giao quyết định
quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh;
2. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt
không tự nguyện chấp hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì bị
cưỡng chế thi hành;
3. Trường hợp đã qua một năm, mà
người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do
người đó không đến nhận và không xác định được địa chỉ của họ hoặc lý do khách
quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành
các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả ghi trong quyết định đối với
người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đối
với tang vật, phương tiện vi phạm đang bị tạm giữ thì áp dụng theo quy định tại
khoản 4 Điều 61 của Pháp lệnh; nếu cần áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh hoặc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ
con người, vật nuôi, cây trồng, thì người có thẩm quyền phải tổ chức thực hiện
các biện pháp này. Ngân sách nhà nước chi trả cho việc thực hiện các biện pháp
này hoặc được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu có).
Điều 23.
Quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính
Quyết định buộc khắc phục hậu quả
trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định
như sau:
1. Trong trường hợp quá thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh hoặc quá thời
hạn ra quyết định xử phạt quy định tại Điều 21 của Nghị định này, người có thẩm
quyền không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể quyết định áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả;
2. Quyết định buộc khắc phục hậu
quả phải bằng văn bản theo đúng mẫu quy định. Trong quyết định phải ghi rõ:
ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, địa
chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành
vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm;
điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; lý do không áp dụng hình thức xử
phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng; thời hạn thi hành quyết định
khắc phục hậu quả; chữ ký của người ra quyết định.
Điều 24.
Xác định mức trung bình của khung tiền phạt
Việc xác định mức trung bình của
khung tiền phạt theo khoản 2 Điều 57 của Pháp lênh được quy định như sau:
Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ
thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm
nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức
trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức
tối thiểu cộng với mức tối đa.
Điều 25.
Nơi nộp tiền phạt
Nơi nộp tiền phạt theo Điều 58 của
Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt
phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh,
trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này;
2. Tại những vùng xa xôi, hẻo
lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài
giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người
có thẩm quyền xử phạt.
"Vùng xa xôi, hẻo
lánh" là những vùng thuộc miền núi, hải đảo và những nơi khác không có hoặc
cách quá xa kho bạc nhà nước;
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể
việc thu và nộp tiền phạt trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều
này.
Điều 26.
Trả lại giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành
quyết định phạt tiền trong trường hợp được hoãn chấp hành quyết định
Việc trả lại giấy tờ hoặc tang vật,
phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định phạt tiền trong trường
hợp được hoãn chấp hành quyết định theo khoản 4 Điều 65 của Pháp lệnh được quy
định như sau:
1. Trong trường hợp cá nhân được
hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh thì
người đó được nhận lại giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ
cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để
bảo đảm thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của
Pháp lệnh;
2. Người có thẩm quyền xử phạt
có trách nhiệm trả lại cho người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền các
giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định tại khoản 1 Điều này khi
quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền có hiệu lực thi hành.
Điều 27.
Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Việc chuyển quyết định xử phạt
vi phạm hành chính để thi hành theo Điều 68 của Pháp lệnh được quy định như
sau:
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ
chức thực hiện vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính thuộc tỉnh này nhưng cư
trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt
tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân
cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức
đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Uỷ
ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành;
2. Trong trường hợp vi phạm xảy
ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những
vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi
phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết
định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để
tổ chức thi hành.
Điều 28.
Việc đóng dấu quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính của người có thẩm quyền xử phạt được đóng dấu cơ quan của người có
thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó.
2. Đối với quyết định xử phạt của
người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh thì dấu được
đóng lên 1/3 (một phần ba) chữ ký về phía bên trái chữ ký của người có thẩm quyền
quyết định xử phạt.
3. Đối với quyết định xử phạt của
những người có thẩm quyền xử phạt mà không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết
định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái
tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của
quyết định xử phạt.
Điều 29.
Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử
phạt hành chính theo Điều 63 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Trong trường hợp hồ sơ vụ vi
phạm đã được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo
quy định tại khoản 1 Điều 62 của Pháp lệnh, nhưng xét thấy hành vi vi phạm
không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm mà có dấu hiệu vi phạm hành chính thì người
có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải ra quyết định
trả lại hồ sơ vụ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định phải gửi trả hồ sơ vụ vi phạm
đó cùng với quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt;
2. Người có thẩm quyền xử phạt
phải ra quyết định xử phạt đối với vụ việc vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này trong thời hạn sau đây:
a) Nếu trước khi chuyển vụ việc
vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt đã
xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định
này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm;
b) Nếu trước khi chuyển vụ việc
vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt
chưa xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định
này, thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định trả lại hồ sơ vụ việc vi phạm. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm
thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm
có thể xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản
3 Điều 21 của Nghị định này.
Điều 30.
Chuyển hồ sơ đối tượng thuộc vụ án hình sự không bị khởi tố bị can để xử lý vi
phạm hành chính
Việc chuyển hồ sơ của người thuộc
vụ án hình sự không bị khởi tố bị can để xử lý vi phạm hành chính theo Điều 65 của Pháp lệnh được quy định như sau:
Trong trường hợp người có hành
vi vi phạm thuộc vụ án hình sự đã bị khởi tố nhưng không bị khởi tố bị can mà
hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự đang thụ lý vụ án đó phải ra quyết định chuyển hồ
sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Hồ sơ vụ vi phạm
bao gồm: bản sao biên bản về vụ vi phạm, quyết định đình chỉ điều tra đối với đối
tượng, tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm (nếu có) và bản sao các
tài liệu khác liên quan trực tiếp đến người vi phạm đó.
Điều 31.
Xác định trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Sau khi tiến hành tạm giữ
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người đã ra quyết định tạm giữ phải mời đại
diện cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, định giá tang vật phương tiện vi phạm.
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại khó định giá
hoặc chưa có ý kiến thống nhất giữa người có thẩm quyền quyết định tịch thu và
đại diện cơ quan tài chính thì người đã có thẩm quyền quyết định tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm phải lập hội đồng định giá tang vật, phương tiện vi phạm
với sự tham gia của đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh và đại diện
các cơ quan có liên quan để định giá.
Nếu trị giá tang vật, phương tiện
vi phạm thuộc thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ thì người
đó quyết định tịch thu; trong trường hợp trị giá tang vật, phương tiện vi phạm
vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đã quyết định tạm giữ tang vật thì phải
chuyển vụ việc vi phạm đến người có thẩm quyền.
Trị giá tang vật, phương tiện bị
tịch thu được xác định theo quy định tại Điều này cũng là căn cứ để xem
xét, quyết định việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm cho Trung tâm dịch
vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh hoặc giao cho cơ quan tài chính cấp huyện bán đấu
giá theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
2. Việc xác định giá trị tang vật,
phương tiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này phải theo hướng dẫn của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Điều 32.
Xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quĩ nhà nước do vi phạm hành chính
1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ
ngày ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định tịch thu và thông
báo đến cơ quan tài chính cùng cấp. Riêng đối với tang vật vi phạm hành chính
là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu phải xử lý
theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh và theo hướng dẫn của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan
đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính và các ngành
liên quan tổ chức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó như sau:
a) Đối với tang vật là tiền Việt
Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quí, kim loại quí thì chuyển
giao cho kho bạc nhà nước; những giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tài
sản thì chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
b) Đối với các tang vật, phương
tiện khác như: vũ khí; công cụ hỗ trợ; vật có giá trị lịch sử, văn hoá; bảo vật
quốc gia; cổ vật; hàng lâm sản quí hiếm và các tài sản khác thì chuyển giao cho
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp
luật;
c) Đối với các tang vật, phương
tiện đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước
có chức năng quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối
hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng
quản lý, sử dụng.
Việc bàn giao và tiếp nhận các
tang vật, phương tiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này phải
được tiến hành theo quy định của pháp luật về bàn giao và tiếp nhận tài sản nhà
nước;
d) Đối với các tang vật, phương
tiện là hàng hoá, vật phẩm không được bán đấu giá thì xử lý theo đúng quy định
về loại hàng hoá, vật phẩm đó;
e) Đối với các tang vật, phương
tiện bị tịch thu, bán sung quỹ nhà nước, thì phải chuyển giao để bán đấu giá
theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Việc chuyển giao tang vật,
phương tiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được lập thành biên bản.
Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao;
người bàn giao; người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình
trạng (chất lượng) tang vật, phương tiện bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang
vật, phương tiện bị tịch thu.
Hồ sơ bàn giao tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính cho cơ quan tiếp nhận, xử lý tài sản và Trung tâm dịch
vụ bán đấu giá cấp tỉnh gồm: quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước; các giấy tờ,
tài liệu liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có) và các tài
liệu khác có liên quan.
Điều 33.
Chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để bán đấu giá
Đối với tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tịch thu để sung công quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 61
của Pháp lệnh thì người đã ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang
vật, phương tiện đó. Căn cứ vào giá trị tang vật, phương tiện được xác định
theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
quyết định tịch thu, người đã quyết định tịch thu phải chuyển giao tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có trách nhiệm để bán đấu giá theo
quy định sau đây:
1. Nếu tang vật, phương tiện của
một vụ vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì người đã quyết định tịch thu
phải giao cho cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá;
2. Nếu tang vật, phương tiện của
vụ việc vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì người quyết định tịch
thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tang vật,
phương tiện bị tịch thu để tổ chức bán đấu giá.
Việc định giá tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính để chuyển giao bán đấu giá phải phù hợp với giá thị trường
có tang vật, phương tiện bị tịch thu, xử lý. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá các tang vật, phương tiện quy định tại
khoản 1 và 2 Điều này;
3. Việc chuyển giao tang vật,
phương tiện cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản.
Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao; người nhận;
chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện bị
tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu
giá. Hồ sơ bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có
trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định tịch thu tang vật, phương tiện; các
giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu
có); văn bản định giá tang vật, phương tiện và biên bản bàn giao tang vật,
phương tiện đó;
4. Trong trường hợp tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính là hàng hoá cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không
có nơi cất giữ thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng
bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Chi phí cho việc thực
hiện hợp đồng được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tang vật, phương tiện thu
được sau khi bán đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều này;
5. Khi tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tịch thu đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán
đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của
pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 34.
Quản lý số tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ
nhà nước do vi phạm hành chính
1. Số tiền thu được từ việc bán
đấu giá tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước phải được nộp vào tài
khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tại kho bạc nhà nước cùng cấp sau khi trừ
các khoản chi phí cho vận chuyển, giao nhận, bảo quản và phí bán đấu giá theo
quy định của pháp luật.
2. Cơ quan tài chính các cấp có
trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến công tác
xác minh, điều tra, mua tin, bắt giữ, cung cấp tin phát hiện, xử lý vi phạm, xử
lý tài sản (phân loại, định giá) và các chi phí khác có liên quan đến quản lý xử
lý tài sản. Số tiền còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật về phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35.
Hiệu lực của Nghị định
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Ra kèm theo Nghị định này Phụ lục
05 mẫu biên bản và 09 mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình xử phạt vi phạm
hành chính.
Điều 36.
Tổ chức thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
PHỤ LỤC DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN
VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của
Chính phủ)
1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản về vi phạm hành chính.
2. Mẫu biên bản số 01.B: Biên bản về vi phạm hành chính.
3. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính.
4. Mẫu biên bản số 03: Biên bản khám người theo thủ tục hành chính.
5. Mẫu biên bản số 04: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật.
6. Mẫu biên bản số 05: Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương
tiện.
7. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành
chính.
8. Mẫu quyết định số 02: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính.
9. Mẫu quyết định số 03: Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
10. Mẫu quyết định số 04: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương
tiện.
11. Mẫu quyết định số 05: Quyết định xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn
giản.
12. Mẫu quyết định số 06: Quyết định phạt tiền theo thủ tục đơn giản.
13. Mẫu quyết định số 07: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
14. Mẫu quyết định số 08: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt.
15. Mẫu quyết định số 09: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt hành
chính.
Tên
cơ quan chủ quản [1]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/BB-VPHC
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[2]........ ,ngày........tháng........ năm
........
|
biên bản vi phạm hành chính về... [3]
Hôm nay, hồi....... giờ....... ngày........ tháng........ năm........
tại................
Chúng tôi gồm [4]:
1.............................. Chức vụ: .............. ;
2. ............................ Chức vụ: .............. ;
........
Với sự chứng kiến của: [5]
1............... Nghề nghiệp/chức vụ ........;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):. .......................;
Giấy chứng minh nhân dân số:....... Ngày cấp:........; Nơi
cấp:..............;
2............... Nghề nghiệp/chức vụ:........ Địa chỉ thường
trú:........ ;
Giấy chứng minh nhân dân số:....... Ngày cấp:.......; Nơi cấp:..............;
............................................................ ,
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về [6]
........ đối với:
Ông (bà)/tổ chức [7]:
........Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ..................;
Địa chỉ: .............;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.......
Cấp ngày........ tại ........ ;
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau [8]:
............. ;
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều........ khoản........ điểm........
của Nghị định số........ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [9]........
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại [10]:
Họ tên:..................... ;
Địa chỉ: ................... ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD........;
Cấp ngày........ tại .........
ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm
hành chính:
ý kiến trình bày của người làm chứng:
ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm
hành chính gây ra (nếu có):
Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay
hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:
........
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và
giấy tờ sau để chuyển về:........ để cấp có thẩm quyền giải quyết.
STT
|
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng [11]
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không
tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại [13]........
lúc ........giờ........ngày ........tháng ........năm để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành........ bản có nội dung và giá trị như nhau, và
được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và........ [14]
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên
bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như
sau:
ý kiến bổ sung khác (nếu có)[15]:
Biên bản này này gồm........ trang, được những người có mặt cùng ký xác
nhận vào từng trang.
Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người bị thiệt hại
(hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện chính quyền (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản [16]:
.............
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên
bản [17]:
...............
Ghi chú:
1. Nếu biên bản do Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ....... , huyện, thành phố thuộc tỉnh......, xã........ mà không cần
ghi cơ quan chủ quản
2. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước;
4. Ghi rõ họ tên, chức vụ người
lập biên bản.
5. Họ và tên người làm chứng. Nếu
có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
6. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước
như chú thích số 3.
7. Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức
vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
8. Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng,
năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
9. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước
như chú thích số 3.
10. Nếu là tổ chức ghi họ tên,
chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
11. Nếu là phương tiện thì ghi
thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xe ri của từng tờ.
12. Ghi rõ tang vật, phương tiện
có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký
của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại
diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải
ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....
13. Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá
nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
14. Ghi cụ thể những người, tổ
chức được giao biên bản.
15. Những người có ý kiến khác về
nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi
rõ họ tên.
16, 17. Người lập biên bản phải
ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản
Tên
cơ quan chủ quản [18]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/BB-VPHC
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[19]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
biên bản vi phạm hành chính về............... [20]
Hôm nay, hồi......... giờ......... ngày........... tháng..........
năm........... tại...........;
Chúng tôi gồm [21]:
1. ............................ Chức vụ: ........... ;
2. ............................ Chức vụ: ........... ;
Với sự chứng kiến của [22]:
1...................... Nghề nghiệp: .....................;
Địa chỉ thường trú:......................................;
Giấy chứng minh nhân dân số:........... Ngày cấp: ...........; Nơi
cấp:...........;
2....................... Nghề nghiệp: ...........;
Địa chỉ thường trú: ...........;
Giấy chứng minh nhân dân số:........... Ngày cấp: ...........; Nơi cấp:
........... ;
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về [23]
........... đối với :
Ông (bà)/tổ chức [24]:
...........;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........;
Địa chỉ: ...........;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;
Cấp ngày ...........tại ...........;
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau [25]:
.................... ;
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều........... khoản...........
điểm........... của Nghị định số........... quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực [26]...........
.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại [27]:
Họ tên: ...........;
Địa chỉ: ..........;
Giấy chứng minh nhân dân số:........... ;
Cấp ngày ........... tại ........... .
ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm
hành chính: ý kiến trình bày của người làm chứng:
ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm
hành chính gây ra (nếu có):
Người có thẩm quyền đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi
vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:
........... Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành
chính và giấy tờ sau để chuyển về:........... để cấp có thẩm quyền giải quyết.
STT
|
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng [28]
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không
tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại [30]....
lúc.... giờ.... ngày..... tháng.... năm để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành.... bản có nội dung và giá trị như nhau, và
được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, một bản gửi báo
cáo người có thẩm quyền xử phạt và.... [31]
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên
bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như
sau:
ý kiến bổ sung khác (nếu có) [32]:
Biên bản này gồm....... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận
vào từng trang.
Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người bị thiệt hại
(hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện chính quyền (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người có thẩm quyền xử phạt
Vi phạm hành chính
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản [33]:
....
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên
bản [34]:
.....
Ghi chú:
18. Nếu biên bản do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ....... , huyện, thành phố thuộc tỉnh......, xã........ mà không cần
ghi cơ quan chủ quản
19. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh;
20. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước;
21. Họ tên, chức vụ người lập
biên bản.
22. Họ và tên người làm chứng. Nếu
có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
23. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước
như chú thích số 3.
24. Nếu là tổ chức ghi họ tên,
chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
25. Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng,
năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
26. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước
như chú thích số 3.
27. Nếu là tổ chức ghi họ tên,
chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
28. Nếu là phương tiện thì ghi
thêm số đăng ký
29. Ghi rõ tang vật, phương tiện
có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký
của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại
diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải
ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....
30. Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá
nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
31. Ghi cụ thể những người, tổ
chức được giao biên bản.
32. Những người có ý kiến khác về
nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi
rõ họ tên.
33, 34. Người lập biên bản phải
ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.
Tên
cơ quan chủ quản [35]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/BB-TG-VPHC
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[36]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
biên bản
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều................ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực [37]................;
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
số............ ngày................ tháng................ năm do [38]
................ chức vụ ................ ký;
Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn
ngay hành vi vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi............. giờ........... ngày......... tháng...........
năm....... tại............,
Chúng tôi gồm [39]:
1. ................. Chức vụ: ................ ;
2. ................. Chức vụ: ................ ;
....................................................,
Người vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/tổ chức [40]:................
;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ................ ;
Địa chỉ: ................ ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...;
Cấp ngày................tại .................;
Với sự chứng kiến của [41]:
1............... Nghề nghiệp:.....................;
Địa chỉ thường trú:............................;
Giấy chứng minh nhân dân số:..........; Ngày cấp: ................; Nơi
cấp:...............;
2. ................ Nghề nghiệp:........;
Địa chỉ thường trú:....................;
Giấy chứng minh nhân dân số:................ Ngày cấp:........... Nơi
cấp:................;
................................................. ,
Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính, gồm:.......
STT
|
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật,
phương tiện [42]
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ
thêm thứ gì khác.
ưBiên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một
bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.
Biên bản này gồm .......... trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi
phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên
bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như
sau:
ý kiến bổ sung khác (nếu có) [44]
Người ra quyết định tạm giữ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
35. Nếu người lập biên bản là Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị
trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản
36. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh;
37. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước
38. Ghi rõ họ tên, chức vụ người
ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
39. Họ và tên, chức vụ người lập
biên bản
40. Nếu là tổ chức ghi họ tên,
chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
41. Họ và tên người làm chứng. Nếu
có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ
42. Nếu là phương tiện thì ghi
thêm số đăng ký.
43. Ghi rõ tang vật, phương tiện
có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký
của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại
diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải
ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....
44. Những người có ý kiến khác về
nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi
rõ họ tên.
Tên
cơ quan chủ quản [45]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/BB-KN
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[46]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
biên bản
khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều......... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực [47].........
;
Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số.......
ngày....... tháng........ năm do [48].........
chức vụ......... ký hoặc căn cứ......... [49];
Hôm nay, hồi......... giờ......... ngày......... tháng.........
năm......... tại .........,
Chúng tôi gồm [50]:
1. ......... Chức vụ: ................
2. ......... Chức vụ: ................ ,
Với sự chứng kiến của [51]:
1................ Nghề nghiệp:.................. ;
Địa chỉ thường trú:......... ;
Giấy chứng minh nhân dân số:... ; Ngày cấp: ......... ; nơi cấp:
......... ;
2.................. Nghề nghiệp: ..........
Địa chỉ thường trú:.........;
Giấy chứng minh nhân dân số:.........; Ngày cấp:.........; Nơi cấp:
......... ,
Tiến hành khám người và lập biên bản về việc khám người đối với
Ông (bà)................, Tuổi.................. ;
Nghề nghiệp: ............... ;
Địa chỉ: ..................;
Giấy chứng minh nhân dân số:.................. ;
Cấp ngày......... tại ........................... ;
Sau khi khám người, chúng tôi thu giữ được những đồ vật, tài liệu,
phương tiện vi phạm hành chính như sau:
STT
|
Tên đồ vật, tài liệu, phương tiện
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
Việc khám kết thúc vào hồi......... ngày........ giờ.........
tháng......... năm......... .
Biên bản được lập thành ba bản có nội dung và giá trị như nhau. Người
bị khám được giao một bản. Ngoài ra, biên bản này được gửi cho......... [52]
và một bản lưu hồ sơ.
Biên bản này gồm .......... trang, được người vi phạm, người làm chứng,
người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên
bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như
sau:
ý kiến bổ sung khác (nếu có) [53]
Người bị khám
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người khám
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
45. Nếu người lập biên bản là Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị
trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
46. Ghi địa danh hành chính tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
47. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
48. Ghi rõ họ tên, chức vụ người
ký quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
49. Nếu người quyết định khám
không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám
ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán,
tiêu huỷ; Họ tên, chức vụ người quyết định việc khám người trong trường hợp
này.
50. Họ và tên, chức vụ người lập
biên bản.
51. Họ và tên người làm chứng.
52. Nếu người quyết định khám
không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính, thì phải ghi rõ thêm biên bản này được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng.
53. Những người có ý kiến khác về
nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi
rõ họ tên.
Tên
cơ quan chủ quản [54]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/BB-KPTVTĐV
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[55]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
biên bản
khám phương tiện vận tải, đồ vật theo
thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
ăn cứ Điều.... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực [56]........;
Hôm nay, hồi........ giờ........ ngày........ tháng........ năm
........ tại........,
Chúng tôi gồm [57]:
1. ................. Chức vụ: ................ ;
2. ................. Chức vụ: ................ ;
............................................ ;
Với sự chứng kiến của [58]:
1.......................... Nghề nghiệp:........ ;
Địa chỉ thường trú:................ ;
Giấy chứng minh nhân dân số:......... ; Ngày cấp:............. ; Nơi
cấp: ................ ;
2. ........................; Nghề nghiệp :........ ;
Địa chỉ thường trú:........
Giấy chứng minh nhân dân số:........ Ngày cấp: ........ Nơi
cấp:........ ;
................................................ ,
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: [59]
.............................................................................................................
Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu
tang vật vi phạm hành chính.
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận
tải) [60]:
1........................ Nghề nghiệp: ................;
Địa chỉ thường trú:................ ;
Giấy chứng minh nhân dân số: ........ ; Ngày cấp: ........; Nơi
cấp:........ ;
2. ................ Nghề nghiệp:................ ;
Địa chỉ thường trú:........ ;
Giấy chứng minh nhân dân số: ........ ; Ngày cấp: ........ ; Nơi cấp:
........ ;
Phạm vi khám:........
Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:
STT
|
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
Việc khám phương tiện vận tải (đồ vật) theo thủ tục hành chính kết thúc
hồi........ giờ........ ngày........ tháng........ năm.........
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ
phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương tiện vận tải........ được
giao một bản.
Biên bản này gồm........ trang, được người vi phạm, người làm chứng,
người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên
bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như
sau:
ý kiến bổ sung khác (nếu có) [61]
Người quyết định khám
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ phương tiện vận tải,
đồ vật hoặc người điều khiển Phương tiện
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người tham gia khám
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người lập biên bản
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
54. Nếu người lập biên bản là Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị
trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
55. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
56. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
57. Họ tên, chức vụ người lập
biên bản
58. Họ và tên người làm chứng.
59. Ghi rõ loại phương tiện vận
tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện)
60. Ghi rõ họ tên chủ phương tiện
vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải
61. Những người có ý kiến khác về
nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi
rõ họ tên.
Tên
cơ quan chủ quản [62]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/BB-KNCGTVPT
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[63]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ............. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực [64]
............. ;
Căn cứ Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính số............. ngày............. tháng............. năm do [65]
............. chức vụ............. ký;
Hôm nay, hồi....... giờ.......... ngày.......... tháng............
năm............. tại............. ,
Chúng tôi gồm [66]:
1. .............................. Chức vụ: ............. ;
2. .............................. Chức vụ: ............. ;
Với sự chứng kiến của [67]:
1................................ Nghề nghiệp:............. ;
Địa chỉ thường trú:............. ;
Giấy chứng minh nhân dân số: ............. ; Ngày cấp: .............;
Nơi cấp: ............. ;
2. .............................. Nghề nghiệp: .............;
Địa chỉ thường trú:.............;
Giấy chứng minh nhân dân số:...; Ngày cấp: .............; Nơi
cấp:............. ,
.................................................
Tiến hành khám: [68].............
Là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên
bản về việc khám.
Người chủ nơi bị khám là: [69]
Ông (bà)/tổ chức [70]:
............. ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .............;
Địa chỉ: ............. ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD... ;
Cấp ngày : ............. tại ..............
Sau khi khám chúng tôi thu giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính, gồm:
STT
|
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ
|
Số lượng
|
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng[71]
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ
thêm thứ gì khác.
Việc khám kết thúc vào hồi...... ngày...... giờ..........
tháng............. năm.............
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, được
giao cho chủ nơi bị khám một bản.
Biên bản này gồm ............. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi
phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên
bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như
sau:
ý kiến bổ sung khác (nếu có) [73]
Chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người ra quyết định tạm giữ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người lập biên bản khám
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người chứng kiến
Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
62. Nếu người lập biên bản là Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị
trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
63. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
64. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
65. Ghi rõ họ tên, chức vụ của
người ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
66. Họ tên, chức vụ người lập
biên bản
67. Họ và tên những người làm chứng.
Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
68. Ghi rõ địa chỉ nơi bị khám.
69. Nếu chủ nơi bị khám vắng mặt
thì ghi rõ họ tên người thành niên trong gia đình.
70. Nếu nơi bị khám là của tổ chức,
thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
71. Nếu có phương tiện phải ghi
rõ biển kiểm soát.
72. Ghi rõ tang vật, phương tiện
có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký
của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại
diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải
ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....
73. Những người có ý kiến khác về
nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi
rõ họ tên.
Tên
cơ quan chủ quản [74]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/BB-KNCGTVPT
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[75]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
quyết định
tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều........... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực [76]......................
;
Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính
để...... ;[77]
Tôi,........... [78];
Chức vụ:...................... ;
Đơn vị... ,
quyết định:
Tạm giữ Ông (bà)...................... Tuổi......................;
Nghề nghiệp: ...........;
Địa chỉ:.....................;
Giấy chứng minh nhân dân số:...........;
Cấp ngày........... tại........... ;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [79]...........
quy định tại điểm........... khoản........... Điều...........
của........... [80]
Thời hạn tạm giữ là: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ là hồi:
.......... giờ........... ngày........... tháng ........... năm...........
Vì lý do [81]:...........nên
thời hạn tạm giữ được kéo dài là........... giờ
Theo yêu cầu của Ông (bà) [82]
..........., việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc
hoặc học tập là: [83]
Vì Ông (bà)........... là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban
đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi.......
giờ....... ngày........ tháng........... năm........ cho cha mẹ/người giám hộ
là:........... Địa chỉ ...........
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà):........... để chấp hành;
2............;
3.............
Quyết định này gồm........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các
trang.
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
74. Nếu Quyết định tạm giữ người
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân
xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
75. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
76. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
77. Ghi rõ lý do tạm giữ người
như: để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương
tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm
căn cứ để Quyết định xử lý vi phạm hành chính.
78. Họ tên người ra Quyết định tạm
giữ.
79. Nếu có nhiều hành vi thì ghi
cụ thể từng hành vi vi phạm.
80. Ghi cụ thể từng điều, khoản,
mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý nhà nước.
81. Nếu thời hạn tạm giữ dài hơn
12 tiếng phải ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ.
82. Ghi rõ tên, địa chỉ người được
thông báo.
83. Nếu Quyết định tạm giữ người
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân
xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
Tên
cơ quan chủ quản [84]
TÊN
CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
Số:
/QĐ-TGTVPT
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[85]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
quyết định
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều............. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực [86].............;
Xét ............. [87] ;
Tôi,............. [88] ;
Chức vụ:............. ;
Đơn vị............. ,
quyết định :
Tạm giữ : Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của
Ông (bà)/tổ chức [89]:
....;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............. ;
Địa chỉ: ............. ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.............
;
Cấp ngày............. tại ............. ;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [90]...
Quy định tại điểm............. khoản............. Điều.............
Nghị định số............. quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
[91]............. .
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản
(kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: ............. để chấp hành;
2.............. [92];
3.............. .
Quyết định này gồm............. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các
trang.
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)
ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ [93]
Ghi chú:
84. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
3. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
85. Ghi rõ lý do tạm tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử
lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ
không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ
86. Họ tên người ra Quyết định tạm
giữ.
87. Nếu là tổ chức thì ghi họ
tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
88. Nếu có nhiều hành vi thì ghi
cụ thể từng hành vi vi phạm.
89. Ghi cụ thể từng điều, khoản,
mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm
90. Trường hợp người quyết định
tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của
người ra Quyết định tạm giữ
91. Thủ trưởng của người ra Quyết
định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 của
Pháp lệnh) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.
92. Nếu Quyết định khám người của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
93. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh
Tên
cơ quan chủ quản [94]
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số:
/QĐ-TGTVPT
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[95]........, ngày.......
tháng........ năm........
|
quyết định
khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều........... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực [96]
........... ;
Xét ........... ;[97]
Tôi, ........... ;[98]
Chức vụ:...........;
Đơn vị........... ,
quyết định :
Khám người Ông (bà)...........; Tuổi........... ;
Nghề nghiệp:........... ;
Địa chỉ: ...........;
Giấy chứng minh nhân dân số:.....;
Cấp ngày........... ; tại...........;
Quyết định khám người này đã được thông báo cho Ông (bà) [99]...........
.
Việc khám người có người chứng kiến là Ông (bà) [100]
...........;
Nghề nghiệp: ........... ;
Địa chỉ: .................... ;
Giấy chứng minh nhân dân số:........... ;
Cấp ngày......; tại .....;
Việc khám người được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà) ...........để chấp hành;
2............;
3.............
Quyết định này gồm........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các
trang.
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
94. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
95. Ghi rõ căn cứ khám người là
Ông (bà) có cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành
chính.
96. Họ tên người ra Quyết định
khám người.
97. Họ tên người bị khám.
98. Họ và tên người chứng kiến.
99. Nếu Quyết định khám nơi cất
giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần
ghi cơ quan chủ quản.
100. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
Tên
cơ quan chủ quản [101]
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số:
/QĐ-KNCGTV-PT
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[102]........,
ngày....... tháng........ năm........
|
quyết định
khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 7 năm 2002;
Căn cứ vào Điều.... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực [103]
............;
Xét ..............[104];
Tôi, .............[105];
Chức vụ:................;
Đơn vị...............,
quyết định:
Chủ nơi bị khám là: Ông/bà)/ Đại diện tổ chức:[107]
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ...................;
Địa chỉ: ........................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...
Cấp ngày......... tại ........................ Lý do:
.......................... ;
(Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được
lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được: ................................. ;
1. Giao cho: Ông/bà/đại diện tổ chức: ....
. để chấp hành;
2. Gửi ........[108];
3.....................;
Quyết định này gồm...... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)
ý kiến đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến
hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở:
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
101. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
102. Ghi rõ căn cứ cho rằng
nơi bị khám có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
103. Họ tên người ra Quyết định
khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
104. Ghi rõ địa điểm bị khám
105. Nếu không có người chủ nơi
bị khám thì ghi rõ người thành niên trong gia đình họ là.................
106. Trường hợp người quyết định
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có
thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định
này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ
107. Nếu Quyết định xử phạt của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh.........,
xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
108. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
Tên
cơ quan chủ quản [109]
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số:
/QĐ-XPHC
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[110]........,
ngày....... tháng........ năm........
|
quyết định
xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức
phạt cảnh cáo về [111]
(Theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều.......... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực [112]
.......... ;
Xét hành vi vi phạm hành chính do .......... thực hiện;
Tôi, .......... [113];
Chức vụ: .......... ;
Đơn vị.......... ,
quyết định:
Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:
Ông (bà)/tổ chức [114] :
.......... ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......... ;
Địa chỉ:.................... ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.......... ;
Cấp ngày .......... .......... tại .......... ;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [115]..........
Quy định tại điểm.......... khoản.......... Điều.......... của Nghị
định số.......... ngày......... tháng.......... năm quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực [116].......
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức [117]
.......... để chấp hành;
2. .......... .
Quyết định này gồm .......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các
trang.
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
109. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước.
110. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
111. Họ tên người ra Quyết định
xử phạt.
112. Nếu là tổ chức thì ghi họ
tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
113. Nếu có nhiều hành vi thì
ghi cụ thể từng hành vi vi phạm
114. Ghi cụ thể từng điều, khoản,
mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
115. Nếu là tổ chức thì ghi họ
tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
116. Nếu Quyết định xử phạt của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh.........,
xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
117. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
Tên
cơ quan chủ quản [118]
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số:
/QĐ-XPHC
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[119]........,
ngày....... tháng........ năm........
|
quyết định
xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền
(Theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều................. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực [120]
................. ;
Xét hành vi vi phạm do [121].................
thực hiện;
Tôi, ................. [122]; Chức
vụ:............;
Đơn vị............ ,
quyết định :
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:
Ông (bà)/tổ chức [123]
:................;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):........................;
Địa chỉ: ....................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD............;
Cấp ngày ............ tại ....................................;
Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: ........................ đồng
(Ghi bằng chữ....................................).
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [124]............
Hành vi của Ông (bà)/tổ chức............ đã vi phạm quy định tại điểm
............ khoản............ Điều... của Nghị định số............ ngày
............ tháng ............ năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực [125]...........
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............ phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết
định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt
là ngày ............ tháng ............ năm ............ trừ trường hợp
............ [126].
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ............ cố tình không chấp hành
Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định
xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc tại điểm thu phạt số... của
Kho bạc Nhà nước ............ [127]
trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt
Ông (bà)/tổ chức........................ có quyền khiếu nại, khởi kiện
đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được giao cho :
ư1. Ông (bà)/tổ chức: ........................để chấp hành;
2. Kho bạc ............ để thu tiền phạt;
3............. .
Quyết định này gồm ............ trang, được đóng dấu giáp lai giữa các
trang.
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
118. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
119. Ghi họ tên người/ đại diện
tổ chức vi phạm
120. Họ tên người ra Quyết định xử
phạt.
121. Nếu là tổ chức thì ghi họ
tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
122. Nếu có nhiều hành vi thì
ghi cụ thể từng hành vi vi phạm
123. Ghi cụ thể từng điều, khoản,
mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
124. Ghi rõ lý do
125. Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc
126. Nếu Quyết định xử phạt của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh.........,
xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
127. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
Tên
cơ quan chủ quản [128]
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số:
/QĐ-XPHC
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[129]........,
ngày....... tháng........ năm........
|
quyết định
xử phạt vi phạm hành chính về [130]
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều........... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực [131]...........
;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do [132]
.......... lập hồi ...........giờ ........... ngày......... tháng.......
năm..........tại.......... ;
Tôi, ...................... [133];
Chức vụ:......................;
Đơn vị...................... ,
quyết định:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức [134]:..........;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...........;
Địa chỉ:......................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;
Cấp ngày ........... tại......................;
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là:............ đồng. (Viết bằng chữ:
.................).
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:........... .
2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
gồm:.......... .
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [135]...........
Quy định tại điểm....... khoản........ Điều......... của Nghị định
số........ ngày........ tháng........ năm........ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực [136]........
.................. .
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:
......................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức...........phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định
xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là
ngày....... tháng......... năm......... trừ trường hợp được hoãn chấp hành
hoặc........... [137].
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức......... cố tình không chấp hành
Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số: ...........
của Kho bạc Nhà nước........... [138]
trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/tổ chức ........... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...... tháng......
năm........[139].
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:...........để chấp hành;
2. Kho bạc........... để thu tiền phạt;
3....................... .
Quyết định này gồm........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các
trang.
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
131. Họ tên, chức vụ người lập
biên bản.
132. Họ tên người ra Quyết định
xử phạt
133. Nếu là tổ chức thì ghi họ
tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
134. Nếu có nhiều hành vi thì
ghi cụ thể từng hành vi vi phạm
135. Ghi cụ thể từng điều, khoản,
mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
136. Ghi rõ lý do
137. Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc
138. Ngày ký Quyết định hoặc
ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định
139. Nếu Quyết định cưỡng chế của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh.........,
xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
140. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
Tên
cơ quan chủ quản [140]
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số:
/QĐ-CC
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[141]........,
ngày....... tháng........ năm........
|
quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính về [142]
Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm
2002;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về........
số......... ngày........... tháng........... năm ........... của...........;
Tôi,.........................[143] ;
Chức vụ: ........... ;
Đơn vị:....................... ,
quyết định:
Điều 1. áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số........... ngày........... tháng........... năm ...........
của........... về...........
Đối với: ........... ;
Ông (bà)/tổ chức [144]:
........... ...........;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ........... ........... ;
Địa chỉ:.................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ...........;
Cấp ngày........... tại......................
* Biện pháp cưỡng chế:[145]
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:........... phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết
định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng
chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...........
Quyết định có........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức........... để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. ........... để ...........[146]
2. ........... để ...........[147]
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
141. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước
142. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước
(theo chú thích số 3).
143. Họ tên người ra Quyết định
cưỡng chế
144. Nếu là tổ chức thì ghi họ
tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
145. Ghi cụ thể biện pháp cưỡng
chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện
146. Nếu biện pháp cưỡng chế là
khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng
thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân
hàng để phối hợp thực hiện.
147. Nếu biện pháp cưỡng chế là
kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng
ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công
trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc
tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức
khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại thì Quyết định được
gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp
thực hiện.
Tên
cơ quan chủ quản [148]
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
Số:
/QĐ-KPHQ
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
A
[149]........,
ngày....... tháng........ năm........
|
quyết định
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra trong trường hợp
không áp dụng xử phạt về [150]
Căn cứ Điều ............... [151]
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều............... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực [152]
............... ;
Vì............... [153]
nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,
Tôi, ............... [154];
Chức vụ:............... ;
Đơn vị............... ,
quyết định:
Điều 1. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối
với Ông (bà)/tổ chức [155]:
............... ;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............... ;
Địa chỉ: ............... ;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc
ĐKKD...............;
Cấp ngày............... tại............... ;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [156]...............
Quy định tại điểm............... khoản ...............
Điều............... của............... [157].
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:
............... .
Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ............... .
Hậu quả cần khắc phục là:
Biện pháp để khắc phục hậu quả là:
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............... phải nghiêm chỉnh chấp hành
Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là
ngày............... tháng............... năm............... trừ trường
hợp............... [158].
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức............... cố tình không chấp hành
thì bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà)/tổ chức............... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với
quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày....... tháng.......
năm....... [159].
Quyết định này gồm... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:.
........ để chấp hành;
2. .
........;
3.....................
người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
148. Nếu Quyết định khắc phục hậu
quả của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh.........,
xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
149. Ghi địa danh hành chính cấp
tỉnh.
150. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước
151. Nếu Quyết định khắc phục hậu
quả trong trường hợp hết thời hiệu thì căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp
hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính.
152. Ghi cụ thể điều, khoản của
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước
(theo chú thích số 3).
153. Ghi rõ lý do không xử phạt.
154. Họ tên người ra Quyết định
xử phạt.
155. Nếu là tổ chức thì ghi họ
tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
156. Nếu có nhiều hành vi thì
ghi cụ thể từng hành vi vi phạm
157. Ghi cụ thể từng điều, khoản,
mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm
158. Ghi rõ lý do.
159. Ngày ký Quyết định hoặc
ngày do người có thẩm quyền quyết định.