QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 32/2016/QH14

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân s 87/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 91/2015/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo s 44/BC-UBTVQH14 ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Báo cáo số 67/BC-UBTVQH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Quốc hội tán thành Báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong việc ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Chương trình) giai đoạn 2010 - 2015 gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và các kiến nghị, đề xuất:

Qua 5 năm thực hiện Chương trình, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện; nhận thức của cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình còn những hạn chế, vướng mắc như: việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của mỗi vùng, miền, địa phương; công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chất lượng chưa cao. Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các địa phương và vùng, miền. Nhiều địa phương quá chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chưa quan tâm đúng mức đến đời sống văn hóa, tinh thần, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân; có địa phương còn huy động đóng góp quá mức so với thu nhập của người dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa thực sự gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơ cấu kinh tế nông thôn chưa có sự thay đổi lớn; phát triển mô hình hợp tác xã theo Luật hợp tác xã, các mô hình liên doanh, liên kết và thu hút doanh nghiệp còn hạn chế; sự gắn kết giữa công nghiệp và dịch vụ với sản xuất nông nghiệp thiếu chặt chẽ, chưa bền vững; cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo mô hình sản xuất hàng hóa tập trung chưa đủ mạnh, rõ ràng; mối liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa tạo được những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu quốc gia, giá trị gia tăng cao. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu; nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số địa phương còn lớn; ô nhiễm môi trường nông thôn đang đặt ra nhiều thách thức. Vai trò chủ thể của người dân tại nhiều nơi chưa thực sự được phát huy.

Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc nêu trên, ngoài lý do điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền; sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các bộ, ngành trung ương; nhận thức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một bộ phận cán bộ, nhất là ở cơ sở còn hạn chế, còn có trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương trong việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn đã ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình; trách nhiệm của một số địa phương, cơ sở không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư công gây nợ đọng xây dựng cơ bản lớn.

Điều 2

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Nghiên cứu sửa đổi những tiêu chí chưa phù hợp của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Xây dựng các tiêu chí nâng cao để áp dụng cho các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch không còn phù hợp.

2. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình. Xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới. Riêng các địa phương tự cân đối ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020) phải chủ động bố trí ngân sách địa phương để cơ bản xử lý dứt điểm số nợ đọng trước tháng 6 năm 2018.

Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm tổ chức và cá nhân người đứng đầu để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định, có hành vi tham nhũng, trục lợi trong thực hiện Chương trình.

3. Việc triển khai Chương trình phải chú trọng đẩy mạnh sản xuất, đổi mới cơ cấu sản xuất, gắn kết chặt chẽ với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn cả nước tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân nông thôn như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường.

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển; phấn đấu đến năm 2020 có 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; thúc đẩy và nhân rộng các mô hình liên doanh, liên kết có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

4. Nghiên cứu sửa đổi chính sách về đất đai để khuyến khích tích tụ ruộng đất, tiến hành cơ giới hóa, tạo điều kiện sản xuất hàng hóa lớn; có chính sách đột phá về khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ mạnh hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường gắn kết 4 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học) trong sản xuất nông nghiệp tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; tăng sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, chất lượng và có giá trị kinh tế cao. Thực hiện hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 40%; nâng cao hiệu quả chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.

5. Thực hiện phối hợp hiệu quả các nguồn vốn, ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm; gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu khác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu; ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí cần có giải pháp huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác; các địa phương phải có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để thực hiện Chương trình. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã bãi ngang ven biển và hải đảo, xã nghèo, xã an toàn khu, vùng căn cứ cách mạng, xã thuộc vùng dân tộc thiu số và miền núi.

6. Ban hành chính sách bảo hiểm gắn với tái bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp áp dụng cho các loại sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

7. Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới theo hướng chuyên nghiệp, chuyên trách nhưng không làm tăng biên chế; tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ cộng đồng thôn, bản làm công tác xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, các kỹ năng về thực hiện chương trình, lập, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện các dự án do cộng đồng dân cư tự thực hiện, tài chính, kế toán cho cán bộ thôn, xã làm công tác triển khai các dự án thuộc Chương trình.

8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên cập nhật, đưa tin phổ biến cách làm hay, các mô hình hiệu quả, gương điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kịp thời khuyến khích, động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân đin hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

9. Giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn, đồng thời có biện pháp hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức khỏe nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đô thị hóa nông thôn; giải quyết có hiệu quả, kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trên địa bàn dân cư góp phần xây dựng đời sống văn hóa đoàn kết, dân chủ, văn minh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của các vùng, miền. Sớm có giải pháp tích cực xử lý cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề, tạo cảnh quan môi trường nông thôn mới xanh, sạch, đẹp và cải thiện điều kiện sống của dân cư.

10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và xử lý nghiêm đối với những vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Chương trình. Tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới. Hoàn thiện cơ chế để cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia thực hiện, giám sát các dự án đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dự án.

Điều 3

Giao Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Hàng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết này đồng thời với việc báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội.

Điều 4

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2016.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 32/2016/QH14

Hanoi, November 23, 2016

 

RESOLUTION

ON FURTHER RAISING EFFECT AND THE EFFECTIVENESS OF IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL TARGET PROGRAM ON BUILDING A NEW COUNTRYSIDE ASSOCIATED WITH AGRICULTURAL RESTRUCTURING

THE NATIONAL ASSEMBLY OF
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to Law No. 87/2015/QH13 on Oversight Activities of the National Assembly and People’s Councils;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 91/2015/QH13 of June 18, 2015, on the National Assembly’s Oversight Activity Program in 2016;

On the basis of considering the National Assembly Standing Committee’s Report No. 44/BC-UBTVQH14 of October 31, 2016, on oversight results of implementation of the national target program on building a new countryside associated with agricultural restructuring, and Report No. 67/BC-UBTVQH14 of November 22, 2016, on assimilation of and response to opinions of National Assembly deputies;

RESOLVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The National Assembly agreed with the National Assembly Standing Committee’s oversight report on achievements, limitations, problems and causes of the promulgation of policies and laws and organization of implementation of the national target program on building a new countryside (below referred to as Program) in the 2010-2015 period, associated with agricultural restructuring, and recommendations and proposals:

Over five years of implementing the Program, rural areas have recorded positive changes, especially technical infrastructure systems; concentrated production models have initially been formed; people’s incomes have increased and their material and spiritual lives have improved; and the awareness of officials and people about building a new countryside has been raised. Building a new countryside has become a nationwide movement.

However, there remained limitations and problems in implementing the Program such as slow, incomplete and unsynchronous promulgation of guiding documents, a number of criteria in the national criteria of new countryside unsuitable with practical conditions and characteristics of each region, area and locality, and planning work still having shortcomings and poor quality. Results of building a new countryside were uneven with wide gaps among localities, areas and regions. A number of localities have paid too much attention to infrastructure investment but undue attention to people’s cultural and spiritual lives, production development and people’s income raising. People have been mobilized to make contributions higher than their incomes in some localities. Economic and agricultural restructuring has remained slow and not been associated with building a new countryside, sustainable poverty reduction and response to climate change. Rural economic restructuring has not recorded great changes with limitations in the development of cooperative models under the Law on Cooperatives and in models of enterprise joint venture, partnership and attraction; connection between industry and service and agricultural production remained lax and unsustainable; incentive policies and mechanisms for land accumulation to create concentrated commodity production models were not strong and clear enough; limitations remained in linkages between production, processing and sale of agricultural products and scientific and technological application to agricultural production, agricultural products with national brands and high added value have not been created. State budget funds for investment have failed to meet demands, outstanding capital construction debts remained in a number of localities and rural environmental pollution has posed many challenges. People’s mastery role in many places has not been fully promoted.

Apart from differences in natural conditions and uneven development between regions and areas, the above limitations and problems were caused by lax coordination between ministries and sectors, limited capacity and awareness in directing and organizing implementation of a number of officials, especially at the grassroots level, as well as ministries’ and sectors’ delays in promulgating guiding documents, consequently affecting effect and effectiveness of the Program implementation, and a number of localities’ and establishments’ failure to strictly observe the law on public investment, causing outstanding capital construction debts.

Article 2.

To raise the effect and effectiveness of the Program in the next period, aiming to have around 50% of the communes nationwide reaching new-countryside standards, the National Assembly requests the Government to effectively implement the National Assembly’s Resolution No. 100/2015/QH13 of November 12, 2015, approving the investment policy for national target programs in the 2016-2020 period and to focus on the following major tasks and solutions:

1. To study and revise inappropriate criteria of the national set of norms for building a new countryside for 2016-2020. To set high norms for communes having reached new- countryside standards. To promptly and synchronously promulgate documents guiding the Program implementation; to review, adjust and supplement inappropriate master plans.

2. To instruct ministries, sectors and localities to review and accurately determine the Program’s outstanding capital construction debts, formulate plans and roadmaps for settlement before 2019, and make sure no outstanding capital construction debts arise. In particular, localities with budget self-balancing (except for Quang Ngai province under the National Assembly’s Resolution No. 100/2015/QH13 of November 12,2015, approving the investment policy for national target programs in the 2016-2020 period) shall proactively allocate local budget funds to basically settle outstanding debts before June 2018.

To review and clearly identify responsibilities and strictly handle organizations and their heads that mobilize people’s contributions beyond their capacity, report outstanding capital construction debts in contravention of regulations or commit corrupt or self-interest acts in the Program implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To develop incentive mechanisms and policies to create favorable environment for the development of agricultural cooperatives; by 2020, to have 15,000 agricultural cooperatives and unions of agricultural cooperatives operating effectively, to promote and multiply effective models of joint venture and partnership in agricultural production.

4. To study and revise land policies to encourage land accumulation and mechanize to promote large-scale commodity production; to develop breakthrough policies in science and technology to increase labor productivity and competitiveness of agricultural products; to create a favorable environment and provide further support to attract enterprises’ investment in rural development, especially agricultural start-ups; to enhance linkage among farmers, the State, entrepreneurs and scientists in agricultural production to create a chain from production to processing and sale; to increase international competitiveness and economic integration toward an organic, quality and high-value agriculture. To effectively restructure rural labor, by 2020, to strive to cut the rate of agricultural labor to under 40% of the total social workforce and improve effectiveness of vocational training programs for rural laborers.

5. To effectively combine funding sources, prioritizing investment in developing production models, raising incomes and generating jobs; to closely combine the Program with the national target program on sustainable poverty reduction and other target programs. To synchronously implement solutions to adequately and promptly mobilize capital according to proper structure. Apart from capital sources allocated by the National Assembly, to mobilize more legitimate resources. Localities shall sufficiently allocate local budget funds in accordance with law for the Program implementation. To prioritize budget-funded sources for specially disadvantaged communes, sandbank communes in coastal and island areas, poor communes, and communes in safety zones, revolutionary bases, and ethnic minority and mountainous areas.

6. To promulgate policies on insurance attached to reinsurance of agricultural products applicable to essential agricultural products.

7. To consolidate and strengthen the political system, to raise awareness of Party committees at all levels and commune-level administrations and the quality of personnel in charge of countryside building work toward professionalism and full-time job without increasing the payroll; to increasingly train and develop a contingent of village officials to work in new countryside building. To boost retraining to improve managerial capacity and skills to implement, formulate and organize the implementation of master plans and plans, and organize the implementation of community-managed projects, and finance and accounting for hamlet and commune officials implementing projects under the Program.

8. To increase public information to create changes in awareness and acts of economic sectors and people of all strata. To regularly update and cover in the mass media good methods, effective models and exemplary models of building a new countryside. To timely encourage and commend exemplary units and individuals in the movement of building a new countryside.

9. To firmly maintain political security, social order and safety in rural areas and concurrently adopt measures to reduce negative practices and social evils and traffic accidents, ensure food safety and hygiene and improve people’s health in socio-economic development and rural urbanization; to timely and effectively settle conflicts and disputes in residential areas, contributing to building a cultural life of unity, democracy and civilization; to preserve and uphold fine traditional cultural values and preserve national cultural identities of regions. To quickly adopt positive solutions to basically handle environmental pollution in rural areas and craft villages so as to create a green, clean and beautiful landscape and environment in rural areas and improve people’s living conditions.

10. To enhance inspection, examination, auditing and supervision and strictly handle violations by organizations and individuals in implementing the Program. To further bring into play the oversight and social criticism role of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations and residential communities in building a new countryside. To complete mechanisms for residential communities to directly implement and supervise investment projects to improve their quality.

Article 3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Annually, the Government shall report to the National Assembly on the results of implementation of this Resolution together with the results of implementation of the national target program under the National Assembly’s Resolution No. 100/2015/QH13 of November 12,2015.

Article 4.

The Standing Committee of the National Assembly, the Ethnic Council and National Assembly Committees, National Assembly deputies’ delegations and National Assembly deputies, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, according to their functions, tasks and powers, oversee the implementation of this Resolution.

This Resolution was passed on November 23, 2016, by the XIVth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its second session.-

 

 

CHAIRWOMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Thi Kim Ngan

 

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Resolution 32/2016/QH14 further raising building new countryside
Official number: 32/2016/QH14 Legislation Type: Resolution
Organization: The National Assembly Signer: Nguyen Thi Kim Ngan
Issued Date: 23/11/2016 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Resolution No. 32/2016/QH14 dated November 23, 2016, on further raising effect and the effectiveness of implementation of the national target program on building a new countryside associated with agricultural restructuring

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status