BỘ VĂN HÓA
– THÔNG TIN
*****
Số:
03/2007/QĐ-BVHTT
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
****************
Hà Nội,
ngày 07 tháng 02 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CẢI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm
1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm
1999 và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo
chí;
Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thông tin;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế cải chính
trên báo chí”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Báo chí, Giám đốc Sở
Văn hóa – Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan chủ
quản, Thủ trưởng cơ quan báo chí, nhà báo và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Quý Doãn
|
CẢI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BVHTT ngày 07 tháng 02 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều
chỉnh:
Quy chế này
quy định việc cải chính, đăng, phát ý kiến của cơ quan, tổ chức (sau đây gọi
chung là tổ chức), cá nhân về những nội dung như quy định tại Điều 2 của Quy chế
này.
2. Đối tượng
điều chỉnh:
Cơ quan chủ
quản báo chí, cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí và các tổ chức, cá nhân
liên quan đến nội dung thông tin quy định tại Điều 2 thuộc đối tượng điều chỉnh
của Quy chế này.
Cơ quan báo
chí, tác giả tác phẩm báo chí phải thực hiện việc cải chính thông tin đã đăng,
phát trên báo chí trong các trường hợp sau:
1. Thông tin
sai sự thật;
2. Thông tin
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá
nhân;
3. Thông tin
gây hiểu lầm làm tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân và xã hội.
Điều 3. Yêu cầu cải chính và đăng phát ý kiến của tổ chức,
cá nhân
1. Cơ quan
báo chí, tác giả tác phẩm báo chí đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí
thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 của Quy chế này thì ngoài việc bị xem
xét để xử lý theo các quy định của pháp luật còn phải thực hiện việc cải chính.
- Nội dung
thông tin cải chính phải nêu rõ những thông tin nào sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát
trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.
- Lời xin lỗi
của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung
thông tin cải chính.
- Gửi văn bản
thông báo việc cải chính trên báo chí và lời xin lỗi đến tổ chức, cá nhân có
liên quan.
2. Khi có văn
bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận nội dung thông tin thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 2 của Quy chế, cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm
báo chí phải thực hiện việc cải chính và đăng phát nguyên văn bản kết luận đó của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4, Điều này.
- Nội dung cải
chính, lời xin lỗi, của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng,
phát liền sau nội dung văn bản kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp
văn bản kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nêu cụ thể cả quá trình diễn
biến của sự việc và có dung lượng lớn hơn so với nội dung thông tin thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 2 của Quy chế thì cơ quan báo chí chỉ trích đăng,
phát phần kết luận liên quan đến nội dung thông tin thuộc các trường hợp quy định
tại Điều 2 của Quy chế.
3. Khi nhận
được ý kiến phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân nêu căn cứ cho rằng những
nội dung thông tin đã đăng, phát trên báo chí vi phạm các trường hợp quy định tại
Điều 2 của Quy chế, cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức,
cá nhân đó theo quy định tại Khoản 4, Điều này.
- Trường hợp
không đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí phải gửi
văn bản thông báo, nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó biết, đồng thời gửi báo
cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
- Ý kiến phát
biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm
của tác giả tác phẩm báo chí và không vi phạm các quy định của pháp luật.
- Trường hợp
không nhất trí với ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí, tác
giả tác phẩm báo chí có quyền thông tin tiếp nêu rõ quan điểm của mình. Việc
đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và quan điểm của cơ quan báo
chí, tác giả tác phẩm báo chí trên báo chí tối đa không quá 03 (ba) lần. Nếu vẫn
không có sự nhất trí giữa hai bên thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến
cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc
khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
4. Vị trí và
hình thức đăng cải chính, xin lỗi, văn bản kết luận, ý kiến phát biểu:
- Thông tin cải
chính, xin lỗi, văn bản kết luận, ý kiến phát biểu phải được đăng, phát đúng vị
trí, đúng chuyên mục, đúng số trang với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối với báo in,
báo điện tử), đúng chuyên mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng (đối với báo
nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Các báo điện tử, trang tin
điện tử phải xóa ngay thông tin thuộc diện phải cải chính đã quy định tại Điều
2 của Quy chế này.
- Khi đăng,
phát thông tin cải chính, xin lỗi, văn bản kết luận, phải ghi, nói rõ: "Cải
chính nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí (tên tác phẩm báo chí) đã đăng,
phát trên báo, đài (tên cơ quan báo chí) số, ngày phát hành, ngày, giờ phát
sóng".
- Khi đăng,
phát ý kiến phát biểu, phải ghi, nói rõ: "Thông tin phản hồi về nội dung
thông tin trong tác phẩm báo chí (tên tác phẩm báo chí) đăng, phát trên báo,
đài (tên cơ quan báo, đài) số báo, chuyên mục phát hành, phát sóng… (số báo)
phát hành, phát sóng ngày tháng năm…" của tổ chức, cá nhân (tên tổ chức,
cá nhân).
Thời hạn thực
hiện việc đăng, phát nội dung thông tin cải chính, văn bản kết luận của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, lời phát biểu của tổ chức, cá nhân về nội dung thông
tin đăng, phát trên báo chí khi có căn cứ cho rằng thông tin đó vi phạm các trường
hợp quy định tại Điều 2 của Quy chế được quy định như sau:
1. Chậm nhất
là sau 01 (một) ngày đối với báo chí điện tử trên mạng Internet, sau 5 (năm)
ngày đối với báo in ra hàng ngày, cách ngày đối với báo nói, báo hình. Trường hợp
chuyên mục một tuần một lần thì phát vào thời gian phát chuyên mục kế tiếp.
2. Chậm nhất
là sau 10 (mười) ngày đối với báo tuần.
3. Trong số
ra gần nhất đối với tạp chí.
Trường hợp tạp
chí xuất bản trên 30 (ba mươi) ngày/kỳ, ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó
trong số ra gần nhất, thì chậm nhất là sau 7 (bảy) ngày còn phải đăng trên một
tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyền hình có phạm vi phát hành, phủ
sóng tương đương vơi phạm vi phát hành của tạp chí và phải chịu toàn bộ chi phí
về việc đăng, phát thông tin.
Trong trường
hợp cơ quan báo chí không đăng, phát nội dung thông tin cải chính, xin lỗi, kết
luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân
(mà không có văn bản thông báo lý do không đăng, phát cho tổ chức, cá nhân) hoặc
thực hiện việc đăng, phát không đúng các quy định của Quy chế này thì tổ chức,
cá nhân có liên quan có quyền:
1. Khiếu nại
với cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí.
2. Khiếu nại
với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin là
người ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
3. Khởi kiện
tại Tòa án.
Cơ quan báo
chí, tác giả tác phẩm báo chí, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định
của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật./.