THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1058/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2017/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” (sau đây gọi là Đề án) kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án và ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì bảo đảm triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện phương án xử lý/phương án cơ cấu lại của tổ chức tín dụng (bao gồm cả tổ chức tín dụng yếu kém); chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

- Đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương và tổ chức liên quan định kỳ tổng hợp, xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 7 và ngày 31 tháng 12 hàng năm về đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện Đề án, khó khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất giải pháp báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

- Chủ trì, phối hợp và chủ động cung cấp thông tin cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan thông tn, báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu để tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội.

- Tăng cường quản lý và điều hành hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vàng, thị trường ngoại hối; điều hành linh hoạt, có hiệu quả chính sách tiền tệ, duy trì sự ổn định lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, n định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và duy trì môi trường kinh doanh an toàn cho các tổ chức tín dụng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phương án tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực vốn của Basel II.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động các tổ chức tín dụng, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng và sở hữu cổ phn, cổ phiếu gây tác động bất lợi tới thị trường chứng khoán và rủi ro cho tổ chức tín dụng.

- Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) xây dựng kế hoạch và thực hiện lộ trình thoái vốn góp, vốn cổ phần tại tổ chức tín dụng.

2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí nguồn để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực vốn của Basel II theo Phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động mua, bán nợ của các doanh nghiệp, về hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua, bán nợ.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng lộ trình và bố trí nguồn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương, nợ xấu từ hoạt động cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức tín dụng liên quan xây dựng phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.

- Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính đối với các tổ chức tín dụng yếu kém trong quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.

3. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực vốn của Basel II theo Phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng lộ trình và bố trí nguồn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương, nợ xấu từ hoạt động cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.

- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.

4. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:

Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thi hành án dân sự các cấp phối hợp, hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các tổ chức tín dụng trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án về xử lý tài sản bảo đảm; chỉ đạo Tổng cục thi hành án dân sự phối hợp với các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án chưa được thi hành hoặc đang được thi hành dở dang, đẩy nhanh thi hành án các vụ án còn tồn đọng.

5. Trách nhiệm của Bộ Công an:

- Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Cơ quan Công an các cấp tăng cường phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng, VAMC đảm bảo an ninh trật tự trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ.

- Chỉ đạo Cơ quan điều tra phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan đẩy nhanh việc điều tra, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt là việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của cổ đông lớn và người có liên quan để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng và người gửi tiền.

6. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác chỉ đạo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

7. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Nghiên cứu, sửa đổi quy định tại Luật Đất đai để tháo gỡ khó khăn vướng mắc về nhận thế chấp là quyền sử dụng đất của các tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia.

- Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến đăng ký điện tử về đất đai, trong đó có đăng ký thế chp bng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xây dựng quy định và chỉ đạo thực hiện lộ trình cập nhật và công khai thông tin các giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan tài nguyên và môi trường đcác bên liên quan nắm bắt. Đối với địa phương chưa xây dựng xong cơ sở dữ liệu đất đai, việc cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định hiện hành về cung cấp thông tin.

8. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, có liên quan tổ chức quán triệt các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Quyết định này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các nội dung sau:

- Trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì, đưa vào chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định này; gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, theo dõi việc tổ chức thực hiện.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có sở hữu cổ phần, vốn góp tại các tổ chức tín dụng đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại các tổ chức tín dụng theo đúng lộ trình và chịu trách nhiệm xử lý các hậu quả có liên quan đến tổ chức tín dụng thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật; khuyến khích, thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho sự phát triển của quỹ tín dụng nhân dân.

- Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 01 tháng 6 và ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

9. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng:

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

- Bảo đảm an toàn hoạt động, an toàn tài sản của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân trong quá trình cơ cấu lại.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

- Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầy đủ, kịp thời, trung thực kết quả, khó khăn, vướng mc trong quá trình thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng và đề xuất biện pháp xử lý (nếu có).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của các tổ chức tín dụng, VAMC chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc v
à các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân t
i cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tố
i cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân h
àng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan
trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, ĐMDN, PL, QHĐP;
- Lưu: VT, KTTH (2).KN

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

ĐỀ ÁN

CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

A. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản.

- Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phi trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại. Đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên); có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại năm trong tp 100 ngân hàng lớn nht trong khu vực châu Á.

- Phấn đấu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cphần trên thị trường chứng khoán Việt Nam; các quỹ tín dụng nhân dân đạt mức vn điều lệ tối thiểu 01 tỷ đồng.

- Phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu để đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

II. NGUYÊN TẮC

Thứ nhất, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gn với xử lý nợ xu là khách quan, cần thiết và là một quá trình thường xuyên, liên tục, tiếp nối và kế thừa của quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xu trong giai đoạn trước.

Thứ hai, việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu cần được thực hiện thận trọng, từng bước, bảo đảm tuân thủ nguyên tc thị trường, công khai, minh bạch, tận dụng tối đa các nguồn lực tự xử lý của tổ chức tín dụng.

Thứ ba, thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp; áp dụng hình thức và biện pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng tổ chức tín dụng và phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Thứ tư, xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò của VAMC trong việc xử lý nợ xấu; huy động và sử dụng mọi nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn lực xã hội và nguồn lực Nhà nước để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong nền kinh tế căn bản và toàn diện.

Thứ năm, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng, ưu tiên bảo vệ quyền chủ nợ, áp dụng biện pháp xử lý hành chính, khắc phục hậu quả dân sự, hành chính trước khi áp dụng các biện pháp xử lý hình sự; trong xác định trách nhiệm gây ra tổn thất, cần làm rõ những tổn thất phát sinh do nguyên nhân khách quan và tổn thất do cố ý làm trái quy định pháp luật; có cơ chế phù hợp bảo vệ cán bộ, công chức được giao xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu.

Thứ sáu, củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm các tổ chức tín dụng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai trò trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời có những tổ chức tín dụng vừa và nhỏ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp trong xã hội; tập trung cơ cấu lại, nâng cao năng lực tài chính, quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện có; khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các định chế tài chính nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam.

Thứ bảy, phát triển mạnh mẽ, vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo và gia tăng khả năng tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng của dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn có nhiều khó khăn.

Thứ tám, điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên nguyên tắc phân định rõ ràng, minh bạch giữa chức năng của chính sách tiền tệ và chức năng của chính sách tài khóa.

B. CÁC GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. GIẢI PHÁP CHUNG

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

a) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý, cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém:

(i) Tạo khung pháp lý về xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, thẩm quyền can thiệp của Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý các yếu kém, tn tại và các vi phạm, rủi ro của tổ chức tín dụng;

(ii) Bổ sung các quy định để tăng cường xử lý việc sở hữu chéo, ngăn ngừa lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyn cđông lớn đthao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng và các bất cập về pháp lý liên quan khác;

(iii) Bổ sung quy định cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gn với xử lý nợ xu trước mt tập trung đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, cũng như bảo vệ quyền lợi của tổ chức và cá nhân gửi tiền.

Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầu mối nghiên cứu, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan theo hướng:

- Quy định cụ thể để đảm bảo tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiệm cận với thông lệ quốc tế.

- Bổ sung các quy định về tăng cường xử lý sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động ngân hàng và cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu, cụ thể:

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung khái niệm “người có liên quan” để đảm bảo bao quát rộng hơn các trường hợp có cùng lợi ích, theo đó, đảm bảo xác định được “cổ đông đích thực”, “cổ đông hưởng lợi cuối cùng”, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát cđông, nhóm cổ đông lớn ở cả hai khâu tiền kiểm (cấp phép, chấp thuận) và hậu kiểm (giám sát);

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng Thành viên, thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của các tổ chức tín dụng theo hướng chặt chẽ hơn. Theo hướng: Các cá nhân đã từng vi phạm nghiêm trọng quy định về hoạt động ngân hàng sẽ không được phép tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng (bao gồm người đã bị áp dụng biện pháp không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng); thành viên Hội đồng quản trị phải có kiến thức về quản trị rủi ro; yêu cầu về trình độ, năng lực của Tổng giám đốc sẽ bao gồm các mức độ được xem xét dựa trên cơ sở quy mô và phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng tham gia quản lý, điều hành đđảm bảo đáp ng khả năng quản lý, điều hành phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của từng tổ chức tín dụng;

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần nhằm đại chúng hóa cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần và hạn chế sự thao túng tổ chức tín dụng của các cổ đông theo hướng giảm giới hạn sở hữu cổ phần tối đa của một cđông pháp nhân so với vốn điều lệ và giảm giới hạn sở hữu cổ phần tối đa của một cổ đông và những người liên quan so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần;

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về góp vốn, mua cphần của các tổ chức tín dụng theo hướng không cho phép nhà đầu tư, cổ đông sử dụng vốn do các tổ chức tín dụng cấp tín dụng để góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng; nhằm đảm bảo các ngân hàng có cơ cấu cổ đông minh bạch, nhà đầu tư khi mua cổ phần ngân hàng để trở thành cổ đông lớn phải thực sự có năng lực tài chính;

+ Bổ sung nội dung cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tham gia sâu hơn vào cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu;

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung những nội dung khác liên quan đến những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động ngân hàng.

- Bổ sung các quy định, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với tng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết nhằm tạo nguồn lực về vốn, công nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngoài; đng thời khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.

c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cấp phép, thanh tra, giám sát và xử lý sau thanh tra, giám sát:

- Bổ sung các quy định đảm bảo tổ chức tín dụng phải quản lý việc cấp tín dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

- Yêu cầu nhà đầu tư, cổ đông chứng minh nguồn vốn góp vốn, mua cổ phần không phải là vốn vay từ các tổ chức tín dụng; định kỳ công khai thông tin về tình hình tài chính và những người có liên quan, kể cả những người được ủy thác đứng tên mua cổ phiếu.

- Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng.

- Ban hành các quy định, hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng thực hiện theo từng giai đoạn trong lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam đđảm bảo việc triển khai được thực hiện thng nht, đạt mục tiêu đra và làm cơ sở đgiám sát, kiểm tra, chấn chỉnh các tổ chức tín dụng trong quá trình triển khai.

- Ban hành quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức tín dụng để hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát, cảnh báo sớm, cấp phép và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Quy định về các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép và tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo hướng chặt chẽ hơn, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và cam kết quốc tế.

- Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng để đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng nói riêng cũng như công tác quản lý nhà nước trong ngành Ngân hàng.

d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan rà soát những khó khăn, vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lý giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trên cơ sở đó trình Quốc hội, Chính phủ sửa đổi các bất cập tại Luật Đất đai 2013, Luật Thi hành án dân sự, Luật Đấu giá tài sản và các Luật khác có liên quan cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu thành công.

2. Nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng

Các tổ chức tín dụng tập trung triển khai một số hoặc tất cả các giải pháp dưới đây nhằm nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tín dụng, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành và khả năng cạnh tranh trong giai đoạn 2016 - 2020:

a) Nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tín dụng:

- Tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của tổ chức tín dụng để bảo đảm mức vn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật và đáp ứng đy đủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế, theo đó:

+ Xây dựng và triển khai lộ trình tăng vốn tự có của tổ chức tín dụng, từ các nguồn: (i) Phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; (ii) Tăng vn từ nguồn ctức hàng năm hoặc từ nguồn thặng dư phát hành, lợi nhuận đlại; (iii) Phát hành trái phiếu chuyn đi, công cụ nợ dài hạn đtạo dựng nguồn vốn ổn định; (iv) Một số tổ chức tín dụng có uy tín lớn có thể lựa chọn giải pháp niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế;

+ Đến cuối năm 2020, các ngân hàng thương mại đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực vốn Basel II (theo phương pháp tiêu chuẩn).

- Kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản với các giải pháp cụ thể sau:

+ Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ; bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm; khởi kiện khách hàng vay; sử dụng dự phòng rủi ro; có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục hỗ trợ vốn, tín dụng, miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật;

+ Cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng theo hướng thuận tiện cho khách hàng tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, đặc biệt là với VAMC; xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng;

+ Thực hiện nghiêm túc giới hạn tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép; nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an toàn trong hoạt động tín dụng; nghiêm cấm che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh;

+ Phân bố số lãi dự thu của các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng chưa thoái theo quy định ghi nhận đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2016 theo quy định của pháp luật;

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phương thức phục vụ;

+ Nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nhất là năng lực về phân tích dự án, đề xuất vay theo dòng tiền;

+ Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo quy trình cho vay theo 3 khâu: Đề xuất tín dụng, thẩm định và giải ngân; đổi mới hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (doanh nghiệp và cá nhân);

+ Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi, kiểm tra chặt chẽ khách hàng vay, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp;

+ Rà soát, đánh giá lại các khoản nợ hiện đang được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn và năng lực quản trị rủi ro;

+ Tăng cường quản lý rủi ro để giảm chi phí dự phòng rủi ro, thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí quản lý; đồng thời kiểm soát, hạn chế rủi ro tập trung tín dụng, tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn phù hợp với khả năng huy động vốn trung dài hạn, nhất là cấp tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, dự án đầu tư phát triển hạ tầng;

+ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, kim toán nội bộ, đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động tín dụng;

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro tín dụng.

b) Chuyển đổi mô kinh doanh của tổ chức tín dụng từ lệ thuộc hoạt động tín dụng sang mô hình kinh doanh đa dịch vụ:

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vn cho nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, BOT; từng bước có sự phát triển cân bằng giữa thị trường tín dụng với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giảm dần tỷ trọng nắm giữ trái phiếu Chính phủ của các tổ chức tín dụng.

- Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng.

- Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ngành Ngân hàng, trong đó đặc biệt chú ý giải pháp về an ninh, bảo mật hiện đại đgiảm chi phí giao dịch, phòng ngừa rủi ro, nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Mở rộng quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính nước ngoài, đẩy mạnh tiếp cận thị trường tài chính quốc tế và xúc tiến hiện diện thương mại của tổ chức tín dụng Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế nhằm gia tăng mảng xuất khẩu dịch vụ tài chính.

c) Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng:

- Hoàn thiện và nâng cấp, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam; ban hành các quy định tối thiểu về quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa phái sinh liên quan) và rủi ro hoạt động, bảo đảm thực hiện 3 lớp bảo vệ (bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ và kiểm toán nội bộ) trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

- Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Quy định cụ thể về trách nhiệm trước pháp luật của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với việc phê duyệt các hợp đồng tín dụng, đầu tư có sai phạm hoặc không thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực để giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và báo cáo các Cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, có quy định nâng cao về tiêu chuẩn năng lực quản trị rủi ro, đạo đức kinh doanh của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, các chức danh chủ chốt của tổ chức tín dụng.

- Bảo đảm tính độc lập về thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Điều hành và Ban Kiểm soát của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tăng số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập (phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp).

- Niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán; tăng tính đại chúng của ngân hàng thương mại cổ phần.

- Tiếp tục chủ động phối hợp với các cổ đông lớn, đặc biệt cổ đông là tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước để xây dựng và thực hiện quyết liệt, dứt điểm lộ trình, phương án thoái vn theo đúng chỉ đạo, định hướng của Chính phủ về sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng; các tập đoàn kinh tế, tng công ty, doanh nghiệp nhà nước là cổ đông hoặc có vốn góp tại các tổ chức tín dụng phải thoái vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

- Đánh giá thận trọng năng lực tài chính của các nhà đầu tư lớn, đầu tư chiến lược để đảm bảo nhà đầu tư lớn, đầu tư chiến lược tham gia góp vốn có đủ năng lực tài chính.

- Các tổ chức tín dụng phải công bố công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu, tình hình tài chính, cơ cấu quản lý, quản trị rủi ro và quản trị công ty theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; nâng cao trách nhiệm giải trình của các tổ chức tín dụng với công chúng.

- Các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong dài hạn; hoạt động kinh doanh một cách thận trọng, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ; phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ, hạ tng công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại; nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thời đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.

- Nâng cao điều kiện, tiêu chuẩn đối với các chức danh chủ chốt; lựa chọn, bố trí cán bộ hợp lý dựa trên năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt.

3. Tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Tiếp tục tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Theo đó:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát.

- Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Đổi mới công tác giám sát theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác giám sát phải gn chặt với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.

- Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng; kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng, tiến tới áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

4. Các giải pháp hỗ trợ

- Thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Phó Trưởng Ban thường trực, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Phó Trưởng Ban và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan làm thành viên, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cơ chế hoạt động kịp thời, hiệu quả nhằm đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói chung và các tổ chức tín dụng yếu kém nói riêng.

- Chỉ định tổ chức tín dụng lành mạnh tiếp nhận, quản lý tổ chức tín dụng yếu kém (gọi tắt là Ngân hàng hỗ trợ (Ngân hàng bắc cầu)) để thực hiện chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa một bước tổ chức tín dụng yếu kém (tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống), sau đó sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư đủ điều kiện.

- Triển khai thực hiện các giải pháp, cơ chế đặc thù để hỗ trợ các tổ chức tín dụng lành mạnh tham gia xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo quy định và trong phạm vi thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định đđảm bảo thực hiện cơ cấu lại khả thi và triệt đ.

- Tăng cường năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia xử lý, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu (trước mắt tập trung đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô) và giảm thiu rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trên nguyên tắc phân định rõ ràng, minh bạch giữa chức năng của chính sách tin tệ và chức năng của chính sách tài khóa.

- Tiếp tục hiện đại hóa và phát triển đồng bộ hệ thống công nghệ ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đảm bảo hệ thống tài chính cân bằng hơn và phát triển bền vững trong trung và dài hạn.

- Các bộ, ngành chức năng như Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng, chú trọng công tác thanh tra, điều tra, kiểm toán, trao đổi thông tin để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, góp phần bảo đảm ổn định và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; chủ động phối hợp, cùng thng nht đđảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán không trùng lắp, chồng chéo.

- Cơ quan thi hành án dân sự các cấp phối hợp, hỗ trợ VAMC và các tổ chức tín dụng trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án về xử lý tài sản bảo đảm; phối hợp với các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án chưa được thi hành hoặc đang được thi hành dở dang, đẩy nhanh thi hành án các vụ án còn tồn đọng.

- Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và tích cực thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để ổn định tâm lý và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, tránh gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính.

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Định hướng và giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng thương mại mua bắt buộc)

a) Định hướng:

Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, về thị phần, về khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, an toàn trong hoạt động, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường và tuân thủ quy định pháp luật.

b) Giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam):

Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong quá trình triển khai các giải pháp dưới đây, phải chủ động xây dựng và triển khai phương án tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển vững chắc về năng lực tài chính, quy mô, hoạt động, có trình độ quản trị hiện đại và công nghệ tiên tiến theo các giải pháp được nêu tại khoản 2 Phần I Mục B Đề án này và các giải pháp cụ thể sau đây:

- Tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II theo các biện pháp:

+ Tăng vn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Tiếp tục đẩy mạnh phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư theo nguyên tắc bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trong đó Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% của tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Lựa chọn cổ đông chiến lược, đảm bảo có ít nhất một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có uy tín trên thị trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị; chuẩn bị các điều kiện tiền đề, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế.

- Phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử, tăng cường khả năng bảo mật thông tin để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng và bản thân ngân hàng.

- Tiếp tục tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính; thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro.

- Ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, các ngành công nghiệp mũi nhọn, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần tái cơ cấu nền kinh tế.

- Tích cực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm: (i) Cử cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt tham gia thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém; áp dụng một số biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính (cho vay/gửi tiền để tạo nguồn hoạt động), kinh doanh (khách hàng, cơ hội đầu tư), công nghệ, kỹ năng quản trị, điều hành đối với các tổ chức tín dụng yếu kém trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; (ii) Mua lại, nhận chuyển giao bắt buộc, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng yếu kém.

c) Giải pháp cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn, phải được cơ cấu lại toàn diện thông qua các giải pháp phù hợp nêu tại khoản 2 Phn I Mục B Đề án này và các giải pháp cụ thể sau đây:

- Cơ cấu lại theo mô hình ngân hàng thương mại đa năng, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II.

- Triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ.

2. Định hướng và giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuế tài chính

a) Định hướng:

- Tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính để lành mạnh hóa, nâng cao nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế.

- Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính lành mạnh phát triển và kiên quyết xử lý dứt điểm các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính yếu kém có nguy cơ gây rủi ro lớn cho hệ thống các tổ chức tín dụng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, song đảm bảo không ảnh hưởng lớn đến sự an toàn và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng. Phấn đấu đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cphần có đủ mức vốn tự có theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II.

- Trên cơ sở số liệu giám sát, kết quả thanh tra, kết quả phân loại, xếp hạng các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính và đánh giá của kiểm toán độc lập (do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định, chi phí do các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính bị kiểm toán chi trả), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phân loại các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính thành 2 nhóm (các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính lành mạnh, các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính yếu kém) để có các giải pháp cơ cấu lại phù hợp, triệt để, đảm bảo an toàn hệ thống.

b) Giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần:

* Giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh

- Ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh chủ động xây dựng và triển khai phương án tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển vững chắc về năng lực tài chính, quy mô, hoạt động, có trình độ quản trị hiện đại và công nghệ tiên tiến theo các giải pháp phù hợp được nêu tại khoản 2 Phần I Mục B Đề án này.

- Khuyến khích tham gia xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và thiếu hụt thanh khoản, bao gồm: Cho vay hỗ trợ thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, mất khả năng chi trả tạm thời, mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các tổ chức tín dụng thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tốt hơn.

* Giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém

- Các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém phải khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại toàn diện các mặt tài chính, quản trị, hoạt động theo các giải pháp phù hợp được nêu tại khoản 2 Phần I Mục B Đề án này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém không có khả năng thực hiện các Phương án đã được phê duyệt thì áp dụng các biện pháp:

+ Hạn chế/Không chia cổ tức, lợi nhuận; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; giảm dư nợ tín dụng; hạn chế/dừng mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động;

+ Tạm đình chỉ, đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém;

+ Đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;

+ Sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện;

+ Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần không có khả năng phục hi, không thhoạt động tiếp, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém cho tổ chức tín dụng, nhà đầu tư mới được chỉ định. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần không thể sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng lành mạnh hoặc không bán lại được cho nhà đầu tư đủ điều kiện hoặc không thể chuyển giao bắt buộc được hoặc không thể cho phá sản được thì thu hẹp dn hoạt động đxử lý, giải th, chm dứt hoạt động;

+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các định chế tài chính nước ngoài nói riêng mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cphần yếu kém của Việt Nam;

+ Áp dụng các biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự n định, an toàn hệ thống.

c) Giải pháp cơ cấu lại công ty tài chính và cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng phi ngân hàng)

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong quá trình thực hiện cơ cấu lại theo các giải pháp được nêu tại khoản 2 Phn I Mục B Đề án này, đồng thời phải thực hiện các nội dung sau:

* Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng lành mạnh:

- Chủ động xây dựng và thực hiện phương án cơ cấu lại nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh lành mạnh trong phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật, tăng tính minh bạch trong cung cấp, sản phẩm dịch vụ, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, quản trị rủi ro;

- Khuyến khích và tạo điều kiện các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sáp nhập, hợp nhất, góp vốn/mua cổ phần theo nguyên tắc tự nguyện đtăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh;

- Tham gia xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và thiếu hụt thanh khoản: Cho vay hỗ trợ thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng yếu kém và mất khả năng chi trả tạm thời; mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém;

- Đồng thời chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao sau:

+ Đảm bảo mức độ đủ vốn, cân đối với quy mô kinh doanh và tỷ lệ an toàn vốn;

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh theo các sản phẩm, nghiệp vụ được phép (cho vay, cho thuê tài chính và một số nghiệp vụ khác) nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực cạnh tranh, tính minh bạch trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ;

+ ng dụng các công cụ quản trị rủi ro chuyên biệt phù hợp với sản phm - dịch vụ cung cấp và quy mô hoạt động;

+ Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp theo quy định.

* Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém:

- Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém thuộc tập đoàn kinh tế hoặc tổng công ty nhà nước:

+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém khẩn trương xây dựng Phương án cơ cấu lại phù hp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phương án tái cơ cấu của Tập đoàn/Tổng Công ty trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Áp dụng quy định báo cáo đặc biệt để quản lý, giám sát đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong thời gian thực hiện phương án cơ cấu lại được phê duyệt; tổ chức đánh giá kết quả triển khai các Phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, đxuất các giải pháp nhằm xử lý các vướng mc phát sinh trong quá trình triển khai Phương án cơ cấu lại; có cơ chế cho phép, khuyến khích ngân hàng thương mại hoặc nhà đầu tư tim năng nước ngoài có nhu cầu tham gia cơ cấu lại nhằm đảm bảo việc thoái vốn nhà nước thành công;

+ Trường hợp tổ chức tín dụng không đề xuất Phương án cơ cấu lại có tính khả thi hoặc phương án cơ cấu lại không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoặc không có khả, năng thực hiện các Phương án đã được phê duyệt thì áp dụng các biện pháp:

. Đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;

. Tổng Công ty hoặc Tập đoàn kinh tế trình Chính phủ/cấp có thẩm quyền cho phép triển khai việc sáp nhập vào cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ;

. Bán cho tổ chức tín dụng khác có nhu cầu hoặc các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

. Giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà việc phá sản không ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

. Áp dụng các biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

- Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém thuộc ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

+ Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khn trương xây dựng, hoàn thiện và thực hiện Phương án cơ cấu lại phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phương án cơ cấu lại của ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Rà soát, cơ cấu lại hệ thống mạng lưới; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin;

+ Thực hiện thoái vốn, không giữ lại đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém, không có triển vọng phát triển bền vững hoặc không đề xuất Phương án cơ cấu lại có tính khả thi hoặc phương án cơ cấu lại không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoặc không có khả năng thực hiện các Phương án đã được phê duyệt thông qua các giải pháp:

. Bán cho tổ chức tín dụng khác hoặc các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nhu cầu theo quy định của pháp luật;

. Thu hẹp hoạt động tiến đến giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà việc phá sản không ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

. Áp dụng các biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

- Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém khác:

+ Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và thực hiện Phương án cơ cấu lại theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Trường hợp tổ chức tín dụng không đề xuất Phương án cơ cấu lại có tính khả thi hoặc phương án cơ cấu lại không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoặc không có khả năng thực hiện các Phương án đã được phê duyệt thì áp dụng các biện pháp:

. Đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;

. Sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện;

. Giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà việc phá sản không ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

. Áp dụng các biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng lành mạnh sáp nhập/hợp nhất/góp vốn, mua cổ phần tổ chức tín dụng phi ngân hàng để trở thành công ty con và chuyển đổi định hướng chiến lược kinh doanh tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành tín dụng tiêu dùng, bao thanh toán, cho thuê tài chính; hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực góp vốn/mua cổ phần vào các tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao năng lực tài chính, hỗ trợ công nghệ, nguồn lực chất lượng cao, sản phẩm dịch vụ, khách hàng.

3. Định hướng và giải pháp củng cố, phát triển Ngân hàng Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô

a) Định hướng:

- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên; tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.

- Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đối với mở rộng vững chắc các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên; quỹ tín dụng nhân dân phải hoạt động và tuân thủ theo đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã.

- Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô an toàn, vững mạnh theo định hướng thị trường; đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ tài chính có chất lượng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ gia đình nghèo và người có thu nhập thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh tế cho người dân; thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

b) Giải pháp đối với Ngân hàng Hợp tác xã:

- Đẩy mạnh cơ cấu lại Ngân hàng Hợp tác xã nhằm phát triển thành ngân hàng đủ mạnh về quy mô, năng lực tài chính, trình độ quản trị, công nghệ để thực sự đóng vai trò làm đầu mối điều hòa, cân đối vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, hỗ trợ có hiệu quả cho các quỹ tín dụng nhân dân về chuyên môn nghiệp vụ, vốn và tài chính.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Hợp tác xã đến các địa phương có nhiều quỹ tín dụng nhân dân để tăng khả năng tiếp cận, hỗ trợ và chăm sóc các quỹ tín dụng nhân dân; ưu tiên cho vay các quỹ tín dụng nhân dân thành viên mở rộng đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, cho vay các quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn về tài chính, về thanh khoản; xây dựng lộ trình giảm dn tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng ngoài hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

- Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng; tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động theo cơ chế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm tiến tới cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng cho quỹ tín dụng nhân dân thành viên.

- Tăng cường tính liên kết hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các thiết chế an toàn hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các quỹ tín dụng nhân dân tính, nộp đúng hạn và đầy đủ phí tham gia vào Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

c) Giải pháp đối với quỹ tín dụng nhân dân:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, đánh giá, phân loại các quỹ tín dụng nhân dân và nhận diện các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém đáp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, giải thể, phá sản các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, không cơ cấu lại thành công hoặc không có phương án cơ cấu lại khả thi; quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, không có phương án cơ cấu lại khả thi và không có khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường mà việc phá sản không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn và/hoặc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị thu hồi giấy phép, thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp: (i) Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý những tồn tại, yếu kém của quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt trong việc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân bị giải thể; (ii) Tiếp tục mở rộng quỹ tín dụng nhân dân ở các địa bàn nông thôn có nhu cầu trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả, trong đó ưu tiên thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở nơi chưa có hoặc thiếu quỹ tín dụng nhân dân; (iii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân; (iv) Tăng cường tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và người gửi tiền n định tâm lý, yên tâm gửi tiền tại quỹ tín dụng nhân dân.

- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để đưa quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả bền vững.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành của quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ, chuẩn hóa hệ thống các quy trình nghiệp vụ, kế toán, bảo đảm người quản lý, điều hành của quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện về năng lực, trình độ theo quy định của pháp luật.

- Phát triển các dịch vụ ngân hàng của quỹ tín dụng nhân dân phù hợp với năng lực quản trị và mô hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; tập trung cho vay vốn đối với các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân; mở rộng tín dụng đi đối với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; đa dạng hóa các phương thức huy động vn của quỹ tín dụng nhân dân, nht là các khoản tiền gửi nhỏ.

- Nâng cao năng lực tài chính của quỹ tín dụng nhân dân theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ cho vay thành viên.

- Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin của các quỹ tín dụng nhân dân. Bảo đảm 100% quỹ tín dụng nhân dân có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu an toàn hoạt động và được kết nối internet.

- Nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện, trình độ lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ đối với Chủ tịch, Giám đốc, cán bộ quỹ tín dụng nhân dân; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2020 dành cho cán bộ của quỹ tín dụng nhân dân.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách quản lý, quy định về an toàn hoạt động, quản trị, điều hành và cấp, thu hồi giấy phép, giải thể, thanh lý đối với quỹ tín dụng nhân dân; sửa đổi quy định về mức vốn pháp định phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động và yêu cầu bảo đảm an toàn của quỹ tín dụng nhân dân trong từng giai đoạn.

d) Giải pháp đối với các tổ chức tài chính vi mô:

- Triển khai đồng bộ Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2011.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và các chương trình, dự án tài chính vi mô, đồng thời có cơ chế quản lý, giám sát phù hợp với đặc thù hoạt động tài chính vi mô.

- Mở rộng và tăng cường sự tham gia của các tổ chức tín dụng trong cung cấp tài chính vi mô.

- Xây dựng các chính sách đặc thù để tạo điều kiện liên kết hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

4. Định hướng và giải pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng nước ngoài

a) Định hướng:

Tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tín dụng Việt Nam; khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia hỗ trợ và xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các tổ chức tín dụng trong nước; khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngoài chủ động đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nước trong việc tiếp cận với các quy trình, sản phm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

b) Giải pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng nước ngoài:

- Khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau và giữa tổ chức tín dụng nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức tín dụng có năng lực tài chính vững mạnh, uy tín và kinh nghiệm quốc tế, tham gia hỗ trợ chuyn giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm quản trị cũng như góp vốn, mua cổ phần, mua lại, sáp nhập, hợp nhất với các tổ chức tín dụng trong nước.

- Đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài không đảm bảo mức vốn điều lệ/vốn được cấp theo quy định pháp luật, hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc không có triển vọng phát triển bền vững, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu xây dựng phương án, lộ trình và các giải pháp cơ cấu lại, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp các tổ chức tín dụng nước ngoài không đề xuất được phương án cơ cấu lại khả thi hoặc phương án cơ cấu lại không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoặc tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài/các đối tác liên doanh không có khả năng bổ sung vốn thiếu hụt do hoạt động kinh doanh thua lỗ để đảm bảo mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét rút Giấy phép, giải thể, hợp nhất hoặc áp dụng các biện pháp can thiệp bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.

III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU

1. Định hướng

Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp được đề ra tại Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm phn đu duy trì tỷ lệ nợ xu ở mức an toàn, bn vững (dưới 3% tng dư nợ) theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; phát huy vai trò của VAMC trong việc tập trung và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; kết hợp xử lý nợ xấu với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh; hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của VAMC đthực sự trở thành công cụ đặc biệt hữu hiệu của Nhà nước trong xử lý nợ xấu với đầy đủ quyền hạn, nguồn lực, năng lực và cơ chế thực thi; tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về xử lý nợ và phát triển thị trường mua bán nợ.

2. Giải pháp xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụng, VAMC và các tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp dưới đây:

a) Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp chính sau đây:

- Các tổ chức tín dụng đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai.

- Khách hàng vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương triển khai.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện giải pháp về cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; đồng thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, giảm lượng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước; phát triển thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh công tác về quản lý, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và doanh nghiệp nhà nước.

- VAMC tập trung triển khai rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; tăng cường phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán và xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu đã mua; hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các dự án dở dang; tăng cường năng lực định giá, đánh giá tài sản; thường xuyên, kịp thời công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu; phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động.

b) Giải pháp về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; phát triển thị trường mua bán nợ:

Ngoài các giải pháp chung về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và xử lý nợ xấu đã nêu cụ thể tại khoản 1 Phn I Mục B Đề án này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan rà soát những khó khăn, vướng mắc về pháp lý trong xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng và VAMC và phát triển thị trường mua bán nợ để chủ động sửa đổi, bổ sung; tham mưu trình Chính phủ, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội theo hướng:

- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng, VAMC, Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC), các doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh mua bán nợ tham gia xử lý nợ xấu hiệu quả, triệt để trong các giai đoạn tiếp theo.

- Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các doanh nghiệp, khung pháp lý cho hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua bán nợ, trong đó nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại Luật Đất đai về nhận thế chấp là quyền sử dụng đất của các tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng;

- Nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về chứng khoán, trong đó xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch nợ trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp.

c) Giải pháp về mua nợ xấu theo giá trị thị trường và nâng cao năng lực tài chính của VAMC:

- Giải pháp về mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC:

+ Tiêu chí các khoản nợ xấu VAMC mua theo giá trị thị trường:

. Ưu tiên số dư nợ gốc có giá trị lớn nhằm giảm thiểu chi phí theo dõi, quản lý, giám sát đối với khách hàng vay, tài sản bảo đảm cho VAMC;

. Ưu tiên chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường;

+ Cách thức mua nợ: VAMC có thể lựa chọn mua theo từng khoản nợ xấu hoặc mua theo lô để đẩy nhanh quá trình mua, bán và xử lý nợ xấu qua VAMC;

+ Giá mua nợ xấu: VAMC và tổ chức tín dụng thỏa thuận để xác định giá mua nợ xấu theo giá trị thị trường trên cơ sở kết quả định giá khoản nợ, tài sản bảo đảm; đánh giá khả năng phát mại tài sản bảo đảm hoặc triển vọng phục hồi khả năng trả nợ của khách hàng vay hoặc khả năng bán khoản nợ xấu của VAMC cho nhà đầu tư;

+ VAMC được thỏa thuận với tổ chức tín dụng mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý. VAMC phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.

- Giải pháp về nâng cao năng lực tài chính cho VAMC:

+ Cho phép tăng vốn điều lệ của VAMC lên 10.000 tỷ đồng (lộ trình đến năm 2020) để bổ sung nguồn vốn mua nợ xấu theo giá trị thị trường, bổ sung cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và nâng cao năng lực tài chính, uy tín thị trường nhằm triển khai việc mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường có hiệu quả;

+ Cho phép VAMC được trích vào chi phí hàng năm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (tổng mức trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ này tối đa bằng vốn điều lệ VAMC được cấp) trên nguyên tc đảm bảo cân bằng thu-chi.

d) Giải pháp về thành lập các Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng:

Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng thành lập Tổ công tác liên ngành trung ương với thành phần gồm đại diện (từ cấp Vụ trở lên) và cán bộ liên quan của các bộ, ngành, địa phương gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Tòa án nhân dân ti cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo của VAMC. Trường hợp cần thiết, đối với một số địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo các địa phương thành lập Tổ công tác liên ngành ở địa phương theo đề nghị của Tổ công tác liên ngành trung ương. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác liên ngành trung ương và Tcông tác liên ngành ở địa phương bao gồm:

- Chỉ đạo xử lý các khoản nợ xấu của khách hàng vay tại một, một số tổ chức tín dụng, VAMC có mức dư nợ lớn do Ban Chỉ đạo xác định trong tng thời kỳ.

- Các tổ công tác liên ngành sẽ chỉ đạo, phối hợp trực tiếp với VAMC, tổ chức tín dụng, DATC và các tổ chức liên quan khác trong quá trình xử lý về mặt pháp lý đối với các khoản nợ xấu, thông qua chỉ đạo đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm, hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng tài sản bảo đảm và các thủ tục thuế liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm.

- Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, trường hp phát sinh những khó khăn vướng mắc về mặt pháp lý trong phạm vi, thẩm quyền của bộ, ngành và địa phương, tổ công tác liên ngành có cơ chế báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu để có chỉ đạo xử lý nhằm tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC.

đ) Giải pháp xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương và nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh:

- Đối với nợ xấu liên quan đến nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương và nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng lộ trình và bố trí nguồn để trả nợ tổ chức tín dụng dứt điểm.

- Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước: Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm xác định định hướng hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý phù hợp, trong đó: (i) Xử lý dứt điểm tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); (ii) Trường hợp tiếp tục duy trì hoạt động thì cho phép tổ chức tín dụng chuyển nợ thành vốn góp hoặc bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp để có nguồn trả nợ tổ chức tín dụng; (iii) Cho phá sản doanh nghiệp để tổ chức tín dụng thu hồi khoản nợ liên quan.

C. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. NĂM 2016

- Tiếp tục triển khai các giải pháp tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2013.

- Tiếp tục xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại đối với các tổ chức tín dụng yếu kém và các tổ chức tín dụng khác.

- Triển khai rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và xử lý nợ xấu.

II. GIAI ĐOẠN 2017 - 2018

- Hoàn thành rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và xử lý nợ xấu.

- Triển khai Basel II áp dụng phương pháp tiêu chuẩn đối với 10 ngân hàng thương mại.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

- Các tổ chức tín dụng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai phương án cơ cấu lại phù hp với các giải pháp tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

- Các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành.

- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có sở hữu cổ phn, vốn góp tại các tổ chức tín dụng hoàn thành tiến độ thoái vốn tại các tổ chức tín dụng.

- Triển khai nhóm giải pháp xử lý nhanh và căn bản nợ xấu.

- Hoàn thiện cơ chế, mô hình tổ chức và hoạt động của VAMC; tăng vn điều lệ cho VAMC đủ 5.000 tỷ đồng.

III. GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

- Các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại triển khai áp dụng Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên).

- Hoàn thành căn bản số nợ xấu cần phải xử lý thông qua giải pháp về xử lý nợ đọng trong đầu tư, xây dựng cơ bản, nợ xấu do chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ xấu cần phải xử lý thông qua Tổ công tác liên ngành.

- VAMC phải hoàn thành về cơ bản xử lý số nợ xấu đã mua; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không tính các ngân hàng thương mại yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý); Tăng vốn điều lệ cho VAMC đủ 10.000 tỷ đồng.

- Các tổ chức tín dụng hoàn thành các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu nêu trên, đến năm 2020 hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II và hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mô lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn trong khu vực và trên thế giới. Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu phải được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội./.



1 Đề án không bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1058/QD-TTg

Hanoi, July 19, 2017

 

DECISION

ON APPROVING SCHEME FOR “RESTRUCTURING SYSTEM OF CREDIT INSTITUTIONS ASSOCIATED WITH SETTLEMENT OF BAD DEBTS IN THE PERIOD OF 2016-2020”

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to Resolution No. 142/2016/QH13 dated April 12, 2016 of the National Assembly on 5-year plan for socio-economic development in the period of 2016-2020;

Pursuant to Resolution No. 142/2016/QH13 dated November 8, 2016 of the National Assembly on plan for restructuring economy in the period of 2016-2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to Resolution No. 27/2017/NQ-CP dated February 21, 2017 of the Government on promulgation of Action Program on implementation of Resolution No. 05-NQ/TW dated November 1, 2016 of the 4th meeting of 12th Central Committee of the Communist Party on certain major policies for ongoing innovation of the growth model, improvement of quality of growth, labor productivity and competitiveness of the economy and Resolution No. 24/2016/QH14 dated November 8, 2016 of the National Assembly on plan for restructuring economy in the period of 2016-2020;

Pursuant to Decision No. 339/QD-TTg dated February 19, 2013 of the Prime Minister on approval for overall scheme for restructuring economy associated with transformation of the growth model towards higher quality, efficiency and competitiveness in the period of 2013 – 2020;

At the request of the Governor of the State bank of Vietnam,

HEREBY DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme for “Restructuring system of credit institutions associated with settlement of bad debts in the period of 2016-2020” (hereinafter referred to as Scheme) issued herewith.

Article 2. Implementation

1. Responsibilities of the State Bank of Vietnam:

- Cooperation with ministries and local governments in implementing the Scheme and issuing specific action plans which clarify objectives and tasks, time for performance, organizations in charge to ensure that the Scheme will ran effectively.

- Direct, guide, and regularly inspect, supervise the time for performance and results of settlement/restructuring plan of credit institutions (inclusive of financially weak credit institutions); proactively take actions within their competence or request competent authorities to take actions against matter arising.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge, cooperate, and proactively provide information for the Ministry of Information and Communications, the People’s Committee of provinces and cities, and news agencies to raise public awareness of policies, regulations of law, development of currency, banking and restructuring of system of credit institutions associated with settlement of bad debts to create support and unanimous consent in the society.

- Enhance effective management and administration of money market, gold market, foreign exchange market; adopt money policy flexibly and effectively, maintain the stability of interest rate and exchange rates in conformity with macroeconomic and market to keep the banking system safe, macroeconomic and financial market stable and maintain a safe trading market for credit institutions; closely control credit quality, particularly credit in potentially risky sectors namely investment and trading in securities, real estate.

- Cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment in formulating and submitting a plan for increase in charter capital of commercial banks of which more than 50% of charter capital is held by the state by 2020 to have adequate capital that meets capital requirement of Basel II.

- Take charge and cooperate with the Ministry of Finance and relevant agencies in inspection and supervision of credit institutions, especially operating activities, assignment and ownership of shares, stocks that cause adverse impact on securities market and risks to credit institutions.

- Cooperate with ministries and local government in directing state-owned enterprises (including economic groups, state-owned general companies, state-owned enterprises) to plan and carry out road map to disinvestment of stakes or capital stock at credit institutions.

2. Responsibilities of the Ministry of Finance:

- Cooperate with the State bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment in balancing and providing funds for increase in charter capital of commercial banks of which more than 50% of charter capital is held by the state by 2020 to have adequate capital that meets capital requirement of Basel II according to the plan approved by the Prime Minister.

- Study and improve legal framework of debt purchase of enterprises, formation, development, and market surveillance of debt purchase.

- Take charge and cooperate with ministries, local governments in studying and formulating road map and providing funds for bad debts relating to outstanding capital construction derived from central government budget or local government budget, bad debts arising from lending in plans/programs assigned by the Government, the Prime Minister, debts guaranteed by the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Study and build legal framework for debt securitization so as to create legal basis for transactions on the securities market and convert bad debts into securities for public and transparent dealings at appropriate time.

- Take charge and cooperate with the State Bank of Vietnam, relevant agencies in formulating financial mechanism for financially weak credit institutions in the course of restructuring and settlement of bad debts.

3. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment:

- Cooperate with the State bank of Vietnam, the Ministry of Finance in balancing and providing funds for increase in charter capital of commercial banks of which more than 50% of charter capital is held by the state by 2020 to have adequate capital that meets capital requirement of Basel II according to the plan approved by the Prime Minister.

- Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in studying and formulating road map and providing funds for bad debts relating to outstanding capital construction derived from central government budget or local government budget, bad debts arising from lending in plans/programs assigned by the Government, the Prime Minister, debts guaranteed by the Government.

- Cooperate with the Ministry of Finance in formulating the plan for definite settlement of bad debts of state-owned enterprises.

4. Responsibilities of the Ministry of Justice:

Direct and guide civil enforcement agencies to cooperate with Vietnam Asset Management Company (VAMC) and credit institutions in enforcement of judgments and decisions on treatment of collateral; direct General Department of Civil Judgment Enforcement to cooperate with credit institutions in reviewing and gathering effective judgments and decisions that have not been enforced or ongoing enforced, hasten the enforcement of outstanding cases.

5. Responsibilities of the Ministry of Public Security:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Police authorities shall cooperate with credit institutions and VAMC in ensuring security and order in seizure and treatment of collateral tied to debts.

- Direct investigation authorities to cooperate with relevant agencies to hasten the investigation, strictly take actions against violation of law on monetary and banking, especially if major shareholders and their relevant persons have repaid debts fully to ensure rights and legitimate interests of credit institutions and depositors.

6. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications: Cooperate with ministries, agencies, the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces) and the State Bank of Vietnam in directing and providing information for news agencies to raise the public awareness of policies on monetary, banking, restructuring of system of credit institutions and settlement of bad debts.

7. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment:

- Study and amend regulations of the Law on land to solve difficulties in receiving mortgage as land use right of organizations other than credit institutions.

- Take charge and cooperate with ministries and local governments in prioritizing resources in creating database of national land.

- Study, improve legal framework in conjunction with electronic registration of land, including registration for mortgage by land use rights, property on land; formulate regulations and direct the road map to update and publish information on transactions in terms of land use rights, property on land in the electronic information system of natural resources and environment authority. With regard to local governments that have not completely finished land database, the information about mortgage of land use rights, property on land shall be provided in accordance with current provisions in terms of provision of information.

8. Ministries, the People’s Committees of provinces and relevant agencies shall heighten awareness of objectives and measures prescribed in this Decision and carry out as follows:

- Before August 15, 2017, issue a specific action plan/program, which clarifies objectives and tasks, time for performance, organizations in charge, working programs to be performed to achieve objectives and measures prescribed in this Decision, and then forward it to the State Bank of Vietnam for consolidation and monitoring.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Send biannual report on evaluation of implementation of Scheme within their competence and duties and propose measures for administration of the Government, the Prime Minister, and then send it to the State Bank of Vietnam before June 1 and November 30 for consolidation, and forward it to the Prime Minister.

9. Responsibilities of credit institutions:

- Formulate and submit plans for restructuring of credit institutions to competent authorities for approval and initiation.

- Ensure the operating safety, state’s asset safety and right and legitimate interests of the people during the restructuring process.

- Strictly comply with regulations of law and direction of the Government, the State bank of Vietnam on restructuring of credit institutions.

- Send adequate, timely, and truthful reports on results, difficulties during the restructuring of credit institutions to the State Bank of Vietnam and propose handling measures thereof (if any).

Article 3. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Article 4. The Governor of the State bank of Vietnam, Ministers, Heads of ministerial-level agencies. Heads of Governmental agencies, the President of People’s Committees of provinces, and Presidents of the Board of Directors, Presidents of the Member assembly, Directors General (Directors) of credit institutions, VAMC shall implement this Decision./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

SCHEME

ON RESTRUCTURING OF SYSTEM OF CREDIT INSTITUTIONS ASSOCIATED WITH SETTLEMENT OF BAD DEBTS IN THE PERIOD OF 2016-2020 1
(Issued together with Decision No. 1058/QD-TTg dated July 19, 2017 of the Prime Minister)

A. OBJECTIVES AND RULES FOR RESTRUCTURING OF SYSTEM OF CREDIT INSTITUTIONS ASSOCIATED WITH SETTLEMENT OF BAD DEBTS IN THE PERIOD OF 2016-2020

I. OBJECTIVES

- Keep restructuring the system of credit institutions with a focus on basically and thoroughly settling bad debts and financially weak credit institutions in forms suitable to the market mechanism on the principle of conservatism, ensuring the interests of depositors and maintaining the stability and safety of the system; reduce the number of financially weak credit institutions to ensure a certain number of appropriate credit institutions with size and prestige, healthy finance and ensure liquidity.

- Strive to double the proportion of income from non-credit services in total income of commercial banks by 2020; complete the listing of shares of joint stock commercial banks on the Vietnam stock market; People's Credit Funds have a charter capital of at least VND1 billion.

- Strive to deal with and control bad debts to decrease the bad debt ratio of credit institutions and bad debts has been sold to the VAMC and debts that have undergone classification measures to less than 3% (excluding financially weak commercial banks of which settlement plans have been approved by the government).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Firstly, restructuring the credit institution system associated with settling bad debts is objective, necessary and a continuous, ongoing, continuing process of restructuring the credit institutions. and settling bad debts in the previous period.

Secondly, the restructuring of the credit institution system associated with settling bad debts needs to be done cautiously, steadily in consideration of market principles, publicity, transparency and making full use of self-processing resources of credit institutions.

Thirdly, restructure credit institutions comprehensively in terms of finance, operations and administration of credit institutions in appropriate forms, measures and roadmaps; apply the form and measures to restructure credit institutions in accordance with the specific characteristics of each credit institution and in accordance with the market mechanism on the principle of conservatism, ensuring the interests of depositors and maintain stability and safety of the system.

Fourthly, settling bad debts must be associated with the adoption of preventive measures, minimizing new bad debts incurred, improving the credit quality of credit institutions; promote the role of VAMC in settling bad debts; mobilize and utilize all legal resources, including social and state resources, restructure the credit institutions and settle bad debts in the economy basically and comprehensively.

Fifthly, strictly take actions against violation of law on banking operation, give priority to protecting the rights of creditors, applying administrative remedies and overcoming civil-related and/or administrative-related consequences before application of criminally-remedial measures; regarding identification of the liability for loss, it is necessary to clarify the losses incurred due to objective causes and losses due to intentional violation of the law; adopt appropriate mechanisms to protect officials and public employees assigned to handle financially weak credit institutions and settle bad debts.

Sixthly, consolidate and develop the system of credit institutions in line with the characteristics and level of socio-economic development of the country; systematize credit institutions, including large and well-run credit institutions that play a pillar in the system and are competitive in the region and there are also small and medium-credit institutions to more advantageously meet the needs of banking services of all walks of life in society; focus on restructuring, improving the financial situation, administration and operational efficiency of existing commercial banks and non-banking credit institutions; encourage and enable domestic and foreign investors and foreign financial institutions to acquire or merge Vietnam's financially weak credit institutions.

Seventhly, develop the system of people's credit funds strongly and solidly and ensure microfinance institutions in a safe and effective way to contribute to poverty reduction and enable people in rural, isolated, and underprivileged areas to access to capital and banking services.

Eighthly, administer monetary policy instruments in an active, flexible and effective manner to support the restructuring of credit institutions associated with settling bad debts, and closely coordinate with fiscal policy to control inflation, stabilize the macro economy and promote sustainable economic growth on the principle of clear and transparent demarcation between the function of monetary policy and that of fiscal policy.

B. SOLUTIONS FOR RESTRUCTURING OF SYSTEM OF CREDIT INSTITUTIONS ASSOCIATED WITH SETTLEMENT OF BAD DEBTS IN THE PERIOD OF 2016-2020"

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Improve the legal framework, mechanisms and policies on monetary and banking operations

a) Improve the legal framework for settling and restructuring financially weak credit institutions:

(i) Create a legal framework for the handling of financially weak credit institutions in the direction of improving the management efficiency, the authority of state interventions and the responsibilities of credit institutions in dealing with weaknesses, shortcomings and breaches, risks of the credit institution;

(iii) Provide additional regulations allowing Deposit Insurance of Vietnam to participate in the restructuring of financially weak credit institutions associated with settling bad debts, in the short term focusing on people's credit funds and microfinance institutions,. and protecting the interests of depositors.

On that basis, the State Bank of Vietnam shall study and advise the Government to submit to the National Assembly for promulgation the Law amendments to the Law on Credit Institutions and relevant laws as follows:

- Specific provisions to ensure the creation of legal bases for the handling of financially weak credit institutions in line with Vietnam's reality and approaching international practices.

- Provide additional regulations on enhancing the handling of cross-ownership, preventing the abuse of management, administration and major shareholder rights to manipulate credit institutions' activities, eliminate difficulties and obstacles, inadequacies in banking operations and allow the Deposit Insurance of Vietnam to participate in the restructuring of financially weak credit institutions associated with settling bad debts, in particular:

+ Review, amend and supplement the definition of "related person" to ensure wider coverage of the same interests, thereby ensuring the identification of "true shareholders", "shareholders enjoying benefit ultimately”, strengthen the authority and responsibility of the State Bank of Vietnam in controlling major shareholders and group of major shareholders in both stages prior-inspection (licensing, approval) and post-inspection (supervision);

+ To review, amend and supplement the criteria and conditions for the posts of Chairman of the Board of Directors/Member Council, members of the Board of Directors/member of the Control Board, general director of the credit institutions more closely. In particular: Individuals who have committed a serious violation of banking regulations will not be allowed to participate in administration of the credit institution (including those who have been subjected to mandatory prohibition against holding the position of administering and controlling at credit institutions and foreign banks' branches as prescribed in law on actions against administrative violations in the monetary and banking areas); members of board of directors must have knowledge of risk management; the qualification requirements to be satisfied by the qualified director general shall include the levels to be considered on the basis of the scale and scope of the activities of the credit institution that he/she will participate in the management and administration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Review or amend provisions on contributing capital to and purchase shares from credit institutions with an orientation to prohibit investors and shareholders from using credit granted by a credit institution to purchase shares of such credit institution; ensure that banks have a transparent shareholder structure by which investors who purchase shares to become major shareholders must actually have financial strength;

+ Provide additional provisions that allow Deposit Insurance of Vietnam to participate more deeply in restructuring of financially weak credit institutions associated with settling bad debts;

+ Review or amend other contents related to difficulties, problems and inadequacies in banking activities.

- Provide additional regulations and policies to eliminate difficulties and obstacles in restructuring of financially weak credit institutions.

b) The State Bank of Vietnam shall study and request the Government to amend the Decree on foreign investors' purchase of shares of Vietnamese credit institutions. Amendments shall be made with an orientation to increase the ownership rates of foreign investors for each type of credit institution, in accordance with the signed international commitments to create resources in terms of capital, technology and administration of foreign investors; and concurrently encourage foreign investors to participate in the handling of financially weak credit institutions.

c) The State Bank of Vietnam shall review and make better regulations on assurance of safety of banking operations, licensing, inspection, supervision and handling after the inspection and supervision:

- Provide additional regulations to ensure that credit institutions must manage the credit strictly and transparently granted to entities subject to credit restriction in accordance with the law; strictly control the credit granting for investment and trading of stocks.

- Requesting investors, shareholders to prove that sources of funds for capital contribution or share purchase are not loans from credit institutions; periodically disclose information about the financial situation and the persons involved, including nominee shareholders.

- Study and make better regulations related to the assurance of safety of banking operations, management, internal control and risk management of credit institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promulgate regulations on classification and rating of credit institutions to support the inspection, supervision, early warning, licensing and restructuring of the system of credit institutions.

- Promulgate regulations on licensing conditions and criteria and organization and operation of wholly foreign-owned credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam consistently and in accordance with domestic practice and international commitments.

- Review and make better guiding documents of the Law on Credit Institutions so as to ensure adequate legal basis for the operation of credit institutions in general and for each type of credit institution in particular and the state management in the banking sector.

d) The State Bank of Vietnam shall coordinate with the ministries, the People's Committees of the provinces and the concerned agencies in reviewing difficulties, inadequacies and conflicts of law. between the system of legislative documents of the banking sector and that of other legislative documents. Subsequently, the State Bank shall request the National Assembly or the Government to amend the inadequacies of the Law on Land 2013, the Law on Civil Judgment Enforcement, the Law on Property Auction and other relevant laws and other legal documents with a view to create a coherent legal framework for the restructuring of the credit system and the successful settlement of bad debts.

2. Enhance the financial capacity, transform the business model, management and administration of credit institutions

Credit institutions shall focus on implementing certain or all of the following options to improve their financial and credit quality, transform business models, administration and competitiveness in the 2016-2020 period:

a) Strengthen financial capacity and credit quality:

- Raise capital and improve the quality of regulatory capital of credit institutions so as to ensure that the charter capital is not lower than the legal capital as prescribed by law and fully meet the minimum capital adequacy ratio as per the law and international standards, in particular:

+ Build and initiate the roadmap to increase regulatory capital of credit institution from the following sources: (i) issuing additional shares, increasing capital contributed by domestic and foreign strategic shareholders in accordance with the applicable laws; (ii) increasing capital from annual dividend or from surplus issued and earnings retained; (iii) issuing convertible bonds, long-term debt instruments to create a stable source of capital; (iv) some reputable credit institutions may choose to list their shares on the international market;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Control of credit quality, reduce bad debts, improve asset quality with the following specific solutions:

+ Proactively initiate synchronous and drastic solutions to settle bad debts as urge debt recovery; sell, settle debts and security assets; institute lawsuits against borrowers; use loan loss reserves; adopt appropriate measures for customers to eliminate difficulties and develop business; continue to grant capital, credit, and interest rate remission and conduct debt restructuring in accordance with the provisions of law;

+ Fundamentally reform procedures for granting credit in order to enable customers to access to capital and banking services; boost settlement of bad debts in accordance with the market mechanism, especially with VAMC; develop and adopt measures for controlling new bad debts incurred and improve credit quality;

+ Strictly abide by credit growth limits permitted by the State Bank of Vietnam; strictly abide by the provisions of law on credit granting, loan security and regulations on safety in credit activities; forbid concealment of bad debts, mislead credit quality and financial performance;

+ Distribute profits receivable from bad debts of credit institutions that have not been divested according to regulations until 31 December, 2016 in accordance with the law;

+ Enhance competitiveness, focus on competition by quality and modes of services;

+ Strengthen the capacity of credit analysis and assessment, and credit risk management, especially the capacity of project analysis, proposal for cash flow loans;

+ Implement credit risk management according to the lending process in 3 stages: Credit proposal, assessment and disbursement; renovation of the internal credit rating system (enterprises and individuals);

+ Regularly review, evaluate, monitor and closely examine borrowers, credits and collateral to take appropriate measures;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Strengthen risk management to reduce the cost of loan loss reserves, strictly save overheads; concurrently, control and limit the concentration risk, grow medium and long term credit in line with the ability to mobilize medium and long term capital, especially credit granting for areas with high risks namely real estate, securities, infrastructure development investment projects;

+ Improve the effectiveness of internal control and audit, ensuring compliance in credit activities;

+ Enhance the application of information technology in credit risk management.

b) Transform the business model of a credit institution from a subordinate credit into a multi-service business model:

- Control credit growth associated with raising the credit quality, in line with the objectives of operating the monetary policy and meeting the capital demand for the economy; strictly control credit growth in high risk areas namely real estate, securities, BOT; steadily gain a balanced development between the credit market and the stock market, the corporate bond market, gradually reduce the proportion of holding of government bonds by credit institutions.

- Strongly transform the business model of commercial banks with an orientation to "mono-credit" into the diversified model of non-credit banking products.

- Prioritize the investment in the development of information technology infrastructure in the banking sector with particular attention to solutions for modern security and confidentiality so as to reduce transaction costs, prevent risks and raise professional qualifications in providing electronic banking products and services.

- Expand agent relationships with foreign financial institutions, promote access to international financial markets and promote the commercial presence of Vietnamese credit institutions in regional and national financial markets so as to increase the export of financial services.

c) Raise the management, operation and transparency capacity in the operation of credit institutions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Classify debts, build up loan loss reserves in accordance with law and in accordance with international practice.

- Provide specific provisions on the legal liability of members of the board of directors/member council, board of management, supervisory board, internal audit of credit institutions, especially approval for credit contracts or investment contracts that have committed violations or failed to establish and operate an effective internal control system to monitor, prevent, and report to the regulatory bodies. Concurrently, issue high standards of risk management capability and business ethics of members of the board of directors/member council, board of management, supervisory board, and key positions of the credit institutions.

- Ensure the independence of the board of directors/members' council, the executive board and the control board of commercial banks whose more than 50% of the charter capital is held by the state, joint stock commercial banks and non-bank credit institutions; increase the number of independent member of board of directors (in accordance with the Law on Enterprises).

- List shares of joint stock commercial banks on the stock market; increase the rate of shares owned by the general public in joint stock commercial banks.

- Keep coordinating with major shareholders, especially shareholders of corporations, corporations and state-owned enterprises to build and implement drastically and road map/plan for disinvestment according to direction of the Government on shareholding in credit institutions; economic groups, corporations and state enterprises which are shareholders or have capital contributed to credit institutions must disinvest capital and terminate their business activities in the banking sector.

- Carefully assess the financial capacity of large and strategic investors that have contributed capital to ensure that they have sufficient financial capacity.

- Credit institutions must disclose publicly, transparently and accurately information on their business strategy, ownership, financial position, management structure, risk management and corporate governance in accordance with regulations of the law and international practice; improve the accountability of credit institutions to the public.

- Credit institutions proactively develop long-term business plans and strategies; conduct business with caution, ensuring compliance with current regulations.

- Modernize technology system; develop internal management information systems, information technology infrastructure and internal payment systems of commercial banks; upgrade the core-banking system in line with the size, complexity of operations and management and administration requirements of credit institutions; enhance the application of information technology in the operation and management, analysis and prevention of risks; and concurrently invest and have appropriate solutions to assure IT security.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Strengthen the renovation of banking inspection and supervision

Continue enhancing the renovation and raising the efficiency of banking inspection and supervision in line with the practical requirements of Vietnam and international practices. In particular:

- Improve the organizational structure and operation of the Banking Inspection and Supervision Agency; enhance the information sharing and work between the State Bank of Vietnam and law enforcement agencies and agencies in the inspection and supervision activities.

- Enhance the early warning ability of the State Bank of Vietnam of potential systemic risks and prevent the risk of violations in banking sector laws committed by credit institutions, branches of foreign banks.

- Reinforce the supervision in the direction of improving the effectiveness of micro-security monitoring and macro-safety supervision on the basis of implementing new tools and methods of risk monitoring associated with the acceleration of IT application. Surveillance must be closely linked to the inspection, licensing and issuance of regimes and policies.

- Renovate the inspection work in the direction of intensifying the comprehensive inspection of credit institutions being juridical persons, in line with the actual operation of credit institutions; combine the inspection and supervision of the observance of policies and laws with the inspection and supervision of risks in the activities of banking inspectorates and banking supervisors and apply the risk-based monitoring in accordance with international practices and standards.

4. Support solutions

- Set up the steering committee for restructuring the system of credit institutions in which the Prime Minister shall act as the head, a deputy prime minister shall act as the standing deputy head and the Governor of the State Bank of Vietnam shall act as the deputy head, and representatives of certain ministries, local governments and related agencies shall act as members, with a task assignment and a timely and effective mechanism in order to accelerate the process of restructuring and settling bad debts of credit institutions in general and financially weak credit institutions in particular.

- Appoint financially healthy credit institutions to receive and manage financially weak credit institutions (referred to as assistance banks (bridge banks) to reorganize, reinforce and make financially weak credit institutions healthy (potential risk of system crash), then have the credit institutions acquired and consolidated with another credit institution or resold to qualified investors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enhance the financial capacity of Vietnam Deposit Insurance to participate in the handling and restructuring of financially weak credit institutions associated with the settlement of bad debts (focusing on people's credit funds, microfinance institution in the short term) and reduce the risk to the system of credit institutions.

- Administer monetary policy instruments in an active, flexible and effective manner to support the restructuring of credit institutions associated with settling bad debts, and closely coordinate with fiscal policy to control inflation, stabilize the macro economy and promote sustainable economic growth on the principle of clear and transparent demarcation between the function of monetary policy and that of fiscal policy.

- Further modernize and develop the banking technology system, especially the management information system of the State Bank of Vietnam and the information system to support banking supervision for the Bank Supervision and Inspection Agency.

- Promote the development of the capital market, steadily make the capital market become an important component of the financial market, contributing effectively to mobilize capital for investment in economic development, lessen economy's dependence on bank credit capital to ensure a more balanced financial system and sustainable development in the medium and long term.

- Ministries namely Ministry of Public Security, the Government Inspectorate and the State Audit Office shall closely coordinate with the State Bank of Vietnam in performing the state management over the banking sector, investigating, auditing and exchanging information so as to promptly prevent and strictly handle cases of violations, contributing to ensuring the stability and safety of the system of credit institutions; proactively coordinate together in order to avoid overlapping inspection, examination and/or audit.

- Civil enforcement agencies cooperate with Vietnam Asset Management Company (VAMC) and credit institutions in enforcement of judgments and decisions on treatment of collateral; cooperate with credit institutions in reviewing and gathering effective judgments and decisions that have not been enforced or ongoing enforced, hasten the enforcement of outstanding cases.

- Ministries, local governments, news and press agencies shall closely coordinate with the State Bank of Vietnam in restructuring the system of credit institutions associated with settling bad debts and actively provide information and propagation of the Party and Government's policies on the restructuring of the banking system to maintain the psychology stability and create a high consensus in society and avoid causing negative impacts on the banking system and financial market.

II. ORIENTATION AND SOLUTIONS FOR RESTRUCTURING CREDIT INSTITUTIONS

1. Orientations and solutions for restructuring commercial banks whose more than 50% of charter capital is held by the State (excluding commercial banks subject to compulsory purchase)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Commercial banks whose more than 50% of charter capital is held by the State are expected to play the key role in terms of size, market share and market regulation; lead the application of modern banking technology, advanced management capacity, high business efficiency, safety in operation, active international integration; to actively participate in the restructuring of financially weak credit institutions under the direction of the State Bank of Vietnam; do business in accordance with the market mechanism and comply with the law.

b) Solutions for restructuring commercial banks whose more than 50% of charter capital is held by the State (excluding Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development):

Commercial banks whose more than 50% of charter capital is held by the State, during the implementation of the following solutions, shall proactively develop and implement the plan for self-consolidation, reorganization and raise competition capacity for a solid development of financial capacity, scale, operation, modern management skills and advanced technology in accordance with the solutions specified in Clause 2, Part I, Part B of this Scheme and the following specific solutions:

- Increase charter capital to improve financial capacity, ensure capital adequacy ratio according to Basel II standards by measures below:

+ Increase charter capital according to the plan approved by competent authorities;

+ Continue boosting the issuance of shares to investors on the principle of ensuring the dominant role of the State in commercial banks whose more than 50% of charter capital is held by the State, of which the State holds at least 65% of the total number of voting shares.

- Select strategic shareholders, ensuring that at least one foreign strategic investor has prestige in the market, financial capacity, management experience; prepare the preconditions, proceed to listing on the international stock market.

- Strongly develop electronic distribution channels, enhance information security capability in order to increase the customers' access to services, thus ensuring safety and minimizing risks for customers and the banks themselves.

- Continue to review and consolidate key business activities; divest capital outside the industry, non-financial sector with numerous risks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Actively participate in the restructuring of financially weak credit institutions under the direction of the State Bank of Vietnam, including: (i) assign qualified officers with good qualifications to carry out the plan of restructuring financially weak credit institutions; apply certain assistance/aid in terms of finance (lending/depositing funds to create sources of funds), business (clients, investment opportunities), technology, management and administration skills to financially weak credit institutions on the basis of ensuring compliance with the provisions of law; (ii) acquisition, compulsory transfer, merger and consolidation of financially weak credit institutions.

c) Solutions for restructuring Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam:

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development must play a key role in the agricultural and rural credit sector and be fully restructured through appropriate solutions as set out in Clause 2, Part I, Section B of this Scheme and the following specific solutions:

- Restructure according to the model of multi-functional commercial banks, playing the leading role in the field of agricultural and rural credit.

- Increase charter capital according to the plan approved by competent authorities to improve financial capacity and ensure capital adequacy ratio according to Basel II standards.

- Initiate steps to equitize at the appropriate time and ensure that the State holds at least 65% of charter capital.

2. Orientations and solutions for restructuring joint-stock commercial banks, financial companies and financial leasing companies

a) Orientation:

- Further reorganize and rearrange joint-stock commercial banks, finance companies and financial leasing companies so as to make them healthy financially and improve their financial capacity in terms of scale and quality, ensure system security; market-oriented, transparent and transparent business activities that fully meet the standards of banking management and safety in accordance with the law and are in line with international practices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- On the basis of monitoring data, inspection results, classification and rating results of joint-stock commercial banks, financial companies and financial leasing companies, and evaluation by independent auditors (appointed by the State of Vietnam and the costs incurred shall be paid by joint stock commercial banks, financial companies, financial leasing companies that have been audited), the State Bank of Vietnam classifies joint stock commercial banks, finance companies and financial leasing companies into two groups (financially healthy group and financially weak group) to have appropriate and radical restructuring solutions to ensure system safety.

b) Solutions for restructuring joint-stock commercial banks:

* Solutions for restructuring financially healthy joint-stock commercial banks:

- Financially healthy joint-stock commercial banks shall take the initiative in building and implementing plans on self-consolidation and reorganization of their operations and raising their competitiveness so as to firmly develop their financial capabilities, having advanced management skills and advanced technology under the appropriate solutions specified in Clause 2, Part I, Section B of this Scheme.

- Encourage them to participate in the handling of financially weak credit institutions and liquidity shortages, including: liquidity support liquidity for financially weak credit institutions, temporary insolvency, merger and acquisition of financially weak credit institutions.

- The State Bank of Vietnam continues to promote mergers and acquisitions of credit institutions on a voluntary basis into large and well-governed institutions.

* Solutions for restructuring financially weak commercial joint-stock banks

- The financially weak commercial joint-stock banks must urgently formulate a comprehensive restructuring plan in terms of finance, management and operation aspect in accordance with the appropriate solutions specified in Clause 2, Part I, Section B of this Scheme, and then submit the plan to the Governor of the State Bank of Vietnam for consideration and report to the Prime Minister for approval.

- If a weak joint-stock commercial bank is unable to implement the approved plan, the following measures shall be applied:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Temporarily suspending, dismissing the position of managers and executives of weak joint-stock commercial banks;

+ Place the bank into the state of special control in accordance with the law;

+ Merger, consolidation, acquisition on a voluntary basis;

+ Where a commercial joint stock bank is incapable of restoring, can not continue operating, is in danger of insolvency, its solvency has great influence on the safety and stability of the system of credit institutions, the State Bank of Vietnam shall request the Prime Minister to approve the compulsory transfer of financially weak stock commercial banks to the newly designated credit institutions and investors. Where the joint-stock commercial bank can not be merged or consolidated with a financially healthy credit institution or not be resold to a qualified investor or can not be compulsorily transferred or can not go bankrupt, it shall contract activities for handling, dissolution and termination of operation;

+ Encourage foreign investors in general and foreign financial institutions in particular to acquire or merge Vietnam's financially weak joint-stock commercial banks;

+ Apply other measures in accordance with the market mechanism on the principle of conservatism, ensuring the interests of depositors and maintain the stability and safety of the system.

c) Solutions for restructuring financial companies and financial leasing companies (hereinafter referred to as non-bank credit institutions)

Non-bank credit institutions, in the process of restructuring according to the solutions specified in Clause 2, Part I, Section B of this Scheme shall also carry out the following solutions:

* For financially healthy non-bank credit institutions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage and enable non-bank credit institutions to acquire, merge, contribute capital/buy shares on a voluntary basis to increase their scale of operation and competitiveness;

- Participate in the handling of financially weak credit institutions and liquidity deficit: Providing liquidity assistance loans for financially weak credit institutions which are being insolvent; acquire and merge with financially weak credit institutions;

- Concurrently focus on the following solutions:

+ Ensure sufficient capital and balance in line with business size and capital adequacy ratio;

+ Develop business strategies on the licensed products (lending, financial leasing and other operations) in order to improve credit quality, competitiveness and transparency in provision of products and services;

+ Apply specialized risk management tools appropriate to the product and service to be provided and operation scale;

+ Enhance corporate governance capacity as required.

* For financially weak non-bank credit institutions:

- For financially weak non-bank credit institutions belonging to economic groups or state corporations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Applying special reporting regulations for management and supervision of non-bank credit institutions during the implementation of the approved restructuring plan; organize the evaluation of the implementation of the approved restructuring plans, propose solutions to handle problems arising in the course of implementation of the restructuring plan; have mechanisms to allow and encourage foreign commercial banks or potential investors to restructure in order to ensure the successful divestment of state capital;

+ Where the credit institution does not propose a feasible restructuring plan or a restructuring plan is not approved by the State Bank of Vietnam or is not feasible to perform the approved plans, the following measures shall be applied:

. The credit institution shall be put into the state of special control in accordance with the law;

. The corporation or economic group shall request the Government/competent authority to permit the merger into the organizational structure of the parent company;

. The credit institution shall be sold to other credit institutions in need or to domestic and foreign investors in accordance with the law;

. The credit institution shall be dissolved or goes bankruptcy in accordance with the law provided that the bankruptcy does not significantly affect the safety and stability of the system of credit institutions;

. Apply other measures in accordance with the market mechanism on the principle of conservatism, maintain system stable and safe.

- For weak non-bank credit institutions affiliated to commercial banks whose more than 50% of the charter capital is held by the State:

+ Commercial banks whose more than 50% of the charter capital is held by the State shall urgently build, complete and implement the restructuring plan in accordance with the direction of the Prime Minister and the restructuring plan of the bank whose more than 50% of the charter capital is held by the State, then submit it to the Governor of the State Bank of Vietnam for consideration, or to other competent authority for approval;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Conducting divestment, not retaining for a financially weak non-bank credit institution without prospect of sustainable development or not proposing a feasible restructuring plan or the restructuring plan has not been approved by the State Bank of Vietnam or is unlikely to implement through the following solutions:

. The credit institution shall be sold to other credit institutions in need or to domestic and foreign investors in accordance with the law;

. The credit institution shall narrow down activities leading to dissolution or bankruptcy in accordance with the law provided that the bankruptcy does not significantly affect the safety and stability of the system of credit institutions;

. Apply other measures in accordance with the market mechanism on the principle of conservatism, maintain stability, safety system.

- For other financially weak non-bank credit institutions:

+ Expeditiously formulate, complete and implement the restructuring plan under the direction of the State Bank of Vietnam and submit it to the Governor of the State Bank of Vietnam for approval or submit it to competent authorities for approval;

+ Where the credit institution does not propose a feasible restructuring plan or a restructuring plan is not approved by the State Bank of Vietnam or is not feasible to perform the approved plans, the following measures shall be applied:

. The credit institution shall be put into the state of special control in accordance with the law;

. Merger, consolidation, acquisition on a voluntary basis;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

. Apply other measures in accordance with the market mechanism on the principle of conservatism, maintain stability, safety system.

+ The State Bank of Vietnam encourages and enable financially healthy credit institutions to merge/consolidate/contribute capital to/purchase shares from non-bank credit institutions to become subsidiaries and change their business strategy towards field of consumer credit, factoring, financial leasing; or seek foreign investors who have the potential to contribute capital to/purchase shares from non-bank credit institutions in accordance with law to improve their financial capacity, technology support, high quality resources, service products, customers.

3. Orientations and measures to consolidate and develop the cooperative banks, people's credit funds and microfinance institutions

a) Orientation:

- Raise the role and responsibility of the cooperative bank in regulating capital, supervising the use of loan capital and solvency of customers; provide guidance, training in banking operations, information technology, and support to banking activities for members' credit funds; participate in the handling of members' credit funds in difficulty or showing signs of hazards in their operations.

- Further consolidate and raise the level of safety and efficiency of the existing people's credit funds with a view to firmly expand the new people's credit funds in rural areas; the main scope of activities of people's credit funds is to mobilize capital and provide loans to members in the area, especially in rural areas in order to mobilize local resources to contribute to local economic development, ways to eradicate hunger, reduce poverty and repulse usury; ensure that people's credit funds operate on the principles of voluntariness, autonomy and accountability for their operation results, with the main aim being mutual assistance among members; people's credit funds must operate and comply with the provisions of the Law on Credit Institutions and the Law on Cooperatives.

- Build and develop a secure, strong market-oriented microfinance system; ensure access to quality financial services for microenterprises, poor households and low-income people; enhance economic development opportunities for people; implement the policy of the Party and State on ensuring social security and sustainable poverty reduction.

b) Solutions for the bank for social policies:

- Accelerate the restructuring of the bank for social policies in order to develop it into a bank which is strong enough in terms of scale, financial capacity, management level and technology to truly act as a coordinator of capital balancing in the system of people's credit funds, effectively assist people's credit funds in terms of professional knowledge, capital and finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Strengthen the ability to inspect and supervise the use of loans, ability to repay loans of customers; participate in the handling of people's credit funds having difficulties or showing signs of unsafety in operation according to the mechanism prescribed by the State Bank of Vietnam.

- Diversify banking products and services so as to advance the provision of quality products and services to member credit funds.

- Strengthen the linkage of the people's credit fund system, the safe operating institutions of people's credit funds; intensify the inspection and urge people's credit funds to calculate, remit on time and fully participate in the Fund for assuring the safety of the people's credit fund system as prescribed.

- Enhance the application of information technology.

c) Solutions for people's credit funds:

- The State Bank of Vietnam shall review, evaluate and classify people's credit funds and identify weak people's credit funds so as to apply appropriate measures for settlement, dissolution and bankruptcy of the financially weak people's credit funds with no successful restructuring or no viable restructuring plan; or the weak people's credit funds that does not meet safety standards, does not have a feasible restructuring plan, and is not able to return to normal operation that the bankruptcy does not affect security and stability of the system of people's credit funds in the administrative divisions and/or the people's credit fund system shall have its license revoked and go bankruptcy in accordance with the law.

- The State Bank of Vietnam shall coordinate closely with the executive committees of communist party and local governments in: (i) Strengthening management, inspection, supervision and handling of shortcomings and weaknesses of people's credit funds, especially in the liquidation of dissolved people's credit funds; (ii) further expanding the people's credit funds in rural areas in need on the principle of ensuring safety and efficiency, with priority given to the establishment of people's credit funds where there is no or lack of people's credit funds; (iii) promoting dissemination of guidelines, policies and laws of the Party and the State on people's credit funds; (iv) strengthening propagation and mobilizing people from all social strata to develop the system of people's credit funds and depositors with stable psychology and peace of mind to deposit money in people's credit funds.

- Build and implement a scheme on development of the people's credit fund system by 2020 with an orientation to 2030 so as to put people's credit funds into safe and efficient operation.

- Improve the management and administration capacity of people's credit funds, especially the internal control system, standardization of the system of professional operations, accounting, ensuring the managers of people's credit funds must meet the criteria and conditions on capacity and qualifications as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Raising the financial capacity of people's credit funds towards raising charter capital, attracting new members based on the link between capital expansion and member loans.

- Upgrade and improve the material foundations, equipment and information technology systems of people's credit funds. Ensure that 100% of people's credit funds have facilities meeting the requirements of operational safety and are connected to the internet.

- Raise the standards, conditions, leadership, management and professional skills of the chairman, directors and officers of people's credit funds; develop training programs by 2020 for officials of people's credit funds.

- Continue reviewing and finalizing the management policies and regulations on operation safety, management and operation, grant and revocation of licenses, dissolution and liquidation of people's credit funds; amend the regulation on the amount of legal capital in conformity with the practical operation and safety requirements of people's credit funds in each period.

d) Solutions for microfinance institutions:

- Synchronously implement the project on "Building and developing the microfinance system in Vietnam till the end of 2020" approved by the Prime Minister in Decision No. 2195/QD-TTg dated December 6, 2011.

- Facilitate the establishment and operation of microfinance institutions and microfinance programs and projects, and have a management and monitoring mechanism appropriate to the specific characteristics of microfinance operation..

- Expand and strengthen the involvement of credit institutions in the provision of microfinance.

- Formulate specific policies to facilitate the linkage of credit institutions to the operation of microfinance institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Orientation:

Continue enabling foreign credit institutions to conduct business activities and compete on an equal footing with Vietnamese credit institutions; encourage foreign credit institutions to participate in supporting and handling problems and weaknesses of domestic credit institutions; encourage foreign credit institutions to take the initiative in developing and applying modern technologies and bringing new products and services to the Vietnamese market; assist domestic credit institutions in accessing new processes, products and technologies to meet the increasingly diverse needs of their customers.

b) Solutions for restructuring foreign credit institutions:

- Encouraging the merger, consolidation or acquisition between foreign credit institutions and between foreign credit institutions and Vietnamese credit institutions on the principle of voluntariness and in accordance with applicable law.

- Encourage and enable foreign credit institutions, especially credit institutions with strong financial capacity, international prestige and experience to participate in supporting technology transfer, knowledge, experience in management as well as capital contribution, share purchase, acquisition, merger and consolidation with domestic credit institutions.

- For foreign credit institutions which fail to meet the charter capital/capital allocated in accordance with the provisions of law or have ineffective business activities or no prospect of sustainable development, the State Bank of Vietnam shall request to make plans, roadmaps and solutions for restructuring and submit them to the Governor of the State Bank of Vietnam for consideration and approval. In cases where the foreign credit institution fails to propose a feasible restructuring plan or the restructuring plan is not approved by the State Bank of Vietnam or the foreign parent bank/joint venture parties is/are unable to make up the deficit due to the loss of business operations to ensure the legal capital, the State Bank of Vietnam will consider whether to withdraw the license or have the foreign credit institution dissolved, consolidated or applying other mandatory interventions in accordance with the law.

III. ORIENTATIONS AND SOLUTIONS FOR SETTLEMENT OF BAD DEBTS

1. Orientation

Drastically and synchronously implementing solutions proposed in the Prime Minister's Decision No. 843/QD-TTg on May 31, 2013, aiming to maintain the bad debt ratio at a safe and sustainable level (less than 3% of total outstanding loans) in accordance with international standards and practices; promote the role of VAMC in settling bad debts of credit institutions; combine bad debt treatment with the implementation of preventive measures, minimizing bad debt incurred; improve the organization and operation model of VAMC so that it can become a particularly effective tool of the State in settling bad debts with full powers, resources, capacity and implementation mechanism; enhance the settlement of bad debts in accordance with market principles; improve the legal framework, mechanisms and policies on debt settlement and debt market development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The State Bank of Vietnam, ministries, People's Committees of provinces and central-affiliated cities, credit institutions, VAMC and related organizations and individuals shall continue to implement urgently the solutions below:

a) Continue implementing solutions to deal with bad debts in accordance with Decision No. 843/QD-TTg dated 31 May 2013 of the Prime Minister, which includes the following main groups of solutions:

- Credit institutions shall re-evaluate the quality and recoverability of debts so as to work out appropriate handling measures; enhance the provisioning and use of risk provisions to deal with bad debts; continue to restructure debt, provide capital for customers to overcome difficulties and recover; complete legal documents on security assets; collect debts and disposal of security assets; strictly control and reduce operating costs; minimize bad debts arising in the future.

- Borrowers must consolidate themselves, streamline their operations, improve their financial capacity, administration, enhance technology adoption and competitiveness; actively cooperate with credit institutions to develop and implement plans to restructure debts, remove difficulties in business; actively develop the market for goods consumption and export promotion; actively participate in programs and solutions to support enterprises run by the Government, ministries and local governments.

- The State Bank of Vietnam, ministries and local governments shall continue to implement monetary and credit policy and banking solutions; concurrently, it will remove difficulties for business, support the market, reduce inventory, promote consumption of goods, stimulate investment and consumption in the country; develop real estate market, stock market.

- State Bank of Vietnam shall intensify the inspection and supervision of credit institutions in the implementation of regulations on credit granting, operation safety and debt classification, loan loss reserves; the State Bank of Vietnam and other ministries continue to improve the legal framework and promote the management, inspection and supervision of monetary, banking, securities, insurance and state-owned enterprises.

- VAMC shall focus on reviewing, classifying and re-evaluating borrowers, collateral and purchased debts to determine debt recovery capacity and appropriate solutions; initiate vigorously and synchronously solutions to purchase, sell and settle bad debts under the market mechanism; intensify the close coordination with credit institutions in the recovery of debts, restructuring of debts, sale and handling of debts and security assets for purchased bad debts; provide financial aid for borrowers to resume business, complete unfinished projects; strengthen the asset valuation and assessment capabilities; regularly and promptly publicize the purchase, sale and settlement of bad debts; coordinate with concerned units to continue studying and improving organizational and operational models.

b) Solutions for the legal framework, mechanisms and policies on the settlement of bad debts and security assets; develop debt trading market:

In addition to general solutions for the legal framework, monetary policy mechanism, banking operations and settlement of bad debts as specified in Clause 1, Part B of this Scheme, the State Bank of Vietnam shall continue to coordinate with ministries, People's Committees of provinces and concerned agencies in reviewing legal difficulties and problems in settling bad debts and security assets of credit institutions and VAMC and develop debt trading market for certain amendments; request the Government, the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Study and improve the legal framework on debt purchase of enterprises, a legal framework for the formation, development and management of debt trading market, particularly research and solve difficulties in the Law on Land on accepting mortgages as land use rights of organizations other than credit institutions;

- Study and improve the legal provisions on securities, which form the legal framework for the securitization of debts, thus creating a legal basis for the implementation of debt trading in the securities market and conversion of bad debts into securities for public and transparent transactions at the appropriate time.

c) Solution for buying bad debts according to market value and improving VAMC's financial capacity:

- Solution for buying bad debts according to market value of VAMC:

+ Criteria of bad debts VAMC purchased at market value:

. Priority is given to principal balances of great value in order to minimize the costs of monitoring, managing and supervising borrowers and security assets for VAMC;

. Priority should be given to transferring bad debts purchased with special bonds to market value;

+ Debt purchase methods VAMC can choose to buy bad debts individually or buy in batches to speed up the process of buying, selling and dealing with bad debt through VAMC;

+ The purchase price of bad debts: VAMC and the credit institution agree to determine the purchase price of bad debt according to the market value on the basis of the results of valuation of debts and assets; assess the ability to sell collateral assets or the prospects of restoring solvency of the borrowers or the ability to sell bad debts of VAMC to investors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Solutions for improving financial capacity for VAMC:

+ Allow VAMC to increase its charter capital to VND 10,000 billion (by 2020) to provide additional sources of funds to purchase bad debts according to market value, supply extra material facilities, human resources and improve the financial capacity, market credibility with a view to effectively trade bad debts at market value;

+ Allow VAMC to deduct additional reserve fund of charter capital from the annual cost (the total amount of this additional reserve fund of charter capital does exceed the charter capital allocated to VAMC) on the principle of ensuring the balance of revenues and expenditures.

d) Solutions pertaining to establishment of interdisciplinary working groups on the settlement of bad debts of credit institutions:

The steering board shall restructure the system of credit institutions to form a central interdisciplinary working group with representatives from at least department level and relevant officials of ministries and local governments, including: The State Bank of Vietnam, Ministry of Finance, Ministry of Justice, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Public Security, Supreme People's Court and People's Supreme Procuracy, the People's Committees of Hanoi and Ho Chi Minh City and leaders of VAMC. In case of necessity, for some provinces, the steering committee shall direct the local governments to set up interdisciplinary working groups in the administrative divisions according to the proposals of the central interdisciplinary working group . The tasks and powers of the central inter-ministerial working group and the inter-branch working group in the local governments include:

- Direct the settlement of bad debts of borrowers at single or multiple credit institutions or VAMC with large amount of outstanding debts determined by the steering committee in each period.

- Interdisciplinary working groups will direct and coordinate directly with VAMC, credit institutions, Debt and Asset Trading Corporation (DATC) and other relevant organizations in the legal process of settling bad debts through direction to expedite the process of finalization of legal dossiers, seizure and disposal of security assets, completion of procedures for transfer of security assets and tax procedures related to the transfer of security assets.

- In the course of performing tasks, if any difficulties arise legally within the scope and competence of ministries, local governments, the interdisciplinary working group shall report to the head of the Steering Committee. Regarding the restructuring of the credit institutions system and the settlement of bad debts, the steering committee will take steps to remove difficulties and speed up the process of handling bad debts of credit institutions and VAMC.

dd) Solutions for handling bad debts related to capital construction outstanding debts arising from the central budget, local budget and bad debts of state-owned enterprises or bad debts for loans under the contingency programs, designations by the Government, the Prime Minister, Government-guaranteed debts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For bad debts of state-owned enterprises: The representative of the owner of the State enterprise shall have to determine the orientation of the enterprise's operation in order to take appropriate handling measures, including: (i) Dispose of the collateral tied to the debt (if any); (ii) In case of continued operation, the credit institution shall be allowed to convert its debt into capital contribution or provide extra capital to the credit institution; (iii) allow the enterprise’s bankrupt so that the credit institution could recover the related debt.

C. ROAD MAP TO IMPLEMENTATION

1. 2016

- Continue to initiate solutions in Decision No. 254/QD-TTg dated March 01, 2012 and Decision No. 843/QD-TTg dated May 31, 2013.

- Continue to develop and implement restructuring plans for financially weak credit institutions and other credit institutions.

- Review and make appropriate amendments to the legal framework, mechanisms and policies on settlement of bad debts.

II. 2017 - 2018

- Complete the review, amendments to the legal framework, mechanisms and policies on settlement of bad debts.

- Deploying Basel II applying standardized approach to 10 commercial banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Credit institutions shall formulate and submit to competent authorities for approval and implementation of the restructuring plan in accordance with the solutions in the Scheme on restructuring of the system of credit institutions in association with the settlement of bad debts in the period of 2016 - 2020.

- Credit institutions shall implement measures on improving financial capacity, transforming the business model, management and administration.

- Economic groups, state corporations, state enterprises which own shares or contributed capital at credit institutions shall complete the divestment at credit institutions.

- Deploy groups of solutions to settle bad debt fast and basically.

- Improve the organizational structure and operation of VAMC; increase charter capital for VAMC to reach VND 5,000 billion.

III. 2019 - 2020

- Commercial banks have regulatory capital basing on Basel II standards, with at least 12 to 15 commercial banks implementing Basel II (at least standardized approach).

- Basically settle the bad debts which need to be dealt with through solutions on settlement of outstanding debts in investment, capital construction, bad debts as designated by the Government, the Prime Minister or bad debts which need to be handled through the interdisciplinary working groups.

- VAMC must basically complete the bad debt purchased; the bad debt ratio of credit institutions and bad debts has been sold to VAMC and the debt classifications have been implemented to less than 3% (excluding financially weak commercial banks whose solutions that have been approved by the Government); increase charter capital of VAMC to reach VND 10,000 trillion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Initiate drastically and synchronously measures to consolidate, rectify and restructure credit institutions associated with the settlement of bad debts mentioned above, by 2020, Vietnam's system of basic credit institutions shall have regulatory capital in compliance with the Basel II standards and forms a number of larger, more competitive commercial banks in the region and in the world. The consolidation, reorganization and restructuring of the credit institution system associated with settlement of bad debts must be carried out at the lowest cost, eliminating the risk of bank failures beyond their control, maintain the safety and stability of the system without negative impact on the macroeconomic stability, political security and social order./.

 

1 The Scheme does not include Vietnam Bank for Social Policies and Vietnam Development Bank.

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 1058/QD-TTg dated July 19, 2017 on approving scheme for “Restructuring system of credit institutions associated with settlement of bad debts in the period of 2016-2020"
Official number: 1058/QD-TTg Legislation Type: Decision
Organization: The Prime Minister of Government Signer: Nguyen Xuan Phuc
Issued Date: 19/07/2017 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 1058/QD-TTg dated July 19, 2017 on approving scheme for “Restructuring system of credit institutions associated with settlement of bad debts in the period of 2016-2020"

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status