CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
109/2003/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2003
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 109/2003/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2003 VỀ BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm
1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Đất ngập nước
Đất ngập nước quy định tại Nghị
định này bao gồm những vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh
học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng
quốc tế, quốc gia.
Điều 2.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về bảo tồn
và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước phải tuân thủ các quy định về
bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước được quy định tại Nghị định
này.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo quy định
tại Điều ước quốc tế đó.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo tồn các vùng đất ngập nước
là các hoạt động khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt môi trường, hệ sinh thái đặc
thù, có giá trị đa dạng sinh học cao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống,
loài đang sinh sống, cư trú và phát triển trên các vùng đất ngập nước.
2. Phát triển bền vững các vùng
đất ngập nước là các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng về phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng sinh
thái và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập nước.
3. Hệ sinh thái đặc thự là hệ thống
các quần thể sinh vật mang tớnh đặc thự của vùng cùng sống và phát triển trong
một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
4. Đa dạng sinh học cao là sự
phong phú và đa dạng của sinh giới về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ
sinh thái trong tự nhiên.
5. Công ước Ramsar là tên viết tắt
của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như
là nơi cư trú của các loài chim nước, được ký năm 1971 tại thành phố Ramsar, Cộng
hoà Iran (Việt Nam là thành viên của Công ước Ramsar từ ngày 20 tháng 01 năm
1989).
6. Khu Ramsar là vùng đất ngập
nước có đủ điều kiện đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của một vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế được quy định trong Công ước Ramsar.
Điều 4.
Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
Việc bảo tồn và phát triển bền vững
các vùng đất ngập nước phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Bảo vệ nghiêm ngặt các vùng đất
ngập nước được Nhà nước khoanh vùng cho mục đích bảo tồn.
2. Kết hợp sử dụng, khai thác với
bảo tồn, ưu tiên bảo tồn đối với các vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đặc
thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh
thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
3. Tăng cường sự tham gia bảo tồn
các vùng đất ngập nước của cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn và các khu vực
lân cận.
Điều 5.
Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
1. Nội dung quản lý nhà nước về
bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu về các
vùng đất ngập nước;
b) Xây dựng cơ chế chính sách,
luật pháp về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
c) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
các vùng đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và các hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội;
d) Quản lý các vùng đất ngập nước
đã được khoanh vùng bảo vệ;
đ) Quản lý các hoạt động khai
thác nguồn lợi và tiềm năng các vùng đất ngập nước thuộc các lĩnh vực nông nghiệp,
thuỷ sản, du lịch, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện và các lĩnh vực khác có liên
quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
g) Khuyến khích và tạo điều kiện
để cộng đồng, đặc biệt là những người dân sinh sống trên các vùng đất ngập nước
tham gia vào việc bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường
các vùng đất ngập nước;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
2. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất
ngập nước.
Điều 6.
Các hoạt động được khuyến khích
Nhà nước khuyến khích tổ chức,
cá nhân, cộng đồng dân cư có các hoạt động sau đây:
1. Bảo vệ các hệ sinh thái, bảo
vệ các giống, loài quý hiếm, các loài chim di cư và bảo vệ môi trường các vùng
đất ngập nước.
2. Phục hồi các hệ sinh thái đất
ngập nước đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức.
3. Tham gia giám sát các hoạt động
khai thác các vùng đất ngập nước của các tổ chức, cá nhân.
4. Phát hiện và thông báo kịp thời
với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước.
Điều 7.
Các hành vi bị cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây
trên các vùng đất ngập nước:
1. Chặt, phá rừng ngập mặn, các
hoạt động làm biến đổi bản chất tự nhiên, phá huỷ hoặc làm tổn hại đến hệ sinh
thái đặc trưng của vùng, gây ô nhiễm, suy thoái các vùng đất ngập nước.
2. Đánh bắt thuỷ sản, hải sản và
các động vật khác ở những bãi đẻ trứng và nuôi dưỡng con non, ấu trùng.
3. Khai thác tài nguyên hoặc xây
dựng công trình trên các bãi bồi non đang có rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên.
4. Sử dụng các hình thức đánh bắt
huỷ diệt hàng loạt như dùng xung điện, chất nổ, hoá chất, chất độc, các loại lưới
có kích thước mắt trái với quy định để đánh bắt thuỷ sản, hải sản trên các vùng
đất ngập nước.
5. Đưa các động vật, thực vật lạ
vào môi trường trên các vùng đất ngập nước gây mất cân bằng sinh thái hoặc làm
biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ.
6. Đổ chất thải rắn, nước thải
công nghiệp và các loại chất thải khác có chứa các hoá chất độc hại chưa qua xử
lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường vào các vùng đất ngập nước.
7. Chôn vùi chất thải, xây dựng
các bãi chôn lấp chất thải trong các vùng đất ngập nước.
8. Các hoạt động làm tổn hại đến
lợi ích và cuộc sống của cộng đồng dân cư sinh sống trên các vùng đất ngập nước
và các vùng lân cận.
Chương 2:
ĐIỀU TRA, LẬP QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Điều 8.
Nội dung điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
Nội dung điều tra, nghiên cứu
các vùng đất ngập nước bao gồm:
1. Điều tra, nghiên cứu về các
chức năng điều hoà nguồn nước mặt và nước ngầm, các giá trị kinh tế, sinh thái,
văn hoá, xã hội và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước.
2. Điều tra, nghiên cứu về các
giống, loài cư trú, sinh sống và phát triển trên các vùng đất ngập nước, đặc biệt
là các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và các loài di cư.
3. Điều tra, đánh giá thực trạng
bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước.
4. Điều tra, nghiên cứu xã hội học
về những cộng đồng dân cư sinh sống dựa vào các nguồn lợi từ đất ngập nước.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các
vùng đất ngập nước làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập
nước cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
6. Kiểm kê định kỳ quỹ đất ngập
nước quốc gia theo vùng, kiểu loại để phục vụ công tác quản lý.
Điều 9.
Phân công, phân cấp về điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập
kế hoạch tổng thể về điều tra cơ bản, nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường
các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước; chủ trì việc điều tra, nghiên cứu
các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia liên quan đến nhiều
ngành và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Thuỷ sản tổ chức điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước có
tính chất chuyên ngành có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia và nằm trên địa bàn
nhiều tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì điều tra nghiên cứu các vùng đất ngập
nước không thuộc diện nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 10.
Căn cứ nội dung quy hoạch các vùng đất ngập nước
1. Việc quy hoạch các vùng đất
ngập nước phải dựa trên các căn cứ sau:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nhu cầu bảo tồn và phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước;
c) Công ước Ramsar;
d) Chức năng cân bằng sinh thái
duy trì nguồn nước, đa dạng sinh học và tiềm năng, thế mạnh kinh tế của vùng đất
ngập nước;
2. Nội dung quy hoạch bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng đất ngập nước bao gồm:
a) Xác định phương hướng, mục
tiêu bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
b) Xác định
phạm vi và diện tích vùng đất ngập nước;
c) Xác định nội dung bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
d) Xác định các biện pháp chính
về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
đ) Dự báo, cảnh báo về môi trường
và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ tác động xấu đến môi trường.
Điều 11.
Trách nhiệm lập quy hoạch và thẩm quyền phê duyệt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước quy
định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Thuỷ sản lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất
ngập nước chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước quy
định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phê duyệt.
Chương 3:
BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC
Điều 12.
Khoanh vùng bảo vệ các vùng đất ngập nước
ư1. Các vùng đất ngập nước quy định
tại Điều 1 Nghị định này được khoanh vùng bảo vệ dưới các hình thức: khu
Ramsar, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh (dưới đây gọi
chung là khu bảo tồn đất ngập nước).
2. Các vùng đất ngập nước khác
có tầm quan trọng đối với tỉnh, thành phố được khoanh vùng bảo vệ dưới hình thức
khu bảo tồn đất ngập nước.
Điều 13.
Thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước
quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
trình ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập
các khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có quyền quyết định điều chỉnh
quy mô hoặc thay đổi mục đích khu bảo tồn đất ngập nước.
Điều 14.
Bảo vệ khu bảo tồn đất ngập nước
1. Khu bảo tồn đất ngập nước phải
được bảo vệ nghiêm ngặt. Nghiêm cấm xây dựng công trình và di dân từ bên ngoài
vào sinh sống trong các khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Vùng đệm của các khu bảo tồn
đất ngập nước phải được quản lý và hạn chế khai thác. Nghiêm cấm xây dựng các
công trình trong vùng đệm có ảnh hưởng lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với khu
bảo tồn đất ngập nước.
3. Trong trường hợp đặc biệt cần
xây dựng công trình trong khu bảo tồn và vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước do
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 15.
Phân công, phân cấp quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước
Việc quản lý các khu bảo tồn đất
ngập nước được quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm xây dựng trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật về các khu bảo tồn đất ngập nước; thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đất ngập nước và là cơ
quan đầu mối quốc gia chỉ đạo thực hiện Công ước Ramsar.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Thuỷ sản chỉ đạo và tổ chức quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước
chuyờn ng� có tầm quan
trọng quốc tế, quốc gia.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước khác
trên địa bàn của mình.
Điều 16.
Bảo tồn đa dạng sinh học không thuộc các khu bảo tồn đất ngập nước
1. Các giá trị sinh thái và đa dạng
sinh học của các vùng đất ngập nước khác không thuộc các khu bảo tồn đất ngập
nước phải được điều tra, nghiên cứu và có biện pháp bảo vệ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức,
cá nhân và cộng đồng kết hợp sử dụng, khai thác bền vững với bảo tồn đa dạng
sinh học trên các vùng đất ngập nước này.
Chương 4:
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Điều 17. Trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân có các hoạt động trên các vùng đất ngập nước
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt
động khai thác nguồn lợi trên các vùng đất ngập nước có trách nhiệm:
1. Bảo vệ các hệ sinh thái đặc
thù, bảo tồn đa dạng sinh học, động vật hoang dã, đặc biệt là các giống, loài đặc
hữu, quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2. Bảo vệ các công trình ngăn mặn,
giữ nước ngọt, các công trình tưới tiêu, hệ thống kiểm soát lũ.
ư3. Bảo vệ cảnh quan, môi trường,
các giá trị văn hóa, di tích lịch sử trên các vùng ngập nước.
Điều 18.
Hoạt động canh tác nông nghiệp
1. Hạn chế sử dụng phân bón hoá
học, các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác làm thoái hoá, biến chất,
bạc màu đất ngập nước, đặc biệt là đất cửa sông ven biển.
2. Nhà nước khuyến khích sử dụng
các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, các phương thức canh tác không gây ảnh
hưởng xấu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước.
Điều 19.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
1. Khuyến khích áp dụng các hình
thức nuôi trồng thuỷ sản không gây tác hại xấu đến môi trường, kết hợp nuôi trồng
thuỷ sản công nghiệp với nuôi trồng thuỷ sản sinh thái, nuôi trồng thuỷ sản
theo mô hình lâm ngư, nông ngư kết hợp.
2. Hạn chế việc nuôi trồng thuỷ
sản công nghiệp tập trung có tỷ lệ diện tích quá lớn trên diện tích vùng đất ngập
nước cần bảo tồn và phát triển bền vững.
3. Việc nuôi trồng thuỷ sản phải
bảo đảm các điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường, tránh lây lan dịch bệnh đối
với hệ sinh thái động vật, thực vật trên các vùng đất ngập nước.
Điều 20.
Hoạt động thăm dò, khai thác đất, đá, cát, sỏi
Việc thăm dò, khai thác đất, đá,
cát, sỏi trên các vùng đất ngập nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép và phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường
và các quy định khác liên quan.
Điều 21.
Hoạt động du lịch, văn hoá, thương mại
1. Nhà nước khuyến khích phát
triển du lịch sinh thái, tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian trên
các vùng đất ngập nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường
trong nhân dân.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động du lịch, văn hoá, thương mại trên các vùng đất ngập nước phải có trách nhiệm
bảo vệ tài nguyên, hệ sinh thái và môi trường.
3. Các hoạt động tổ chức lễ hội,
tham quan, du lịch trong khu bảo tồn đất ngập nước phải được sự đồng ý và phải
tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý khu bảo tồn các vùng đất ngập nước.
Điều 22.
Hoạt động xây dựng công trình
Các công trình xõy dựng trên các
vùng đất ngập nước phải được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện nghiêm các yêu cầu của
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 23.
Hoạt động giao thông thuỷ
1. Các phương tiện giao thông
thuỷ phải có các thiết bị phòng, chống sự cố; không được xả các loại chất thải,
dầu cặn chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường xuống nguồn nước.
2. Việc nạo vét lòng sông, luồng
lạch thuộc khu bảo tồn đất ngập nước phải được lập và trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện nghiêm các yêu
cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chương 5:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI
PHẠM
Điều 24.
Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích
và công lao trong việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước được
Nhà nước khen thưởng.
Điều 25.
Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy
định tại Nghị định này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo các quy định của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26.
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 27.
Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.