CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14/2003/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 2 năm 2003
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2003/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2003QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết
một số điều của Luật Giao thông đường bộ về một số quy tắc giao thông đường bộ;
về tín hiệu của xe ưu tiên; về tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu
hành, lễ hội trên đường bộ; về trách nhiệm của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Điều 2. Xử
lý vi phạm
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm quy định của Nghị định này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt
hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Chương 2:
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ
QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG Bộ
Điều 3. Khoảng
cách khi xe ô tô chạy thành đoàn
Xe ô tô khi chạy thành từng đoàn
có tổ chức thì mỗi đoàn không được dài quá 250 mét theo hàng một; nếu có nhiều
đoàn thì khoảng cách tối thiểu giữa hai đoàn là 100 mét. Những quy định tại Điều
này không áp dụng đối với đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
Điều 4. Dừng
xe, đỗ xe trên đường trong đô thị
Khi dừng xe, đỗ xe trên đường
trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 19
của Luật Giao thông đường bộ và các quy định cụ thể sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo
lề đường hoặc hè phố bên phải, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè
phố quá 0,25 mét và không gây trở ngại, nguy hiểm cho giao thông.
2. Cấm dừng xe, đỗ xe trên miệng
cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành
riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
Điều 5. Xếp
hàng hoá trên phương tiện giao thông
1. Hàng hoá xếp trên xe phải gọn
gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng trên
mặt đường và không gây cản trở cho việc điều khiển xe. Kích thước xếp hàng quy
định như sau :
a) Xe ô tô chở hàng không được xếp
hàng vượt phía trước và phía sau thùng xe trên 10% chiều dài toàn bộ xe; không
được xếp hàng quá bề rộng thùng xe, quá giới hạn chiều cao cho phép của từng loại
xe theo quy định;
b) Xe ô tô chở khách không được
xếp hàng hoá, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe;
c) Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp
không được xếp hàng hoá, hành lý vượt quá bề rộng đèo hàng về mỗi bên 0,30 mét,
vượt quá chiều cao tính từ mặt đất là 2 mét, vượt quá phía sau đèo hàng là 0,50
mét;
d) Xe cơ giới ba bánh (kể cả xe
lam), xe thô sơ không được xếp hàng hoá vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều
dài thân xe, không được xếp vượt quá bề rộng thân xe. Riêng xe thồ chở hàng
hoá, hành lý không được vượt quá 0,40 mét về mỗi bên bánh xe, không vượt phía
trước, phía sau xe quá 1 mét. Cấm chở hàng hoá, hành lý trên mui các loại xe cơ
giới ba bánh (kể cả xe lam).
2. Khi xếp hàng vượt phía trước
và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối
phải có đèn đỏ báo hiệu.
Điều 6. Một
số trường hợp được phép chở người trên xe ô tô chở hàng
1. Xe ô tô chở hàng chỉ được
phép chở người trong một số trường hợp sau đây :
a) Chở người đi làm nhiệm vụ
phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; khi chở cán bộ, chiến
sĩ của lực lượng vũ trang đi làm nhiệm vụ; khi chở người bị nạn đi cấp cứu;
b) Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng
đường bộ; khi chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; khi chở người diễu
hành theo đoàn;
c) Giải toả người ra khỏi khu vực
nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô chở người trong các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn
khi tham gia giao thông.
Điều 7. Người
đi bộ
Người đi bộ ngoài việc phải chấp
hành các quy định tại Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ, còn phải chấp hành
các quy định sau đây :
1. Không được đu bám vào phương
tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và
không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Khi đi bộ theo đoàn thì phải
có người hướng dẫn.
Điều 8. Đội
mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
Người điều khiển, người ngồi trên
xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi đi
trên các tuyến đường bộ quy định phải đội mũ bảo hiểm.
Chương 3:
TÍN HIỆU CỦA XE ƯU TIÊN
Điều 9. Tín
hiệu của xe chữa cháy
Xe chữa cháy có đèn quay trên
nóc xe phát sáng màu đỏ hoặc xanh và có còi phát tín hiệu ưu tiên.
Điều 10.
Tín hiệu của xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
1. Xe quân sự có đèn quay trên
nóc xe phát sáng màu đỏ, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái
và có còi phát tín hiệu ưu tiên.
2. Xe công an có đèn quay trên
nóc xe phát sáng màu xanh hoặc đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái
người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.
Điều 11.
Tín hiệu của xe cứu thương
Xe cứu thương có dấu chữ thập
màu đỏ trên thành xe, đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ và có còi phát tín
hiệu ưu tiên.
Điều 12.
Tín hiệu của xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình
trạng khẩn cấp
1. Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có
biển "XE hộ đê" gắn ở kính phía trước của xe và có cờ hiệu hộ đê.
2. Xe đang làm nhiệm vụ khắc phục
sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp và xe cứu nạn giao thông:
a) Xe đang làm nhiệm vụ khắc phục
sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp có biển hiệu riêng;
b) Xe cứu nạn giao thông có đèn
quay trên nóc xe phát sáng màu vàng và có còi phát tín hiệu ưu tiên.
Điều 13.
Tín hiệu của xe cảnh sát dẫn đường
1. Xe ô tô có đèn quay trên nóc
xe phát sáng màu xanh - đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người
lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.
2. Xe mô tô có đèn phát sáng màu
xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu công an cắm ở phía
trước đầu xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên.
Điều 14. Sử
dụng tín hiệu của xe ưu tiên
1. Xe ưu tiên chỉ được sử dụng
tín hiệu của xe ưu tiên khi đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp.
2. Nghiêm cấm các phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe ưu tiên sử dụng còi, cờ, đèn,
biển hiệu của xe ưu tiên quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều
13 của Nghị định này.
Điều 15. Tổ
chức thực hiện
Các Bộ quản lý xe ưu tiên phối hợp
với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về tiêu chuẩn còi, đèn của xe ưu
tiên; kiểm tra việc sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên thuộc ngành mình quản lý
theo quy định của Nghị định này.
Chương 4:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
VĂN HOÁ, THỂ THAO, DIỄU HÀNH, LỄ HỘI TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Điều 16. Thống
nhất phương án bảo đảm giao thông
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng
đường bộ để tiến hành các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được
cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo
đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu
hành, lễ hội theo quy định của pháp luật.
Điều 17.
Phân luồng giao thông
1. Trường hợp cần hạn chế giao
thông hoặc cấm đường để tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ
hội thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phân luồng giao thông và đơn
vị tổ chức phải tiến hành việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
2. Trường hợp các hoạt động văn
hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội diễn ra trên đường cùng với các hoạt động giao
thông khác thì việc tổ chức phải bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương
tiện tham gia giao thông.
3. Uỷ ban nhân dân nơi tổ chức
các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo các
cơ quan chức năng của địa phương tổ chức tốt việc phân luồng, bảo đảm giao
thông tại khu vực diễn ra các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội.
Điều 18.
Các quy định khác
1. Cơ quan, tổ chức tiến hành
các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ phải thực hiện
đúng các quy định về phạm vi và thời gian sử dụng đường bộ; tuân thủ các quy định
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ và giữ vệ
sinh môi trường.
2. Sau khi tiến hành xong các hoạt
động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ, đơn vị tổ chức phải
thu dọn các phương tiện, thiết bị và hoàn trả mặt đường như nguyên trạng.
3. Trường hợp do yêu cầu của hoạt
động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội cần sửa chữa, tăng cường công trình
đường bộ ngoài kế hoạch bảo trì đường bộ đã có hoặc khi tiến hành hoạt động văn
hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội gây hư hại công trình đường bộ phải sửa chữa,
khôi phục thì chi phí cho các công việc này được tính trong kinh phí tổ chức hoạt
động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định của pháp luật.
Chương 5:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ,
NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
Điều 19.
Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật
công trình đường bộ và các quy định về quản lý khai thác, sử dụng, bảo đảm an
toàn và tuổi thọ công trình; tổ chức, hướng dẫn việc lắp đặt đủ các báo hiệu đường
bộ; quản lý chất lượng công trình, định kỳ kiểm tra và thông báo kịp thời về
tình trạng an toàn kỹ thuật của công trình đường bộ; tổ chức thẩm định về an
toàn giao thông đối với các công trình đường bộ từ khi lập dự án, thiết kế, thi
công và trong quá trình khai thác; thực hiện các biện pháp kỹ thuật đặc biệt bảo
đảm an toàn giao thông tại những vị trí nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn hoặc ùn tắc
giao thông; chỉ đạo công tác bảo đảm giao thông trong mùa mưa, lũ.
2. Quy định tiêu chuẩn chất lượng,
an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tổ chức việc kiểm
định và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho
xe cơ giới.
3. Tổ chức việc đăng ký, kiểm định
an toàn kỹ thuật xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ.
4. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn
và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
5. Quy định chương trình đào tạo,
điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo lái xe.
6. Quy định tiêu chuẩn Trung tâm
sát hạch lái xe; tổ chức việc sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe.
7. Quy định về tổ chức, quản lý
vận tải khách, vận tải hàng bằng đường bộ; quy định về tiêu chuẩn, tổ chức hoạt
động của bến xe ô tô khách.
8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Thanh tra giao
thông đường bộ trong cả nước.
9. Phối hợp với Bộ Công an theo
dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tai nạn giao thông hoặc
ùn tắc giao thông.
10. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng bảo vệ công trình đường bộ đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội,
về an ninh quốc phòng.
11. Phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về giao thông
đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
12. Chủ trì, phối hợp với Bộ
Công an quy định cụ thể việc đổi giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe bị đánh
dấu số lần vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Điều 20.
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Quy định
và tổ chức đăng ký, cấp biển số, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ, trừ các loại xe của quân đội sử dụng vào mục đích
quốc phòng và xe máy chuyên dùng; quy định và tổ chức kiểm định xe ô tô, đào tạo,
sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý phương tiện, người lái xe thuộc ngành
công an.
Cử cán bộ cảnh sát giao thông là
sát hạch viên tham gia các hội đồng sát hạch để cấp giấy phép lái xe của ngành
giao thông vận tải.
2. Hướng dẫn việc chỉ huy điều
khiển giao thông trên đường bộ; tổ chức, chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm soát,
xử lý vi phạm đối với người và phương tiện tham gia giao thông.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải quy định cụ thể việc đánh dấu số lần vi phạm pháp luật về giao thông
đường bộ trên giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ.
4. Tổ chức điều tra, xử lý tai nạn
giao thông; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thống kê, theo dõi,
phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông; đề xuất, tổ chức
thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông.
5. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra,
chấn chỉnh hoạt động và tăng cường lực lượng cảnh sát làm công tác bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường bộ. Thường xuyên giáo dục lực lượng cảnh sát giao
thông nâng cao trách nhiệm, phẩm chất và trình độ nghiệp vụ; khen thưởng kịp thời
đi đôi với xử lý nghiêm khắc những cán bộ, chiến sĩ có hành vi tiêu cực trong
khi làm nhiệm vụ.
6. Tham gia thẩm định về an toàn
giao thông đối với công trình đường bộ trước khi đưa vào khai thác sử dụng theo
quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về giao thông
đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
8. Tổ chức bảo vệ công trình đường
bộ đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, về an ninh quốc gia.
Điều 21.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Tổ chức quản lý, kiểm tra
phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của
quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về giao thông đường bộ trong lực lượng quân đội, bảo đảm phương
tiện và người điều khiển phương tiện trong quân đội thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và chấp hành sự kiểm tra, kiểm
soát của lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
3. Tổ chức, hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng kiểm soát quân sự trong công tác bảo
đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
4. Tham gia bảo vệ công trình đường
bộ đặc biệt quan trọng.
Điều 22.
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Bảo đảm kinh phí cho công tác
bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Bộ
Công an và ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực
hiện việc thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
3. Hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền
phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, bảo đảm toàn bộ tiền thu từ xử
phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được sử dụng cho công tác bảo
đảm an toàn giao thông theo kế hoạch được duyệt.
4. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát
việc quản lý, sử dụng khoản tiền thu phạt theo đúng quy định.
Điều 23. Trách
nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Chỉ đạo các cơ quan văn hoá
thông tin, báo chí Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về giao thông đường bộ, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự
an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân.
3. Hướng dẫn việc cấp giấy phép
quảng cáo không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao
thông đô thị.
Điều 24.
Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng
Các cơ quan thông tin đại chúng ở
Trung ương và địa phương phải có chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
trật tự an toàn giao thông.
Điều 25.
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Tổ chức biên soạn sách giáo
khoa về pháp luật giao thông đường bộ, đưa vào giảng dạy trong các trường học
và cơ sở đào tạo khác, phù hợp với ngành học, cấp học.
2. Đề ra các biện pháp giáo dục
học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự
an toàn giao thông; chỉ đạo các trường phối hợp với các cơ quan liên quan đề ra
biện pháp chấm dứt tình trạng học sinh chưa đủ tuổi quy định của pháp luật đi học
bằng xe mô tô, xe gắn máy, hoặc điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe.
Điều 26.
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải thanh tra, kiểm tra cơ sở đào tạo lái xe theo quy định.
2. Hướng dẫn cơ sở dạy nghề
trong việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và hướng dẫn việc
cấp chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường
bộ.
Điều 27.
Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
1. Chỉ đạo công tác quy hoạch
xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung phải bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả
các tuyến đường bộ.
2. Xét duyệt theo thẩm quyền hoặc
hướng dẫn lập và hướng dẫn xét duyệt các đề án quy hoạch và xây dựng đô thị,
khu dân cư bảo đảm diện tích đất cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đô thị.
3. Hướng dẫn việc phối hợp xây dựng,
sửa chữa các công trình ngầm bảo đảm không gây ùn tắc giao thông và mất an toàn
trong giao thông đô thị.
4. Hướng dẫn việc cấp giấy phép
xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm dịch vụ thương mại,
văn hoá và khu dân cư bảo đảm có diện tích đỗ xe phù hợp với quy mô, tính chất
của từng công trình.
Điều 28.
Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khoẻ và việc tổ chức kiểm tra sức khoẻ định
kỳ đối với người lái xe.
2. Chỉ đạo việc tổ chức mạng lưới
cấp cứu y tế trên các tuyến đường hay xảy ra tai nạn giao thông.
3. Tổ chức huấn luyện cấp cứu
cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và những người làm công tác sơ cứu
ban đầu.
4. Xây dựng hệ thống thông tin cấp
cứu về tai nạn giao thông.
Điều 29.
Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
mọi biện pháp cần thiết để thiết lập và duy trì trật tự an toàn giao thông ở địa
phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện ở
các cấp, các ngành thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức thực hiện các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn
chiếm hành lang an toàn đường bộ; giao nhiệm vụ và kiểm tra ủy ban nhân dân cấp
dưới trong việc bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ ở địa
phương (kể cả các quốc lộ đi qua địa phương).
3. Quy định cụ thể việc cho phép
sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường nhưng không được làm ảnh hưởng đến
trật tự an toàn giao thông; tổ chức giải toả lòng đường, hè phố bị chiếm dụng;
cấm cho thuê hè phố, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức.
4. Chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp
dưới thực hiện quy hoạch sắp xếp nơi họp chợ, buôn bán cho nhân dân nhưng không
được vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.
5. Có kế hoạch và thực hiện kế
hoạch cải tạo, mở rộng đường thuộc địa phương quản lý phù hợp quy hoạch được
duyệt nhằm khắc phục ùn tắc giao thông; có biện pháp trong tổ chức giao thông
như : Hạn chế hoặc cấm lưu hành một số loại phương tiện; phân luồng, phân tuyến,
quy định phạm vi và thời gian hoạt động của một số loại phương tiện; thời gian
bắt đầu làm việc của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đề xuất và tổ chức thực hiện các
chính sách, biện pháp nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân áp dụng đối với
thành phố, thị xã của địa phương.
6. Quy hoạch và chỉ đạo thực hiện
quy hoạch xây dựng bến xe, bãi đỗ xe; quản lý hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe.
7. Quản lý vận tải đường bộ theo
phân cấp và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
8. Đề xuất chính sách ưu tiên
phát triển vận tải khách công cộng; tổ chức quản lý vận tải khách công cộng
trong đô thị;
9. Tổ chức các doanh nghiệp nhà
nước hoạt động công ích vận tải khách công cộng bằng xe buýt; quy định các cơ
quan, doanh nghiệp có số lượng lớn cán bộ, công nhân viên mà không có tuyến xe
buýt chạy qua phải tổ chức xe đưa đón cán bộ, công nhân viên.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu
lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Nghị định số
36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về việc bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
Điều 31.
Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.