BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 104/1998/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

(Theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998)Thi hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính như sau:

Phần thứ nhất:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá đã quy định tại Phụ lục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Điều 1 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ.

2. Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu là:

2.1. Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó có các cổ đông cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp.

2.2. Cổ phần: là số vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau.

2.3. Cổ đông: là những cá nhân, pháp nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần.

2.4. Cổ phiếu: là một loại chứng chỉ có giá do công ty cổ phần phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông.

2.5. "Vốn điều lệ" của công ty cổ phần: là tổng số vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ công ty.

2.6. Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán: là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành.

2.7. Giá trị thực tế của doanh nghiệp: là tổng giá trị thực tế của tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tính theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

2.8. Giá trị phần vốn Nhà nước theo sổ kế toán: là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở Bảng cân đối kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp trừ (-) đi các khoản nợ phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng (nếu có).

2.9. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) đi các khoản nợ thực tế phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng (nếu có).

2.10. Cổ tức: là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần để chia cho các cổ đông.

2.11. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp: là giá trị tăng thêm do các yếu tố lợi thế tạo ra như: vị trí địa lý, uy tín mặt hàng của doanh nghiệp.

2.12. Cổ phần chi phối của Nhà nước: là các loại cổ phần đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

- Cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số cổ phần của Công ty;

- Cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong Công ty.

2.13. Cổ phần đặc biệt của Nhà nước: là cổ phần của Nhà nước trong Công ty mà Nhà nước không có cổ phần chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của Công ty được ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.

2.14. Tiền bán cổ phần: là số tiền thu được sau khi bán cổ phần của công ty cổ phần.

2.15. Tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước: là giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ (-) giá trị cổ phần Nhà nước góp vào Công ty.

Số tiền thực thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước là tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước trừ (-) chi phí cổ phần hoá và giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.

2.16. Chi phí cổ phần hoá: là các khoản chi phí thực tế cần thiết để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

2.17. Cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp cổ phần hoá là:

- Bộ quản lý ngành (nếu là doanh nghiệp độc lập do Bộ, ngành quản lý);

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu là doanh nghiệp độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý);

- Hội đồng quản trị Tổng Công ty Nhà nước (nếu là doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty Nhà nước);

- Giám đốc doanh nghiệp độc lập (nếu là bộ phận của doanh nghiệp độc lập tách ra để cổ phần hoá).

2.18. Người quản lý trực tiếp phần vốn Nhà nước: là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần.

2.19. Thời điểm cổ phần hoá: là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

3. Sau khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì công ty cổ phần được kế thừa tất cả quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước.

4. Hình thức cổ phần hoá

Tuỳ theo tình hình và yêu cầu cụ thể, các doanh nghiệp nhà nước có thể lựa chọn và vận dụng một trong bốn hình thức cổ phần hoá dưới đây:

4.1. Giữ nguyên giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Theo hình thức này thì giá trị cổ phần của Nhà nước góp vào công ty bằng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trừ (-) chi phí cổ phần hoá, giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị phần trả dần của người lao động nghèo theo quy định của Nhà nước.

4.2. Bán một phần giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Theo hình thức này thì Nhà nước sử dụng một phần giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để bán cho các cổ đông.

4.3. Tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá. Theo hình thức này thì một bộ phận của doanh nghiệp có thể hoạt động độc lập và hạch toán riêng giá trị tài sản, được tách ra để cổ phần hoá (phân xưởng sản xuất, cửa hàng, bộ phận dịch vụ ...).

4.4. Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Theo hình thức này, Nhà nước không tham gia cổ phần ở Công ty cổ phần.

Phần thứ hai:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. QUYỀN ĐƯỢC MUA CỔ PHẦN LẦN ĐẦU

Khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì quyền mua cổ phần lần đầu được quy định tại Điều 8 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ, như sau:

1. Doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt thì mỗi pháp nhân được mua không quá 10%, mỗi cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt thì mỗi pháp nhân được mua không quá 20%, mỗi cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần thì không hạn chế pháp nhân, cá nhân mua cổ phần nhưng phải có đủ số cổ đông theo quy định của Luật Công ty.

4. Trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước có vay vốn của người lao động để sản xuất kinh doanh, khi chuyển thành công ty cổ phần thì được chuyển một phần hoặc toàn bộ số vốn đã cho doanh nghiệp vay thành vốn mua cổ phần, nếu họ có yêu cầu.

Sau 30 ngày kể từ ngày bắt đầu bán cổ phần, số cổ phần thực tế bán ra chưa đủ theo đề án đã được duyệt mà các cổ đông có nhu cầu mua cao hơn mức khống chế quy định thì sau khi có đề nghị của doanh nghiệp cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét cụ thể để điều chỉnh tăng quyền được mua cổ phần cho các cá nhân, pháp nhân phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, thì việc tăng quyền được mua cổ phần không làm ảnh hưởng đến cổ phần chi phối của Nhà nước.

II. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

1. Nguyên tắc xác định: Theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ.

2. Kiểm kê tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp phải kiểm kê bao gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán theo chế độ kế toán hiện hành.

Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận ký gửi được kiểm kê riêng.

2.1. Kiểm kê tài sản phải theo các yêu cầu sau đây:

2.1.1. Xác định số lượng tài sản thực tế hiện có đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

2.1.2. Phân loại tài sản hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp:

- Tài sản mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thì căn cứ vào thông số kỹ thuật và thực trạng tài sản để xác định chất lượng còn lại của từng tài sản, loại hoặc nhóm tài sản. Chất lượng còn lại thể hiện bằng tỷ lệ % so với chất lượng tài sản mua sắm, đầu tư xây dựng mới.

- Tài sản không có nhu cầu sử dụng bao gồm tài sản không cần dùng, tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình sản xuất kinh doanh được kê khai riêng để có biện pháp xử lý.

- Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có) cần kiểm kê để bàn giao riêng cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng. 2.1.3. Xác định tài sản thiếu hụt so với sổ sách (nếu có).

2.1.4. Đối chiếu và phân loại các khoản công nợ.

Nợ phải thu khó đòi phải có chứng cứ hợp lệ, cụ thể:

- Khoản nợ mà con nợ không xác nhận;

- Con nợ là pháp nhân đã bị giải thể, phá sản;

- Con nợ là cá nhân đã chết, đã bỏ trốn, không có người kế thừa trách nhiệm;

- Các khoản nợ khó đòi do các nguyên nhân khác.

2.2. Tổ chức kiểm kê tài sản

Giám đốc doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá phải thành lập Hội đồng để kiểm kê tài sản theo các yêu cầu trên. Thành viên Hội đồng kiểm kê gồm:

- Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá là Chủ tịch Hội đồng;

- Kế toán trưởng là thành viên Hội đồng;

- Trưởng phòng kỹ thuật là thành viên Hội đồng;

Ngoài ra, tuỳ theo tình hình cụ thể, giám đốc doanh nghiệp mời các chuyên gia kỹ thuật am hiểu tính năng tác dụng và chất lượng của tài sản để tham gia vào Hội đồng kiểm kê tài sản.

3. Xử lý tài sản và các khoản nợ trước khi cổ phần hoá

3.1. Các tài sản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá:

3.1.1. Những tài sản mà doanh nghiệp không thể tiếp tục sử dụng đã phản ảnh trên báo cáo tài chính trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có thể xử lý theo một trong những biện pháp sau đây:

- Cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp điều động cho các doanh nghiệp khác thuộc phạm vi quản lý của mình;

- Tổ chức bán đấu giá (hoặc thanh lý); Tiền thu từ bán đấu giá (hoặc thanh lý) sau khi trừ (-) chi phí bán đấu giá (hoặc thanh lý) nếu phát sinh trước thời điểm cổ phần hoá thì tính vào giá trị doanh nghiệp, nếu phát sinh sau thời điểm cổ phần hoá thì phải nộp vào tài khoản tương ứng quy định tại Điểm 2 Mục V của Thông tư này;

- Nếu khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà các tài sản này không bán đấu giá (hoặc thanh lý) được thì cơ quan quyết định cổ phần hoá uỷ quyền cho công ty cổ phần quản lý hộ. Chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm cổ phần hoá, cơ quan quyết định cổ phần hoá phải tổ chức bán đấu giá (hoặc thanh lý) để thu hồi vốn. Việc bán đấu giá (hoặc thanh lý) tài sản thực hiện theo quy định hiện hành.

3.1.2. Nợ phải thu khó đòi quy định tại Điểm 2.1.4. mục này.

3.1.3. Chi phí xây dựng dở dang của những công trình đã đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

3.1.4. Các khoản đầu tư dài hạn và doanh nghiệp khác nhưng doanh nghiệp không thực hiện cổ phần hoá khoản đầu tư này thì cơ quan quyết định cổ phần hoá xử lý.

3.1.5. Tài sản thuê tài chính: là phần nợ chưa trả cho chủ tài sản.

3.1.6. Tài sản thuê ngoài: Trường hợp bên cho thuê đồng ý bán, doanh nghiệp đi thuê đồng ý mua tài sản đang thuê thì doanh nghiệp đi thuê có trách nhiệm thanh toán theo giá hai bên thoả thuận. Nếu bên cho thuê là doanh nghiệp nhà nước cùng cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp cổ phần hoá thì cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp quyết định điều động tài sản cho bên đi thuê, bên giao tài sản được hạch toán giảm vốn, bên nhận tài sản được hạch toán tăng vốn. Bên nhận tài sản (doanh nghiệp cổ phần hoá) phải đánh giá lại tài sản và tính vào giá trị doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp cổ phần hoá đi thuê có đầu tư, cải tạo nâng cấp thêm trên tài sản đi thuê thì giá trị còn lại của phần đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xử lý như sau:

+ Nếu doanh nghiệp cho thuê nhận lại tài sản thì doanh nghiệp này thanh toán lại cho cổ phần thuê giá trị đã đầu tư nâng cấp. Nếu bên cho thuê là doanh nghiệp nhà nước đồng ý nhận lại tài sản kèm theo giá trị đã đầu tư cải tạo, nâng cấp thì 2 bên có thể bàn giao giá trị đã đầu tư nâng cấp và hạch toán theo nguyên tắc tăng, giảm như trên;

+ Nếu công ty cổ phần tiếp tục thuê tài sản thì chi phí đã đầu tư cải tạo, nâng cấp được tính vào giá trị doanh nghiệp.

3.1.7. Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).

3.2. Đối với tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng nhưng chưa xác định được chủ sở hữu thì đều được coi là tài sản thuộc vốn Nhà nước, và phải xác định giá trị. Khi xác định được chủ sở hữu, Bộ Tài chính sẽ xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

3.3. Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỉ giá, các khoản lãi chưa phân phối (nếu có), cũng phải xử lý trước khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp.

3.4. Số dư bằng tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi được chia cho người lao động để mua cổ phần.

4. Giá thị trường dùng để xác định giá trị thực tế tài sản được quy định như sau:

4.1. Đối với tài sản mà trên thị trường có lưu thông thì giá thị trường là giá đang mua, hoặc đang bán của tài sản đó.

4.2. Đối với tài sản chuyên dùng hoặc là sản phẩm đầu tư xây dựng thì căn cứ vào suất đầu tư (hay giá đầu tư) ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền quy định.

4.3. Nếu là tài sản đặc thù không lưu thông trên thị trường, thì tính theo giá tài sản cùng loại có công suất, tính năng kỹ thuật tương đương, nếu không có tài sản tương đương thì tính theo giá của tài sản đó đã ghi trên sổ kế toán.

5. Nội dung phương pháp xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá.

5.1. Đối với tài sản cố định, tài sản lưu động là hiện vật đã được kiểm kê và xác định theo công thức sau:

Giá trị thực tế tài sản

=

Số lượng thực tế của từng tài sản

x

Giá thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

x

Chất lượng còn lại của tài sản (%)

5.2. Đối với tài sản là vốn bằng tiền thì tính theo số dư vốn bằng tiền đã kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Nếu số dư là ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng công bố tại thời điểm gần nhất.

5.3. Đối với nợ phải thu là các khoản nợ đã được đối chiếu xác nhận.

5.4. Đối với các khoản chi phí dở dang (bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng) thì tính theo số dư chi phí thực tế trên sổ kế toán.

5.5. Đối với tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn thì tính theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã đối chiếu xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp,

5.6. Đối với tài sản đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn thì tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản mà công ty cổ phần sẽ tiếp tục kế thừa.

5.7. Đối với tài sản vô hình (nếu có) thì tính theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.

5.8. Đối với doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh thì phải tính thêm giá trị lợi thế vào giá trị thực tế của doanh nghiệp, như sau:

- Trường hợp giá trị lợi thế (như uy tín mặt hàng, vị trí địa lý) đã được đánh giá thì lấy số dư thực tế trên sổ kế toán để tính vào giá trị doanh nghiệp;

- Trường hợp chưa xác định được giá trị lợi thế kinh doanh thì căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của 3 năm liền kề với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tính lợi thế theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của doanh nghiệp

=

Tổng số lợi nhuận thực hiện của 3 năm liền kề

Tổng số vốn Nhà nước theo sổ kế toán 3 năm liền kề

 

Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch

=

Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của doanh nghiệp

-

Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung của doanh nghiệp nhà nước cùng ngành nghề trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố)

 

Giá trị lợi thế tính vào giá trị doanh nghiệp

=

Vốn Nhà nước theo sổ kế toán bình quân của 3 năm liền kề

x

Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch

x

30%

Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá là tổng số các khoản (5.1 + 5.2 + 5.3 + 5.4 + 5.5 + 5.6 + 5.7 + 5.8) nói trên.

5.9. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí cổ phần hoá.

6. Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là phần còn lại của giá trị thực tế doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ thực tế phải trả kể cả số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng.

- Nợ thực tế phải trả: Là tổng số các khoản nợ được quy định tại Mục A (Nợ phải trả - Mã số 300) Bảng cân đối kế toán trừ (-) các khoản nợ không trả được.

- Các khoản nợ không trả được: Là các khoản nợ mà chủ nợ đã giải thể, đã phá sản, đã chết, đã bỏ trốn, hoặc chủ nợ từ bỏ quyền đòi nợ.

7. Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp

7.1. Thành phần Hội đồng gồm có:

- Đại diện cơ quan Tài chính làm Chủ tịch

- Đại diện cơ quan quản lý ngành (Bộ, Sở quản lý ngành, Tổng công ty 91) là thành viên;

- Đại diện lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá là thành viên;

Ngoài các thành viên chính thức nói trên, căn cứ vào tình hình tài sản trong doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể, Hội đồng được mời thêm các tổ chức hoặc chuyên gia kỹ thuật, các chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài doanh nghiệp cần thiết cho việc đánh giá chất lượng và xác định giá trị thực tế của từng loại tài sản đó.

7.2. Nhiệm vụ của Hội đồng là:

7.2.1. Xem xét thẩm định kết quả kiểm kê của doanh nghiệp đã quy định tại Điểm 2 Mục II của Thông tư này.

7.2.2. Tổ chức đánh giá, xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp và xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước theo hướng dẫn trên đây.

7.2.3. Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên chính thức về kết quả xác định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Hội đồng làm việc theo nguyên tắc biểu quyết tập thể. Trong trường hợp có số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch là ý kiến quyết định.

Biên bản xác định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải gửi đến các cơ quan sau đây:

- Bộ quản lý ngành (hoặc Tổng công ty 91) nếu doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý ngành (hoặc Tổng công ty 91) quản lý;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nếu doanh nghiệp do địa phương quản lý;

- Bộ Tài chính.

Thời hạn để xác định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tối đa là 15 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng.

7.2.4. Xác định lại kết quả giá trị doanh nghiệp nếu người quyết định giá trị doanh nghiệp yêu cầu.

8. Thẩm quyền quyết định và điều chỉnh giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

8.1 Thẩm quyền quyết định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

8.1.1. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành (đối với doanh nghiệp độc lập và thành viên Tổng Công ty 90 do Bộ trực tiếp quản lý); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp độc lập và thành viên Tổng Công ty 90 do tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý); Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91 (đối với doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty 91) xem xét quyết định những doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống.

8.1.2. Bộ trường Bộ Tài chính xem xét quyết định những doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo sổ kế toán trên 10 tỷ đồng sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tổng Công ty 91.

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản xác định giá trị doanh nghiệp và ý kiến thoả thuận như Điểm 8.1.2, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và quyết định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đó.

Trường hợp biên bản xác định giá trị doanh nghiệp chưa đủ căn cứ để quyết định thì chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp yêu cầu, Hội đồng phải bổ sung đủ các căn cứ để quyết định giá trị doanh nghiệp.

8.1.3. Trường hợp giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá xác định thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

8.2. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp

8.2.1. Sau 3 tháng, kể từ ngày quyết định giá trị doanh nghiệp, số cổ phần thực bán chưa đạt 50% tổng số cổ phần dự kiến bán ra thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp phải xem xét và điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp đã quyết định, trong thời hạn không quá 10 ngày.

8.2.2. Thẩm quyền điều chỉnh giá trị doanh nghiệp:

- Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tổng Công ty 91 được xem xét điều chỉnh giảm dần giá trị doanh nghiệp đã quyết định cho tới mức giá trị doanh nghiệp ghi trên sổ kế toán của số tài sản đưa vào cổ phần hoá;

- Mọi trường hợp điều chỉnh giá trị doanh nghiệp xuống dưới mức ghi trên sổ kế toán của số tài sản đưa vào cổ phần hoá đều do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.

9. Xử lý giá trị phần vốn Nhà nước từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm cổ phần hoá.

Do thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần có khác nhau nên: Nếu có giá trị tăng thì được cộng (+) thêm vào giá trị thực tế doanh nghiệp; Nếu có giá trị giảm thì được trừ (-) vào giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hoá theo quyết định của người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.

III. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần

Chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP nói trên.

2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp

Chế độ ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điểm như sau:

2.1. Cứ một năm làm việc cho Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần (trị giá 1 cổ phần là 100.000 đồng) theo giá bán ưu đãi với mức giảm giá 30% so với đối tượng khác. Theo quy định này, mỗi cổ phần bán ưu đãi, người lao động chỉ phải trả 70. 000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị Nhà nước ưu đãi cho người lao động trong mỗi cổ phần.

2.2. Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động là tích số giữa giá trị ưu đãi của mỗi cổ phần với tổng số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động nhưng tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ (vốn tự bổ sung) từ 40% giá trị doanh nghiệp (theo sổ kế toán) trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 30% giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

2.3. Người lao động nghèo trong doanh nghiệp được trả dần tiền mua cổ phần ưu đãi. Thời hạn trả dần tối đa là 10 năm kể cả ba năm hoãn trả. Số tiền trả dần người lao động nghèo không phải trả lãi suất.

2.4. Số cổ phần trả dần của người lao động nghèo trong doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng số cổ phần bán ưu đãi quy định ở điểm 2.2. mục này.

2.5. Khi thực hiện chế độ ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cần bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Nếu số cổ phần bán ưu đãi theo mức quy định tối đa của Nhà nước mà tổng giá trị ưu đãi cho người lao động vượt quá mức khống chế (20% hoặc 30% của giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) thì phải điều chỉnh giảm tổng số của phần bán ưu đãi để giá trị ưu đãi không vượt quá mức khống chế trên.

- Nếu tính theo mức khống chế trên mà giá trị ưu đãi cho người lao động và giá trị trả dần của người lao động nghèo vượt quá giá trị cổ phần thuộc vốn Nhà nước bán ra (sau khi trừ (-) chi phí cổ phần hoá) thì phải tiếp tục điều chỉnh giảm tổng số cổ phần bán ưu đãi để thoả mãn điều kiện này.

2.6. Thủ tục và thẩm quyền xét duyệt ưu đãi cho người lao động:

2.6.1. Doanh nghiệp cổ phần hoá lập danh sách người lao động trong doanh nghiệp, số năm làm việc và số cổ phần được mua ưu đãi của từng người.

2.6.2. Đối với người lao động nghèo phải có giấy đề nghị mua cổ phần trả dần và cam kết thời hạn trả tiền cho Nhà nước.

2.6.3. Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá phối hợp với Đảng uỷ, Công đoàn doanh nghiệp xét duyệt danh sách người lao động, số lượng cổ phần mua ưu đãi và danh sách người lao động nghèo, số lượng cổ phần mua trả dần. Danh sách này phải được niêm yết công khai trong doanh nghiệp và gửi cho cơ quan quyết định cổ phần hoá (kèm theo đề án cổ phần hoá của doanh nghiệp).

2.6.4. Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan quyết định cổ phần hoá duyệt mức bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và cổ phần trả dần cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá.

IV. CHI PHÍ CỔ PHẦN HOÁ

1. Chi phí cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

- In tài liệu, tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hoá doanh nghiệp;

- Kiểm kê, xác định giá trị tài sản;

- Lập phương án cổ phần hoá, xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần;

- Thuê kiểm toán (nếu có);

- Đại hội công nhân viên chức doanh nghiệp bất thường để triển khai cổ phần hoá;

- Tuyên truyền quảng cáo về cổ phần hoá doanh nghiệp;

- Tổ chức bán cổ phiếu (không tính tiền mua tờ cổ phiếu);

- Đại hội cổ đông lần đầu;

- Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp.

Chi phí cho Ban cổ phần hoá các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

2. Mức chi phí cho quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần quy định như sau:

+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế dưới 3 tỷ đồng được chi không quá 3% giá trị thực tế doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế từ 3 tỷ đến 10 tỷ đồng thì được cộng thêm 2% của giá trị tăng thêm;

+ Doanh nghiệp có giá trị thực tế trên 10 tỷ đồng được cộng thêm 1% của giá trị tăng thêm.

Giám đốc doanh nghiệp nhà nước tự quyết định các chi phí thực tế cần thiết cho quá trình cổ phần hoá theo nguyên tắc tiết kiệm trong mức quy định trên. Tổng số chi phí cổ phần hoá được trừ (-) vào tiền bán cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước phải quyết toán toàn bộ chi phí cổ phần hoá và báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá.

V. QUẢN LÝ TIỀN BÁN CỔ PHẦN

1. Doanh nghiệp cổ phần hoá phải mở tài khoản phong toả tại Kho bạc Nhà nước để gửi tiền bán cổ phần.

Khi thu tiền của các cổ đông, doanh nghiệp cổ phần hoá phải thực hiện đúng chế độ quản lý về tiền mặt.

2. Đối với số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước

2.1. Tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước sau khi trừ (-) chi phí cổ phần hoá, số còn lại công ty cổ phần làm thủ tục chuyển từ tài khoản phong toả tại Kho bạc vào tài khoản thu về cổ phần hoá của:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập, kể cả thành viên Tổng Công ty 90 do địa phương quản lý);

- Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập, kể cả thành viên Tổng Công ty 90 thuộc các Bộ, Tổng cục quản lý);

- Tổng Công ty 91 (đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty).

2.2. Sử dụng tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước.

2.2.1. Số tiền này được sử dụng để:

- Đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho người lao động;

- Trợ cấp cho người lao động dôi dư;

- Bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên củng cố;

- Đầu tư thêm cổ phần của Nhà nước tại các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả.

2.2.2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước:

- Căn cứ vào số tiền thu được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định sử dụng theo quy định tại điểm 2.2.1 Mục này (đối với các doanh nghiệp do địa phương quản lý);

- Các Bộ quản lý ngành quyết định sử dụng và thông báo cho Bộ Tài chính để cấp phát (đối với các doanh nghiệp do Bộ quản lý).

3. Đối với số tiền thu từ phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn cho công ty cổ phần thuộc quyền sử dụng của công ty cổ phần.

- Khi công ty cổ phần chính thức hoạt động, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đề nghị Kho bạc chuyển số tiền đã huy động từ tài khoản phong toả về tài khoản của công ty cổ phần.

- Tiền bán cổ phần sau khi công ty cổ phần đã đi vào hoạt động:

+ Nếu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước phải nộp vào tài khoản thu về cổ phần hoá quy định tại điểm 2.1. mục này.

+ Nếu bán cổ phần để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thì nộp vào tài khoản của công ty.

VI. QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP TỜ CỔ PHIẾU

1. Kho bạc Nhà nước thống nhất việc in, quản lý tờ cổ phiếu "trắng" để cung cấp cho các doanh nghiệp cổ phần hoá.

2. Sau khi Đại hội cổ động thành lập và công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động theo Luật Công ty, công ty cổ phần nộp đơn xin mua tờ cổ phiếu (mẫu đính kèm) đến Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau đây gọi tắt là Kho bạc Nhà nước tỉnh) nơi doanh nghiệp cổ phần hoá mở tài khoản phong toả.

2.1. Tổng mệnh giá cổ phiếu "trắng" xin mua tương ứng với tổng giá trị cổ phần góp vào công ty.

2.2. Cổ phiếu của thành viên Hội đồng quản trị, của cổ đông mua cổ phần trả dần cho Nhà nước phải là cổ phiếu ghi danh không chuyển nhượng.

2.3. Cổ phiếu của Nhà nước là cổ phiếu ghi danh không chuyển nhượng. Người đứng tên trong tờ cổ phiếu là tên cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp cổ phần hoá.

2.4. Mỗi cổ đông có thể nhận một hoặc nhiều tờ cổ phiếu. Tổng mệnh giá các tờ cổ phiếu tương ứng với số tiền đã góp vào công ty cổ phần.

2.5. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần chịu trách nhiệm quản lý tờ cổ phiếu "trắng" sau khi đã mua từ Kho bạc Nhà nước, cấp tờ cổ phiếu đến từng cổ đông tương ứng với số cổ phần mà họ sở hữu.

2.6. Hồ sơ kèm theo đơn xin mua tờ cổ phiếu gồm:

- Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền;

- Nghị quyết của Đại hội cổ đông thành lập về việc bầu thành viên Hội đồng quản trị, Nghị quyết Hội đồng quản trị về bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành công ty cổ phần.

3. Căn cứ vào đơn xin mua tờ cổ phiếu vào các công ty nêu trên, Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm bán tờ cổ phiếu cho công ty cổ phần chậm nhất 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

4. Trong phạm vi 10 ngày kể từ khi nhận được tờ cổ phiếu "trắng" từ Kho bạc Nhà nước, công ty cổ phần có trách nhiệm ghi chép đầy đủ vào từng tờ cổ phiếu và chuyển đến từng cổ đông.

5. Các quy định khác về quản lý tờ cổ phiếu không quy định trong Thông tư này vẫn áp dụng theo Quyết định số 529 TC/QĐ-TCDN ngày 31-7-1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế tạm thời về việc mua tờ cổ phiếu trong các công ty cổ phần.

Phần thứ ba:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này thay thế Thông tư số 50 TC/TCDN ngày 30 tháng 8 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực từ ngày ký.

Các văn bản hướng dẫn về các vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp cổ phần hoá có những vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 104/1998/TT-BTC

Hanoi, July 18, 1998

 

CIRCULAR

GUIDING FINANCIAL MATTERS WHEN CONVERTING STATE ENTERPRISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES

(Pursuant to Decree No. 44/1998/ND-CP of June 29, 1998)

In furtherance of Government Decree No. 44/1998/ND-CP of June 29, 1998 on converting State enterprises into joint-stock companies, the Ministry of Finance provides the following guidance on financial matters:

Part one

GENERAL PROVISIONS

1. Subject to this Circular are State enterprises in the category of equitisation stipulated in the Appendix of classification of State enterprises promulgated with Article 1 of Government Decree No. 44/1998/ND-CP of June 29, 1998.

2. Terms used in this Circular shall be understood as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Share is the company’s charter capital divided into numerous equal parts.

2.3. Shareholder is an individual or a legal entity that owns shares of joint-stock companies.

2.4. Share is a certificate of value issued by joint-stock companies to certify shareholders ownership of shares.

2.5. "Charter capital" of a joint-stock company is the total capital contributed by shareholders and specified in the company’s charter.

2.6. Book value of enterprises is the total value of assets expressed in the Accounting Balance of enterprises according to the current accounting system.

2.7. Actual value of enterprises is the total real value of the assets (tangible and intangible) that belongs to enterprises and is calculated at market price at the time of the determination of the value of enterprises.

2.8. Book value of State capital is the remainder after subtracting debts payable, balance of the welfare funds and rewards(if any) from the total value of the assets reflected in the Accounting Balance at the time of the determination of the value of enterprises.

2.9. Actual value of State stake in enterprises is the remainder after subtracting debts payable, balance of the welfare and bonuses funds (if any) from the total real value of enterprises.

2.10. Dividend is a part of after-tax profit of joint-stock companies to be divided among shareholders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.12. State governing shares are types of shares that meet one of the two following conditions:

- State shares that represent more than 50% (fifty per cent) of the company’s total shares;

- State shares that at least double the number of shares owned by another biggest shareholder in the Company.

2.13. State’s special share is the share of the State in the company where the State does not hold governing shares but has the right to decide on a number of important matters of the company as stated in the organization and operation charters of joint-stock companies.

2.14. Proceeds from the sale of shares is the sum collected when selling shares of joint-stock companies.

2.15. Proceeds from the sale of shares that belong to State capital is the actual value of the State stake in enterprises minus (-) the value of State shares contributed to the company.

The sum actually collected from the sale of shares that belong to State capital is the money gained from selling shares that belong to State capital minus (-) equitization expenses and the preference value granted to employees of enterprises.

2.16. Equitisation expenses: are necessary and actual expenses to convert State enterprises into joint-stock companies.

2.17. The direct managing bodies of equitized enterprises are:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The provincial/municipal Peoples Committees (if they are independent enterprises under the management of the provincial/municipal Peoples Committees);

- Managing Boards of State corporations (if they are member enterprises of the State corporations); and

- Directors of independent enterprises (if they are parts of independent enterprises, separated for equitisation).

2.18. Direct manager of State capital is the person deputed by competent State agency(ies) to directly manage the State stake in joint-stock companies.

2.19. The time of equitisation is the time specified in a decision by the competent State agency to convert a State enterprise into a joint-stock company.

3. After State enterprises are converted into joint-stock companies, the latter shall inherit all the rights and perform all the obligations of the former.

4. Forms of equitisation

Depending on the specific situation and requirements, State enterprises may select and apply one of the following four forms of equitisation:

4.1. To keep intact the existing State capital in enter-prises, to issue shares and to attract more capital for the enterprises development. According to this form, the value of the State shares contributed to companies is equal to the actual value of the State stake in enterprises minus (-) the equitisation expenses, the preference value granted to employees and the value of the amounts to be paid in installments by poor employees in accordance with the stipulations of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.3. To separate parts of enterprises for equitisation. Under this form, a part of an enterprise may operate independently and make separate accounting of the value of its assets separated for equitisation (e.g. workshops, stores, service sections, etc.).

4.4. To sell the entire value of the existing State capital in enterprises in order to convert the latter into joint-stock companies. By this form, the State shall not participate in shares in such joint-stock companies.

Part two

SPECIFIC PROVISIONS

I. ENTITLEMENT TO PURCHASE SHARES FOR THE FIRST TIME

When State enterprises are turned into joint-stock companies, the entitlement to purchase shares for the first time stipulated in Article 8 of Government Decree No. 44/1998/ND-CP of June 29, 1998 shall be as follows:

1. For enterprises where the State holds governing shares or special shares, each legal person shall be entitled to buy not more than 10% and each individual not more than 5% of the total number of an enterprise’s shares.

2. For enterprises where the State does not hold controlling shares or special shares, each legal person shall be entitled to buy not more than 20% and each individual not more than 10% of the total number of an enterprises shares.

3. For enterprises where the State does not participate in shares, there shall be no limitation as to the number of shares which a legal person or an individual may buy but there must be sufficient number of shareholders as provided for by the Law on Companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



After 30 days from the date of beginning to sell shares, if the number of shares actually sold out is not up to the approved plan while shareholders buying demand is higher than the stipulated governing level, the body deciding the equitisation shall, at the request of equitised enterprises, consider augmentation of the entitlement to purchase shares for individuals and legal persons in conformity with the enterprises situation. For enterprises where the State holds controlling shares, the augmentation of the entitlement to purchase shares shall not affect the State controlling shares.

II. DETERMINATION OF ENTERPRISES VALUE

1. Principle for determination: The determination shall comply with the stipulations in Articles 11 and 12 of Government Decree No. 44/1998/ND-CP of June 29, 1998.

2. Inventory of assets under enterprises ownership:

The assets owned by State enterprises and subject to inventory shall include current and short-term investment assets and fixed and long-term investment assets reflected in the Accounting Balance according to the current accounting regime.

Separate inventory shall be made with regard to assets hired outside, materials and goods undertaken to hold in trust, to process, to sell in trust and to be deposited.

2.1. Inventory of assets shall comply with the following requirements:

2.1.1. To determine the quantity of the assets that actually exist till the time the enterprises value is determined.

2.1.2. To classify the existing assets under enterprises ownership:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For assets which enterprises do not have requirements to use, including assets that are not in use and assets that are beyond the possibility of restoration for production and business, they must be declared and inventoried separately so that handling measures shall be taken.

- Assets formed from reward and/or welfare fund (if any) shall be inventoried so as to hand over separately to joint-stock companies for management and use.

2.1.3. To determine the assets that are deficient comparing with books (if any).

2.1.4. To compare and classify items of debts.

Recoverable bad debts must be proved by valid and concrete evidences:

- Debts not acknowledged by debtors;

- Debtors are legal entities that have been dissolved or have gone bankrupt;

- Debtors are individuals who have died, or fled without any inheritors of their responsibilities;

- Bad debts due to other causes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Directors of equitised State enterprises shall have to set up asset inventory councils according to the above-mentioned requirements. Membership of the inventory council shall comprise:

- The Director of the equitized State enterprise as its the president;

- The chief-accountant as a member; and

- The head of the technical department as a member.

Besides, depending on concrete situtation, directors of enterprises shall invite technical experts conversant with the properties, effects and quality of assets to participate in the asset inventory council.

3. Handling of assets and debts prior to equitisation:

3.1. The following assets shall not be calculated into the value of enterprises for equitisation:

3.1.1. Those assets that enterprises cannot continue to use and that have been reflected on financial reports before the time of determination of enterprises value may be handled by one of the following measures:

- The direct managing body of enterprises shall transfer them to other enterprise under its management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If State enterprises are turned into joint-stock companies while it is impossible to sell these assets by auction (or liquidation sales), the body deciding the equitisation shall authorize the joint-stock companies to manage them on its behalf. Within 90 days at the latest from the time of equitisation, the body deciding the equitisation must organize auction (or liquidation) sales in order to recover capital. The auction (or liquidation) sales shall be carried out in conformity with the current stipulations.

3.1.2. Recoverable bad debts as stipulated in Point 2.1.4 of this Item.

3.1.3. Unfinished construction costs of works that have been suspended prior to the time of determination of enterprises value.

3.1.4. Long-term investment in other enterprises, which is, however not put to equitisation effected by enterprises shall be handled by the body deciding the equitisation.

3.1.5. Financial leasing assets which are the part of debts unpaid to owners of assets.

3.1.6. Assets hired outside: Where the lessor agrees to sell and the lessee-enterprise agrees to buy the assets being leased, the latter shall be responsible for payment at the mutually agreed price. Where the lessor being a State enterprise has agreed with the direct managing body to transfer such assets to the equitised enterprise, the direct managing body of the enterprise shall decide to transfer assets to the lessee, the asset transferor shall be entitled to account it as reduction of capital while the transferee shall account it as a capital increase. The asset transferee (the equitised enterprise) shall re-evaluate the assets and calculate them in the enterprise’s value.

Where an equitised enterprise leases assets and make investment in the improvement of the or upgrade the leased assets, the remaining value of the portion that has been invested in, renovated or upgraded shall be dealt with as follows:

+ Where the leasing enterprise takes back the assets, it shall pay to the lessee-enterprise the invested or upgraded value. Where the lessor which is a State enterprise agrees to take back assets together with the invested, renovated or upgraded value, the two parties may hand over the invested and upgraded value which shall be accounted according to the principle of capital increase or reduction as mentioned above;

+ Where a joint-stock company continues to lease the assets, the costs of investments, renovation and upgrading that have been spent shall be calculated into the enterprises value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. With regard to assets that are being managed and used by enterprises the owners of which, however, have not been determined, they shall be considered assets under the State capital and the value of which must be determined. When their owners are determined, the Ministry of Finance shall handle specific case by case.

3.3. Other reserves for price reduction of stocks, reserves for bad debts, reserves for reduction of prices of securities and for differences in exchange rates and undistributed profits (if any) shall be also dealt with prior to the determination of the actual value of enterprises.

3.4. The balance left in reward and/or welfare funds shall be divided among employees for purchasing shares.

4. Market prices which are used to determine the actual value of assets shall be stipulated as follows:

4.1. For assets which are circulated on market, the market prices are the prices at which these assets are being purchased or sold.

4.2. For assets which are of specialised use or are construction investment products, the market prices shall be based on investment rates (or investment prices) at the time of determination of enterprises’ value, stipulated by the competent authority.

4.3. For particular assets that are not circulated on market, the market prices shall be calculated on the basis of the prices of assets of the same kind with similar capacity and technical properties. If such similar assets are not available, the prices of the assets shall be calculated according to their prices inscribed on account books.

5. Description and methods of determination of the actual value of enterprises for equitisation:

5.1. For immovable and moveable assets which are inventoried objects, their actual value shall be determined according to the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Actual quantity of each kind of asset

x

Market prices of assets at the time of determination enterprises’ value

x

The remaining quality of assets (%)

5.2. For assets which are capital in cash, their actual value shall be calculated according to the balance of cash capital which has been checked and compared at the time of determination of enterprises value. If the balance is in foreign currency(ies), it shall be converted into Vietnamese currency at the interbank exchange rate promulgated at the latest date.

5.3. For recoverable debts, their actual value shall be those debts that have been compared and acknowledged.

5.4. For unfinished expenses (including expenses incurred in production, business, non-business expenses and expenses in construction), their actual value shall be calculated according to the actual balance of expenses on account books.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.6. For short-term and long-term investment assets, those items that join-stock companies will inherit shall be calculated in enterprises value.

5.7. For intangible assets (if any), their actual value shall be calculated according to the remaining value which is being accounted on account books.

5.8. For enterprises that have business goodwill, the goodwill value shall be calculated into the actual value of enterprises as follows:

- Where the goodwill value (such as prestige of goods, geographical position) has been evaluated, the actual balance on account books shall be taken to calculate into enterprises’ value;

- Where the goodwill value has not been determined, it shall be calculated on the basis of the average superprofits ratio of the three years that immediately precede the time of determination of enterprises’ value to calculate the goodwill according to the following formula:

Enterprises’ average profits ratio of three years

=

The total profits gained in 3 immediately preceding years

Total State capital according to account books of the three immediate preceding years

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Average super-profits ratio

=

Enterprises’ average profits ratio of three years

-

Enterprises’ general average profits ratio of State enterprises of the same production/business lines in the same area (provinces or cities)

 

Goodwill value calculated into enterprise’s value

=

State capital according to the average account books of three immediately preceding years

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Average superprofits ratio

x  30%

The enterprises’ actual value for equitisation is the total of items (5.1 + 5.2 + 5.3 + 5.4 + 5.5 + 5.6 + 5.7 + 5.8) mentioned above.

5.9. For those enterprises that have failed to comply with law provisions on book accounting and statistics, the body that decides their value shall consider the hiring of independent auditing organizations to make the determination. The cost of hiring audit shall be calculated in the equitisation expenses.

6. Determination of the actual value of the State capital in enterprises:

The actual value of the State capital in enterprises is the remainder of the actual value of enterprises minus the actual debts payable including balance of the welfare and/or reward funds.

- Actual debts payable are the total debts stipulated in Item A (Debts payable - Code No. 300) of the Accounting Balance minus (-) non-performing debts.

- Non-performing debts are those debts where creditors have been dissolved, gone bankrupt, died, fled or abandoned the right to claim debts.

7. Council for Determination of Enterprises Value:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A representative of the financial agency who will act as its chairman;

- Representatives of branch managing agencies (ministries, branch managing municipal/provincial Services, Corporations 91) who will act as members;

- A representative of the leadership of the to be equitised State enterprise as member.

Apart from the above-said official members, depending on the situation of the assets in enterprises and specific requirements, the council may invite technical organizations or experts, economic, financial and accounting experts inside and outside the enterprise, necessary for the evaluation of quality and determination of the actual value of each type of these assets.

7.2. The tasks of the council shall be:

7.2.1. To examine and evaluate the inventory results of enterprises as stipulated in Point 2, Item II hereof.

7.2.2. To organize the appraisal and determination of the actual value of enterprises and determination of the actual value of the State capital in accordance with the guidance given above.

7.2.3. To make a record with signatures of all official members on the results of the determination of the actual value of enterprises and the actual value of the State capital in enterprises.

The council shall work according to the principle of collective voting. Where the number of votes is equal, the party having the Chairmans vote shall prevail.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The branch-managing ministry (or corporations 91) if enterprises are under the management of the branch-managing ministry or corporations 91;

- The Presidents of the provincial/municipal People’s Committees if enterprises are under the management of local administration; and

- The Ministry of Finance.

The time limit for determining the actual value of enterprises and the State’s actual stake in enterprises is 15 days at the maximum from the date of setting up of the council.

7.2.4. To re-determine the results of the value of enterprises if so requested by the person determining the value of enterprises.

8. Competence to decide and to adjust the actual value of enterprises and of the State’s actual stake in enterprises:

8.1. Competence to decide the actual value of enterprises and of the State’s actual stake in enterprises

8.1.1. Ministers of the branch-managing ministries (for independent enterprises and members of Corporation 90 directly run by the ministry); presidents of the People's Committees of provinces and centrally-run cities (for independent enterprises and members of Corporation 90 directly run by provinces and cities); or Chairmen of Management Boards of Corporations 91 (for enterprises which are members of Corporations 91) shall make examinations and decisions regarding enterprises with the State capital of 10 billion dong or less according to account books at the time of determination of value of enterprises.

8.1.2. The Minister of Finance shall make examination and decisions regarding enterprises having the State capital of more than 10 billion dong according to account books after obtaining a written agreement from ministers of the branch-managing ministries, the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees or the Chairmen of the Management Boards of Corporations 91.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where the records on the determination of the value of enterprises provide insufficient grounds for making such decision, the council shall, within seven days from the date of request by the persons competent to decide the value of enterprises, supplement grounds for decision of the value of enterprises.

8.1.3. Where the actual value of enterprises to be equitised is determined lower than the value inscribed on account books, it must be reported to Minister of Finance for decision.

8.2. Readjustment of the value of enterprises

8.2.1. If 3 months after the enterprises value is decided, the number of shares actually sold has not reached 50% of the total number of shares projected to sell out, the agency deciding the enterprises value shall consider and readjust the already decided value within 10 days.

8.2.2. The competence to readjust the value of enterprise

- Ministers of the branch-managing ministries, presidents of the provincial/municipal People’s Committees or Chairmen of the Management Boards of Corporations 91 shall make consideration and readjustment for gradual reduction of the enterprises already decided value to the level of the enterprise’s value inscribed on account books of the equitised assets.

- All cases of readjustment of the enterprises value to the level under that inscribed on account books of the equitised assets shall be considered and decided by the Minister of Finance.

9. Handling of the value of State stake from the time of determination of the enterprise’s value till the time of equitisation.

Due to the difference between the time of determination of the enterprise’s value and the time of deciding to turn the State enterprise into a joint-stock company, if there is an added value, it will be added (+) to the enterprise’s actual value, if there is a decreased value, it will be subtracted (-) from the enterprises actual value for equitisation in accordance with the decision of the person competent to decide the enterprises value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For State enterprises which are turned into joint-stock companies.

The preferential treatment regime for State enterprises which are turned into joint-stock companies shall comply with the stipulations in Article 13 of Decree No. 44/1998/ND-CP referred above.

2. For employees in enterprises.

The preferential treatment regime for employees in enterprises has been stipulated in Article 14 of Decree No. 44/1998ND-CP referred above. The Ministry of Finance provides detailed guidance on a number of points as follows:

2.1. For each year of working for the State, an employee working in enterprises shall be entitled to buy 10 shares at the maximum (the value of one share is 100,000 VND) at the preferential selling price 30% lower than that for other buyers. According to this stipulation, for each share sold at preferential price, employees shall pay only 70,000 VND and 30,000 VND is the preferential value granted by the State to employees for each share.

2.2. The total preferential value for employees is the product between the preferential value of each share and the total number of shares sold at preferential prices to employees. However, the total preferential values granted to employees shall not exceed 20% of the actual value of the State stake in enterprises. For enterprises that have capital accumulated by themselves (capital supplemented by themselves) that accounts for 40% of the value of enterprises (according to account books) or higher, the total preferential value granted to employees shall not exceed 30% of the actual value of the State stake in enterprises.

2.3. Poor employees in enterprises shall be entitled to buy preferential shares by deferred payment. The deferred payment period is 10 years at the maximum including 3 years grace. Poor employees shall not have to pay interests on the deferred payment.

2.4. The number of shares paid in installments by poor employees in enterprises shall not exceed 20% of the total number of shares sold at preferential prices stipulated in Point 2.2 of this Item.

2.5. When effecting the preferential treatment regime for employees in enterprises, the following conditions must be met:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If, calculating by the above-said controlling level, the preferential value granted to employees and the value of deferred payment by poor employees exceed the value of shares belonging to State stake sold out (after subtracting (-) equitisation expenses), readjustment shall be made to reduce the total number of shares sold at preferential prices in order to satisfy this condition.

2.6. Procedures and competence to consider and approve preferences for employees.

2.6.1. Equitised enterprises shall make a list of employees of enterprises, the number of their years of working therein and the number of shares entitled to buy at preferential prices by each employee.

2.6.2. For poor employees, there must be a written request to buy shares by installment payment and their commitment concerning the time limit of payment to the State.

2.6.3. Directors of equitised enterprises shall co-ordinate with Party Committees, trade unions of enterprises to review and approve lists of employees, the quantity of shares bought at preferential prices and lists of poor employees and the quantity of shares bought by installment payment. These lists shall be posted up at enterprises and forwarded to the body deciding the equitisation (enclosed with the enterprises plan for equitisation).

2.6.4. Based on Government Decree No. 44/1998/ND-CP, the agency deciding the equitisation shall review and approve the number of shares sold at preferential prices to employees and shares sold by installment payment to poor employees in equitised enterprises.

IV. EQUITISATION EXPENSES

1. Equitisation expenses of State enterprises shall comprise:

- Printing of materials, organization of professional training on equitisation of enterprises;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Elaboration of plans for equitisation as well as organization and operation charters of joint-stock companies;

- Hiring of audit (if any);

- Holding extraordinary congress of enterprises workers and employees for carrying out equitisation;

- Propaganda and advertisement for the equitisation of enterprises;

- Organizing the sale of shares (excluding the charge of share slips);

- Holding first shareholders congress; and

- Other expenses relating to the equitisation of enterprises.

Expenses for Equitisation Boards of the ministries, the People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall comply with the separate regulations of the Ministry of Finance.

2. Level of expenses for the process of turning State enterprises into joint-stock companies shall be stipulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Enterprises that have the actual value of from 3 - 10 billion VND shall be entitled to add an extra 2% of the added value;

+ Enterprises that have the actual value of more than 10 billion VND shall be entitled to add an extra of 1% of the added value.

Directors of State enterprises shall be entitled to decide necessary expenses for the process of equitisation on the principle of economy within the prescribed levels mentioned above. The total equitisation expenses shall be subtracted (-) from the proceeds from the sale of shares belonging to the State capital in enterprises.

Upon the conclusion of the equitisation process, State enterprises shall make the final settlement of the whole expenses for equitisation and report to the body deciding the equitisation.

V. MANAGEMENT OF PROCEEDS FROM THE SALE OF SHARES

1. Equitised enterprises shall open frozen accounts at State Treasuries to deposit proceeds from the sale of shares.

When collecting money from shareholders, equitised enterprises shall comply strictly with the cash management regime.

2. Regarding proceeds from the sale of shares that belong to State stakes:

2.1. With regard to proceeds from the sale of shares that belong to State stakes, after subtracting (-) equitisation expenses, joint-stock companies shall transfer them from frozen accounts at the Treasuries into the equitisation revenue accounts of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Finance (for independent cost-accounting enterprises, including members of Corporation 90 under the management of ministries and General Departments).

- Corporations 91 (for their member enterprises).

2.2. Use of proceeds from the sale of shares that belong to State stake

2.2.1. This sum shall be used for:

- Training and retraining in order to provide employees with new jobs;

- Providing subsidy to redundant employees;

- Supplementing capital to State enterprises that need priority in strengthening; and

- Making additional investment of State shares in joint-stock companies with efficiency in their business activities.

2.2.2. Competence to decide the use of proceeds from the sale of shares belonging to State stakes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The branch-managing ministries shall decide on such use and notify the Ministry of Finance for granting (for enterprises under the management of ministries).

3. With regard to the proceeds from issue of shares to mobilize more capital joint-stock companies, they will be at the disposal of joint-stock companies.

- When joint-stock companies officially commence operation, Chairmen of their Management Boards shall request the Treasuries to transfer the amount mobilized from frozen accounts to joint-stock companies accounts.

- Proceeds from the sale of shares after joint-stock companies commence operation:

+ If the shares sold belong to State stakes, the amount shall be remitted into the accounts of receipts from equitisation stipulated in Point 2.1 of this item;

+ If the shares are sold for the purpose of mobilizing capital for production and business of joint-stock companies, the amount shall be remitted into the companies accounts.

VI. MANAGEMENT AND PROVISION OF SHARE SLIPS

1. The State Treasury shall make uniform printing and management of "blank" share slips to provide to equitised enterprises.

2. After the shareholders founding congress is held and joint-stock companies officially come into operation according to the Law on Companies, the joint-stock companies shall file applications to buy share slips to State Treasuries of provinces and centrally-run cities (hereinafter called provincial State Treasuries for short) where equitised enterprises open their accounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Shares of members of Managing Boards and of shareholders bought by installment payment to the State shall be non-transferable registered shares.

2.3. State shares shall be non-transferable registered shares. The names of the owners written on shares shall be the names of the direct managing bodies of the equitised enterprises.

2.4. Each shareholder may receive one or more than one share slips. The total face value of share slips shall correspond to the sum of money contributed to joint-stock companies.

2.5. Chairmen of Management Boards of joint-stock companies shall be responsible for management of the "blank" share slips after buying them from State Treasuries and shall issue share slips to each shareholder corresponding to the number of shares he/she owns.

2.6. Dossiers accompanying applications for buying share slips shall comprise:

- Decisions to turn State enterprises into joint-stock companies by the competent level;

- Resolution of shareholders founding congress on election of members of Management Boards; the resolution of the Management Boards on election of Chairmen of the Boards and appointment of managing directors of joint-stock companies.

3. Based on applications for buying share slips and the dossiers mentioned above, provincial State Treasuries shall have to sell sell slips to joint-stock companies 5 days at the latest from the date of receipt of complete dossiers.

4. Within 10 days from the date of receipt of "blank" share slips from State Treasuries, joint-stock companies shall have to make full inscription on each share slip and shall convey slips to each shareholder.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part three

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular shall replace the Minister of Finance’s Circular No. 50-TC/TCDN of August 30, 1996 and shall take effect after its signing.

All documents guiding financial matters when shifting State enterprises to joint-stock companies which are contrary to this Circular are now abrogated.

The ministries, branches, localities and equitised enterprises shall report in time any difficulties that arise in the course of implementation to the Ministry of Finance for study and resolution.

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular 104/1998/TT-BTC providing financial guidance when converting state-owned enterprises into joint stock companies
Official number: 104/1998/TT-BTC Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Finance Signer: Pham Van Trong
Issued Date: 18/07/1998 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 104/1998/TT-BTC, guiding financial matters when converting state enterprises into joint-stock companies, promulgated by the Ministry of Finance

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status