BỘ TƯ PHÁP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 584/2002/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2002 - 2007

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ t­ướng Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 2007; Chư­ơng trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm (giai đoạn 2001-2010);
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Tư pháp giai đoạn 2002 - 2007 .

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các Giám đốc Sở Tư pháp, tổ chức Pháp chế các bộ, ngành, các tổ chức bổ trợ tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Vụ Tổng hợp - VPCP;
- Vụ Pháp chế - VPCP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Các Sở Tư pháp;
- Tổ chức Pháp chế bộ, ngành;
- Các tổ chức bổ trợ tư pháp;
- Đảng uỷ cơ quan Bộ Tư pháp;
- Công đoàn, Đoàn Thanh niên cơ quan Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu Văn thư - Tổng hợp.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Uông Chu Lưu

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2002 - 2007
(Ban hành kèm theo Quyết định số 584/2002/QĐ-BTP ngày 25 tháng 12 năm  2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ - TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 10/CT - TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2002-2007; Chương trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm (giai đoạn 2001-2010) của Chính phủ, Bộ Tư pháp xây dựng Chương trình hành động của ngành Tư pháp giai đoạn 2002-2007.

A. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2002 - 2007

I. Bối cảnh tình hình

Công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong thời gian tới, công cuộc đổi mới tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, vừa tạo cơ hội lớn và điều kiện thuận lợi, vừa đan xen với những khó khăn và thách thức mới.

Đối với công tác tư pháp, được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ngành Tư pháp đã có những bước phát triển mới, ngày càng trưởng thành, góp phần tích cực vào tiến trình đổi  mới của đất  nước.

Bên cạnh đó, trước những đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, của nhiệm vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì hiện tại chất lượng công tác tư pháp nói chung còn chưa ngang tầm; công tác xây dựng ngành chưa mang tính chiến lược, hệ thống tổ chức cơ quan tư pháp, nhất là cơ quan tư pháp địa phương và các tổ chức bổ trợ tư pháp, tổ chức pháp chế bộ, ngành chưa được kiện toàn cơ bản và chưa thực sự ổn định; công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ tư pháp chưa có điều kiện chuẩn bị cho lâu dài, thời gian qua, tuy đã có nhiều nỗ lực, song vẫn là giải pháp khắc phục khó khăn trước mắt.

 Tình hình trên đặt ra yêu cầu và đòi hỏi quyết tâm rất cao của ngành Tư pháp trong giai đoạn 2002 - 2007.

II. Mục tiêu

Giai đoạn 2002 - 2007, công tác tư pháp hướng vào 2 mục tiêu sau đây:

1. Chủ động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và các Nghị quyết của Trung ương Đảng, tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật đến năm 2010 và các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho, góp phần xây dựng thể chế, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phục vụ đắc lực hơn nữa nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước;

2. Xây dựng tổ chức, bộ máy của Bộ Tư pháp xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ để Bộ Tư pháp phải là một Bộ, Ngành đủ mạnh phù hợp với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương, tổ chức pháp chế bộ, ngành, tổ chức bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ tư pháp có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Phấn đấu đến 2007 có hệ thống các cơ quan tư pháp đủ mạnh cùng đội ngũ cán bộ có chất lượng tương xứng với yêu cầu của ngành và của đất nước.

III. Yêu cầu

1. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động giai đoạn 2002 - 2007 phải bám sát và cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng, Chương trình công tác của Quốc hội, Chương trình hành động của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng, đồng thời kế thừa, bổ sung, lồng ghép và kết hợp  thực hiện cùng với các chương trình, kế hoạch, đề án đã được xác định trước đó về thực hiện cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế;

2. Thống nhất cao về nhận thức, hành động, quyết tâm trong toàn ngành, tạo ra động lực mới bảo đảm các nội dung của Chương trình hành động được thực hiện trong thực tế, tạo sự chuyển biến có tính đột phá trong giai đoạn 2002-2007, làm tiền đề quan trọng cho bước phát triển sau năm  2007.

B. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

I. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngành Tư pháp trong công tác xây dựng thể chế

1. Bám sát thực tiễn, đề xuất các vấn đề cần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính thực tiễn, khả thi, khoa học của Chương trình xây dựng pháp luật  của Quốc hội, của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 - 2007;

2. Thể hiện rõ vai trò tích cực, chủ động phối hợp của ngành Tư pháp trong việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức khác chủ trì soạn thảo; chủ động tham mưu tiếp tục cải tiến quy trình xây dựng, góp ý, thẩm định và thông qua văn bản quy phạm pháp luật;

3. Xác lập cơ chế và thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, rõ ràng, minh bạch của hệ thống pháp luật;

4. Chủ động rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế;

5. Hình thành đầy đủ và hoàn thiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án, các văn bản trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý.

 Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và tính khả thi các đề án, văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, các tổ chức pháp chế bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo;

6. Tích cực tham gia tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

II. Tiếp tục tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án

1. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên, tăng cường về tổ chức, biên chế, chế độ chính sách, điều kiện làm việc phù hợp với tính chất đặc thù của công tác thi hành án; tập trung xây dựng, kiện toàn hệ thống cơ quan thi hành án đủ mạnh để bảo đảm  hoàn thành nhiệm vụ;

2. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, bảo đảm thi hành dứt điểm các vụ, việc có điều kiện thi hành, giảm mạnh số vụ, việc tồn đọng; tập trung sự chỉ đạo kịp thời, tăng cường lực lượng, điều kiện, cơ sở vật chất để giải quyết các vụ án lớn, án điểm;

3. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ của Chấp hành viên và cán bộ thi hành án;

4. Giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh các khiếu nại, tố cáo về thi hành án. Năm 2003 tập trung xử lý đối với các vụ việc khiếu nại bức xúc, tồn đọng lâu ngày;

5. Nghiên cứu đề xuất tập trung quản lý thống nhất thi hành án cả dân sự và hình sự về một đầu mối, từng bước xã hội hoá công tác thi hành án.

III. Tăng cường tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp và hoạt động hành chính tư pháp

1. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về hoạt động bổ trợ tư pháp theo hướng cải cách tổ chức, tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho nhân dân; kết hợp giữa quản lý nhà nước và tự quản của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp. Đáp ứng một cách đầy đủ, thuận tiện các nhu cầu về hỗ trợ pháp lý, góp phần thực thi một nền tư pháp công bằng, dân chủ. Từng bước thực hiện xã hội hoá các hoạt động công chứng, bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp.

Củng cố, phát triển đội ngũ Luật sư, Công chứng viên, Trọng tài viên, Giám định viên đáp ứng đủ yêu cầu của xã hội. Nâng cao năng lực, địa vị pháp lý của Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng, nhất là tranh tụng tại phiên toà;

2. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong hoạt động tư pháp. Công khai các quy định về thủ tục tiếp nhận, giải quyết công việc của nhân dân. Khắc phục tình trạng không kịp thời đăng ký hộ tịch (nhất là ở các vùng sâu, vùng xa).  Thực hiện tốt Nghị định 68/2002/NĐ- CP, đưa việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài, việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài thực sự vào nền nếp; bảo đảm hiệu quả hoạt động của Cơ quan con nuôi quốc tế.

 Về công tác quốc tịch, phấn đấu giải quyết dứt điểm tình trạng không rõ quốc tịch của một bộ phận dân cư, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam; giải quyết tốt các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Từng bước hiện đại hoá hoạt động đăng ký hộ tịch, giao dịch bảo đảm, quốc tịch, lý lịch tư pháp... Nâng cao tinh thần phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ chuyên môn trong các hoạt động này.

IV. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hoà giải ở cơ sở, hướng mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến tận người dân

1. Triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2002 - 2007 ;

2. Tập trung phổ biến, tuyên truyền pháp luật trên một số lĩnh vực nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân;

3. Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân và môn Pháp luật trong các nhà trường, phấn đấu đưa môn học này thành môn học chính trong chương trình giáo dục;

4. Xây dựng tổ hoà giải ở 100% các thôn, xóm, bản, làng, khu dân cư; tăng số việc hoà giải thành trên 80% số vụ việc hoà giải;

5. Phát triển các kênh thông tin, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đến từng đối tượng, bảo đảm để nhân dân tiếp cận dễ dàng với hệ thống văn bản pháp luật, chú trọng khu vực trường học, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

6. Nâng cao chất lượng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; xây dựng tủ sách pháp luật ở các trường học, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp. Đến năm  2005 có 100% số xã, phường, thị trấn và năm 2007 có 100% số trường học, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có tủ sách pháp luật.

V. Tăng cường hợp tác quốc tế về tư  pháp và pháp luật

1. Phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hịên tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Chủ động nghiên cứu để ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống.

Nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác về tư pháp và pháp luật để chủ động triển khai các hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất những kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo kịp lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước;

2. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật. Tiếp tục tranh thủ vận động thêm các dự án mới, các nguồn tài trợ của tổ chức quốc tế và nước ngoài phục vụ việc tìm hiểu kinh nghiệm, nghiên cứu, đào tạo cán bộ pháp luật, hỗ trợ việc tăng cường năng lực và hiệu quả công tác của Bộ và của ngành;

3. Quản lý chặt chẽ các hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật, kịp thời báo cáo, tham mưu với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các vấn đề phát sinh.

VI. Về xây dựng ngành Tư pháp

1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức 4 cấp các cơ quan Tư pháp từ trung ương đến cơ sở (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, Phòng Tư pháp ở cấp huyện, Ban Tư pháp ở cấp xã) theo hướng thống nhất mô hình tổ chức, biên chế phù hợp với quy mô mỗi vùng, miền, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm  của từng cấp.

Năm 2003, kiện toàn các đơn vị ở Bộ Tư pháp trên cơ sở Nghị định mới của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, trình các cơ quan  có thẩm quyền về việc tổ chức lại cơ quan quản lý và thi hành án ở Bộ Tư pháp theo mô hình thích hợp, bảo đảm hiệu quả.

Củng cố và tăng cường Phòng Tư pháp ở cấp huyện, Ban Tư pháp ở cấp xã đủ cán bộ chuyên trách có phẩm chất và năng lực nghiệp vụ để giúp chính quyền cấp huyện, cấp xã trong công tác tư pháp và quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Tiếp tục xây dựng tổ chức và nâng cao năng lực các tổ hoà giải ở cơ sở, các Cộng tác viên trợ giúp pháp lý và phổ biến, giáo dục pháp luật;

2. Tiếp tục kiện toàn, ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động các tổ chức pháp chế bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước ở trung ương và địa phương, các tổ chức bổ trợ tư pháp theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Nhận thức đầy đủ về vai trò của các tổ chức pháp chế, tổ chức bổ trợ tư pháp trong việc góp phần hoàn thiện pháp luật, bảo đảm pháp chế, thực hiện nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật;

3. Chủ động xây dựng nguồn nhân lực để phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp và các chức danh tư pháp, chuẩn bị đội ngũ chuyên gia pháp luật giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị và thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, trước mắt là tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong đầu tư và thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, công dân Việt Nam;

4. Kiện toàn thanh tra tư pháp ở các cấp để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong nội bộ, quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định về thi hành công vụ, nghiệp vụ. Xiết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tư pháp. Xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các cá nhân, tổ chức có sai phạm;

5. Tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp; xây dựng quy hoạch cán bộ nữ, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nữ; bảo đảm thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ Tư pháp và góp phần thực hiện mục  tiêu chung vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

VII. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp, đào tạo cử nhân luật, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho những người có chức danh tư pháp. Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học pháp lý

1. Triển khai thực hiện 5 Chương trình hành động của trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm: đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo luật; đổi mới giáo trình, tài liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học pháp lý; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và đổi mới công tác quản lý; đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên luật; tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường. Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật;

2. Xây dựng, thực hiện các phương án nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng cử nhân luật sau khi ra trường trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo và hiệu quả sử dụng cử nhân luật sau khi ra trường (theo Dự án quốc gia 877). Có chính sách ưu tiên thu hút sinh viên luật xuất sắc về tập việc, làm việc ở các cơ quan tư pháp;

3. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh tư pháp; kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực đào tạo của Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho cán bộ tư pháp theo hướng chú trọng đào tạo kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các thẩm phán, chấp hành viên, luật sư, các chuyên gia giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, đào tạo cho các chức danh tư pháp. Chú trọng giáo dục đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp cho những người được bổ nhiệm  chức danh tư pháp;

4. Xây dựng Quy chế thi và kiểm tra đầu vào của những đối tượng được đào tạo chức danh tư pháp; thống nhất Chương trình khung đào tạo pháp luật cơ bản, đào tạo các chức danh tư pháp, đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc kiến thức cho cán bộ tư pháp, cán bộ quản lý ngành tư pháp; chú trọng kỹ năng thực hành, tăng thời gian thảo luận, xử lý các tình huống giả định, khích lệ tư duy sáng tạo của người học;

5. Nâng cao trình độ và phương pháp sư phạm của giảng viên, đưa giảng viên đi học tập, nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài; mời giảng viên nước ngoài thỉnh giảng tại các trường, các đợt phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ của ngành tư pháp;

6. Nghiên cứu đề xuất thành lập Học viện Tư pháp nhằm thống nhất công tác đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp;

7. Tăng cường vai trò hướng dẫn, kiểm tra và phản biện về chuyên môn pháp lý của Bộ Tư pháp đối với giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật;

8.  Phát huy trí tuệ của toàn ngành vào hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý. Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn công tác tư pháp và hoạt động đào tạo của Trường Đại học Luật, Trường Đào tạo chức danh tư pháp. Phổ biến rộng rãi và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý, kết quả các cuộc hội thảo, toạ đàm nghiệp vụ vào công tác giảng dạy và thực tiễn họat động tư pháp.

C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ tư pháp ngang tầm nhiệm vụ

- Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp địa phương, tổ chức pháp chế, tổ chức bổ trợ tư pháp, tạo cơ sở pháp lý củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng công tác tư pháp. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc kiện toàn tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp địa phương, các tổ chức bổ trợ tư pháp và trợ giúp pháp lý;

- Trong 3 năm (2002 - 2005) tập trung củng cố cơ quan tư pháp cấp xã, cấp huyện, các tổ chức pháp chế, các đơn vị mới thành lập ở Bộ Tư pháp. Phấn đấu đến năm  2007 hoàn thiện về tổ chức và bộ máy các cơ quan trong ngành Tư pháp;

- Tổng rà soát đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành Tư pháp có đủ phẩm chất, năng lực. Tạo bước chuyển biến rõ rệt về chỉnh đốn, nâng cao  trách nhiệm đội ngũ cán bộ tư pháp, trước hết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và những người có chức danh tư pháp. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp, điều chỉnh và từng bước luân chuyển cán bộ phù hợp với khả năng và trình độ của từng người; đưa công chức trẻ đi thực tế ở các cơ quan tư pháp địa phương, các tổ chức pháp chế. Thực hiện chính sách, cơ chế thu hút nguồn nhân lực để đào tạo và phát triển nhân tài luật học; chọn cử cán bộ trẻ có tài năng đưa đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài;

- Thực hiện cơ chế lựa chọn, kiểm tra, sát hạch, tập sự trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm có thời hạn, lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ quản lý, cán bộ có chức danh tư pháp; định kỳ theo dõi, đánh giá kết quả hoàn thành chức trách của từng cán bộ công chức. Thực hiện cơ chế thay thế (điều chuyển, miễn nhiệm) khi cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Phấn đấu trong 3 năm tới (2003 -2005) có bước chuyển biến rõ rệt trong đội ngũ cán bộ tư pháp, với yêu cầu cụ thể là: liêm khiết, trách nhiệm, thành thạo công việc.

2. Nâng cao năng lực soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

- Tiếp tục đổi mới quy chế, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ việc lập chương trình cho đến soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản;

-  Trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ bản Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, đồng thời tích cực chuẩn bị để sớm trình Quốc hội Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Xây dựng cơ chế lấy ý kiến rộng rãi và tiếp thu ý kiến của nhân dân, của các cơ quan, đơn vị trong ngành Tư pháp, hình thức tham khảo ý kiến đóng góp, bình luận của cá nhân và tổ chức nước ngoài đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến họ. tham gia xây dựng luật về thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết các Điều ước quốc tế;

- Cải tiến cách thức tổ chức soạn thảo, góp ý kiến, thẩm định, thông qua văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành;

- Thường xuyên thực hiện việc rà soát văn phạm quy phạm pháp luật và kịp thời kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật;

- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật ở Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, tổ chức pháp chế bộ, ngành. Đầu tư kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm nghiêm chỉnh thi hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hàn án dân sự

- Phát huy vai trò của Chính quyền địa phương và sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở vào công tác thi hành án. Đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự ở các cấp, bảo đảm các quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và thi hành nghiêm  chỉnh, làm tốt công tác động viên, thuyết phục để các đương sự tự nguyện thi hành án;

- Năm 2003 tiến hành tổng rà soát, phân loại, kiểm tra các vụ việc còn tồn đọng, các vụ việc không có điều kiện thi hành, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Chấp hành viên và Thủ trưởng cơ quan thi hành án đối với các vụ việc có điều kiện thi hành mà chưa được thi hành;

- Phối hợp với các ngành hữu quan và chính quyền địa phương tổ chức giao ban, kiểm tra liên ngành về công tác thi hành án ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước;

- Xây dựng cơ chế phòng ngừa, phát hiện để chính quyền địa phương,  nhân dân, các cơ quan báo chí giám sát công tác thi hành án, giám sát việc thực hiện “chuẩn mực đạo đức chấp hành viên”. Xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ thi hành án thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định về nghiệp vụ, sách nhiễu, tiêu cực trong thi hành án;

- Đến năm  2005 hoàn thành việc xây dựng trụ sở của các cơ quan thi hành án. Năm 2007 nâng cấp một bước cơ bản theo hướng hiện đại hoá trang bị kỹ thuật, phương tiện làm việc của các cơ quan thi hành án và có đủ kho tang vật;

- Tăng cường biên chế lực lượng cán bộ thi hành án đảm bảo tiêu chuẩn  chính trị, đạo đức và nghiệp vụ, được quản lý chặt chẽ.

4. Hoàn thiện các thiết chế và tăng cường năng lực của các tổ chức bổ trợ pháp luật

- Kịp thời về hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động bổ trợ tư pháp;

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức hoặc tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhân dân, nhất là những người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Mở rộng sự trợ giúp pháp lý đến các đối tượng, các vùng, miền trong cả nước;

- Thành lập thêm các phòng công chứng, chi nhánh trợ giúp pháp lý; tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập các văn phòng tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội;

- Có các hình thức thích hợp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ Luật sư, Trọng tài viên, Công chứng viên. ứng dụng tin học trong hoạt động, xây dựng cơ sở dữ liệu về công chứng, hộ tịch, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

5. Hoàn chỉnh và thực hiện cơ chế đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

- Hoàn thiện và phát huy cơ chế phối hợp, chú trọng tính hiệu quả trong hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và cơ chế phối hợp liên tịch giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức chính trị- xã hội cùng cấp;

- Kết hợp chặt chẽ việc phổ biến pháp luật và vận động, hướng dẫn chấp hành pháp luật, hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở;

- Phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và Uỷ ban nhân dân các cấp hình thành đội ngũ giáo viên chuyên trách giảng dạy môn Giáo dục công dân và môn Pháp luật trong các trường học, đào tạo kiến thức pháp luật cơ bản cho 50% giáo viên giảng dạy môn học này. Hoàn chỉnh Chương trình giáo dục pháp luật cho các cấp học và bậc học;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ phổ biến, giáo dục pháp luật có năng lực, nhiệt tình công tác;

- Nâng cao chất lượng, cải tiến hình thức thông tin pháp luật. Thành lập Trung tâm  thông tin cơ sở dữ liệu pháp luật ở Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp;

- Xây dựng Quỹ Phổ biến, giáo dục pháp luật ở Bộ Tư pháp, các cơ quan Tư pháp địa phương.

6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan tư pháp. Từng bước nâng cấp, hiện đại hoá trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, trụ sở làm việc, phương tiện thực thi công vụ của các cơ quan tư pháp, thư viện và hệ thống lưu trữ, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng hiện đại hoá.

7. Đề cao trách nhiệm xem xét đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Mọi khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết dứt điểm tại nơi phát sinh; tập trung rà soát, phân loại, xử lý, ấn định mốc thời gian, trách nhiệm giải quyết của từng cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nhất là đối với các vụ việc bức xúc, tồn đọng lâu ngày. Đưa kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thành tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm và kết quả hoàn thành công tác của từng cơ quan, đơn vị và thủ trưởng đơn vị nơi có vụ việc.

8. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong ngành Tư pháp, gắn công tác thi đua, khen thưởng với việc thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm và cả giai đoạn 2002-2007

- Đổi mới nhận thức về công tác thi đua, khen thưởng; sửa đổi, bổ sung nội dung thi đua, tiêu chuẩn, chỉ tiêu thi đua phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới và đặc thù hoạt động của ngành Tư pháp;

- Kịp thời tổng kết và biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong từng mặt công tác;

- Nâng cao chất lượng hoạt động và đổi mới hình thức sinh hoạt của các Khu vực thi đua.

9. Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, cải tiến lề lối làm việc

- Rà soát, hoàn chỉnh các Quy chế làm việc, thực hiện triệt để nguyên tắc làm việc theo quy chế, làm việc theo chương trình, kế hoạch;

- Điều chỉnh, cải tiến sự phân công thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp, của người thủ trưởng đơn vị và cộng sự cấp dưới. Thực hiện nguyên tắc mọi nhiệm vụ, công việc đều được phân công cụ thể, rõ ràng và cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Thủ trưởng cấp trên trực tiếp kiểm tra thủ trưởng đơn vị cấp dưới, thủ trưởng đơn vị kiểm tra cán bộ, công chức dưới quyền mình phụ trách; chú trọng hình thức tự kiểm tra của các đơn vị trong ngành; thực hiện hình thức kiểm tra đột xuất, nắm tình hình không báo trước của cấp trên đối với cấp dưới;

- Đổi mới mối quan hệ phối hợp, theo nguyên tắc mỗi công việc chỉ có một đơn vị chịu trách nhiệm  chính; đơn vị chủ trì phải có kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện với các đơn vị liên quan. Đến thời hạn quy định nếu chưa có ý kiến của đơn vị phối hợp thì đơn vị chủ trì chủ động trình ý kiến của mình và chịu trách nhiệm về những nội dung đó;

- Tiếp tục thực hiện chủ trương hướng mạnh về cơ sở, chấm dứt tình trạng chậm trả lời hoặc không trả lời đối với các kiến nghị, đề xuất, xin ý kiến của địa phương;

- Cải tiến nội dung, hình thức hội nghị, hội họp, hội thảo, bảo đảm thiết thực, ngắn gọn, tiết kiệm. Chấn chỉnh kỷ luật tham dự hội họp. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp thực hiện chế độ sinh hoạt, giao ban định kỳ kiểm điểm tiến độ thực hiện Chương trình hành động, có biện pháp triển khai, khắc phục các công việc tồn đọng;

- Củng cố tổ chức, tăng cường năng lực của Văn phòng Bộ,Văn phòng Sở Tư pháp để làm tốt việc nắm tình hình, kịp thời đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ và của Sở Tư pháp.

D. Tổ chức triển khai thực hiện

Trên cơ sở nội dung Chương trình hành động giai đoạn 2002-2007, theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo sự phân công của Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương, tổ chức pháp chế bộ, ngành, tổ chức bổ trợ tư pháp có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và thực hiện theo phạm vi trách nhiệm của mình theo lộ trình thực hiện từng năm. Thơì gian hoàn thành việc này trước tháng 4 năm 2003.

Hằng năm tổ chức tiến hành kiểm điểm, năm 2005 tiến hành sơ kết, năm  2007 tổ chức tổng kết kết qủa thực hiện Chương trình hành động của Ngành.

Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, bảo đảm để Chương trình  hành động được thực hiện đúng yêu cầu và tiến độ đặt ra./.

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 584/2002/QD-BTP

Hanoi, December 25, 2002

 

DECISION

 PROMULGATING THE ACTION PROGRAM OF THE JUDICIAL SERVICE FOR THE 2002-2007 PERIOD

THE MINISTER OF JUSTICE

Pursuant to the Political Bureau’s Resolution No. 08/NQ-TW of January 2, 2002; the Prime Minister’s Directive No. 10/CT-TTg of March 19, 2002 on a number of key tasks of the judicial work in the coming time; the Government’s Action Program for its 2002-2007 term; and the 10-year (2001-2010) general program for administrative reform;
Pursuant to the Government’s Decree No. 38/CP of June 4, 1993 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Justice Ministry;
At the proposal of the director of the Office of the Justice Ministry,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Action Program of the judicial service for the 2002-2007 period.

Article 2.- This Decision takes effect after its signing.

Article 3.- The heads of the units attached to the Ministry, the directors of the provincial/municipal Justice Services, the legal organizations of the ministries and branches, and the judicial support organizations shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF JUSTICE




Uong Chu Luu

 

ACTION PROGRAM

OF THE JUDICIAL SERVICE FOR THE 2002-2007 PERIOD
(Promulgated together with the Justice Minister’s Decision No. 584/2002/QD-BTP of December 25, 2002)

In furtherance of the Political Bureau’s Resolution No. 08/NQ-TW of January 2, 2002; the Prime Minister’s Directive No. 10/CT-TTg of March 19, 2002 on a number of key tasks of the judicial work in the coming time; the Government’s Action Program for its 2002-2007 term; and the Government’s 10-year (2001-2010) general program for administrative reform, the Justice Ministry has elaborated the judicial service’s action program for the 2002-2007 period.

A. CONTEXT, SITUATION, OBJECTIVES AND REQUIREMENTS OF THE JUDICIAL WORK IN THE 2002-2007 PERIOD

I. CONTEXT AND SITUATION

The cause of national renewal initiated and led by the our Party has recorded great achievements. In the coming time, the renewal cause shall be further stepped up and tend to go more profoundly, thus creating great opportunities and favorable conditions and concurrently giving rise to difficulties and challenges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Besides, the current quality of the judicial work is still not up to the reality’s demands and higher and higher requirements of the renewal cause, the judicial reform, the administrative reform, the active international economic integration and the building of a socialist law-governed State of the people, by the people and for the people; the service-building work has not yet been considered a strategic task, the organizational system of judicial agencies, especially local judicial agencies and judicial support organizations, legal sections of the ministries and branches have not been substantially strengthened and really stable; the work of training, fostering and planning judicial officials still lacks conditions for long-term development, and efforts made in the recent past have been merely solutions to overcome immediate difficulties.

The above-said situation poses high requirements and demands strong resolve of the judicial service in the 2002-2007 period.

II. OBJECTIVES

In the 2002-2007 period, the judicial work shall focus on the following two objectives:

1. To take initiative in realizing the IXth Party National Congress’s Resolution and resolutions of the Party Central Committee, organize the implementation of the Strategy for development of the legal system till 2010 and the tasks assigned the Party and the State, contribute to the institutional building, judicial reform, administrative reform, democratic promotion and legislation enhancement, and more effectively serve the socio-economic development tasks and active international economic integration of the country;

2. To build the organization and apparatus of the Justice Ministry, clearly define its functions, tasks and powers and build up a contingent of cadres commensurate to its tasks, thus making it strong enough for and compatible with the process of building a law-governed State of the people, by the people and for the people, and the system of clean and strong local judicial agencies, legal organizations of ministries and branches and judicial support organizations as well as a contingent of judicial officials having a firm political stance, good ethical quality and high professional qualifications. To strive for by 2007 a system of judicial agencies strong enough and a contingent of cadres with quality commensurate to the requirements of the service and the country.

III. REQUIREMENTS

1. The process of organizing the implementation of the 2002-2007 program of action must stick closely to and concretize the Party’s resolutions, the National Assembly’s working programs, the Government’s action program and the Prime Minister’s directives, and at the same time inherit, supplement, integrate and combine with previously drawn up programs, plans and schemes on judicial reform, administrative reform and international economic integration;

2. To reach high unanimity in perception, action and resolve in the entire service, create a new motive force for realization of contents of the action program, and make a breakthrough in the 2002-2007 period, which shall serve as an important premise for development steps after 2007.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. RAISING THE ROLE AND RESPONSIBILITIES OF THE JUDICIAL SERVICE IN THE INSTITUTIONAL BUILDING WORK

1. To stick to reality, propose subject matters which need legal normative documents to regulate, ensure the practicability, feasibility and scientificity of the National Assembly’s and the Government’s law-making programs in the 2002-2007 period;

2. To exert its active role and initiative in coordination with other services and participation in the elaboration of legal documents for which the prime responsibility assumed by other agencies and organizations; take initiative in giving its advice on improvement of the process of elaborating, commenting, evaluating and adopting legal documents;

3. To formulate a mechanism for and effectively conduct the examination of legal documents from the central to local levels, with a view to ensuring the uniformity, consistency, clearness and transparency of the legal system;

4. To take initiative in reviewing and studying legal documents for amendments and supplements thereto or compilation of new ones, signing or acceding to international treaties in service of international economic integration;

5. To form a full, complete and synchronous system of legal documents on judgment execution, documents in the judicial administration, judicial support, law propagation, dissemination and education, registration of security transactions, and legal assistance.

To complete within the set schedule and ensure quality and feasibility of bills and legal documents drafted by the Ministry of Justice, the provincial/municipal Justice Services, district-level Justice Sections or the legal organizations of the ministries and branches, which have been assigned to assume the prime responsibility for drafting thereof;

6. To actively take part in giving advice or proposing measures to raise the effectiveness of law enforcement.

II. CONTINUING TO MAKE SUBSTANTIAL CHANGES IN THE CIVIL JUDGMENT EXECUTION AND RAISING THE EFFECTIVENESS OF THE JUDGMENT EXECUTION WORK

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To raise the effectiveness of the judgment execution work, ensure the definite execution of cases where conditions permit, thus radically reducing the number of unsettled cases and unexecuted judgments; to make the timely concentrated direction, and consolidate forces, conditions and material facilities for settling big cases or typical cases;

3. To rectify the order and discipline, create big improvement in ethical quality and public-service responsibility of executors and judgment-executing officials;

4. To settle in a timely and definite manner complaints and denunciations about the judgment execution at the places where they arise. In 2003, efforts shall be concentrated on settling complaints which are imperative and left unsettled for a long time;

5. To study and propose the concentrated and unified management of execution of both civil and criminal judgments by a sole agency, and step by step socialize the judgment execution work.

III. CONSOLIDATING THE ORGANIZATION, RAISING THE OPERATION EFFICIENCY OF THE JUDICIAL SUPPORT AGENCIES AND ORGANIZATIONS AND JUDICIAL ADMINISTRATION ACTIVITIES

1. To vigorously renovate the State management over the judicial assistance activities along the direction of reorganizing and enhancing operation capability of the judicial support agencies and organizations, and provide legal assistance to people; combine the State management with the self-management by professional organizations and associations. To satisfy in a convenient manner all demands for legal assistance, thus contributing to materializing a just and democratic judicial system. To step by step socialize activities of notarization, property auction and legal expertise.

To consolidate and develop the contingent of lawyers, public notaries, arbiters and coroners fully meeting the society’s demands. To raise the legal capability and position of lawyers who participate in the legal proceedings, especially litigation at court;

2. To simplify the administrative procedures in judicial activities. To publicize the regulations on procedures for receiving and settling people’s affairs. To address the situation of failing to make household registrations within the prescribed time limit (especially in deep-lying and remote areas). To well implement the Government’s Decree No. 68/2002/ND-CP, and put the registration of marriages between Vietnamese people and foreigners and adoption of Vietnamese children by foreigners into order; to ensure the operation efficiency of the international child adoption agency.

Regarding the work of nationality, to strive to put an end to the situation of unidentified nationalities of a proportion of population, especially in the southern provinces; and adequately solve cases of application for Vietnamese nationality naturalization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. INTENSIFYING THE WORK OF LAW PROPAGATION, DISSEMINATION AND EDUCATION, AND CONCILIATION AT GRASSROOTS, STRONGLY TARGETING THE LAW PROPAGATION, DISSEMINATION AND EDUCATION TO ORDINARY PEOPLE

1. To organize the implementation of the program on law dissemination and education in the 2002-2007 period;

2. To concentrate on disseminating and propagating laws on a number of domains, aiming to create a substantial change in the law observance sense of officials and people;

3. To raise the quality of the teaching and study of the citizen education and law subjects in schools, striving to develop such subjects into principal subjects in educational curricula;

4. To build conciliation teams in 100% of villages, hamlets and population quarters; to increase the rate of successful conciliation cases to over 80% of the total number of cases;

5. To develop information channels and forms of law dissemination and education to each subject, ensuring easy access for the people to the system of legal documents, with special importance attached to schools, deep-lying, remote and rural areas and regions inhabited by ethnic minority people;

6. To raise the quality of management and use of law bookcases in communes, wards and district townships; to build law bookcases in schools, State agencies and enterprises. To strive for the objective that 100% of communes, wards and district townships by 2005 and 100% of schools, agencies and State enterprises by 2007 shall have their law bookcases.

V. ENHANCING INTERNATIONAL COOPERATION IN THE JUDICIAL AND LEGAL DOMAINS

1. To widely popularize and organize the implementation of the international treaties which our State has signed or acceded to. To take initiative in studying for signing of treaties on mutual judicial assistance with foreign countries, first of all neighboring countries, regional countries and countries having traditional relationship with Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To expand and raise the efficiency of international cooperation in the judicial and legal domains. To continue campaigning for more new projects and financial aid of international and foreign organizations in service of study of experiences, research and training of legal cadres, and to support the enhancement of capability and working efficiency of the Justice Ministry and the entire service;

3. To tightly manage activities of international cooperation in judicial and legal domains, promptly report and give advice to the bodies of the Party, the National Assembly and the Government on newly arising matters.

VI. REGARDING THE BUILDING OF THE JUDICIAL SERVICE

1. To perfect the 4-level organizational system of judicial agencies from the central to grassroots levels (the Justice Ministry, the provincial-level Justice Services, the district-level Justice Sections and the commune-level Justice Boards ) along the direction of unifying organizational model and payrolls suitable to the size of each region or area, clearly defining the functions, tasks, powers and responsibilities of each level.

In 2003, to strengthen the units of the Justice Ministry on the basis of the Government’s new decree on functions, tasks, powers and organizational structure of the Justice Ministry, propose to the competent agencies the reorganization of the Justice Ministry’s body(ies) managing and executing judgments after an appropriate and efficient model.

To consolidate and strengthen the district-level Justice Sections and the commune-level Justice Boards with sufficient full-time cadres who are professionally qualified and capable to assist the district- and commune-level administrations in judicial work and State management with laws. To continue building the organization and raising the capability of grassroots conciliation teams as well as collaborators in legal assistance as well as law dissemination and education;

2. To continue strengthening and stabilizing organization and stepping up operation of legal organizations of the ministries, branches and State enterprises at the central and local levels, and judicial support organizations along the direction of raising their professional capability and ethics. To be fully aware of the role of legal organizations and judicial support organizations in contribution to perfecting laws, ensuring the legislation and effecting the principle of State management with law.

3. To take initiative in building up human resources for development of the contingent of judicial cadres and judicial titles, preparing a contingent of legal experts with good professional qualifications, firm political stance and foreign language proficiency to meet the requirements of serving the international economic integration, fulfilling Vietnam’s international commitments, and for the immediate future, participating in solving complicated matters arising in investment and international trade, protecting the State’s interests, rights and legitimate interests of Vietnamese enterprises and citizens;

4. To strengthen judicial inspectorates at all levels in order to enhance the internal inspection and examination, tightly manage the observance of regulations on performance of official duties and professional operations. To tighten administrative order and discipline in agencies and units of the judicial service. To severely and promptly handle individuals and organizations that commit misconducts or violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII. RENEWING THE WORK OF TRAINING AND FOSTERING JUDICIAL PERSONNEL, TRAINING LAW BACHELORS, TRAINING PROFESSIONAL SKILLS OF JUDICIAL TITLE HOLDERS. RENEWING THE WORK OF JURISPRUDENTIAL RESEARCH

1. To organize the implementation of five action programs of Hanoi Law University, including: renewal of content of law-training curricula and methods; renewal of teaching courses and materials and jurisprudential research; building up of the teachers’ contingent and reform of managerial work; renovation of work of political and ideological education of law students; reinforcement of its resources and techno-material foundation. To build Hanoi Law University into a key university for law training;

2. To elaborate and implement schemes for raising quality of the training and employment of law bachelors after graduation from the University on the basis of surveying and evaluating the actual situation of training and efficiency of employment of law bachelors after their graduation (under National Project 877). To adopt priority policy to attract brilliant law students to apprentice and/or work in the judicial agencies;

3. To set up the system of criteria for judicial titles; to strengthen the organization and enhance the training capability of the school for judicial title holders’ training, raise the quality of professional training of judicial officials with importance attached to the improvement of professional skills and ethics. To formulate mechanisms and policies to attract judges, executors, lawyers and experienced experts to take part in lecturing and training judicial title holders. To attach importance to the education in professional ethics and capability for persons to be appointed to various judicial positions;

4. To elaborate the Regulation on exams and enrollment examination of subjects to be trained for judicial titles; to unify the framework program on basic law training, training of judicial titles, training, fostering and complement of knowledge of judicial officials and managerial officials of the judicial service, with importance attached to practical skills and more class discussions, handling of assumptive circumstances, and encouragement of learners’ creative thinking;

5. To raise the level and improve pedagogic methods of lecturers, send lecturers to study and improve their professional skills at home and abroad; to invite foreign lecturers to give lectures at schools, in experience-popularizing and professional fostering courses of the judicial service;

6. To study and propose the establishment of the Judicial Academy to unify the job training of judicial title holders.

7. To enhance the Justice Ministry’s role in jurisprudentially instructing, examining and criticizing law-teaching courses and materials;

8. To mobilize the intellectual capability of the entire service for jurisprudential research activities. To combine scientific research activities with judicial work practices and training activities of the Law University and the School for Judicial Title Holders’ Training. To widely popularize and apply jurisprudential research results as well as conclusions of professional seminars and workshops to the teaching work and practical judicial activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Building and perfecting the judicial organizational system, apparatus and personnel contingent fully qualified for their tasks

- To review, supplement, finalize and submit to the competent agencies for promulgation regulations on functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Justice Ministry, local judicial agencies, legal organizations and judicial support organizations, thus creating legal basis for consolidating judicial organization and raising judicial work quality. To coordinate with the concerned ministries, branches and People’s Committees of all levels in strengthening local legal organizations and judicial agencies, judicial support and legal assistance organizations;

- In three years (2002-2005), to concentrate on consolidating commune- and district-level judicial agencies, legal organizations and newly established units of the Justice Ministry. To strive for organizational and structural perfection of agencies in the judicial service by 2007;

- To totally scrutinize the contingent of officials and public employees in the entire service. To build up a contingent of fully qualified and capable judicial officials and public employees. To create marked progress in rectifying and raising the sense of responsibility of the contingent of judicial officials, firstly the contingent of leading officials, managerial officials and judicial title holders. To plan, rearrange, readjust and step by step effect the rotation of cadres to different positions suitable to capacity and level of each person. To send young public employees to local judicial agencies and legal organizations to gather practical experiences. To effect the policy and mechanism to attract human resources for training and developing law talents. To select and send talented young officials for training courses at home or abroad;

- To effect the mechanism of recruitment, examination and apprentice before appointing or appointing for definite duration, or collection of confidence votes for managerial officials and judicial title holders; to monitor and periodically appraise result of the duty performance by each official or public employee. To effect the mechanism of replacement (transfer to other positions or dismissal) of officials who fail to satisfy the working requirements. To strive for within three coming years (2003-2005) a substantial change in the contingent of judicial officials, with concrete requirements: incorruptibility, high sense of responsibility and professionalism.

2. Raising the capability to draft, evaluate, inspect and revise legal documents

- To continue renewing regulations and processes of elaborating legal documents from the programming to drafting, evaluation and promulgation thereof;

- To submit to the competent agencies for basic amendments and supplements to the Law on Promulgation of Legal Documents; the Decree on promulgation of legal documents of the People’s Councils and People’s Committees, and at the same time prepare and submit as soon as possible to the National Assembly for promulgation the Law on Promulgation of Legal Documents of the People’s Councils and People’s Committees;

- To formulate a mechanism for collecting and assimilating opinions of people, and agencies and units in the judicial service, the form of consulting contributed opinions or comments of foreign individuals and organizations on draft legal documents relevant to them. To take part in the drafting of the law on competence, order and procedures for signing international treaties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To regularly review legal documents and propose in time amendments and supplements thereto or the promulgation of new documents;

- To consolidate and raise the quality of the contingent of law-making officials in the Justice Ministry, the provincial-level Justice Services, the district-level Justice Sections, legal organizations of the ministries and branches. To invest funds in elaboration of legal documents.

3. Synchronously applying solutions to ensure the strict implementation of the Prime Minister’s Directive No. 20/2001/CT-TTg of September 11, 2001 on enhancing and raising effectiveness of the work of civil judgment execution

- To promote the role of the local administrations and the combined strength of the political system at the grassroots levels in judgment execution. To step up the operation of the Steering Committees for civil judgment execution at all levels, thus ensuring that court rulings and judgments, which have taken legal effect, must be observed and strictly executed, and well carry out the work of encouraging and persuading involved parties to voluntarily execute judgments;

- In 2003, to make the general review, classification and inspection of unsettled cases and cases where exist no conditions for execution; to clearly determine the causes of non-execution of cases where conditions permit the execution thereof, and responsibilities of executors and heads of judgment-executing agencies therefor;

- To coordinate with the concerned branches and local administrations in organizing briefings and inter-branch inspections of judgment execution work in each locality and the whole country;

- To build the prevention and detection mechanism so that local administrations, people and press agencies supervise the judgment execution and the observance of the "ethical standards of executors." To handle in a stringent and timely manner judgment-executing officials who show irresponsibility or violate the professional regulations, cause troubles or commit negative acts during the judgment execution;

- To complete by 2005 the construction of offices of the judgment-executing agencies. To basically upgrade by 2007 technical equipment and working facilities of the judgment-executing agencies to the modern level and build sufficient storage for material evidences;

- To increase payroll of the judgment-executing forces with officials who are politically, ethically and professionally qualified and subject to tight management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To provide timely professional instructions, and remove difficulties and problems in judicial support activities;

- To formulate the mechanism of encouraging organizations and individuals to establish legal assistance organizations or participate in activities of providing legal assistance to people, especially the poor, social policy beneficiaries and ethnic minority people. To extend the legal assistance to all objects, regions and areas throughout the country;

- To establish more public notary offices and legal assistance branches; to create legal grounds for the establishment of law consultancy offices of the socio-political organizations;

- To apply appropriate forms to foster the professional skills, and knowledge about the market economy and international economic integration for lawyers, arbiters, public notaries. To apply information technology to activities of and build database on public notarization, household registration, judicial records, registration of security transactions, thus meeting the ever-growing demands of the society.

5. Perfecting and effecting the mechanism for stepping up the law propagation, dissemination and education

- To perfect and promote the coordination mechanism, attach importance to the efficiency of operation of the councils for coordination in law dissemination and education at all levels and the mechanism for inter-branch coordination between the judicial agencies and the agencies as well as socio-political organizations of the same level;

- To closely combine the law dissemination with the agitation and guidance for law observance, targeting the law dissemination and education to grassroots objects;

- To coordinate with the concerned ministries, branches and People’s Committees of all levels in forming contingents of teachers specialized in teaching the citizen education and law subjects in schools, providing basic law knowledge to 50% of teachers of these study subjects. To finalize the law education program for study grades and levels;

- To build up the contingent of law dissemination and education activists who have capability and zeal for the work;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To set up the Fund for law dissemination and education at the Justice Ministry and the local judicial agencies.

6. Consolidating material foundations, working facilities and equipment for the judicial agencies

To step by step upgrade and modernize the Hanoi Law University and the School for Judicial Title Holders’ Training, working offices, means for public-duty performance by judicial agencies, libraries and systems for archiving and supplying law information and databases .

7. Raising the sense of responsibility for examining and settling complaints and denunciations strictly according to the provisions of law

All complaints and denunciations must be examined and settled definitely right in localities where they arise; to concentrate on reviewing, classifying, settling, setting time limits and defining settling responsibilities of levels and heads of agencies or units, especially for imperative cases or cases left unsettled for a long time. To consider results of the work of complaint and denunciation settlement as criteria for appraising the responsibility and work performance result of each agency, unit and heads of units where the cases occur.

8. Continuing to step up the patriotic emulation movement in the judicial service, combining the work of emulation and commendation with the completion of key tasks for each year and the whole 2002-2007 period

- To renew the perception of the work of emulation and commendation; to amend and supplement emulation contents, criteria and targets to suit the new period’s requirements and the judicial service’s operation;

- To promptly review, commend, reward and multiply good models, good persons and goods deeds in each work domain;

- To raise the operation quality and renew the form of daily activities of emulation sections.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To revise and perfect the working regulations, and thoroughly adhere to the principle that every work is performed according to the working regulations, programs and plans;

- To readjust and improve the assignment of powers and responsibilities of each level, unit heads and subordinate colleagues. To effect the principle that every duty or work must be concretely and clearly assigned and individuals shall bear responsibility for their own work results. The heads of immediate superior units shall inspect heads of the subordinate units, the unit heads shall inspect officials and employees under their charge. To attach importance to the form of self-inspection by the service’s units. To effect the form of extraordinary inspection without advance notices by superiors to subordinates;

- To renovate the coordination relationship on the principle that the prime responsibility for each work shall be assumed by one unit. The unit with the prime responsibility shall have to plan the coordination in implementation organization with the concerned units. Past the prescribed time limit, if the coordinating units make no opinions regarding the common work, the unit assuming the prime responsibility shall take initiative in proposing its opinions and take responsibility therefor;

- To continue realizing the policy of turning towards the grassroots, putting an end to the situation of delaying the replies to or failing to reply the localities’ petitions, proposals and consultations;

- To improve contents and forms of conferences, meetings and workshops, thus ensuring their practicality, conciseness and economy. To rectify the meeting participation discipline. The units under the Justice Ministry and the provincial/municipal Justice Services shall carry out the regime of periodical meetings and briefings to review the action program implementation progress, and devise measures to deploy and solve unsettled works;

- To consolidate the organization and enhance the capability of the Justice Ministry’s Office and the provincial/municipal Justice Services’ Offices, so that they can well grasp the actual situation, promptly urge, inspect and report the implementation results in service of requirements of the leadership and direction by the Justice Ministry and the provincial/municipal Justice Services.

D. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

On the basis of contents of the action program for the 2002-2007 period, according to their respective functions and tasks and under the assignment by the Minister, the vice ministers, the heads of the units under the Justice Ministry, the local judicial agencies, the legal organizations of the ministries and branches, and the judicial support organizations shall have to work out their own implementation programs and plans, and implement them within the ambit of their responsibilities according to the annual implementation schedules. Such task must be completed before April 2003.

Appraisals of the service’s Action Program implementation results shall be made annually, then the preliminary review and final review thereof shall be made in 2005 and 2007 respectively.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
MINISTER

 
 
 
 
Uong Chu Luu

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 584/2002/QD-BTP of December 25, 2002, promulgating the action program of the judicial service for the 2002-2007 period
Official number: 584/2002/QD-BTP Legislation Type: Decision
Organization: The Ministry of Justice Signer: Uong Chu Luu
Issued Date: 25/12/2002 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 584/2002/QD-BTP of December 25, 2002, promulgating the action program of the judicial service for the 2002-2007 period

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status