BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/VBHN-BYT
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 3 năm 2023
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ LUẬT AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ
Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày
29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo
hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày
31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động
thuộc lĩnh vực y tế.
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội
số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh
lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ
và Trẻ em,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ
sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.1
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Bệnh, thẩm quyền xác định bệnh
được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
2. Khám giám định mức suy giảm
khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với
người lao động và thân nhân.
3. Việc cấp giấy ra viện, giấy
chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy xác nhận
không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo
hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội và
Điều 43 của Luật an toàn vệ sinh lao động B.
2. Người lao động quy định tại
khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động
đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng;
người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc.
3. Người đề nghị khám giám định
mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Thời gian nghỉ việc điều
trị ngoại trú là thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và được
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chỉ định điều trị ngoại trú.
2. Bản sao hợp lệ là bản
sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực
từ bản chính.
3. Trích sao hồ sơ bệnh án
là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Chương II
BỆNH ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN VÀ HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH ĐỂ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 4. Bệnh
được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần2
Ngoài trường hợp đang bị mắc một
trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng,
phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014, người mắc các bệnh,
tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc
không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng
ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm
xã hội một lần.
Điều 5. Hồ
sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu
do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử
dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm
theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản
lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề
nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2
kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định
không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người
lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28
tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ
lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21
tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế
hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
d)3 Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban
hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc
ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm
xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định
thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh
lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao
động không có khả năng điều trị ổn định.
đ) Một trong các giấy tờ có ảnh
sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường
hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã
có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03
tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
2. Hồ sơ khám giám định lần đầu
bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy giới thiệu của người sử
dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm
theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề
nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị
khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy
định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với
trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề
nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao
gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động
đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và
người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều
trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu
có).
Trường hợp người được giám định
thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh
lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có
khả năng điều trị ổn định.
d) Một trong các giấy tờ quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều này.
34. Hồ sơ
khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu đề nghị giám
định của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người
lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có
quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng trong đó
người lao động tự khai rõ trong giấy đề nghị các thương tật, bệnh tật đề nghị
khám giám định;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa lần
gần nhất đối với người đã được khám giám định;
c) Một trong các giấy tờ quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ khám giám định để thực
hiện chế độ tử tuất:
a) Giấy đề nghị khám giám định
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư
này;
b)5 Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh
tật sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Giấy tờ chẩn đoán, điều trị
bao gồm: phiếu khám bệnh hoặc kết quả cận lâm sàng hoặc đơn thuốc của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp hoặc
Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định.”
c) Một trong các giấy tờ quy định
lại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Hồ sơ khám giám định để xác
định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận
con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai:
a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu
quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b)6 Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh
tật sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Giấy tờ chẩn đoán, điều trị
bao gồm: phiếu khám bệnh hoặc kết quả cận lâm sàng hoặc đơn thuốc của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp hoặc
Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
c) Một trong các giấy tờ quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều này.
6. Hồ sơ khám giám định để hưởng
bảo hiểm xã hội một lần:
a) Giấy đề nghị khám giám định
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư
này;
b)7 Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh
tật sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Giấy tờ chẩn đoán, điều trị
bao gồm: phiếu khám bệnh hoặc kết quả cận lâm sàng hoặc đơn thuốc của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp hoặc
Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
c) Một trong các giấy tờ quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 6. Hồ
sơ khám giám định lại do tái phát
1. Hồ sơ khám giám định lại đối
với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:
a) Giấy đề nghị khám giám định
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư
này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4
kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái
phát.
Trường hợp người được giám định
thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh
lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do
tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ:
Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích
ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
Trường hợp người được giám định
thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản
chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về
thời hạn đề nghị giám định lại.
d) Một trong các giấy tờ quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Hồ sơ khám giám định lại bệnh
nghề nghiệp tái phát:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo
mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c)8 Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định
tại Thông tư này hoặc Hồ sơ bệnh nghề nghiệp có ghi nhận tổn thương bệnh nghề
nghiệp ở mức độ nặng hơn.
Trường hợp người được giám định
thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh
lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp
không có khả năng điều trị ổn định.
d) Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ
biên bản giám định y khoa lần gần nhất. Trường hợp người được giám định thuộc đối
tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính
biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn
đề nghị giám định lại.
đ) Một trong các giấy tờ quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Điều 7. Hồ
sơ khám giám định tổng hợp
1. Giấy giới thiệu của người sử
dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm
theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền
quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy
đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp
người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà
phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người
lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết
định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động
đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
3. Các giấy tờ khác theo quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông
tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
4. Một trong các giấy tờ quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Điều 8. Hồ
sơ giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn
1. Giấy giới thiệu do Lãnh đạo
cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu theo mẫu
quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ giám định theo quy định
tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp từng
đối tượng và loại hình khám giám định.
3. Biên bản giám định y khoa đối
với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng
hoặc văn bản họp Hội đồng Giám định y khoa xác định lý do vượt khả năng chuyên
môn đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh chưa khám giám định
cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa ký đóng
dấu.
Điều 9. Hồ
sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của tổ chức, cá nhân
1. Văn bản đề nghị khám giám định
phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây:
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
Bộ Y tế;
b) Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội;
c) Sở Y tế;
d) Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội từ cấp
tỉnh trở lên;
e) Người sử dụng lao động;
g) Hội đồng Giám định y khoa cấp
tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối
tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề nghị giám
định phúc quyết. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng
Giám định y khoa cấp tỉnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải
ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định
phúc quyết đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết của đối tượng
đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông
tư này.
2. Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định
y khoa theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư
này phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.
3. Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ
Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Điều 10. Hồ
sơ khám giám định phúc quyết lần cuối
1. Văn bản đề nghị khám giám định
phúc quyết lần cuối của một trong các cơ quan sau đây:
a) Bộ Y tế;
b) Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội;
c) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
d) Người sử dụng lao động;
đ) Hội đồng Giám định y khoa cấp
trung ương đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đã giám
định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề
nghị giám định phúc quyết.
Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo
cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương nơi đã khám
cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết
luận của Hội đồng đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết lần
cuối của đối tượng đó.
2. Quyết định thành lập Hội đồng
khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Hồ sơ giám định y khoa theo
quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư
này phù hợp với từng đối tượng và loại hình khám giám định.
4. Biên bản giám định y khoa của
Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
Điều 11.
Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có trách nhiệm
lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với
các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm
xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện
chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí,
trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với người lao
động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định không
đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau
khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
đ) Giám định đối với đối tượng
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
g) Giám định tái phát, bao gồm
cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
h) Giám định tổng hợp đối với
trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ
hưu.
Trường hợp người lao quy định tại
Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử dụng lao động
hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động đó lập hồ sơ
khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có
xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
2. Thân nhân của người lao động
có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định
y khoa đối với đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Giấy đề
nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2
kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy
ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Người sử dụng lao động có
trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y
khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Không thuộc quy định tại các
khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;
b) Người lao động theo quy định
tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
4. Cơ quan thường trực của Hội
đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với trường
hợp khám giám định phúc quyết.
5. Cơ quan thường trực của Hội
đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
phúc quyết lần cuối.
Điều 12.
Thời hạn giám định lại
19. Đối với
các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp người lao động
được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí
khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh
tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Trường hợp xác định tổn
thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi
mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám
giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với người đã được giám định
ngoài đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh
án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể hiện mắc thêm bệnh khác hoặc bệnh đã
được giám định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật
được kết luận trong Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất hoặc có yêu cầu khám
giám định lại thì được đề nghị giám định lại trong thời hạn 03 tháng, kể từ
ngày ban hành Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất.”
Điều 13.
Trình tự, nội dung khám giám định
1. Việc giải quyết hồ sơ giám định
y khoa và trình tự khám giám định y khoa được thực hiện theo quy định của Thông
tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y
khoa các cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 52/2016/TT-BYT).
2. Nội dung khám giám định tai
nạn lao động:
a) Nội dung khám giám định tai
nạn lao động lần đầu theo tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích;
b) Nội dung khám giám định tai
nạn lao động tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại
Giấy chứng nhận thương tích và:
- Tổn thương tái phát được ghi
nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Giấy chứng nhận thương tích;
- Tổn thương không có khả năng
điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định
tại điểm c khoán 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổn thương do tai nạn lao động
tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại
khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
c) Nội dung khám giám định tổng
hợp nhiều tai nạn lao động theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường
hợp.
3. Nội dung khám giám định bệnh
nghề nghiệp:
a) Nội dung khám giám định bệnh
nghề nghiệp lần đầu theo Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và tổn thương do bệnh nghề nghiệp
còn trong thời gian bảo đảm theo quy định của pháp luật;
b) Nội dung khám giám định bệnh
nghề nghiệp tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Hồ
sơ bệnh nghề nghiệp và:
- Tổn thương tái phát được ghi
nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và Biên bản
giám định bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó;
- Tổn thương không có khả năng điều
trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
- Tổn thương do tai nạn lao động
tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại
khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
c) Nội dung khám giám định tổng
hợp nhiều bệnh nghề nghiệp theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường
hợp.
410. Nội
dung khám giám định để hưởng chế độ hưu trí, chế độ tuất và nghỉ do không đủ sức
khỏe để nuôi con sau khi sinh hoặc nghỉ dưỡng thai, nhận con nhờ mang thai hộ,
khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo các giấy tờ quy định
tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 5 và khoản 2
Điều 12 Thông tư này phù hợp với từng trường hợp.
Trường hợp đã có Biên bản giám
định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thương binh hoặc bệnh, tật, dị dạng,
dị tật có liên quan với chất độc hóa học thì không thực hiện khám giám định lại
các thương, bệnh, tật đã được ghi nhận trong Biên bản đó. Hội đồng giám định y
khoa tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể đã được xác định tại các Biên bản giám định
y khoa trước đó với tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương, bệnh, tật được đề nghị
khám giám định mà không trùng với các tổn thương đã được ghi nhận và xác định tỷ
lệ tổn thương cơ thể.
Trường hợp đang bị mắc một
trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng,
phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS căn cứ vào bản chính
hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án để xem xét, giải
quyết chế độ.
Trường hợp mắc những bệnh khác
được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì Biên bản giám định y khoa phải kết luận
rõ các nội dung mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm
sóc hoàn toàn.
5. Nội dung khám giám định tổng
hợp được thực hiện như sau:
a) Nội dung khám giám định tổng
hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này phù hợp với từng đối tượng;
b) Trường hợp đối tượng đã bị
thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp
trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương
tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số
28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương
tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số
28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
c) Trường hợp đối tượng đã bị
thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp
gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng, đủ thương
tật, bệnh nghề nghiệp của lần này và cộng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
tai nạn lao động hoặc nghề nghiệp được kết luận trong Biên bản khám giám định y
khoa của lần liền kề trước đó theo phương pháp quy định tại Thông tư số liên tịch
28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
d)11 Trường
hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần
trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ:
- Trường hợp các biên bản giám
định y khoa ghi nhận tổn thương trùng lặp ở một hoặc nhiều cơ quan, bộ phận cơ
thể thì Hội đồng giám định y khoa thực hiện khám giám định lại toàn bộ các tổn
thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y khoa này (bao gồm cả các tổn
thương trùng lặp và không trùng lặp) và tổng hợp với tỷ lệ tổn thương cơ thể được
ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa không có tổn thương trùng lặp theo quy
định và ban hành Biên bản giám định y khoa mới.
- Trường hợp đối tượng đã khám
giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên mà có tóm tắt
hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp ghi nhận tình trạng
tổn thương nặng hoặc nhẹ hơn so với tổn thương được ghi nhận ở Biên bản giám định
y khoa của các lần khám này, Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định
đối với toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong các Biên bản giám định y
khoa có tình trạng tổn thương thay đổi và tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể với
tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định y khoa còn lại
theo quy định và ban hành Biên bản giám định y khoa mới.
- Ngoài trường hợp nêu trên thì
Hội đồng Giám định y khoa tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của các biên bản
giám định đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số
28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương
tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp và ban hành Biên bản giám định y khoa mới.
Điều 14.
Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa
Biên bản giám định y khoa có
giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục
đích giám định.
Chương
III
CẤP GIẤY RA VIỆN, GIẤY
CHỨNG SINH, TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN, GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI, GIẤY CHỨNG
NHẬN KHÔNG ĐỦ SỨC KHỎE ĐỂ CHĂM SÓC CON SAU KHI SINH
Điều 15. Cấp
giấy ra viện
1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện
thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo
Thông tư này.
3.12 Trường
người bệnh được lưu trú tại Trạm y tế xã đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết
định có giường lưu trú theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư số
39/2018/TT- BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn
quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm
y tế trong một số trường hợp thì được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo
hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban
hành kèm theo Thông tư này trong đó ghi rõ số ngày được lưu trú tại Trạm y tế
xã và số ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội nhưng không quá 30 ngày.
Điều 16. Cấp
giấy chứng sinh
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng
sinh: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép thực hiện dịch vụ đỡ đẻ.
2. Thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi
giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24
tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh
và Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa
đổi, bổ sung Thông tư bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng
10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng
sinh thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 kèm theo
Thông tư này.
Trường hợp trẻ sinh ra do thực
hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo quy định tại Thông
tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ
sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
Điều 17. Cấp
tóm tắt hồ sơ bệnh án
1. Thẩm quyền cấp tóm tắt hồ sơ
bệnh án: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi tóm tắt hồ
sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4
kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được
lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch
số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại
Trạm y tế thì được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Cấp
giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ
sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh
lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp
giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp
giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề làm việc tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy
chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý
toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng
thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn
các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3. Việc chứng nhận nghỉ dưỡng
thai thực hiện như sau:
a) Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông
tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong trường hợp
điều trị ngoại trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7
kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Biên bản giám định y khoa thực
hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm
theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám định y khoa
cấp;
d) Giấy ra viện theo mẫu quy định
tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc tóm tắt hồ
sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm
theo Thông tư này.
4. Trường hợp giám định để nghỉ
dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng
sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi
mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh
và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.
Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực
hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ
phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30
ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ
phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13
tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh
ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm
2018).
Biên bản giám định y khoa để nghỉ
dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau và thai sản.
5. Một lần khám chỉ được cấp một
giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày
thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết
định.
6. Trường hợp bị mất giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Người đã cấp giấy chứng nhận
nghỉ dưỡng thai phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai bị mất;
b) Trong thời gian 02 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có trách nhiệm cấp lại
bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
7. Trường hợp bị mất giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp
giấy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Điều 19. Cấp
giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận
con do nhờ mang thai hộ
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ
mang thai hộ: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh trở lên.
2. Biên bản giám định y khoa thực
hiện theo quy định tại Phụ lục kèm
theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT, trong đó phần Kết luận phải ghi rõ là người mẹ
không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh.
3. Kết luận quy định tại khoản
2 Điều này chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Chương IV
CẤP VÀ QUẢN LÝ GIẤY CHỨNG
NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 20.
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân
công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động
chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức
khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
213. Một
lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường
hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ
ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh
phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong
cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động khám
nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với
nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm
xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ
cao nhất.
Trường hợp người bệnh điều trị
bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không
quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động bị sẩy
thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở
lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng
không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Người hành nghề làm việc tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan
bảo hiểm xã hội.
Điều
20a. Cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với
người nhiễm COVID-19 điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:14
1. Đối tượng cấp:
Người nhiễm COVID-19 điều trị nội
trú hoặc ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
được thành lập theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
b) Các cơ sở thu dung, điều trị
COVID-19 được thành lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
168/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách
trong phòng, chống dịch COVID-19, như sau:
- Bệnh viện dã chiến điều trị
COVID-19;
- Bệnh viện điều trị COVID-19;
- Bệnh viện hồi sức cấp cứu
COVID-19;
- Trung tâm hồi sức tích cực
người bệnh COVID-19.
2. Thẩm quyền cấp:
Người đứng đầu các cơ sở quy định
tại khoản 1 Điều này hoặc người được người đứng đầu ủy quyền theo quy định của
pháp luật.
3. Quy định về cấp giấy ra viện
và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
a) Người bệnh sau khi kết thúc
điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy ra viện và giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp
giấy đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực không đúng mẫu theo quy định
Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm CẤP LẠI
theo quy định tại Thông tư này. Đối với giấy ra viện ghi ngày vào viện, ngày ra
viện theo hồ sơ bệnh án điều trị nội trú; ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của
người hành nghề theo ngày cấp;
b) Trường hợp người lao động đã
điều trị COVID-19 nhưng chưa được cấp giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng bảo hiểm xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người lao động đã điều trị
COVID-19 căn cứ đề nghị của người đó và hồ sơ bệnh án để cấp giấy ra viện hoặc
giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Đối với giấy ra viện ghi ngày
vào viện và ngày ra viện ghi theo hồ sơ bệnh án điều trị nội trú; ngày, tháng,
năm trên phần chữ ký của người hành nghề theo ngày cấp;
c) Trường hợp người bệnh sau
khi ra viện và trong giấy ra viện có ghi thông tin về thời gian tiếp tục điều
trị ngoại trú hoặc thời gian cách ly thì thời gian nghỉ việc được xác định theo
thời gian ghi trong giấy ra viện;
d) Trường hợp người bệnh sau
khi ra viện và trong giấy ra viện không ghi thông tin về thời gian tiếp tục điều
trị ngoại trú nhưng người bệnh phải cách ly theo quy định thì thời gian nghỉ việc
được xác định theo thời gian cách ly quy định tại Phụ lục
9 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Trường hợp cơ sở thu dung,
điều trị COVID-19 đã giải thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao phụ trách
quản lý, điều hành cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo quy định tại khoản c
mục V Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành tài liệu hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
theo mô hình tháp 3 tầng chịu trách nhiệm cấp hoặc cấp lại hoặc cấp mới giấy ra
viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người bệnh;
e) Việc cấp, sử dụng mẫu giấy
ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 7
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21.
Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung
giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội 15
1. Đối với trường hợp người lao
động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện
theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Đối với trường hợp có chuyển viện
trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện.
Đối với trường hợp người bệnh tử
vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực
hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy
báo tử theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của
Bộ Y tế quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống
kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đối với trường hợp người lao
động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ
để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số
ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ
bảo hiểm xã hội theo quy định.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Việc ghi ngày bắt đầu nghỉ từ
ngày người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh;
b) Việc ghi ngày tại mục ngày,
tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề trên giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
- Ghi theo ngày, tháng người bệnh
kết thúc khám bệnh, chữa bệnh;
- Ngày cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
phát hành giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp
người lao động đề nghị thực hiện cấp lại theo quy định tại Thông tư này;
c) Trường hợp cấp lại thì phải
đóng dấu từ “CẤP LẠI” trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
4. Việc ghi mã bệnh, tên bệnh
dài ngày trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện thực
hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Trường
hợp mã bệnh ghi trong giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra
viện trùng khớp với mã bệnh quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT nhưng tên bệnh
không trùng khớp với tên bệnh quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT thì thực
hiện giải quyết bệnh dài này theo mã bệnh quy định tại Thông tư số
46/2016/TT-BYT.
Chương V
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 22.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Cục Quản lý y, dược cổ
truyền và Thanh tra Bộ:
1. Tổ chức triển khai thực hiện
và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý
vi phạm và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 23.
Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan trong hệ thống bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội địa
phương hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc đăng tải công khai trên
Trang tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh
danh sách các cơ sở được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
cũng như phạm vi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở
đó. Kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 24.
Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chủ trì trong việc tổ chức
triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên địa
bàn quản lý.
2. Kiểm tra, thanh tra, xử lý
vi phạm và giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định
của pháp luật.
Điều 25.
Trách nhiệm của Hội đồng Giám định y khoa
1.16 Cập
nhật nội dung kết luận của biên bản giám định y khoa vào cơ sở dữ liệu khám chữa
bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Cung cấp cho người được giám
định sau khi hoàn thành việc giám định các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản giám định;
b) Hóa đơn, chứng từ thu phí
giám định;
c) Bảng kê các nội dung giám định.
Trường hợp nội dung giám định do cơ sở y tế khác thực hiện thì phải ghi rõ tên
cơ sở y tế thực hiện nội dung giám định đó tại cột ghi chú.
Điều 26.
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phổ biến, quán triệt nội
dung của Thông tư này đến toàn bộ người hành nghề và nhân viên của cơ sở mình.
2. Cấp đầy đủ, kịp thời cho người
lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định
tại Thông tư này; giám sát việc ghi nội dung trong các giấy tờ quy định tại
Thông tư này của người hành nghề tại cơ sở của mình và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc cấp các giấy tờ này.
3. Thực hiện việc cấp các hồ sơ
giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký, ủy quyền lên Cổng tiếp
nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của
hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm
xã hội theo quy định tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016
của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và lộ trình do bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nơi chuyển người bệnh đi có trách nhiệm cung cấp bản sao có đóng dấu treo giấy
chuyển viện cho người bệnh khi có yêu cầu.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy
chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy
chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe
để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận
không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy
chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được
ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy
chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu
"Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
b) Bổ sung, sửa đổi nội dung
trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng
nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy
ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận
không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội
dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ
quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi).
c) Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu,
mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như
sau:
- Trường hợp cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh là pháp nhân: đăng ký mẫu dấu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh không phải là pháp nhân: đăng ký con dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 8 kèm
theo Thông tư này.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh thay đổi mẫu dấu hoặc thay đổi hoặc bổ sung người được ủy quyền ký thay thủ
trưởng đơn vị tại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì phải
thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện
(theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời
gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đã áp dụng chữ ký số thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chữ ký số.
d) Thực hiện việc ủy quyền cho
người được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên giấy chứng nhận
nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Việc ủy quyền phải thực hiện bằng
văn bản và được gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở.
Người được ủy quyền không được ủy quyền lại. Văn bản ủy quyền phải thể hiện các
nội dung tối thiểu sau: Họ, tên và chức danh của người được ủy quyền; phạm vi ủy
quyền (nêu rõ người được ủy quyền được ký tên, đóng dấu trong các trường hợp
nào) và thời hạn ủy quyền.
6.17. Trường
hợp người lao động đã khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy ra viện, giấy
chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe
để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người lao động đã khám bệnh, chữa bệnh căn cứ
quy định tại Thông tư này và văn bản đề nghị của người đó làm căn cứ cấp giấy
ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận
không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội, trong đó tại phần ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người
hành nghề ghi theo ngày cấp.
17. Sửa đổi Phụ lục 1, 2, 3, 4 và 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Bổ sung Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
19. Phụ
lục 4 ban hành kèm Thông tư này thay thế Phụ lục 4 và Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư
liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định
bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối
với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27.
Hiệu lực thi hành18
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
2. Thông tư số 56/2017/TT-BYT
ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 28.
Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy ra viện, Giấy chứng
sinh, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Giấy chứng nhận thương
tích, Giấy báo tử do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo đúng thẩm quyền và
quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian kể từ 01 tháng 7 năm
2016 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng cấp không đúng
mẫu, ghi không đúng thời gian, không đóng dấu pháp nhân, đóng dấu không đúng chỗ,
ký tên không đúng chỗ, không đủ chữ ký thì vẫn có giá trị dễ làm căn cứ giải
quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày
Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Điều 29.
Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung,
thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện, trường
hợp có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế
(Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng
thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, Cục QLKCB (02b).
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
PHỤ LỤC 119
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số /2022/TT-BYT ngày
tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………../GGT
|
…….1……,
ngày ….. tháng ….. năm…..
|
GIẤY
GIỚI THIỆU
Kính
gửi: Hội đồng Giám định y khoa2……………..
…………………………….3………………………………..……..
trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:………………………………………… Sinh
ngày…. tháng... năm………………..
Chỗ ở hiện tại:
……………………………………………………………………….………..
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: …………Ngày
cấp:…………… Nơi cấp: …………………….
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH:
…………………………4……………………………………...
Nghề/công việc………………………………………5……………………………………….
Điện thoại liên hệ:
…………………………………………………………………………….
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân
của ………………………………………………………….
Được cử đến Hội đồng Giám định
y khoa ……………………………………………………
để giám định mức suy giảm khả
năng lao động:
Đề nghị giám định:
……………………………….6…………………………………………..
Loại hình giám định:
……………………………..7 ………………………………………….
Nội dung giám định: ……………………………..8
………………………………………….
Đang hưởng chế độ: …………………………….9
…………………………………………...
Xác nhận của
UBND hoặc Công an cấp xã10
|
LÃNH ĐẠO CƠ
QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
HƯỚNG
DẪN GHI GIẤY GIỚI THIỆU
Ghi chú: Giấy giới thiệu có giá
trị trong vòng ba tháng kể từ ngày ký giới thiệu.
1 Ghi địa danh tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề
nghị giám định.
2 Tên Hội đồng Giám
định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định.
3 Tên cơ quan, đơn vị
giới thiệu người lao động.
4 Ghi số sổ bảo hiểm
xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng
khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo
hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5 Trường hợp là thân
nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
6 Ghi rõ một trong
các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7 Ghi rõ một trong
các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng
bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản.
8 Ghi rõ bệnh, tật cần
khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
9 Ghi rõ chế độ đang
hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối
với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể
(nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
10 Chỉ áp dụng đối với
trường hợp người sử dụng lao động không có dấu: Ví dụ như hộ kinh doanh cá thể.
PHỤ LỤC 220
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số /2022/TT-BYT ngày
tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….……,
ngày ….. tháng ….. năm…..
GIẤY
ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính
gửi:…………………………………………..
Tên tôi là……………………………………………
Sinh ngày…….. tháng….. năm……..
Chỗ ở hiện tại:
……………………………………………………………………………...
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ………………………Ngày
cấp: …..……..Nơi cấp:…….…..
Số sổ BHXH/Mã số BHXH:
……………..………………….. 1……………………………
Nghề/công việc
…………………………………………….. 2……………………………..
Điện thoại liên hệ:
……………………………………………………………….………….
Đề nghị được giám định mức độ
suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định:
……………………………….3…………………………….………….
Loại hình giám định:
……………………………..4 ………………………….……………
Nội dung giám định:
……………………………..5 …………………………..……………
Đang hưởng chế độ: …………………………….6
…………………………….…………..
Xác nhận của
UBND hoặc Công an cấp xã7
|
Người viết giấy
đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
HƯỚNG
DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ bảo hiểm
xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng
khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo
hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có
đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám
hay không.
Trường hợp là thân nhân của người
lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần
khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong
các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong
các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng
bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ tên thương
tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật,
bệnh tật.
6 Ghi rõ chế độ đang
hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối
với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể
(nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
7 Chỉ áp dụng đối với
trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề
nghị giám định.
PHỤ LỤC 321
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ:……….
Mã Y tế
…../…./…./…..
|
GIẤY
RA VIỆN
- Họ tên người bệnh:
...........................................................................................................
- Ngày/tháng/năm sinh: ………/…….…/………………(Tuổi……..); Nam/nữ:……….……
- Dân
tộc: ……………………………….Nghề nghiệp:
..........................................................
- Mã
số BHXH/Thẻ BHYT số .....................................1........................................................
- Địa
chỉ:
..............................................................................................................................
- Vào
viện lúc:…………….giờ…………phút, ngày………tháng…………năm.....................
- Ra
viện lúc:…….…….giờ…….……phút, ngày………tháng…….…năm............................
- Chẩn
đoán................................................................. 2......................................................
-
Phương pháp điều trị:................................................... 3...................................................
- Ghi
chú: ......................................................................... 4..................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Ngày….. tháng….. năm……..
Thủ trưởng đơn vị5
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ngày….. tháng….. năm……..
Trưởng khoa5
Họ tên……………………………….
|
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY RA VIỆN
1.
Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT1:
- Mã
số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ
áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã
số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
- Thẻ
bảo hiểm y tế số:…… Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin
trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng
đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo
hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
2.
Phần chẩn đoán2:
- Phải
mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe và ghi tên bệnh hoặc mã bệnh. Trường hợp mắc
bệnh cần chữa trị dài ngày thì việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường
hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén (Ví dụ: thai chết
lưu, thai bệnh lý,…).
- Trường
hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”
3.
Phần phương pháp điều trị3
Ghi
chỉ định điều trị (Trường hợp phải đình chỉ thai nghén):
- Dưới
22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một
trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường
hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ
22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
- Ghi
rõ tuần tuổi thai (kể cả trường hợp đình chỉ thai ngoài tử cung, thai trứng cần
xác định rõ tuần tuổi thai).
Việc
xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm
trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Ghi
rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào …giờ…phút ngày …/tháng…/năm…
4.
Phần ghi chú4:
Ghi lời
dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường
hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều
trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau
khi ra viện (từ ngày, đến ngày). Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào
tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày, trường hợp
đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày; Trường hợp
người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian
nghỉ tối đa không quá 180 ngày.
- Trường
hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ
là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc
quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh
nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường
hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ
non, con chết.
- Trường
hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
-
Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em
dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
5.
Phần ngày, tháng, năm và chữ ký5:
- Việc
ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với
ngày ra viện.
- Tại
phần "Trưởng khoa": Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy
chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại
phần "Thủ trưởng đơn vị": Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và
đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường
hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy
ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
PHỤ LỤC 422
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ:……….
Mã Y tế
…../…./…./…..
|
TÓM
TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
|
Điều trị nội trú
|
□
|
|
|
Điều trị nội trú ban ngày
|
□
|
|
|
Điều trị ngoại trú
|
□
|
|
(đánh dấu “X” hình thức điều trị
nội trú/ nội trú ban ngày/ ngoại trú vào ô tương ứng)
1. Họ và tên (In hoa):....................................................................
2. Năm sinh:………..
3. Giới: Nam □ Nữ □
4. Dân tộc:
.....................................................................
5. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số:......................................................................................
6. Nghề nghiệp:
..........................................................................................................
7. Cơ quan/Đơn vị công tác:
.......................................................................................
8. Địa chỉ: Số
nhà……….Thôn, tổ ……..Xã, phường, thị trấn
.........................................
Huyện (Quận): ………………………….Tỉnh,
thành phố ....................................................
9. Vào viện ngày………/…….
/20…….; Ra viện ngày ……./….. /20…..;
10. Chẩn đoán lúc vào viện:
.......................................................................................
11. Chẩn đoán lúc ra viện:
..........................................................................................
12. Tóm tắt bệnh án:...................................................................................................
a) Quá trình bệnh lý và diễn biến
lâm sàng: ...................................................................
b) Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận
lâm sàng có giá trị chẩn đoán: .................................
c) Phương pháp điều trị:
..............................................................................................
d) Tình trạng người bệnh ra viện:
..................................................................................
13. Ghi chú:................................................................................................................
|
……ngày ….tháng
…..năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
HƯỚNG
DẪN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh
án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên
của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi
sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị
chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm
xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc
sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
PHỤ LỤC 5
MẪU GIẤY CHỨNG SINH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
Cơ sở KB, CB
……………..
…………….
|
Số:………
Quyển số:
|
GIẤY CHỨNG SINH
Họ và tên mẹ/Người nuôi dưỡng:
......................
Năm sinh: ..........................................................
Nơi đăng ký thường trú:
....................................
...........................................................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT số
.............................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu
số: ...........
Ngày cấp: ………./ ………./…….. Nơi
cấp: ...
Dân tộc:
.............................................................
Họ và tên cha:
...................................................
Đã sinh con vào lúc:...giờ...phút,
ngày…. tháng…. năm ………………..
Tại:
..................................................................
Số con trong lần sinh này:
...............................
Giới tính của con: ……………………….
Cân nặng ...............................................................
Dự định đặt tên con là:
....................................
Ghi chú:
..........................................................
|
……..,ngày... tháng.... năm ……
|
Cha, mẹ, người nuôi dưỡng
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Người đỡ đẻ
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Người ghi phiếu
(Ký, ghi rõ chức danh
|
Thủ trưởng cơ sở y tế
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
|
Lưu ý:
- Giấy chứng sinh cấp lần đầu:
Số: Quyển số: (nếu cấp lại)
- Tên dự định đặt có thể được
thay đổi khi đăng ký khai sinh.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ
ngày sinh con, cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải đi khai sinh cho trẻ
|
Cơ sở KB, CB
……………..
…………….
|
Số:………
Quyển số:
|
GIẤY CHỨNG SINH
Họ và tên mẹ/Người nuôi dưỡng:
......................
Năm sinh:
.........................................................
Nơi đăng ký thường trú:
...................................
...........................................................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT số
.............................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu
số: ...........
Ngày cấp: ………./ ………./…….. Nơi
cấp: ...
Dân tộc:
.............................................................
Họ và tên cha:
...................................................
Đã sinh con vào lúc:...giờ...phút,
ngày…. tháng…. năm ………………..
Tại:
..................................................................
Số con trong lần sinh này:
...............................
Giới tính của con: ……………………….
Cân nặng ...............................................................
Dự định đặt tên con là:
....................................
Ghi chú:
..........................................................
|
……..,ngày... tháng.... năm ……
|
Cha, mẹ, người nuôi dưỡng
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Người đỡ đẻ
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Người ghi phiếu
(Ký, ghi rõ chức danh
|
Thủ trưởng cơ sở y tế
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
|
Lưu ý:
- Giấy chứng sinh cấp lần đầu:
Số: Quyển số: (nếu cấp lại)
- Tên dự định đặt có thể được
thay đổi khi đăng ký khai sinh.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ
ngày sinh con, cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải đi khai sinh cho trẻ
|
HƯỚNG
DẪN CÁCH GHI GIẤY CHỨNG SINH
1. Họ và tên mẹ hoặc người nuôi
dưỡng: Ghi tên mẹ theo Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu bằng chữ
in hoa, có dấu.
2. Năm sinh: Ghi năm sinh của mẹ
hoặc người nuôi dưỡng theo năm dương lịch.
3. Nơi đăng ký thường trú, tạm
trú: Ghi nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo địa danh 4 cấp: Thôn/bản, xã/phường/thị
trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Trường hợp người nước ngoài có đăng
ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam thì ghi giống như người Việt Nam. Trường hợp
người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam nhưng sinh sống
ở vùng biên giới sang đẻ ở các cơ sở y tế của Việt Nam thì ghi tên tỉnh và nước
nơi họ đang sinh sống.
4. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: Ghi
số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ
quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã
hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5. Số chứng minh nhân dân
(CMND)/Hộ chiếu của mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi rõ số CMND đã được cấp, trong
trường hợp không có giấy CMND mà có Hộ chiếu thì ghi số Hộ chiếu. Nếu không có
CMND và Hộ chiếu thì bỏ trống. (Chỉ áp dụng quy định ghi số CMND hoặc số hộ chiếu
đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo
hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
6. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc
của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa hoặc các dân tộc
khác.
7. Họ và tên cha: Ghi theo
thông tin do người bệnh hoặc người nhà người bệnh cung cấp. Cơ sở y tế không phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về họ và tên người cha.
8. Đã sinh con vào lúc: Ghi giờ,
phút, ngày, tháng, năm mà đứa trẻ sinh ra theo năm dương lịch.
9. Tại: Ghi tại nơi trẻ được
sinh ra, cụ thể:
a) Trường hợp trẻ em được sinh
ra tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em được
sinh ra (Ví dụ: bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định). Trường hợp trẻ em được sinh tại
cơ sở y tế khác thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính 3 cấp nơi trẻ em
sinh ra (Ví dụ: Trạm y tế xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
b) Trường hợp trẻ em được sinh
tại nhà thì ghi tại nhà và địa danh 3 cấp: cấp xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành
phố (Ví dụ: tại nhà ở xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
c) Trường hợp trẻ em được sinh
ra tại nơi khác, ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cũng ghi nơi trẻ em được
sinh ra và địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ trên đường đi, tại xã Liên Bảo,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
d) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi
thì ghi rõ trẻ bị bỏ rơi, nơi nhặt được trẻ với địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ:
đẻ bị bỏ rơi tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
10. Sinh lần thứ mấy: Ghi tất cả
các lần sinh kể cả đẻ lần này, đẻ non, đẻ con chết.
11. Số con hiện sống: Ghi số
con hiện đang sống, kể cả trẻ sinh ra sống lần này.
12. Số con trong lần đẻ này:
Ghi số con đẻ lần này. Trong trường hợp đẻ sinh đôi hoặc sinh nhiều hơn thì ghi
cụ thể số con và cấp Giấy chứng sinh riêng cho từng trẻ.
13. Giới tính của con: Ghi cụ
thể trẻ em sinh ra sống là nam hay nữ. Trường hợp dị tật, không rõ là nam hay nữ
thì ghi là không xác định.
14. Cân nặng: Ghi trọng lượng của
trẻ đẻ ra được cân trong giờ đầu sau khi sinh theo đơn vị tính gram. (Ví dụ: trẻ
sinh ra là 3500gram). Nếu không được cân thì bỏ trống.
15. Tình trạng của con: Ghi rõ
tình trạng của trẻ tại thời điểm làm Giấy chứng sinh: khỏe mạnh, yếu, dị tật hoặc
các biểu hiện liên quan đến sức khỏe khác (nếu có). Nếu dị tật, ghi cụ thể loại
dị tật, kể cả khuyết tật về hình thái của trẻ nếu phát hiện được.
16. Dự kiến đặt tên con: Ghi
tên dự kiến đặt cho trẻ. Tên dự kiến này có thể thay đổi khi đăng ký khai sinh.
17. Ghi chú: Trường hợp sinh
con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc vừa sinh con dưới 32
tuần tuổi lại vừa phải phẫu thuật thì trong phần ghi chú phải ghi rõ một trong
các nội dung sau "sinh con phải phẫu thuật" hoặc "sinh con dưới
32 tuần tuổi" hoặc "phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi".
18. Người đỡ đẻ: ký tên, ghi rõ
chức danh và họ tên (đối với trường hợp đẻ tại cơ sở y tế). Trong trường hợp đẻ
tại nhà thì ghi cụ thể tên và chức danh của người đỡ (nếu là nhân viên Y tế).
Ví dụ: Cô đỡ thôn bản đỡ thì ghi Cô đỡ và họ tên cô đỡ. Trong trường hợp người
đỡ không phải là cán bộ y tế thì chỉ ghi họ tên.
19. Ngày, tháng, năm ghi Giấy
chứng sinh: Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.
20. Người ghi phiếu: Ký tên,
ghi rõ chức danh và họ tên.
21. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được
ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ
cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
Trường hợp đẻ tại nhà, trẻ đẻ bị
bỏ rơi, đẻ nơi khác không phải cơ sở y tế...mà trạm y tế cấp Giấy chứng sinh
thông qua nhân viên y tế thôn/bản thì trưởng trạm y tế ghi và xác nhận, ký tên,
đóng dấu, ghi rõ họ tên.
22. Xác nhận của cha, mẹ hoặc
người thân thích: ký tên, ghi rõ họ tên, quan hệ với đứa trẻ.
PHỤ LỤC 6
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
Tên cơ sở KB, CB
Số:……………………./………
|
Số
Seri…………………………….
|
GIẤY
CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
I. Thông tin người bệnh
1. Họ và tên:
............................................................ ngày sinh……/
……/………..
2. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:
................................................................................
3. Đơn vị làm việc:
...................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. Chẩn đoán:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Số ngày cần nghỉ để điều trị bệnh:
...........................................................................
(Từ
ngày ……………..đến hết ngày…………………………. )
|
Ngày
……..tháng…….. năm …….
Người hành nghề KB, CB
(Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số)
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu trừ trường hợp sử dụng chữ ký số)
|
CÁCH GHI GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ
DƯỠNG THAI
1. Phần mã số bảo hiểm xã hội/thẻ
bảo hiểm y tế:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH.
Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức
có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2. Phần chẩn đoán:
Phải mô tả cụ thể về tình trạng
sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi
mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh
và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
3. Phần Số ngày nghỉ:
- Việc quyết định số ngày nghỉ
phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30
ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
- Việc ghi ngày bắt đầu được
nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13
tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh
ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11 tháng 8 năm
2018).
- Trường hợp cấp lại giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ vẫn phải trùng với
ngày người bệnh đến khám. Riêng phần ngày tháng năm cấp giấy phải ghi theo đúng
thực tế.
Ví dụ: Ngày 14 tháng 7 năm 2018
chị Nguyễn Tuyết A đã được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời gian
30 ngày từ ngày 14 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2018.
Đến ngày 15 tháng 9 năm 2018,
chị Nguyễn Tuyết A có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
và ngày 16 tháng 9 năm 2018 cơ sở thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận nghỉ
dưỡng thai thì việc ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được thực hiện như sau:
Phần chẩn đoán ghi rõ tên bệnh theo chẩn đoán;
Phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh
ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 14 tháng 7 năm 2018 đến ngày 12 tháng 8 năm
2018)
Phần ngày tháng năm liền kề
phía trên của cụm từ "Y, bác sỹ KCB" ghi là ngày 16 tháng 9 năm 2018.
4. Phần xác nhận của thủ trưởng
đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được
ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
PHỤ LỤC 723
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
Liên số 1
…………………….Mẫu
Số:……………………
Số: ……………../KCB
Sốseri: ……………….
GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)
I. Thông
tin người bệnh
Họ và tên: ………………….ngày
sinh ……/…./….
Mã số BHXH/Số thẻ BHYT: …………………..;
Giới tính: ……………………………………….
Đơn vị làm việc: ………………………………..
…………………………………………………….
II. Chẩn đoán và
phương pháp điều trị
…………………………………………………….
Số ngày nghỉ: ………………………………….
(Từ ngày …………đến hết
ngày ……………)
III. Thông tin cha,
mẹ (chỉ áp dụng đối với trường
hợp người bệnh là trẻ em dưới 07 tuổi)
- Họ và tên cha:
……………………………….
- Họ và tên mẹ:
……………………………….
Ngày …. tháng …. năm ……
|
Liên số 2
…………………….Mẫu
Số:……………………
Số: ……………../KCB
Sốseri: ……………….
GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)
I. Thông tin người bệnh
Họ và
tên: ………………….ngày sinh …./…../…..
Mã số BHXH/Số thẻ BHYT: ………………….;
Giới
tính:………………………………………..
Đơn vị làm việc: ……………………………….
…………………………………………………..
II. Chẩn đoán
và phương pháp điều trị
…………………………………………………..
Số ngày nghỉ: ………………………………….
(Từ ngày ……………đến
hết ngày …………..)
III. Thông tin cha,
mẹ (chỉ áp dụng đối với trường
hợp người bệnh là trẻ em dưới 07 tuổi)
- Họ và tên cha: ……………………………….
- Họ và tên mẹ:
……………………………….
Ngày …. tháng …. năm……
|
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người hành nghề KB, CB
(Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số)
|
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người hành nghề KB, CB
(Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số)
|
|
|
|
|
HƯỚNG
DẪN GHI GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. MỤC ĐÍCH:
Xác nhận số ngày nghỉ việc của người
lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn
cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
II. CÁCH GHI:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc
chăm con ốm.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng
tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).
Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ
phận khám bệnh đó.
1. Phần Thông tin người bệnh
a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ
tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
b) Dòng thứ hai:
Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo
hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã
hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số
thẻ bảo hiểm y tế).
Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ
mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người
bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội
chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo
hiểm y tế).
c) Dòng thứ ba: ghi rõ giới
tính.
d) Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị
nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến
khám bệnh cung cấp; trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ
đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh
cung cấp.
2. Phần Chẩn đoán và phương
pháp điều trị
a) Nội dung chẩn đoán phải mô tả
cụ thể về tình trạng sức khỏe và ghi tên bệnh hoặc mã bệnh. Trường hợp mắc bệnh
cần chữa trị dài ngày thì việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai
nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.
- Trường hợp điều trị dưỡng
thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”
b) Nội dung phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ
tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp
sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai
trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi
rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi của
thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của
thai kỳ.
c) Số ngày nghỉ: việc quyết định
số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa
không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc
gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận
nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ
phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
3. Phần thông tin cha, mẹ
Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của
cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.
4. Phần xác nhận của thủ trưởng
đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được
ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần
ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh
nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Ngày… tháng…năm… cấp phải trùng
với ngày người lao động đến khám bệnh, trường hợp đợt khám bệnh kéo dài từ 2
ngày trở lên thì ngày/tháng /năm cấp phải trùng với ngày cuối cùng của đợt người
lao động đến khám bệnh và cần được chỉ định nghỉ ngoại trú.
PHỤ LỤC 8
MẪU BẢN ĐĂNG KÝ MẪU DẤU CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
VÀ CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
……………1…………….
……………………………..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…….2……,
ngày … tháng … năm …….
|
Kính
gửi: Cơ quan Bảo hiểm xã hội …………………..3 ………………
Căn cứ quy định của Thông
tư số ……/2017/TT-BYT
ngày tháng năm 2017
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực
y tế và giấy phép hoạt động số …………….4…………. , ………………5……………. gửi
Quý cơ quan Bảo hiểm xã hội ……………………………………
1. Đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã
hội đăng ký mẫu dấu sẽ sử dụng để xác nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội như sau:
2.6 Danh sách người
hành nghề được phân công ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
tại ………………..7………………….., gồm:
TT
|
HỌ VÀ TÊN
|
SỐ CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ
|
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN
|
CHỮ KÝ
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
…………………..
|
Người đứng đầu
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu
|
___________________
1 Ghi tên cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh
2 Ghi địa danh tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở
3 Ghi tên quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện;
ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội
cấp tỉnh
4 Ghi đầy đủ số,
ký hiệu giấy phép và ngày, tháng, năm cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
5 Ghi tên cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh
6 Chỉ áp dụng
đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân.
7 Ghi tên cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh
8 Ghi phạm vi hoạt
động chuyên môn của từng người hành nghề theo chứng chỉ hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh của người đó
PHỤ LỤC 924
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY, ĐIỀU TRỊ TRONG
CÁC QUYẾT ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19
(Kèm theo Thông tư số 18 /2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
1. Quyết định số 1344/QĐ-BYT
ngày 25 tháng 03 năm 2020 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô
hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19):
Người bệnh được ra viện sau khi
hết sốt từ 3 ngày trở lên và xét nghiệm trở về bình thường và 2 mẫu bệnh phẩm
cách nhau 1 ngày âm tính với SARS-CoV-2, sau ra viện tiếp tục cho người bệnh cách
ly tại nhà 14 ngày.
2. Quyết định số 3351/QĐ-BYT
ngày 29 tháng 7 năm 2020 về Hướng dẫn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2):
Người bệnh được ra viện sau khi
hết sốt từ 3 ngày trở lên và xét nghiệm trở về bình thường và 2 mẫu bệnh phẩm
cách nhau 1 ngày âm tính với SARS-CoV-2, sau ra viện tiếp tục cho người bệnh
cách ly tại nhà 14 ngày.
3. Quyết định số 2008/QĐ-BYT
ngày 26 ngày 4 năm 2021 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng
vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)
- Người bệnh ra viện khi cách
ly tập trung tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày đối với người bệnh không có triệu
chứng và tối thiểu hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau từ 48 đến 72 giờ) âm
tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp real-time RT-PCR; thời gian từ khi lấy mẫu
bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h. Người bệnh có triệu chứng
thì 14 ngày được tính từ ngày có triệu chứng đầu tiên.
- Sau ra viện, Người bệnh cần tiếp
tục được cách ly phù hợp tại nhà dưới sự giám sát của Y tế cơ sở và CDC địa
phương thêm 14 ngày, nếu trong thời gian theo dõi sau xuất viện có tái dương
tính thì cách ly thêm 7 ngày
- Tổng thời gian điều trị và
cách ly sau ra viện tối thiểu 28 ngày.
4. Quyết định số 3416/QĐ-BYT
ngày 14 tháng 7 năm 2021 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng
vi rút Corona mới (SARS-CoV-2).
- Đối với người bệnh không triệu
chứng xuất viện khi cách ly điều trị tại cơ sở y tế 10 ngày tính từ ngày có kết
quả xét nghiệm dương tính
- Đối với bệnh nhân có triệu chứng
trong 10 ngày đầu tính từ khi xét nghiệm dương tính xuất viện khi cách ly điều
trị tại cơ sở y tế 14 ngày
- Đối với người bệnh có triệu
chứng sau 10 ngày hoặc có triệu chứng kéo dài trên 10 ngày tính từ khi xét nghiệm
dương tính xuất viện khi cách ly điều trị tại cơ sở y tế tối thiểu 17 ngày
- Đối với người bệnh sau ra viện,
cách ly tại nhà 14 ngày.
- Tổng thời gian điều trị và
cách ly sau ra viện từ 24 đến tối thiểu 31 ngày.
5. Quyết định số 4689/QĐ-BYT
ngày 06 tháng 10 năm 2021 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
- Đối với người bệnh không triệu
chứng xuất viện khi cách ly điều trị tại cơ sở y tế tối thiểu 10 ngày
- Đối với người bệnh có triệu
chứng xuất viện khi cách ly điều trị tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày
- Đối với người bệnh điều trị
trên 10 ngày hoặc chưa đủ điều kiện ra viện về tiêu chuẩn xét nghiệm xuất viện
khi cách ly điều trị tại cơ sở y tế đủ 21 ngày
- Sau ra viện cách ly tại nhà trong
7 ngày
- Tổng thời gian điều trị và
cách ly sau ra viện từ 17 đến 28 ngày.
6. Quyết định số 250/QĐ-BYT
ngày 28 tháng 01 năm 2022
Thời gian dỡ bỏ cách ly với người
quản lý, chăm sóc tại nhà từ 7 đến 14 ngày bao gồm:
+ Đối với người bệnh không triệu
chứng, triệu chứng nhẹ đủ thời gian 07 ngày
+ Đối với người bệnh đã tiêm
vaccine sau 07 ngày kết quả dương tính thời gian 10 ngày
+ Đối với bệnh nhân chưa tiêm đủ
liều Vắc xin sau 07 ngày kết quả dương tính thời gian 14 ngày
Thời gian cách ly, điều trị tại
các cơ sở thu dung từ ít nhất 5 ngày đến 10 ngày và tối thiểu 14 ngày đối với
người bệnh nằm tại đơn vị hồi sức tích cực.
Người bệnh sau khi ra viện tự
theo dõi sức khỏe tại nhà trong 07 ngày./.
1 Thông
tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn
vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội
ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh
lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội
và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
2 Điều này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
3 Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
4 Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
5 Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
6 Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
7 Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
8 Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
9 Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
10 Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực từ
ngày 15 tháng 02 năm 2023
11 Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
12 Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
13 Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
14 Điều này được bổ sung
theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
15 Điều này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
16 Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
17 Khoản này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
18 Điều
2, Điều 3 Thông tư số 18 /2022/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
2. Phụ lục 4 và Phụ lục 5
ban hành kèm Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 06
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm
với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ hết
hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 3. Trách nhiệm thi
hành
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Pháp
chế, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra
Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế,
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
19 Phụ lục này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của của Thông tư số 18/2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
20 Phụ lục này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của của Thông tư số 18/2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
21 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của của Thông
tư số 18/2022/TT-BYT, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
22 Phụ lục này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 17, khoản 19 Điều 1 của của Thông tư số 18/2022/TT-BYT,
có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
23 Phụ lục này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của của Thông tư số 18/2022/TT-BYT, có hiệu lực
từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
24 Phụ lục này được bổ
sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của của Thông tư số 18 /2022/TT-BYT, có
hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023