THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/QĐ-TTg

 Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là “Chiến lược”) bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

1. Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm; xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng hiện đại, tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế, bền vững, hài hòa lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm, bám sát Chiến lược tài chính đến năm 2030.

2. Phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng; tăng cường khả năng cạnh tranh của các định chế trung gian, tạo sự liên thông giữa thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính để cân bằng giữa các cấu phần của thị trường tài chính.

3. Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững, hiệu quả.

4. Việc phát triển thị trường bảo hiểm được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, có kế hoạch, lộ trình cụ thể, có bước đi thận trọng, chắc chắn, được công bố công khai, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm và sự an toàn của cả hệ thống; tiết giảm chi phí xã hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vai trò quản lý, giám sát, không làm thay doanh nghiệp.

II. MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu tổng quát

a) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về kinh doanh bảo hiểm đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và đồng bộ, tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm, tạo thuận lợi cho sự phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế của Việt Nam.

b) Nâng cao tính an toàn hệ thống, bền vững và hiệu quả của thị trường; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành tiếp cận chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trường trong nước và khu vực.

c) Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuận tiện nhất trong việc tham gia bảo hiểm. Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng của các tổ chức và cá nhân. Nâng cao quản trị rủi ro, an toàn, an ninh mạng và giao dịch trên không gian mạng.

d) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt 3% - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt 3,3% - 3,5% GDP.

b) Đến năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.

c) Tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng bình quân 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và 10%/năm giai đoạn 2026 - 2030.

d) Tốc độ tăng trưởng doanh thu cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đạt bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2023 - 2030.

đ) Phí bảo hiểm bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng năm 2025, 5 triệu đồng năm 2030.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2030

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm

Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm bao gồm các vấn đề đã được giao trong Luật với các nội dung dưới đây:

a) Hướng dẫn chi tiết về vốn trên cơ sở rủi ro, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, các biện pháp can thiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Hướng dẫn việc thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu chung, đồng bộ các thông tin về thị trường bảo hiểm nhằm phục vụ mục tiêu quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

c) Rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về triển khai các sản phẩm bảo hiểm có tính đặc thù, sản phẩm bảo hiểm có tác động an sinh xã hội, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế xã hội như bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm thiên tai, liên kết bảo hiểm y tế thương mại và bảo hiểm y tế xã hội, v.v...

d) Hướng dẫn chi tiết về các loại chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm, đảm bảo tuân thủ Luật Kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của thị trường bảo hiểm Việt Nam;

đ) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Tăng cường năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ khách hàng và công khai minh bạch của doanh nghiệp bảo hiểm

a) Nâng cao năng lực tài chính, quản trị tài chính, từ đó tăng sức cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và quy định pháp luật.

b) Xây dựng đầy đủ hệ thống quản trị rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và loại bỏ rủi ro, giám sát và đánh giá lại rủi ro của từng hoạt động và các rủi ro liên quan đến các hoạt động này.

c) Doanh nghiệp bảo hiểm tự đánh giá, xếp loại, chủ động có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất, can thiệp và điều chỉnh kịp thời trong quá trình hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ mất khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

d) Tăng cường công khai thông tin đầy đủ, toàn diện, kịp thời nhằm giúp cho bên mua bảo hiểm và các tổ chức có liên quan hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, nâng cao kỷ luật và minh bạch của thị trường.

đ) Thúc đẩy các doanh nghiệp đủ năng lực và có nhu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán; thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đủ điều kiện thực hiện xếp hạng tín nhiệm.

e) Tự đánh giá và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về các chỉ tiêu chất lượng giải quyết bồi thường, quyền lợi bảo hiểm theo quy định pháp luật.

3. Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm

a) Khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm phát triển đa dạng các dòng sản phẩm mới, lấy khách hàng làm trọng tâm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nhiều hoạt động kinh tế và đời sống, cụ thể:

- Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ: khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm bảo hiểm dành cho người già; các sản phẩm bảo hiểm tích hợp các dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm;

- Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm rủi ro thảm họa, thiên tai, rủi ro mới phát sinh thông qua cơ chế quỹ rủi ro bảo hiểm; bảo hiểm xanh; sản phẩm bảo hiểm về an toàn, an ninh mạng và giao dịch trên không gian mạng; hợp tác, chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở phí bảo hiểm thuần, hạn chế cạnh tranh hạ phí bảo hiểm ảnh hưởng đến an toàn tài chính và giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo hiểm.

b) Đẩy mạnh các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và góp phần ổn định an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, v.v...

c) Khuyến khích đổi mới phương thức phát triển, thiết kế sản phẩm bảo hiểm gắn liền với cách mạng công nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế theo hướng cá nhân hóa đặc tính, nhu cầu của khách hàng.

d) Đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử trong giao dịch bảo hiểm, đảm bảo an toàn, bảo mật và tin cậy.

4. Đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm

a) Đa dạng hóa kênh phân phối theo hướng phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận bảo hiểm một cách dễ dàng nhất.

b) Chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối thông qua việc ban hành quy định hoặc các quy tắc đạo đức hành nghề; xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng hệ thống kênh phân phối.

c) Chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm qua đại lý tổ chức, đại lý ngân hàng; nâng cao chất lượng đào tạo và thi đại lý bảo hiểm.

5. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại lĩnh vực mới được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, như quản trị rủi ro, vốn trên cơ sở rủi ro, quản lý tài chính doanh nghiệp bảo hiểm, công nghệ thông tin... thông qua việc đào tạo, tuyển dụng, cơ chế chi trả...

b) Tăng cường, đa dạng hóa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phổ biến kiến thức đối với thị trường bảo hiểm.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin và xã hội hóa công tác đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm; tăng cường hợp tác đào tạo với các tổ chức đào tạo quốc tế về bảo hiểm và các lĩnh vực chuyên môn khác.

6. Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm

a) Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với các tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm.

b) Phổ biến kịp thời các thay đổi về quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm; chính sách bảo hiểm của Nhà nước đối với người dân và các doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức có liên quan.

c) Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo hiểm như qua các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức sự kiện ngành bảo hiểm, hội chợ, các cuộc thi v.v...

7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm

a) Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng trong tất cả các khâu của kinh doanh bảo hiểm, có biện pháp bảo vệ thông tin, bảo mật thông tin khách hàng.

b) Xây dựng khung thể chế thử nghiệm cho các dịch vụ công nghệ bảo hiểm (Insurtech) theo thông lệ tốt nhất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các dịch vụ bảo hiểm số mới.

c) Thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phòng chống gian lận bảo hiểm, hỗ trợ và tư vấn pháp lý, giải quyết khiếu nại; cơ chế chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia.

d) Thúc đẩy chuyển đổi số công tác quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm, phát triển và sử dụng các nền tảng số để thúc đẩy phát triển và tối ưu hóa thị trường bảo hiểm. Ứng dụng các giải pháp công nghệ số, nền tảng số để giám sát, đo lường trực tuyến kết quả thực hiện các tiêu chí quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm đảm bảo minh bạch, chính xác, kịp thời.

8. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm

a) Chuyển đổi sang quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro thông qua việc kiểm tra chỉ tiêu an toàn vốn, phân loại, đánh giá doanh nghiệp, quản trị rủi ro, cập nhật và hoàn thiện hệ thống giám sát và cảnh báo sớm.

b) Xây dựng và ban hành sổ tay quản lý, giám sát bảo hiểm trên cơ sở rủi ro trong đó xây dựng hồ sơ doanh nghiệp và xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào rủi ro và các tiêu chí áp dụng các biện pháp can thiệp (nếu có); xây dựng và ban hành sổ tay kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm.

c) Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật để răn đe, tăng tính tuân thủ của các doanh nghiệp.

d) Tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan quản lý trong lĩnh vực khác có liên quan trong phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới, phương thức kinh doanh mới và quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

đ) Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan quản lý nước ngoài trong quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố đặc biệt trong việc quản lý, giám sát dịch vụ cung cấp bảo hiểm qua biên giới, hoạt động kinh doanh đa quốc gia của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

e) Đẩy mạnh minh bạch hóa hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan quản lý với thị trường bảo hiểm, trong đó thúc đẩy việc công khai các hoạt động quản lý giám sát hàng năm của cơ quan quản lý tương tự như các cơ quan quản lý bảo hiểm khác trên thế giới.

9. Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

a) Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong tuyên truyền về bảo hiểm, tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

b) Khuyến khích vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tích cực là đầu mối của toàn thị trường trong việc tổng hợp ý kiến, phản ánh và đề xuất của các thành viên hội nghề nghiệp về cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm, cầu nối với các cơ quan có liên quan để thực thi chính sách hiệu quả.

c) Phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong ngành bảo hiểm trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực pháp lý, thể chế, chính sách và đào tạo nguồn nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên; phòng chống trục lợi bảo hiểm, rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm

a) Xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phù hợp với lộ trình hội nhập bảo hiểm của ASEAN và các cam kết quốc tế khác.

b) Chủ động, tích cực tham gia Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội nhà quản lý bảo hiểm quốc tế; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác song phương giữa các cơ quan quản lý bảo hiểm thông qua chương trình hợp tác, biên bản ghi nhớ, đào tạo cán bộ, hội thảo nghiệp vụ.

c) Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, các chương trình hợp tác đang thực hiện với các tổ chức và đối tác quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ bảo hiểm trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.

d) Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài để mở rộng cơ hội kinh doanh, trong đó tập trung vào các địa bàn có tiềm năng và thuận lợi trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

Điều 2. Trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện Chiến lược

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược theo Quyết định này; xây dựng kế hoạch, lộ trình và chỉ đạo giám sát thực hiện Chiến lược; phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan để thực hiện Chiến lược; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung Chiến lược để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

 

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
---------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-----------

No.: 07/QD-TTg

 Hanoi, January 05, 2023

 

DECISION

APPROVING STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM'S INSURANCE MARKET BY 2030

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Insurance Business dated June 16, 2022;

At the request of the Minister of Finance of Vietnam;

HEREBY DECIDES:

Article 1. The Strategy for development of Vietnam’s insurance market by 2030 (hereinafter referred to as “Strategy”) is hereby given approval. The Strategy, inter alia, includes the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Comprehensively develop the insurance market in the spirit of policies and guidelines of the Communist Party of Vietnam as well as the State regulations and laws on insurance; establish and develop the insurance market in a modern manner that should access the best international practices and standards, meet various insurance demands of organizations and individuals, ensure social security, be sustainable and conformable with actual conditions, ensure balance of interests of parties of insurance policies, and closely follow the Financial Strategy by 2030.

2. Develop the insurance market towards paying attention to scale and quality of insurance services; improve the competitiveness of intermediaries, create the connection between the insurance market and the financial market in order to ensure the balance of parts of the financial market.

3. Improve the efficiency in management, supervision and inspection of regulatory authorities. Improve the capacity for managing market risks in order to ensure the safe, healthy, sustainable and efficient operation of the insurance market.

4. Develop the insurance market in a synchronous and comprehensive manner according to specific, prudent and firm plans and roadmap that should be made available to the public, avoid disruption to the insurance market, and ensure legitimate rights and interests of policyholders as well as the safety of the entire insurance system; reduce social costs; ensure the compliance with market principles and promote the autonomy of enterprises while regulatory authorities shall only perform their managerial and supervision tasks without performing tasks on behalf of enterprises.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

a) Establish mechanisms and policies on insurance business in a sufficient, transparent, fair and synchronous manner, access international practices and standards for insurance business operations, facilitate the comprehensive development of the insurance market, and ensure the fulfillment of Vietnam’s international commitments.

b) Improve the systematic safety, sustainability and efficiency in operation of the insurance market; contribute to the economic stability and ensure social security. Develop insurance companies that should have a strong financial capability and managerial capacity satisfying international standards, operate efficiently and should be capable of positively competing in the domestic market and regional markets.

c) Step up digital transformation with the aim of facilitating the organizations and individuals' participation in insurance. Encourage insurance companies to apply information technology to their insurance business operations, diversify insurance products and professionalize insurance distribution channels to meet more and more increasing demands of organizations and individuals. Improve risk management, cybersecurity and safety as well as cyberspace transactions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Specific objectives

a) The average growth rate in revenues of the insurance industry is expected to reach 15%/year in the 2021 – 2025 period with a scale reaching 3% - 3,3% of GDP by 2025; that average growth rate is expected to reach 10%/year in the 2026 – 2030 period with a scale reaching 3,3% - 3,5% of GDP by 2030.

b) By 2025, 15% of the population is expected to have life insurance policies, and this number is expected to reach 18% by 2030.

c) The average growth rate in total assets, total investment, total technical provisions, and equity is expected to reach 15%/year in the 2021 – 2025 period, and 10%/year in the 2026 – 2030 period.

d) The average growth rate in revenues earned from provision of insurance products online is expected to reach 10%/year in the 2023 – 2030 period.

dd) The average insurance spending per capital is expected to reach VND 3 million and VND 5 million by 2025 and by 2030 respectively.

III. SOLUTIONS BY 2030

1. Revise legal framework on insurance business

Formulate and promulgate guiding documents for implementation of the Law on Insurance Business in respect of the matters set forth in that Law and the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Provide guidelines on data collection, management of shared databases and synchronization of information on the insurance market so as to serve the management and supervision of insurance business operations;

c) Review and revise legislative documents on development of specific insurance products and insurance products that may impact on social security, promote investment and socio-economic development such as compulsory insurance, microinsurance, agricultural insurance, voluntary pension insurance, investment-linked insurance, disaster insurance, combined commercial and social health insurance products, etc.

d) Provide detailed guidelines on insurance practicing certificates, insurance agent practicing certificates, insurance brokerage practicing certificates and certificates of practicing in insurance ancillary services that should be conformable with the provisions of the Law on Insurance Business, international practices as well as actual situations of Vietnam's insurance market;

dd) Continue performing administrative reform, facilitate and provide business opportunity for insurance companies.

2. Increase financial, risk management and corporate management capability, quality of customer services and transparency of insurance companies

a) Increase financial and financial management capability, thereby improving their competitiveness with the aim of meeting market demands and adhering to regulations of law.

b) Insurance companies shall assume responsibility to establish their own risk management systems that will promptly detect risks arising from insurance operations, financial activities and corporate management so as to measure, assess, control and eliminate risks, manage and re-assess risks from each of these operations as well as their related risks.

c) Insurance companies shall carry out internal assessment and classification, proactively adopt measures for controlling, preventing and reducing risks, and minimizing losses, implement timely intervention and corrective measures during their operation with the aim of avoiding insolvency and improving their operational efficiency.

d) Strengthen the disclosure of adequate, comprehensive and timely information to help insurance buyers and relevant organizations clearly know about the organizational structure, business and financial status of insurance companies, thereby improving the market discipline and transparency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Insurance companies shall self-assess and submit reports to regulatory authorities on quality criteria, settlement of claims and payment of insurance benefits in accordance with regulations of law.

3. Develop and diversify insurance products

a) Encourage insurance companies to develop and diversify new and customer-oriented insurance product lines so as to meet various demands of organizations and individuals in economic activities and everyday life. To be specific:

- Regarding life insurance: encourage study and development of insurance products for the elderly; insurance products integrated with provision of medical and healthcare services for policyholders;

- Regarding non-life insurance: speed up the development of agricultural insurance products; insurance products for natural calamities, disasters and other risks through insurance risk funds; green insurance products; insurance products for cybersecurity and safety, and cyberspace transactions; cooperation and sharing of information to set up net premiums, avoid competition by means of driving down insurance premiums resulting in adverse influences on financial safety, and preventing insurance frauds.

b) Pay attention to development of community-based insurance products which contribute to stabilization of social security systems such as microinsurance, health insurance and voluntary pension insurance products, etc.

c) Encourage the adoption of new methods for developing and designing insurance products associated with the industrial revolution; insurance products designed based on specific demands of customers.

d) Speed up the application of electronic transactions, electronic signatures and electronic contracts in insurance transactions, ensuring safety, confidentiality and reliability.

4. Diversify and professionalize insurance distribution channels

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Professionalize distribution channels by means of promulgating regulations or code of ethics for practicing insurance; establish the quality assessment system for distribution channels.

c) Standardize the distribution of insurance products through organizational agents or banking agents; improve quality of training and examination for insurance agent practicing certificates.

5. Develop and improve quality of human resources

a) Improve quality of human resources, especially human resources in new fields prescribed in the Law on Insurance Business such as risk management, risk-based capital, financial management of insurance companies, information technology, etc. by means of recruitment, training, payment policies, etc.

b) Strengthen and diversify activities of training, drilling and dissemination of knowledge about insurance market.

c) Apply information technology and promote private sector involvement in training, organization of examinations and issuance of insurance practicing certificates, insurance agent practicing certificates, insurance brokerage practicing certificates, and certificates of practicing in insurance ancillary services; intensify cooperation with international training institutions in providing training courses in insurance and other specialized fields.

6. Speed up dissemination of information about insurance

a) Speed up the dissemination of information on roles, significance and necessity of insurance and law regulations on insurance business to organizations and individuals. Increase people’s awareness of insurance and insurance market.

b) Promptly disseminate information about changes in regulations of law on insurance business, and the State policies on insurance to people, insurance companies and relevant organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Speed up application of information technology to insurance business operations and state management of such insurance business operations

a) Encourage and promote insurance companies, reinsurance companies and insurance brokerage companies to build and apply modern information technology systems to all insurance business stages, and adopt measures for protecting information and ensuring confidentiality of information on customers.

b) Establish a trial legal framework for insurance technology (Insurtech) services according to the best practices so as to facilitate enterprises’ development of new digital insurance services.

c) Formulate mechanisms for sharing of information between insurance companies with the aim of preventing insurance frauds, assisting and providing legal consulting, and settling complaints; mechanisms for sharing of information between the insurance business database and other specialized databases and national databases.

d) Promote digital transformation in management and development of insurance market, development and use of digital platforms for promoting development and optimization of insurance market. Apply digital technology solutions and digital platforms to online supervision and measurement of outcomes of state management criteria in insurance industry which should be transparent, accurate and timely.

8. Intensify effectiveness of state management and efficiency in supervision, inspection and imposition of penalties for administrative violations in insurance sector

a) Adopt risk-based management and supervision methods by means of inspecting the maintenance of required capital adequacy ratios, carrying out classification and assessment of enterprises, risk management, updating and maintaining a completed supervision and early warning system.

b) Formulate and issue manuals for risk-based insurance management and supervision, including guidelines for formulation of business profiles and risk-based ranking of insurance companies, and criteria for implementing intervention measures (if any); manuals for inspection of insurance companies.

c) Enhance the role and responsibility of the Ministry of Finance of Vietnam in managing, supervising, inspecting and taking strong actions against violations in order to warn insurance companies and increase their compliance with laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Intensify cooperation with foreign regulatory authorities in managing and supervising insurance companies and reinsurance companies, performing anti-money laundering and terrorism financing tasks, especially managing and supervising provision of cross-border insurance services and multinational business operations of insurance companies, reinsurance companies and branches of foreign companies in Vietnam.

e) Intensify the transparency in management and supervision of insurance market by regulatory authorities, promote the disclosure of annual management and supervision tasks of regulatory authorities which should be same as that of other insurance supervisory authorities in the world.

9. Strengthen the role of socio-professional organizations in insurance business industry

a) Enhance the role of socio-professional organizations in disseminating information on insurance, participation in remediation, settlement of disputes arising in insurance business sector.

b) Encourage socio-professional organizations to proactively act as the contact points for the entire insurance market in consolidating opinions, enquiries and proposals made by members of trade associations concerning policies, mechanisms and policies for development of insurance market, and connecting them with relevant regulatory authorities in order to effectively implement policies.

c) Promote the autonomy of socio-professional organizations in insurance industry in assisting regulatory authorities in implementing legislation, rules, policies and providing human resource training, supervising compliance with regulations of law by their members; preventing insurance frauds, money laundering and terrorism financing in insurance business operations.

10. Strengthen international cooperation and integration in insurance industry

a) Formulate and implement the roadmap for insurance market integration which should be conformable with ASEAN’s insurance market integration roadmap and other international commitments.

b) Proactively and actively join forums of insurance supervisory authorities of the Southeast Asian Nations and the International Association of Insurance Supervisors; take advantage of assistance and bilateral cooperation between insurance supervisory authorities by means of cooperation programs, memorandum of understanding, personnel training, and professional insurance seminars.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Encourage insurance companies to continue doing outward investment studies so as to find new business opportunities, paying attention to areas with potential advantages and ensuring safety and efficiency.

Article 2. Responsibilities of ministries and relevant regulatory authorities

1. The Minister of Finance of Vietnam shall play the leading role and cooperate with relevant Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People's Committees in organizing the implementation of the Strategy enclosed with this Decision; formulate plan and roadmap for implementing the Strategy, and direct the implementation thereof; cooperate with relevant Ministries and regulatory authorities in balancing and allocating annual state budget for implementing the Strategy in accordance with regulations of law on state budget and other relevant laws; submit timely reports to the Prime Minister of Vietnam for making appropriate amendments to the Strategy.

2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People's Committees shall cooperate with the Ministry of Finance of Vietnam in organizing the implementation of the Strategy which should be consistent and in line with the implementation of sectoral and provincial social – economic development plans.

Article 3. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, Chairpersons of Provincial People’s Committees, and relevant organizations and individuals shall implement this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Le Minh Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision 07/QD-TTg 2023 strategy for development of Vetnam s insurance market
Official number: 07/QD-TTg Legislation Type: Decision
Organization: The Prime Minister of Government Signer: Le Minh Khai
Issued Date: 05/01/2023 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Decision No. 07/QD-TTg dated January 05, 2023 on approving strategy for development of Vetnam's insurance market by 2030

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status