BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2001/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 12/2001/BLĐTBXH-TT NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VỀ TUỔI NGHỈ HƯU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRONG HẦM LÒ

Thi hành Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác than trong hầm lò, sau khi trao đổi ý kiến với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số cơ quan liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp khai thác than hầm lò, bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.

2. Đối tượng áp dụng là người lao động thường xuyên làm nghề, công việc khai thác than trong hầm lò, cụ thể như sau:

- Khai thác than trong hầm lò;

- Vận tải than, đất, đá trong hầm lò;

- Vận hành máy khoan trong hầm lò;

- Nổ mìn trong hầm lò;

- Đào hầm lò để khai thác than.

II. ĐIỀU KIỆN VÀ CHẾ ĐỘ HƯỞNG:

1. Điều kiện:

Các đối tượng tại Mục I nêu trên nếu có đủ các điều kiện sau đây thì hưởng chế độ hưu trí:

a) Đủ 50 tuổi;

b) Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có ít nhất 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò và đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tương ứng với công việc đó (nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn).

2. Chế độ hưởng:

a. Mức lương hưu:

Điều 2 Nghị định số 61/2001/NĐ-CP quy định: Mức lương hưu hàng tháng của người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò được tính theo quy định chung tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ, cụ thể như sau: đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất.

a.1. Cách tính lương hưu được thực hiện như sau:

Người có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài lương hưu hàng tháng, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm còn được trợ cấp 1 lần, tính như sau:

Từ năm thứ 31 trở đi, mỗi năm (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được nhận nửa tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa không quá 5 tháng.

Ví dụ 1: Ông Hoàng Đình Q, tính đến tháng 1/2001 đủ 50 tuổi có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò. Lương hưu của ông Q được tính như sau:

15 năm đầu tính bằng 45%

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28: 13 năm x 2%/ năm = 26%

Tổng cộng: 45% + 26% = 71%

Như vậy, lương hưu của ông Q được tính bằng 71% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 2: Ông Lê Hữu X, tính đến tháng 1/2001 đủ 50 tuổi có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò. Lương hưu của ông X được tính như sau:

15 năm đầu tính bằng 45%

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30: 15 năm x 2%/năm = 30%

Tổng cộng : 45% + 30% = 75%

Từ năm thứ 31 đến năm thứ 32 là 2 năm, ông X được nhận trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp này, lương hưu hàng tháng của ông X được tính bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

a.2. Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất được tính theo công thức sau:



Mức bình quân tiền
lương tháng làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội




=

Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng liền (5 năm) có mức lương cao nhất
60 tháng

Ví dụ 3: Ông Trần Văn Đ, tính đến ngày 1/1/2001 đủ 50 tuổi có 26 năm 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong đó có 17 năm làm công việc khai thác than hầm lò, quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương sau:

- Từ tháng 3/1975 đến tháng 12 năm 1999 liên tục làm công việc khai thác than hầm lò và hưởng các mức lương theo từng giai đoạn:

+ Từ tháng 3/1975 đến hết tháng 6/1979 hưởng lương bậc 1 là 50 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985 là 352 đồng; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 có hệ số là 1,62 (bậc 1 mới);

+ Từ tháng 7/1979 đến hết tháng 6/1984 hưởng lương bậc 2 là 59,6 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 375 đồng; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 1,92 (bậc 2 mới);

+ Từ tháng 7/1984 hưởng lương bậc 3 là 70,9 đồng, đến tháng 9/1985 chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 399 đồng và tiếp tục hưởng đến tháng 6/1988; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 2,28 (bậc 3 mới);

+ Từ tháng 7/1988 đến hết tháng 5/1993 hưởng lương bậc 4 là 432 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 có hệ số là 3,01 (bậc 4 mới);

+ Từ tháng 6/1993 đến hết tháng 6/1996 hưởng lương bậc 5 có hệ số là 3,58;

+ Từ tháng 7/1996 đến hết tháng 12/1999 hưởng lương bậc 6, hệ số 4,24.

- Từ tháng 1/2000 đến hết tháng 12/2001 chuyển sang làm công việc sửa chữa đường mỏ, hưởng lương theo hệ số 3,45 (bậc 7, Nhóm II thang lương A6 xây dựng cơ bản).

Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất được tính từ tháng 1/1995 đến hết tháng 12/1999, cụ thể:

- Từ tháng 1/1995 đến hết tháng 6 năm 1996:

18 tháng x (3,58 x 210.000 đồng) = 13.532.400 đồng.

- Từ tháng 7/1996 đến hết tháng 12 năm 1999:

42 tháng x (4,24 x 210.000 đồng) = 37.396.800 đồng.

Mức bình quân tiền
lương tháng làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội

=

13.532.400 đồng + 37.396.800 đồng
60 tháng

=

848.820 đồng

Ví dụ 4: Ông Phạm Văn N có 24 năm công tác, trong đó có 16 năm làm công nhân khai thác than hầm lò đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 4 năm 2002, do nhiều lần phải thay đổi công việc nên mức lương ở từng giai đoạn cao thấp khác khau:

- Từ tháng 4/1978 đến hết tháng 12/1981 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 1 là 50 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 352 đồng; chuyển đổi theo Nghi định số 26/CP có hệ số là 1,62 (bậc 1 mới);

- Từ tháng 1/1982 đến hết tháng 8/1985 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 2 là 59,6 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 375 đồng; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 1,92 (bậc 2 mới);

- Từ tháng 9/1985 đến hết tháng 12/1989 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 3 là 399 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 2,28 (bậc 3 mới);

- Từ tháng 1/1990 đến hết tháng 12/1992 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 4 là 432 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 3,01 (bậc 4 mới);

- Từ tháng 1/1993 đến hết tháng 12/1995 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 5 là 462 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 3,58 (bậc 5 mới);

- Từ tháng 1/1996 đến hết tháng 12/1999 chuyển sang làm bảo vệ cơ quan hưởng lương theo hệ số 2,92 (bậc 5, thang lương B.16 Bảng lương công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ).

- Từ tháng 1/2000 đến hết tháng 3/2002 trở lại làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương theo hệ số 3,58 (bậc 5).

Như vậy, ông N có 2 giai đoạn hưởng hệ số lương cao nhất là 3,58 (từ tháng 1/1993 đến tháng 12/1995 và từ tháng 1/2000 đến tháng 3/2002) nhưng không được cộng các mức lương ở hai giai đoạn này để tính bình quân tiền lương vì hai giai đoạn này không liền kề. Trường hợp này, mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất được tính từ tháng 1 năm 1991 đến hết tháng 12/1995:

- Từ tháng 1/1991 đến hết tháng 12/1992 tính mức lương theo hệ số 3,01;

- Từ tháng 1/1993 đến hết tháng 12/1995 tính mức lương theo hệ số 3,58.

Cụ thể như sau:

- Từ tháng 1/1991 đến hết tháng 12/1992:

24 tháng x (3,01 x 210.000 đồng) = 15.170.400 đồng.

- Từ tháng 1/1993 đến hết tháng 12/1995:

36 tháng x (3,58 x 210.000 đồng) = 27.064.800 đồng.

Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

=

15.170.400 +27.064.800 đồng
60 tháng

=

703.920 đồng.

(Tiền lương trong các ví dụ nêu trên được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu hiện hành quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ.

b) Các chế độ khác như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tử tuất hưởng theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Trường hợp người lao động đủ 50 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm, mà vẫn đủ sức khoẻ thì tiếp tục làm việc đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu, nhưng tối đa không quá 55 tuổi, cụ thể như sau:

a) Đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than hầm lò nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hôị, nếu còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 5: Tính đến ngày 1/1/2002, ông Nguyễn Văn A đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 17 năm, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưng vẫn còn đủ sức khoẻ thì tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 3 năm để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.

b) Chưa đủ 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưng có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nếu còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm công việc khai thác than hầm lò cho đến khi đủ 15 năm để hưởng chế độ hưu trí.

Ví dụ 6: Tính đến ngày 1/1/2002, ông Hà Văn B đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm, trong đó có 14 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưng vẫn còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm công việc khai thác than hầm lò và đóng bảo hiểm xã hội thêm 1 năm để đủ 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.

c) Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và chưa đủ 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò, nếu còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm việc đến khi đủ cả 2 điều kiện còn thiếu nêu trên để hưởng chế độ hưu trí.

Ví dụ 7: Tính đến ngày 1/1/2002, ông Nguyễn Văn C đã đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 16 năm, trong đó có 13 năm làm công việc khai thác than hầm lò, nếu còn đủ sức khoẻ thì tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 4 năm để đủ điều kiện 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 2 năm làm công việc khai thác than hầm lò để đủ điều kiện 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.

Mức lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội khác của các trường hợp quy định tại Điểm 3 này được tính như Điểm 2 Mục II nêu trên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Tổng công ty than Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phổ biến rộng rãi Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 7/9/2001 của Chính phủ và Thông tư này đến người lao động; đồng thời chỉ đạo các đơn vị thành viên lập hồ sơ người đủ điều kiện nghỉ hưu và làm việc với Bảo hiểm xã hội địa phương để giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, tiếp nhận hồ sơ và nhanh chóng giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng quy định. Văn bản hướng dẫn gửi 1 bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, kiểm tra.

3. Sở Lao động thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động và Bảo hiểm xã hội ở địa phương để hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ đối với người lao động theo đúng quy định tại Thông tư này.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.

Không đặt vấn đề tính lại chế độ đối với các đối tượng đã hưởng chế độ hưu trí trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

 

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 12/2001/TT-BLDTBXH-TT

Hanoi, December 19, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE RETIREMENT AGE OF PIT COAL MINERS

In furtherance of the Government’s Decree No.61/2001/ND-CP of September 7, 2001 prescribing the retirement age of pit coal miners, after consulting with Vietnam Labor Confederation and a number of concerned agencies, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the implementation thereof as follows:

I. APPLICATION SCOPE AND OBJECTS

1. This Circular shall apply to enterprises engaged in pit coal mining, including:

- State enterprises subject to the Law on State Enterprises;

- Foreign-invested enterprises subject to the Law on Foreign Investment in Vietnam;

- Enterprises subject to the Law on Enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Exploitation of coal in pits;

- Transportation of coal, earth and rock in pits;

- Operation of drilling machines in pits;

- Blasting in pits;

- Digging of pits for coal exploitation.

II. RETIREMENT CONDITIONS AND ENTITLEMENT REGIME

1. Conditions:

The objects defined in Section I above, if fully meeting the following conditions, shall be entitled to retirement regime:

a/ Being aged full 50 years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Retirement entitlement regime:

a/ Pension levels:

Article 2 of Decree No.61/2001/ND-CP prescribes: Monthly pension levels applicable to laborers who were once engaged in pit coal mining shall be calculated according to the general provisions of the Government’s Decrees No.12/CP of January 26, 1995 and No.93/1998/ND-CP of November 12, 1998, concretely as follows: For those who have paid social insurance premiums for full 15 years, pension shall be equal to 45% of the average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment in five consecutive years with the highest wage level. For each additional year of social insurance premium payment, 2% shall be added to the said percentage, but the maximum pension level must not exceed 75% of the average monthly wage which serves as basis for payment of social insurance premiums in five consecutive years with the highest wage level.

a.1/ The calculation of pensions shall be made as follows:

Those who have paid social insurance premiums for full 15 years shall enjoy a pension equal to 45% of the average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment. For each year (12 months) more, 2% shall be added to that percentage, which, however, must not exceed 75% of the average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment. In addition to monthly pension, retired laborers, who have paid social insurance premiums for more than 30 years, shall also enjoy a lump-sum allowance, which is calculated as follows:

For each year (12 months) of paying social insurance premium from the 31st year onward, the pensioners shall be entitled to half of the average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment, but such a lump-sum allowance must not exceed 5 months wage.

Example 1: Mr. Hoang Dinh Q reached the age of 50 in January 2001, and had paid the social insurance premium for 28 years, of which 15 years for working as a pit coal miner. Mr. Q’s pension level shall be calculated as follows:

For the first 15 years: The pension shall be equal to 45% of his average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment

For the period from the 16th year to the 28th year:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total: 45% + 26% = 71%

So, Mr. Q’s pension shall be equal to 71% of his average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment.

Example 2: Mr. Le Huu X reached the age of 50 in January 2001, and had paid the social insurance premium for 32 years, of which 15 years of working as a pit coal miner. Mr. Xs pension level shall be calculated as follows:

For the first 15 years: The pension shall be equal to 45% of his average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment

For the period from the 16th year to the 30th year:

15 years x 2%/year = 30%

Total: 45% + 30% = 75%

For 2-year period from the 31st year to the end of 32nd year, Mr. X shall be entitled to a lump-sum allowance equal to the monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment.

In this case, Mr. X’s monthly pension level shall be equal to 75% of his average monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Average level of monthly wage which serves as basis for the social insurance premium payment

=

Total amount of wage which serves as basis for social insurance premium payment for consecutive 60 months(5 years) with the highest wage level

60 months

Example 3: Mr. Tran Van D reached the age of 50 in January 2001, and had paid the social insurance premium for 26 years and 10 months, of which 17 years for working as a pit coal miner. During his working period, he paid social insurance premiums according to the following wage levels:

- From March 1975 to December 1999, he continuously worked as a pit coal miner and enjoyed different wage levels during the following periods:

+ From March 1975 to the end of June 1979, he enjoyed grade-1 wage of 50 dong, which was converted into 352 dong under Decree No.235/HDBT of September 18, 1985; and converted under Decree No.26/CP of May 23, 1993 with a coefficient of 1.62 (new grade 1);

+ From July 1979 to the end of June 1984, he enjoyed grade-2 wage of 59.6 dong, which was converted into 375 dong under Decree No.235/HDBT; and converted under Decree No.26/CP with a coefficient of 1.92 (new grade 2);

+ From July 1984, he enjoyed grade-3 wage of 70.9 dong, which was converted into 399 dong in September 1985 under Decree No.235/HDBT and enjoyed until June 1988; and converted under Decree No.26/CP with a coefficient of 2.28 (new grade 3);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ From July 6, 1993 to the end of June 1996, he enjoyed grade-5 wage with a coefficient of 3.58;

+ From July 1996 to the end of December 1999, he enjoyed grade-6 wage with a coefficient of 4.24.

- From January 2000 to the end of December 2001, he was transferred to work as a pit railway repairer and enjoyed a wage coefficient of 3.45 (grade 7, group II, wage scale A6 for capital construction domain).

The average monthly wage to serve as basis for social insurance premium payment in five consecutive years with the highest wage level shall be calculated from January 1995 to the end of December 1999, more concretely:

- From January 1995 to the end of June 1996:

18 months x (3.58 x 210,000 dong) = 13,532,400 dong.

- From July 1996 to the end of December 1999:

42 months x (4.24 x 210,000 dong) = 37,396,800 dong.

Average level of monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13,532,400 dong + 37,396,800 dong

60 months

 

=

848,820 dong

Example 4: Mr. Phan Van N had a working period of 24 years, of which 16 years for working as a pit coal miner, will fully meet the retirement conditions in April 2002, and was transferred to different jobs through periods with the following different wage levels:

- From April 1978 to the end of December 1981, he worked as a pit coal miner with grade-1 wage of 50 dong, which was converted into 352 dong under Decree No.235/HDBT, and converted under Decree No.26/CP with a coefficient of 1.62 (new grade 1);

- From January 1982 to the end of August 1985, he worked as a pit coal miner with grade-2 wage of 59.6 dong, which was converted into 375 dong under Decree No.235/HDBT, and converted under Decree No.26/CP with a coefficient of 1.92 (new grade 2);

- From September 1985 to the end of December 1989, he worked as a pit coal miner with grade-3 wage of 399 dong, which was converted under Decree No.26/CP with a coefficient of 2.28 (new grade 3);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- From January 1993 to the end of December 1995, he worked as a pit coal miner with grade-5 wage of 462, which was converted under Decree No.26/CP with a coefficient of 3.58 (new grade 5);

- From January 1996 to the end of December 1999, he was transferred to work as a security personnel and enjoyed a wage coefficient of 2.92 (grade 5, wage frame B.16, wage table for workers and employees directly engaged in production, business or service).

- From January 2000 to the end of March 2002, he returned to work as a pit coal miner with a wage coefficient of 3.58 (grade 5).

So, though Mr. N enjoyed the highest wage coefficient of 3.58 in two periods (from January 1993 to December 1995 and from January 2000 to March 2002), but he shall not have the wage levels of these two periods aggregated for calculating the average wage level because these two periods are not consecutive. In this case, the average monthly wage level to serve as basis for social insurance premium payment in 5 consecutive years with the highest wage level shall be calculated for the period from January 1991 to the end of December 1995:

- From January 1991 to the end of December 1992, the wage shall be calculated according to coefficient of 3.01;

- From January 1993 to the end of December 1995, the wage shall be calculated according to coefficient of 3.58.

Concretely as follows:

- From January 1991 to the end of December 1992:

24 months x (3.01 x 210,000 dong) = 15,170,400 dong.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



36 months x (3.58 x 210,000 dong) = 27,064,800 dong.

Average level of  monthly wage which serves as basis for social insurance premium payment

=

15,170,400 dong + 27,064,800 dong

60 months

 

=

703,920 dong

(Wages mentioned in the above examples are calculated on the basis of the current minimum wage level prescribed in the Government’s Decree No.77/2000/ND-CP of December 15, 2000).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where a laborer is already aged full 50 years, lacks 5 years of social insurance premium payment and still has a good health, he/she may continue working until he/she fully meets the retirement conditions, but not beyond the age of 55, concretely as follows:

a/ A laborer, who had full 15 years or more working as a pit coal miner, but had paid the social insurance premium for less than 20 years, and still has a good health, may continue working and pay social insurance premium until the full 20 years of social insurance premium payment.

Example 5: By January 1, 2002, Mr. Nguyen Van A will reach full 50 years of age and has paid social insurance premium for 17 years, of which 15 years for working as a pit coal miner. If he still has a good health, he may continue working and pay social insurance for three more years to complete the social insurance premium payment duration of 20 years, then he shall be entitled to the retirement regime.

b/ A laborer, who has worked as a pit coal miner for less than 15 years but has paid social insurance premium for full 20 years and still has a good health, may continue working as a pit coal miner until the full 15 years of working to enjoy the retirement regime.

Example 6: By January 1, 2002, Mr. Ha Van B will reach full 50 years of age and has paid social insurance premium for 21 years, of which 14 years for working as a pit coal miner. If he still has a good health, he may continue working as a pit coal miner and pay social insurance premium for one more year to complete the working period of full 15 years before being entitled to the retirement regime.

c/ A laborer, who has neither paid social insurance premium for full 20 years nor worked as a pit coal miner for full 15 years yet, but still has a good health, may continue working until the above-said two conditions are fully met before enjoying the retirement regime.

Example 7: By January 1, 2002, Mr. Nguyen Van C has reached full 50 years of age and paid social insurance premium for 16 years, of which 13 years for working as a pit coal miner. If he still has a good health, he may continue working and pay social insurance premium for 4 more years to meet the condition of 20 years of social insurance premium payment, of which at least 2 more years for working as a pit coal miner to meet the condition of 15 years of working as a pit coal miner. Then he shall be entitled to the retirement regime.

Pension levels and other social insurance regimes for the cases specified at Point 3 shall be calculated like those at Point 2, Section II above.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Vietnam Social Insurance shall have to guide the provincial/municipal Social Insurance offices in realizing, receiving dossiers and promptly settling the social insurance regime for laborers in strict compliance with regulations. Written guidance shall be sent to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for monitoring and inspection.

3. The provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the local Labor Confederation chapters and Social Insurance offices in guiding, examining and inspecting the implementation of the retirement regime to laborers in their localities strictly according to the provisions of this Circular.

4. This Circular takes effect as from January 1, 2002.

The re-calculation of the retirement entitlements for subjects who have been enjoying such regime since before the effective date of this Circular shall not be considered and settled.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and solution.

 

 

MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 12/2001/TT-BLDTBXH, guiding the retirement age of pit coal miners, promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Official number: 12/2001/TT-BLDTBXH Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs Signer: Nguyen Thi Hang
Issued Date: 19/12/2001 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 12/2001/TT-BLDTBXH, guiding the retirement age of pit coal miners, promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status