Theo đó, công bố Danh mục 296 bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, số lượng cụ thể như sau:
- Quảng Ninh 14 bến, Hải Phòng 52 bến, Khánh Hòa 16 bến, TP.HCM 43 bến, Vũng Tàu 47 bến, Đồng Nai 18 bến, Cần Thơ 21 bến;
- Nghi Sơn, Đà Nẵng mỗi khu vực có 8 bến cảng;
- Nghệ An, Dung Quất mỗi khu vực có 7 bến cảng;
- Hà Tĩnh, Bình Thuận mỗi khu vực có 6 bến cảng;
- Quảng Bình, Quy Nhơn, Kiên Giang mỗi khu vực có 4 bến cảng;
- Hải Thịnh, Kỳ Hà, Tiền Giang (thuộc tỉnh Long An), Đồng Tháp mỗi khu vực có 3 bến cảng;
- Thái Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận), Tiền Giang, Trà Vinh mỗi khu vực có 2 bến cảng;
- Vũng Rô, Bình Dương, Bến Tre, Cần Thơ (thuộc tỉnh Sóc Trăng), An Giang, Vĩnh Long, Năm Căn mỗi khu vực có 1 bến cảng.
Như vậy, quy định mới bổ sung 10 bến cảng so với hiện hành (286 bến), cụ thể như sau:
- Bến cảng Nosco (Quảng Ninh); Bến cảng MPC Port và bến cảng VIMC Đình Vũ (Hải Phòng); Bến cảng tổng hợp Long Sơn (Nghi Sơn); Bến cảng Xăng dầu Hải Hà - Quảng Trị (Quảng Trị);
- Bến cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link và Bến cảng Tổng hợp Cái Mép (Vũng Tàu); Bến cảng Dầu khí quốc tế Pacific Petro (Tiền Giang – thuộc tỉnh Long An); Bến cảng chuyên dùng kho xăng dầu K34/QK9 (Trà Vinh); Bến cảng Tân cảng Giao Long (Bến Tre).
Quyết định 522/QĐ-BGTVT có hiệu lực từ ngày 20/4/2022 và thay thế Quyết định 508/QĐ-BGTVT năm 2021.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY