Theo đó, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ghi nhận tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019.
Cá nhân trực tiếp thực hiện một số các hoạt động phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau về văn bằng, chứng chỉ:
+ Hoạt động tư vấn bảo hiểm: Có văn bằng từ đại học trở lên chuyên ngành bảo hiểm hoặc từ đại học trở lên chuyên ngành khác và có chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm.
+ Hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm: Có văn bằng từ đại học trở lên chuyên ngành bảo hiểm hoặc từ đại học trở lên chuyên ngành khác và có chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm.
+ Hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện có văn bằng từ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cho biết: “Việc quy định chặt chẽ về bằng cấp, trình độ của các cá nhân tham gia sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; các hoạt động phụ trợ sẽ diễn ra một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho khách hàng”.
Xem thêm chi tiết về điều kiện đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày ban hành).
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY