Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010Luật hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Thông tin về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị | Prudential Việt Nam

(Hình từ internet)

1. Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân

STT

Điều kiện

1

Vốn pháp định:

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng;

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

2

Có tối thiểu 30 thành viên có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân và đáp ứng các tiêu chí tại công việc Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân.

3

Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tại công việc Điều kiện trở thành Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát Quỹ tín dụng nhân dân.

4

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định.

- Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân gồm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị.

Khi thành lập quỹ tín dụng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị do Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân trực tiếp bầu theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định nhưng không ít hơn 03 (ba) thành viên.

Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.

-  Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân (đối với trường hợp thành lập quỹ tín dụng nhân dân) bầu trực tiếp Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát và phải đảm bảo các quy định sau đây:
+ Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng trở lên phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác;
+ Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ trên 08 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất 01 thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác;
+ Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 08 tỷ đồng trở xuống: Đại hội thành viên được quyết định việc bầu Ban kiểm soát theo quy định tại điểm b Khoản này hoặc chỉ bầu 01 kiểm soát viên chuyên trách;
+ Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, quỹ tín dụng nhân dân phải bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.

5

Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Hợp tác xã 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6

Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.

2. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân

Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, Ban trù bị cần thực hiện các thủ tục sau:

Thứ nhất, Đề nghị chấp thuận nguyên tắc thành lập

Ban trù bị phải lập hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc thành lập và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân do Trưởng Ban trù bị ký (theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư 04/2015/TT-NHNN).

(2) Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua.

(3) Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua.

(4) Danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.

(5) Tài liệu chứng minh năng lực của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân gồm:

- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu tại Phụ lục số 04 Thông tư 04/2015/TT-NHNN);

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Lý lịch tư pháp do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;

- Các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện số 3 nêu trên.

(6) Danh sách các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

(7) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình) còn hiệu lực. Đối với thành viên là cán bộ, công chức, viên chức phải có thêm giấy xác nhận nơi công tác, bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng tuyển dụng của cơ quan, đơn vị tuyển dụng.

(8) Bản sao sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình).

(9) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân).

(10) Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn.

(11) Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn.

(12) Báo cáo tài chính năm liền kề năm đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm ký đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với thành viên là pháp nhân).

(13) Báo cáo khả năng tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân (theo quy định tại Phụ lục số 06 Thông tư 04/2015/TT-NHNN).

(14) Đơn đề nghị tham gia thành viên (Đối với cá nhân) (theo mẫu tại Phụ lục số 02A Thông tư 04/2015/TT-NHNN);

Đơn đề nghị tham gia thành viên (Đối với hộ gia đình) (theo mẫu tại Phụ lục số 02B Thông tư 04/2015/TT-NHNN);

Đơn đề nghị tham gia thành viên (Đối với pháp nhân) (theo mẫu tại Phụ lục số 03 Thông tư 04/2015/TT-NHNN).

(15) Biên bản Hội nghị thành lập.

Nơi nộp hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân; 

Đồng thời, có văn bản gửi ngân hàng hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác định đơn vị được lấy ý kiến không có ý kiến phản đối;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.

Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.

Thứ hai, Tổ chức Đại hội thành lập:

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ban trù bị phải tổ chức Đại hội thành lập để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thông qua Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân;

- Bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) nhiệm kỳ đầu tiên theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận;

- Thông qua các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân;

- Quyết định các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

Lưu ý: Đại hội thành lập là đại hội của tất cả các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức sau khi được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận nguyên tắc việc thành lập.

Thứ ba, Đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản bổ sung thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

(2) Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

(3) Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.

(4) Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.

(5) Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.

Nơi nộp hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

-Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý: Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký, trừ trường hợp có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề "Ban trù bị thành lập và tên của quỹ tín dụng nhân dân”.

Thứ tư, Niêm yết, thông báo, công bố thông tin hoạt động

Sau khi được cấp phép, Quỹ tín dụng nhân dân phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

Trước khi khai trương hoạt động 10 ngày làm việc, quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép phải niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, thông báo trên đài truyền thanh hoặc đài phát thanh xã nơi đặt trụ sở chính trong 03 (ba) ngày liên tiếp và đăng trên một tờ báo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 03 (ba) số liên tiếp về:

- Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính;

- Số, ngày cấp Giấy phép; số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; nội dung, phạm vi hoạt động, thời hạn và địa bàn hoạt động;

- Vốn điều lệ;

- Người đại diện theo pháp luật;

- Danh sách và tỷ lệ góp vốn tương ứng của từng thành viên tham gia thành lập quỹ tín dụng nhân dân;

- Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

Thứ năm, Khai trương hoạt động

Ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động, quỹ tín dụng nhân dân phải thông báo bằng văn bản về các điều kiện khai trương hoạt động, gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. 

Quỹ tín dụng nhân dân phải khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép và chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.

Quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép chỉ được khai trương hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

-  Có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; có đủ vốn điều lệ được gửi vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, vốn điều lệ được chấm dứt phong tỏa khi quỹ tín dụng nhân dân đã khai trương hoạt động;

- Có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động;

- Đã công bố thông tin;

- Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động;

- Có các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân.

Tóm tắt quá trình thực hiện thủ tục thành lập và hoạt động như sau:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

5,101
Công việc tương tự: