>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Cách thức thực hiện việc yêu cầu cấp lại văn bằng bảo hộ hoặc phó bản văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

cấp lại văn bằng bảo hộ

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

1. Các trường hợp cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu

Việc cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu) và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc cấp lại phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện trong các trường hợp sau:

Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thuộc sở hữu chung, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Các đồng chủ sở hữu khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, với điều kiện phải nộp phí cấp phó bản.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất hoặc bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong, chủ sở hữu nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, với điều kiện phải nộp phí tương ứng.

2. Thủ tục cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể yêu cầu cấp phó bản, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc cấp lại phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, yêu cầu này phải được lập thành văn bản (trừ trường hợp đã được thể hiện trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu). Cụ thể thủ tục này được thực hiện như sau:

2.1. Thành phần hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu gồm 01 bộ tài liệu sau đây:

- Tờ khai yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản văn bằng bảo hộ (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP);

- 02 mẫu nhãn hiệu trùng với mẫu nhãn hiệu trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gốc;

- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2.2. Cơ quan thực hiện thủ tục

Cục Sở hữu trí tuệ.

2.3. Cách thức nộp hồ sơ

- Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2.4. Nộp phí, lệ phí

Hiện tại, chưa có quy định cụ thể nào về mức phí đối với thủ tục này.

2.5. Thời hạn giải quyết: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

-  Trường hợp yêu cầu đáp ứng các quy định tại Mục 1 và Mục 2 nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và ghi nhận vào mục đăng bạ của Giấy chứng nhận tương ứng trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

- Trường hợp yêu cầu không đáp ứng quy định về thành phần hồ sơ nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để công ty TNHH hai thành viên trở lên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu kết thúc thời hạn nêu trên, công ty TNHH hai thành viên trở lên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, quyết định từ chối cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, có nêu rõ lý do.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,780