Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.

Vị trí pháp lý của Trung tâm:

- Trung tâm là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;

- Trung tâm do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Trung tâm được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.

- Trung tâm công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

- Trung tâm tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Office of Public School Construction

Ảnh minh họa -Nguồn từ internet

1. Điều kiện thành lập Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

Việc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thủ tục cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục

Thành phần hồ sơ:

(1) Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

(2) Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, Nội dung Đề án bao gồm:

- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;

- Mục tiêu, phạm vi hoạt động và danh mục dịch vụ sự nghiệp công đơn vị dự kiến cung cấp;

- Loại hình và tên gọi của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;

- Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động và mức độ tự chủ tài chính;

- Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập;

- Dự kiến về nhân sự (trong đó xác định rõ số lượng cấp phó của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết của bộ quản lý ngành, lĩnh vực); vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết;

- Phương án tổ chức thực hiện và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có);

- Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Nội vụ.

Phương thức nộp hồ sơ:

- Nộp trực tiếp;

- Nộp qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định. Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép thành lập trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

3. Điều kiện hoạt động giáo dục của Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

Sau khi được cho phép thành lập, trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục cần đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:

- Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm.

- Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú.

- Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề.

- Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.

(2) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

(3) Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật.

4. Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trong đó nêu rõ điều kiện đáp ứng hoạt động tương ứng với các nhiệm vụ.

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định cho phép thành lập trung tâm.

Nơi nộp hồ sơ: Trung tâm gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,821
Công việc tương tự: