>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động

Hình từ Internet

Doanh nghiệp tư nhân có những trách nhiệm chính yếu sau đây khi người lao động của mình bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động; đồng thời, phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

2. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động - xem chi tiết tại công việc Lập hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Thanh toán các chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp; cụ thể như sau:

- Đối với người lao động có tham gia bảo hiểm y tế thì thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;

- Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì thanh toán toàn bộ chi phí y tế;

- Đối với những trường hợp được doanh nghiệp tư nhân giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà có kết luận mức suy giảm là dưới 5% thì thanh toán phần phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Đồng thời, trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

4. Quan trọng nhất, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người; thì, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động động với mức như sau:

Mức suy giảm khả năng lao động (MSG)

Người lao động

bị bệnh nghề nghiệp

Người lao động bị tai nạn lao động

Không hoàn toàn do lỗi

của người lao động

Hoàn toàn do lỗi của

người lao động

Từ 5%

đến 10%

Bồi thường ít nhất bằng

1,5 tháng tiền lương

Bồi thường ít nhất bằng

1,5 tháng tiền lương

Trợ cấp ít nhất bằng

40% x 1,5 = 0,6 tháng tiền lương

Từ 11%

đến 80%

Bồi thường ít nhất bằng

Tbt = [1,5 + 0,4 x (MSG - 10)] x tháng tiền lương

 

Ví dụ:

11% thì là 1,5 + 0,4 = 1,9 tháng tiền lương

15% thì là 1,5 + 0,4 x 5 = 3,5 tháng tiền lương

Bồi thường ít nhất bằng

Tbt = [1,5 + 0,4 x (MSG - 10)] x tháng tiền lương

 

 

 

 

Trợ cấp ít nhất bằng

Tct = 40% x [1,5 + 0,4 x (MSG - 10)] x tháng tiền lương

Từ 81%

trở lên

Bồi thường ít nhất bằng

30 tháng tiền lương

Bồi thường ít nhất bằng

30 tháng tiền lương

Trợ cấp ít nhất bằng

40% x 30 tháng tiền lương

Người lao động bị chết

Bồi thường cho thân nhân của người lao động

ít nhất bằng 30 tháng tiền lương

 


 

Lưu ý: Doanh nghiệp tư nhân có thể tra mức bồi thường hoặc mức trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân cũng có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc các trường hợp đặc thù sau đây:

- Người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của doanh nghiệp tư nhân ở ngoài phạm vi doanh nghiệp, và do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn;

Thì, doanh nghiệp tư nhân vẫn phải bồi thường cho người lao động như trường hợp “Không hoàn toàn do lỗi của người lao động” trong bảng trên.

- Người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, và do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn;

Thì, doanh nghiệg như trường hợp trợ cấp cho người lao động “Hoàn toàn do lỗi của người lao động” trong bảng trên.

- Nếu doanh nghiệp tư nhân đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, nhưng số tiền bảo hiểm được trả lại thấp hơn các mức tối thiểu tương ứng với 02 trường hợp “Không hoàn toàn do lỗi của người lao động” Hoàn toàn do lỗi của người lao động” trong bảng trên;

Thì, doanh nghiệp phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp tương ứng.

- Nếu doanh nghiệp tư nhân không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Thì, ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo các mức tương ứng trong bảng trên, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Việc chi trả này có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

5. Cuối cùng, doanh nghiệp tư nhân phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp tiếp tục làm việc sau khi điều trị, phục hồi chức năng.

6. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Lưu ý:

Doanh nghiệp tư nhân không phải thực hiện các trách nhiệm nêu bên trên (bao gồm cả bồi thường và trợ cấp) cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,676