Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Tổ chức hội nghị người lao động định kỳ

Hình từ Internet

1. Hội nghị người lao động do doanh nghiệp tư nhân phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu. Trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động định kỳ.

2. Nội dung hội nghị người lao động

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

- Điều kiện làm việc.

- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động.

- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động.

- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

- Nội dung khác do người lao động và doanh nghiệp tư nhân cùng thỏa thuận.

3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

>> Xem thêm Xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở

Lưu ý: Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương I Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,086
Câu hỏi thường gặp: