>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng trong Hộ kinh doanh

Website thương mại điện tử là gì? Website TMĐT bán hàng là gì?

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

Website thương mại điện tử bán hàng là trang thông tin điện tử do hộ kinh doanh thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Hộ kinh doanh được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng sau khi thông báo với Bộ Công Thương trực tuyến tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử nếu website có chức năng đặt hàng trực tiếp theo quy trình sau:

Bước 1: Hộ kinh doanh truy cập Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, chọn "Đăng ký" và cung cấp thông tin theo yêu cầu (những trường có dấu * là trường bắt buộc), rồi chọn "Gửi đăng ký".

Bước 2: Trong 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương sẽ cung cấp cho hộ kinh doanh một tài khoản hoặc yêu cầu hộ kinh doanh bổ sung thông tin (hộ kinh doanh bổ sung thông tin theo yêu cầu) hoặc từ chối yêu cầu đăng ký tài khoản của hộ kinh doanh (hộ kinh doanh phải tiến hành đăng ký lại).

Bước 3: Tiến hành việc thông báo thiết lập website

Thực hiện lần lượt theo trình tự sau:

- Đăng nhập vào tài khoản Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử;

- Chọn "Thông báo website thương mại điện tử bán hàng";

- Chọn "Thêm mới thông báo website";

- Khai báo thông tin theo mẫu;

- Chọn "File đính kèm" để chuyển tab;

- Đính kèm file theo hướng dẫn;

- Hoàn tất bằng cách chọn "Gửi hồ sơ" ở đầu trang.

Bước 4: Trong vòng 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương sẽ phản hồi về 1 trong 2 nội dung sau:

- Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ: Bộ Công Thương sẽ gửi cho hộ kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo.

- Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: trường hợp khai báo không hợp lệ, công ty cổ phần phải quay về thực hiện lại Bước 4; trường hợp khai báo chưa đầy đủ thì công ty cổ phần bổ sung thông tin theo yêu cầu. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin, nếu doanh nghiệp không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại từ Bước 4.

Website thương mại điện tử bán hàng đã được thông báo sẽ được đưa vào danh sách website thương mại điện tử đã thông báo để công bố công khai trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử; các thông tin được công khai bao gồm:

- Tên và loại hình website theo thông báo.

- Tên hộ kinh doanh và thông tin liên hệ của hộ kinh doanh.

- Số Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý, trong quá trình hoạt động website, hộ kinh doanh có các trách nhiệm dưới đây:

Thứ nhất, hộ kinh doanh phải công bố các thông tin dưới đây trên website bán hàng của mình:

(i) Thông tin về hộ kinh doanh sở hữu website:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại (hoặc phương thức liên hệ trực tuyến khác để tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ);

- Số, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

(ii) Thông tin về hàng hóa, dịch vụ: được cung cấp phải đảm bảo giúp khách hàng xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như:

- Năm, tháng, ngày sản xuất;

- Hạn sử dụng;

- Số lô sản xuất;

- Số khung, số máy.

Hộ kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó

(iii) Giá của hàng hóa dịch vụ (nếu có): phải thể hiện rõ đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác; nếu giá niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ thì được hiểu là đã bao gồm các chi phí liên quan nói trên (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

(iv) Thông tin về điều kiện giao dịch chung: ngôn ngữ thể hiện điều kiện giao dịch chung phải bao gồm tiếng Việt, màu chữ tương phản với màu nền của phần website đăng các điều kiện giao dịch chung đó, bao gồm các thông tin sau:

- Các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý, nếu có.

- Chính sách kiểm hàng; chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này.

- Chính sách bảo hành sản phẩm (nếu có).

- Các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả những điều kiện và hạn chế nếu có.

- Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng trong mỗi giao dịch.

Trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, công ty phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

(v) Thông tin về vận chuyển và giao nhận:

- Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ.

- Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng.

- Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.

- Phân định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận.

Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, công ty phải có thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn.

(vi) Thông tin về các phương thức thanh toán:

Toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác và đối với website có chức năng đặt hàng trực tuyến phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.

Thứ hai, hộ kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng; đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến (nếu website có tính năng cho phép đặt hàng, thanh toán trực tuyến).

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,937