Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

1. Điều kiện tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

(1) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;

(2) Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

(Hình từ Internet)

2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02c Thông tư 25/2019/TT-NHNN).

(2) Bản sao Giấy phép hoạt động hoặc văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

(3) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

(4) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam; trường hợp quy định của nước nguyên xứ không yêu cầu phải có văn bản cho phép thì phải có bằng chứng chứng minh việc này.

(5) Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và định hướng phát triển của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

(6) Báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

(7)  Sơ yếu lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến (theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư 40/2011/TT-NHNN) có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư 40/2011/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN); Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Trưởng Văn phòng đại diện dự kiến tại Việt Nam.

(8) Văn bản chứng minh quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của văn phòng đại diện.

Nơi nộp hồ sơ: Gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện dự kiến đặt trụ sở.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Lưu ý:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký, trừ trường hợp Thông tư 40/2011/TT-NHNN có quy định khác.

- Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

- Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ.

3. Thủ tục để tiến hành hoạt động

Sau khi được cấp Giấy phép thành lập, Văn phòng đại diện phải thực hiện các nghĩa vụ sau để được tiến hành hoạt động:

- Đăng ký hoạt động.

- Công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau: 

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

+ Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;

+ Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

+ Người đại diện theo pháp luật của Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

+ Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

- Khai trương hoạt động

Văn phòng đại diện phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.

1,205
Công việc tương tự:
Câu hỏi thường gặp:
Câu hỏi thường gặp: